Kinh nghiệm lái xe đường dài cho những tay lái non

TVA tractor

Xe tăng
Biển số
OF-493913
Ngày cấp bằng
2/3/17
Số km
1,108
Động cơ
197,875 Mã lực
Nơi ở
Nhà quê.
Bài viết của cụ chủ rất hay ạ.
 

H13

Xe tải
Biển số
OF-392531
Ngày cấp bằng
17/11/15
Số km
255
Động cơ
238,640 Mã lực
Tuổi
60
Thêm một KN nữa đó là khi chạy khoảng 2h nên dừng nghỉ ngơi chút. Lý do lái mới lại chạy dài nên hay bị căng thẳng quá mức nếu không dừng nghỉ hợp lý rất dễ bị rơi vào tình trạng "đờ" có nghĩa là mất phản xạ, rơi vào trạng thái như buồn ngủ. Tuy rất ngắn song cũng rất nguy hiểm. Việc này chắc cũng có nhiều cụ đã trải qua.
 

Bze

Xe đạp
Biển số
OF-366637
Ngày cấp bằng
14/5/15
Số km
46
Động cơ
255,350 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Lang thang
Hay. Em cũng không phải lái già, cũng thuộc hạng bình thường, nhưng đi đường dài, tôi thấy cánh xe khách là bố láo nhất, lúc nào cũng nhăm nhe vượt bằng mọi giá, lấn hết làn, vượt ép...đi trên đèo thì tiết kiệm dùng phanh tối đa, hỏi làm sao cứ tai nạn xe khách nhiều...nhiều bác thì đi sau cả km không thấy tăng tốc hay giảm tốc hay nhường đường-đoán là lái non đây, nhưng như vậy cũng không sao cả, thông cảm dần dần họ sẽ điều chỉnh. Đi đường dài có lẽ ức chế nhất là ổ gà và mấy chú XXX, đang đi nhất là buổi tối, không cẩn thận thì thăng luôn vì ổ gà to như cái xe nằm bất kể vị trí nào trên đường (QL1A), trạm phí thì chắc hơn 20 trạm mà đường vẫn xấu. Cùng một đoạn đường mà tốc độ thay đổi hơn đánh võng, chỗ 50, chỗ 60 rồi biển báo không rõ ràng, vắng như chùa Bà Đanh mà lại vẫn thuộc khu dân cư (<50 với không phân cách cứng)...chấp hành biển báo theo em là điều quan trọng, vì vô tình vượt quá là y như rằng của đi thay bực mình, lỗi bé xé ra to.
 

cauberong

Xe hơi
Biển số
OF-383810
Ngày cấp bằng
22/9/15
Số km
187
Động cơ
243,539 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chi tiết quá ạ :>
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đi đường trường thì tài già cũng mệt chứ đừng nói tài non !
Có mấy điểm các cụ lưu ý sự khác biệt của đi đường trường so với đi trong phố hoặc các đoạn ngắn. Đường trường em cứ cho là các cung từ 150 km trở lên :).
* Sẽ có nhiều cung đường cho chạy tốc độ cao: 80, 90 hay 100 hoặc thậm chí 120km/h. Tốc độ cao thì xử lý phải khác hơn, phải cẩn thận hơn vì nếu có sai sót gì thì trả giá cũng cao.
* Đi đường trường có nghĩa là lái dài giờ: tránh cơn buồn ngủ. Biết tìm chỗ đỗ xe an toàn để chợp mắt cho qua cơn.
* Đi đường trường thì xe cộ cũng có thể hay gặp vấn đề hơn. Cần biết xử lý một số pan thông thường vì trong phố thì có thể tìm gặp trạm sửa hoặc trợ giúp nhanh, chứ giữa đường HCM mà ko biết xử lý là toi đặc. Ví dụ đơn giản nhất là phải biết thay lốp.
* Nguy hiểm nhất là vượt xe ở các con đường ko có dải phân cách giữa.
* Đi qua nhiều tỉnh thành, địa phương khác nơi mình vốn quen, phải có kỹ năng đọc biển báo cho rõ ràng và tia biển nhanh.
* Gặp các tình huống cần đàm phán với xxx, với người dân.. nhà thì nên tỉnh táo và chọn giải pháp an toàn nhất có thể.
 

