- Biển số
- OF-152706
- Ngày cấp bằng
- 14/8/12
- Số km
- 24
- Động cơ
- 355,340 Mã lực
Kinh nghiệm nhỏ khi thay lốp
Đã 3 năm kể từ khi "vợ hai" Gentra SX cùng tôi chinh chiến. Đồng hồ nhích lên con số 5 vạn km, quá nửa số đi trong điều kiện khắc nghiệt. "Dép" nàng đã mòn, chiếc nào cũng phải vá 2-5 lần vì dính đủ thứ "kim loại tặc".
Lúc nào nên thay “dép” cho nàng là điều khiến tôi trăn trở trong thời gian gần đây. Lướt qua khá nhiều diễn đàn ôtô xe máy, chúng ta dễ dàng tìm được câu trả lời khá giống nhau. Nhưng thực tế lại không như vậy. Đặt câu hỏi với một một vài "chuyên gia", nhận được câu trả lời đậm chất nghề nghiệp.
“50,000km hoặc 3 năm sử dụng là phải làm thủ tục để thay” là câu trả lời của một anh trưởng phòng điều hành hơn 20 đầu xe các loại cho một ngân hàng.
Một bác tài chuyên nghiệp chạy đủ các loại xe từ 4 - 30 chỗ lại khuyên: “70,000 km vẫn còn chạy tốt chán”.
Một cậu chủ cửa hàng rửa xe cố vấn: 40.000 km hoặc 3 năm sử dụng với xe cá nhân là nên thay đi anh ạ.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất cao su Mỹ, không thể đánh giá được khi nào cần thay lốp. Vì chất lượng lốp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ, điều kiện bảo quản, điều kiện sử dụng.
Hôm rồi, tôi quyết định thay cho em nó 2 đôi "dép" hiệu Michelin. Phần vì lốp cũ nhìn cũng mòn, hơn nữa sắp tới mình và nàng cũng có chuyến đi xa với vợ cả từ Hồ Chí Minh đi Huế và ngược lại.
Quả thật tìm hiểu nhiều và được tư vấn khá kỹ nên tôi làm rốt ráo mọi thứ theo đúng trình tự: Thay lốp mới, thay luôn van mới, cân vành bánh xe cả 5 chiếc bao gồm sơ-cua, chọn chiếc lốp cũ tốt nhất để làm lốp sơ-cua, bán số còn lại cho nhà cung cấp, và đặc biệt hỏi han rất cặn kẽ cách sử dụng và bảo quản lốp sao cho hiệu quả.
Thay xong lốp mới, tôi đem khoe với các ông bạn cùng sở thích và được nhận thêm nhiều kinh nghiệm quý. Cái anh chàng Michelin này chạy thì êm xe, hơi đắt nhưng chất lượng thì không chê vào đâu được. Chỉ lưu ý khi đi trên đường có đá dăm, cẩn thận khi qua các khu có xưởng cơ khí vì dễ dính đá dăm và các mảnh loại kim loại. Thỉnh thoảng kiểm tra lốp và gỡ các viên đá dăm nhỏ dính vào kẻ hở để bảo quản lốp được tốt hơn. Lốp mới thay xong chạy thấy nàng trở nên êm ái và đằm thắm hẳn... Ngạc nhiên chưa!
Qua việc thay lốp xe trên, từ nhiều nguồn khác nhau tôi rút ra một số kinh nghiệm nho nhỏ về việc thay "dép" cho "vợ hai" xin chia sẻ để mọi người tham khảo:
Lốp dùng tới năm thứ 6 kể từ ngày sản xuất hoặc 50.000 km tùy điều kiện nào đến trước. Lốp bị rạn nứt hay phù nề không đều. Gai trên lốp xe có độ sâu thấp nhất cho phép là từ 1,6 mm đối với xe con, và 3 mm đối với xe tải và xe khách. Lốp xuống hơi từ từ. Lốp bị cứa rách, những vết rách nhỏ cũng dễ dàng dẫn tới tình trạng nổ lốp. Lốp bị vá từ 4-5 miếng trở lên. Nên thay nguyên cặp, thay van mới và nhớ cân vành bánh xe (la-zăng) luôn thể.
Bạn đừng nên coi thường những dấu hiệu nhỏ nhất của lốp xe, vì tiềm ẩn sau nó là những mối nguy hiểm vô cùng. Hãy luôn để ý, quan sát lốp để giữ an toàn và yên tâm trên trên mọi nẻo đường.
