Kinh nghiệm: Khi bị xxx hù phạt "không chính chủ"

ChloeTran

Đi bộ
Biển số
OF-183538
Ngày cấp bằng
5/3/13
Số km
8
Động cơ
334,880 Mã lực
xx nhà ta thường nói "mày đừng có cãi với đài".
 

30f4567

Xe tải
Biển số
OF-161464
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
216
Động cơ
350,474 Mã lực
chuẩn men thanks cụ
 

xuxuxinhxinh

Xe tải
Biển số
OF-116087
Ngày cấp bằng
9/10/11
Số km
287
Động cơ
388,940 Mã lực
Một trong số các cái phạt gây tranh cãi nhất là "phạt người chuyển nhượng sở hữu nhưng không làm thủ tục sang tên đổi chủ", nhưng hay bị biến tấu thành phạt người đi đường không đi "xe chính chủ". Vậy khi gặp trường hợp xxx dọa phạt như thế, các bác làm thê nào? Em mạnh tay lập thread về kinh nghiệm với vấn đề này.

Dự kiến của CP là phạt từ 01/07/2013. Thật may cho người dân chúng ta (để phân biệt với người dân chúng nó :|), từ 01/7/2013, Luật xử phạt vi phạm hành chính cũng có hiệu lực thi hành.

Tại điểm đ - khoản 1 - Điều 3 của Luật quy định: "Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính".

Theo ngôn ngữ luật pháp, "có trách nhiệm A" nghĩa là anh phải làm điều A, không làm là anh sai, anh vi phạm. Cũng theo ngôn ngữ luật pháp, "có quyền XYZ" cũng đồng thời anh "có quyền không XYZ", nếu anh "không xyz" thì anh cũng không sai, không vi phạm pháp luật. Nôm na, bác có trách nhiệm nộp thuế, bác không nộp là vi phạm pháp luật. Còn bác có quyền được sống, nhưng nếu bác không thích sống nữa, cũng chả ai bắt bẻ bác sai so với quy định của pháp luật. (Chính vì thế, mà một số các bác góp ý vào hiến pháp đòi bỏ cái đuôi "theo quy định của Pháp luật" trong các quyền quy định trong Hiến pháp đi).

Trở lại vấn đề "phạt chính chủ": như vậy, để phạt, người xử phạt có trách nhiệm chứng minh 2 điều:
1. Phương tiện này thuộc sở hữu của anh A.
2. Giấy đăng ký phương tiện không mang tên anh A.

Điều này chỉ chứng minh được trong những trường hợp nhất định thôi, ví dụ:
- CSGT bắt được một bác trộm xe. Bác lên nhận cái xe này là của bác, và đưa cái đăng kí không phải tên bác ra và giải thích bla..blo.. > Phạt.
- Xe gây tai nạn, khi xem xét trách nhiệm của chủ xe, bác chưa sang tên...>Phạt
....
Tóm lại đều phải có "trách nhiệm của chủ xe" ở đó, thì mới gô bác lại được để phạt.


Vậy khi các bác đi đường, đăng ký xe không mang tên bác (vi bất kì lý do gì), mà bị "người có thẩm quyền xử phạt" khép vào việc "chuyển quyền sở hữu mà không làm thủ tục sang tên đổi chủ" thì phải làm thế nào? Điều này tùy thuộc vào hiểu biết, bản lĩnh, tính cách, thậm chí là nghề nghiệp của từng người (ví dụ các bác lái xe chuyên nghiệp thì hiếm khi muốn xxx mất lòng, còn các bác có nhiều xe, hoặc có bằng, có xe nhưng chả mấy khi dùng đến thì kệ xxx, thích sao cũng được). Em đưa ra vài cách giải quyết, các bác tham khảo:

1. Bác nào căm ghét xxx bựa (như em chẳng hạn):
- đầy tớ xxx: tôi lập biên bản anh vì ....
- Ông chủ: Tôi có quyền.... nhưng tạm thời tôi không thèm dùng quyền của tôi. Tôi chờ anh thực hiện trách nhiệm chứng minh... của anh đã.
- đầy tớ: anh điều khiển xe không mang tên anh, như thế là anh đã vi phạm...
- Ông chủ: Vậy anh lập biên bản, ghi đúng như anh nói đi, để tôi ghi ý kiến của tôi. Tôi còn khiếu nại hoặc khởi kiện.
2. Bác nào ôn hòa hơn:
- Ông chủ: xe này tôi mượn, nên không mang tên tôi.
- đầy tớ xxx: anh nói anh mượn, có giấy tờ gì chứng minh không? Có giấy cho mượn không? có giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh (bố mẹ - con mượn nhau chẳng hạn), sổ hộ khẩu, quyết định giao xe (xe công ty), hợp đồng thuê... không?
- Ông chủ: Tôi không có.
- đầy tớ xxx: vậy anh mời người chủ sở hữu đến đây để...
....

Tùy các bác chọn phương pháp nào, nhưng em tin chắc là phương pháp nào thì các bác cũng phải có cơ sở là "quy định của pháp luật hiện hành". Vậy nên tốt nhất là bác đọc - hiểu một số quy định cơ bản cho tự tin. Và có một nguyên tắc các bác nên nhớ:
- không có xxx tử tế, nếu tử tế, họ phải hiểu là họ được làm gì, nói gì, hỏi gì. Ngoài ra họ không được phép hỏi tràn, yêu cầu ngoài quy định. Và thế, nếu không có gì liên quan đến trách nhiệm của chủ xe (chủ yếu là trách nhiệm dân sự khi tai nạn, chứ còn lỗi thay đổi bánh, trang bị cứu hỏa đều chấp nhận cho người điều khiển nộp thay - ký biên bản ở chỗ "người chứng kiến").
- không nói nhiều, giải thích nhiều. Nói dài, nói dai là nói dại. Ghi âm, chụp hình, quay phim không bao giờ thừa.
- chỉ nên dựa vào các văn bản pháp luật, không nên căn cứ vào dantri.com.vn, vnexpress.net, trả lời thắc mắc của ông tổng cục trưởng, ông trưởng phòng, vov giao thông. Mấy cái đó để các bác ý thăm dò dư luận thôi, oánh lạc hướng tứ tung thôi.
Bài này hay nè, đúng tinh thần OF. Em mời cụ ly vodka. Mong cụ có hứng viết tiếp các bài khác hay hơn nữa.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top