coldbutwarmly

Xe hơi
Biển số
OF-415795
Ngày cấp bằng
10/4/16
Số km
181
Động cơ
79,430 Mã lực
Em ngại chạy ban đêm, tốt nhất là chọn thời gian ban ngày đi cho sáng sủa, giảm thiểu va chạm
 

Tuấn Vios

Xe hơi
Biển số
OF-474773
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
124
Động cơ
199,140 Mã lực
Tuổi
35
Rất bổ ích. Thanks cụ nhiều
 

tran.hung

Xe tải
Biển số
OF-54153
Ngày cấp bằng
3/1/10
Số km
438
Động cơ
454,300 Mã lực
các bác cho em hỏi, ảnh đầu tiên người ta dùng đồng xu để kiểm tra điều gì vậy ạ ...
 

DAMEFA

Xe buýt
Biển số
OF-7647
Ngày cấp bằng
1/8/07
Số km
600
Động cơ
544,357 Mã lực
Em thấy rất bổ ích. Ngoài ra theo em lái mới đi đường dài trước khi đi cần nghiên cứu kỹ cung đường mình sẽ đi thì khi lái nó sẽ thêm phần tự tin hơn.
 

KhoiNguyen2711

Xe tải
Biển số
OF-465581
Ngày cấp bằng
26/10/16
Số km
330
Động cơ
204,427 Mã lực
Kinh nghiệm lái xe đường dài cho những tay lái non

Khi lái xe đường dài ta nên chuẩn bị thật kĩ những kinh nghiệm bỏ túi, cũng như những điều cần biết để biết cách xử lý khi di chuyển trên đường.

1. Kiểm tra lốp xe đối với tốc độ và thời tiết:





Trước mỗi chuyến đi ta nên kiểm tra lốp cẩn thận, nếu lốp đã quá 60 ngàn cây, mà ta chạy vào trời nắng giữa trưa xấp xỉ 90-100kmh khoảng 2-3 tiếng thì sẽ có khả năng nguy hiểm đến việc nổ lốp là không thể tránh.

2. Lái xe theo kiểu phòng thủ (defensive driving):





Để khi những việc xung quanh mình bất ngờ xảy ra, thì mình đã chuẩn bị sẵn sàng để tránh né và ngăn ngừa được tai nạn xảy ra như: Người chạy xe máy có thể bất chợt quay đầu, có xe khác đang cố vượt có thể bất thần lấn trái để né một ai đó, người đi bộ bất ngờ nhảy ra từ phía con lươn thiếu quan sát, một chiếc xe lao ra từ những đường nhỏ...

Những trường hợp trên, nếu ta chủ động phòng tránh thì dù lỗi là ở người khác, thì tai nạn vẫn không xảy ra. Chủ động phòng tránh tức là chạy chậm lại khi thấy có khả năng nguy hiểm và không nên len vào những điểm mù thiếu quan sát khiến cho mình không thể né tránh khi việc bất ngờ xảy ra.

3. Tăng tốc và giảm tốc đúng nơi:

Nếu muốn tăng tốc các bạn nên để ý trước mặt là nơi ít dân cư vắng người hay đông dân cư. Và bên trái các bạn có hoặc không có con lươn nhưng có thể nhìn rõ là không có ai bị con lươn xe khuất, còn bên phải là lề đường tầm nhìn thoáng không bị cây cối nhà cửa che khuất. Thì lúc đó là lúc để tăng tốc.