Đã 3 năm kể từ khi "vợ hai" Gentra SX cùng tôi chinh chiến. Đồng hồ nhích lên con số 5 vạn km, quá nửa số đi trong điều kiện khắc nghiệt. "Dép" nàng đã mòn, chiếc nào cũng phải vá 2-5 lần vì dính đủ thứ "kim loại tặc".
Lúc nào nên thay “dép” cho nàng là điều khiến tôi trăn trở trong thời gian gần đây. Lướt qua khá nhiều diễn đàn ôtô xe máy, chúng ta dễ dàng tìm được câu trả lời khá giống nhau. Nhưng thực tế lại không như vậy. Đặt câu hỏi với một một vài "chuyên gia", nhận được câu trả lời đậm chất nghề nghiệp.
“50,000km hoặc 3 năm sử dụng là phải làm thủ tục để thay” là câu trả lời của một anh trưởng phòng điều hành hơn 20 đầu xe các loại cho một ngân hàng.
Một bác tài chuyên nghiệp chạy đủ các loại xe từ 4 - 30 chỗ lại khuyên: “70,000 km vẫn còn chạy tốt chán”.
Một cậu chủ cửa hàng rửa xe cố vấn: 40.000 km hoặc 3 năm sử dụng với xe cá nhân là nên thay đi anh ạ.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất cao su Mỹ, không thể đánh giá được khi nào cần thay lốp. Vì chất lượng lốp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ, điều kiện bảo quản, điều kiện sử dụng.
Hôm rồi, tôi quyết định thay cho em nó 2 đôi "dép" hiệu Michelin. Phần vì lốp cũ nhìn cũng mòn, hơn nữa sắp tới mình và nàng cũng có chuyến đi xa với vợ cả từ Hồ Chí Minh đi Huế và ngược lại.
Quả thật tìm hiểu nhiều và được tư vấn khá kỹ nên tôi làm rốt ráo mọi thứ theo đúng trình tự: Thay lốp mới, thay luôn van mới, cân vành bánh xe cả 5 chiếc bao gồm sơ-cua, chọn chiếc lốp cũ tốt nhất để làm lốp sơ-cua, bán số còn lại cho nhà cung cấp, và đặc biệt hỏi han rất cặn kẽ cách sử dụng và bảo quản lốp sao cho hiệu quả.
Thay xong lốp mới, tôi đem khoe với các ông bạn cùng sở thích và được nhận thêm nhiều kinh nghiệm quý. Cái anh chàng Michelin này chạy thì êm xe, hơi đắt nhưng chất lượng thì không chê vào đâu được. Chỉ lưu ý khi đi trên đường có đá dăm, cẩn thận khi qua các khu có xưởng cơ khí vì dễ dính đá dăm và các mảnh loại kim loại. Thỉnh thoảng kiểm tra lốp và gỡ các viên đá dăm nhỏ dính vào kẻ hở để bảo quản lốp được tốt hơn. Lốp mới thay xong chạy thấy nàng trở nên êm ái và đằm thắm hẳn... Ngạc nhiên chưa!
Qua việc thay lốp xe trên, từ nhiều nguồn khác nhau tôi rút ra một số kinh nghiệm nho nhỏ về việc thay "dép" cho "vợ hai" xin chia sẻ để mọi người tham khảo:
Lốp dùng tới năm thứ 6 kể từ ngày sản xuất hoặc 50.000 km tùy điều kiện nào đến trước. Lốp bị rạn nứt hay phù nề không đều. Gai trên lốp xe có độ sâu thấp nhất cho phép là từ 1,6 mm đối với xe con, và 3 mm đối với xe tải và xe khách. Lốp xuống hơi từ từ. Lốp bị cứa rách, những vết rách nhỏ cũng dễ dàng dẫn tới tình trạng nổ lốp. Lốp bị vá từ 4-5 miếng trở lên. Nên thay nguyên cặp, thay van mới và nhớ cân vành bánh xe (la-zăng) luôn thể.
Bạn đừng nên coi thường những dấu hiệu nhỏ nhất của lốp xe, vì tiềm ẩn sau nó là những mối nguy hiểm vô cùng. Hãy luôn để ý, quan sát lốp để giữ an toàn và yên tâm trên trên mọi nẻo đường.