Còn khi đi chậm lại là lúc bạn vào khu vực đông dân cư, và không cần phải có bảng báo hiệu khu đông dân cư, các bạn nên cẩn thận đi chậm lại cho an toàn, vì nhiều lúc xe máy qua đường ẩu, người dân hay con chó chạy băng đường và nhất là trẻ em đang đùa giỡn ngoài đường...

Và nên khi chạy trên đường bạn nên chú ý những nơi có biển báo có đường cắt ngang, vì trên nhiều đoạn đường ở tỉnh lộ người dân thường rất chủ quan sẽ băng ngang đường lớn rất hiên ngang.

4. Vượt hoặc để người khác vượt:

Khi bạn muốn vượt một chiếc xe khác, bạn nên liếc nhanh kính chiếu hậu để xem có xe nào phía sau mình cũng đang cố vượt mình hay không. Và điều cần lưu ý là: bật xi nhan, nếu là ban ngày thì nên bấm còi để báo hiệu cho xe trước biết bạn sắp vượt, còn nếu là ban đêm thì bạn nên nháy đèn 2 lần để ra tín hiệu cho xe trước và đếm 1-2-3 rồi mới vượt. Không nên vừa bật xi nhan rồi vượt ngay sẽ rất nguy hiểm nếu xe sau cũng có ý định vượt qua bạn.

Khi vượt bạn nên chú ý giữ khoảng cách với xe bạn đang vượt vì có thể xe bạn đang vượt qua lách tránh xe máy hay các ổ gà.

Và khi di chuyển trên đường nếu có xe khác muốn vượt, thì bạn nên thể hiện lịch sự tạo điều kiện cho họ vượt. Hãy thể hiện văn hoá giao thông và chứng minh người Việt mình có thể lịch sự, chỉ cần bật xi nhan phải và nên giảm ga lách nhẹ qua phải để nhường cho xe khác vượt.

5. Né các xe chạy ngược chiều lấn trái đối đầu với bạn:





Khi gặp tình huống sắp đối đầu, các bạn cần xi-nhan phải, liếc nhanh vào kiếng hậu và quay sang phải xem bên hông phải xe bạn có vật cản không, nếu không nên lập tức tấp lề phải và dừng lại nếu cần để tránh. Còn nếu bên phải có người hay vật cản bạn nên thắng lại để xe đó vượt qua rồi tấp lề phải.

6. Những nơi quay đầu hay con lươn bị ngắt:





Khi tới những khúc đứt này có rất nhiều khả năng nguy hiểm có thể xảy ra khi có người băng qua, xe đối diện quay đầu hoặc xe máy cùng chiều băng trái qua bên kia đường. Vì vậy ta nên cẩn thận đi chậm qua khỏi đoạn đó để tránh những chuyện không may bất ngờ.

7. Những con lươn rậm rạp cây cỏ hay ban đêm ngay đó không có đèn:





Thì các bạn nên chạy lane giữa và cũng để tránh những người thiếu ý thức chạy ngược chiều sát con lươn đối đầu với mình hay đi với kiểu liều mạng như vậy vào ban đêm mà không bật đèn.

8. Khi đi ban đêm:

Các bạn nên giảm tốc độ tối đa vì tầm nhìn vào ban đêm sẽ kém hơn so với ban ngày, và nhiều chiếc xe máy ở đường quê hay bị hư đèn hậu hay đèn trước bất ngờ xuất hiện gây nguy hiểm cho ta. Vì thế ta cần giảm tốc khi đi ban đêm. Đặc biệt là khi chạng vạng tối càng cần cẩn thận hơn nữa vì lúc đó mắt ta nhìn không rõ mà đường tan tầm lại đông người.

Và khi gặp những những chiếc xe pha thẳng đèn vô bạn cho dù là đường có con lươn giữa đường hay không, thì ta cũng nên đạp thắng chạy chậm lại, nhắc nhở họ nhá đèn 1 cái nhanh còn nếu như nhá nhiều nhá lâu thì có thể họ sẽ nghĩ bạn cố tình pha lại họ.

9. Chạy đường trời mưa hay đường ướt trơn trượt:








Khi đi đường mưa thì ta phải giảm tốc, ít nhất 10kmh ít hơn so với tốc độ tối đa. Vì khi gặp sự cố bất ngờ, cần đánh lái tránh hay thắng gấp, xe chạy quá nhanh sẽ trượt nước.

10. Vào cua trên đèo:





Khi di chuyển trên đường đèo hẹp và cua gắt, nên giữ an toàn thay vì ẩu, nên vô cua đúng phần đường của mình và không lấn trái lane. Nếu tốc độ cao khiến cua gắt thì rà thắng để chậm lại. Đường càng hẹp, cua càng gắt càng cần giữ đúng phần đường. Không được cán lên vạch giữa.

11. Né chướng ngại vật:

Di chuyển trên đường nếu như ta băng qua những cái hố có thể làm hư phuộc nhún xe hay làm bể bánh. Phân bò có thể làm xe mất thẩm mỹ khi tới nơi. Những gờ dốc cầu có thể làm mọi người trong xe đụng đầu với trần xe. Vậy ta nên rà nhẹ thắng và băng qua nhẹ nhàng vì nếu né xe chạy ngay phía sau ta sẽ bị bất ngờ do ta tạo ra.
Cám ơn bác nhiều !!! Bài viết rất bổ ích
 

Cristian

Xe tải
Biển số
OF-188952
Ngày cấp bằng
9/4/13
Số km
259
Động cơ
333,112 Mã lực
Em thấy quan trọng là tỉnh táo, bình tĩnh, giữ tốc độ an toàn và đừng ham tranh đua, vượt ẩu.
 

teacher.TrungAT

Xe tải
Biển số
OF-477965
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
312
Động cơ
199,360 Mã lực
Hay,và quá đầy đủ,em xin thêm một ý nhỏ là "Đường ngắn có tài ,đường dài mới hay" của thầy em dạy trước đây.Thế mà đã chục năm thầy về với ....
 

thaihoc

Xe tải
Biển số
OF-136594
Ngày cấp bằng
31/3/12
Số km
205
Động cơ
1,370,621 Mã lực
thanks cụ chủ thớt
 

hoanglambinh

Xe hơi
Biển số
OF-20772
Ngày cấp bằng
4/9/08
Số km
181
Động cơ
500,157 Mã lực
Đi đường trường thì tài già cũng mệt chứ đừng nói tài non !
Có mấy điểm các cụ lưu ý sự khác biệt của đi đường trường so với đi trong phố hoặc các đoạn ngắn. Đường trường em cứ cho là các cung từ 150 km trở lên :).
* Sẽ có nhiều cung đường cho chạy tốc độ cao: 80, 90 hay 100 hoặc thậm chí 120km/h. Tốc độ cao thì xử lý phải khác hơn, phải cẩn thận hơn vì nếu có sai sót gì thì trả giá cũng cao.
* Đi đường trường có nghĩa là lái dài giờ: tránh cơn buồn ngủ. Biết tìm chỗ đỗ xe an toàn để chợp mắt cho qua cơn.
* Đi đường trường thì xe cộ cũng có thể hay gặp vấn đề hơn. Cần biết xử lý một số pan thông thường vì trong phố thì có thể tìm gặp trạm sửa hoặc trợ giúp nhanh, chứ giữa đường HCM mà ko biết xử lý là toi đặc. Ví dụ đơn giản nhất là phải biết thay lốp.
* Nguy hiểm nhất là vượt xe ở các con đường ko có dải phân cách giữa.
* Đi qua nhiều tỉnh thành, địa phương khác nơi mình vốn quen, phải có kỹ năng đọc biển báo cho rõ ràng và tia biển nhanh.
* Gặp các tình huống cần đàm phán với xxx, với người dân.. nhà thì nên tỉnh táo và chọn giải pháp an toàn nhất có thể.
Cảm ơn cụ chủ!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top