- Biển số
- OF-152
- Ngày cấp bằng
- 8/6/06
- Số km
- 2,002
- Động cơ
- 601,030 Mã lực
- Tuổi
- 51
Trước hết phải nói với các bác rằng, ko 1 bài viết, cuốn sách hay 1 minh sư nào có thể biến các bác tay mơ trở thành 1 tay lái offroad điêu luyện chỉ sau 1 đêm. Topic này ko là ngoại lệ, nó chỉ giúp cho các bác có dc chút mẹo vặt biết đâu lại hữu dụng trong 1 lần nào đó. Vậy thôi cũng là thành công lắm rồi đấy, thưa các cụ. (h)
Có mấy điều chung chung các bác nên lưu ý:
Việc đầu tiên - nghe thật buồn cười, nhưng lại ko fải ai cũng để ý - là các bác phải biết mình đang đi xe gì. Biết ở đây có nghĩa: xe mình là 2x4 hay 4x4 (em chắc 1 điều là 90% chủ xe Lexus RX ở Vn ko để ý là xe mình là loại FWD hay AWD ), độ cao của gầm là bao nhiêu; có hộp số phụ hay ko (cầu chậm); khóa vi sai .vv
Thứ 2, ko phải cứ 4x4 là chiến được tất cả các loại đường. Mỗi xe dc thiết kế với 1 mục đích khác nhau, CUV như Murano hay Lexus RX với độ cao gầm đều tầm 180 mm thì nên chạy đg nhựa và ko thể đú với SUV như Land với độ cao gầm 230 mm; nhưng Land do chiều dài cơ sở lớn nên cũng ko thể đi những cung đường mà bọn ngắn chân như Escape, Niva có thể leo trèo nghịch ngợm (hào bê-tông Xuân mai là điển hình) và ngược lại, khi tụt dốc tức thì bọn ngắn chân lại thua xa anh Land. (l)
Thứ 3, cảm nhận của người lái với xe. Món này chắc phải chạy nhiều mới vỡ ra dc. Khi người lái cảm nhận dc sức mạnh, khả năng của xe thì sẽ nhàn cho cả xe lẫn người khi leo dốc: máy luôn chạy ở vòng tua cấp đủ mô-men cho xe vận hành nhẹ nhàng, ko dư ga.
Khi xưa Kar còn làm thổ phỉ thì kiểu leo dốc của xe 6x6 này gọi là đi ga rủn rỉn, lúc nào cũng cấp 1 lượng mô-men vừa đủ cho xe, chân đi ga dao động từ 30 đến 40% (khoảng chân ga tương ứng vòng tua 2000 đến 3000 v/p), tùy theo độ dốc mà điều chỉnh chân ga. Nếu với mức ga này mà xe xỉu, tức cần phải đảo số thấp chứ ko ép hết ga (chạy nhanh để duy trì đà) hoặc chạy số thấp ga cao quá sẽ nóng máy sôi nước, đặc biệt với các dốc dài ở Đông Bắc và Tây Bắc.
Phần tiếp theo, Đi đường trơn.
Trong phần lớn các sách vở offroad đều nói rằng khi đi vào khu vực đường xấu thì nên cài cầu, đi số chậm ngay. Thực tế, đi kiểu này ko ổn>>>mất nhiều thời gian, xe thiếu linh hoạt, người lái thụ động (phụ thuộc vào xe, nếu xe bị lầy>>>hết thuốc chữa).
Nếu đường trơn có bề mặt phẳng, 2 bên đều có ta-luy đỡ thì chả cần cài cầu, chỉ cần đi số thấp duy trì tốc độ đều đặn (đừng nổi hứng dừng lại); nếu có lên dốc dưới 15% bị trơn xoáy lốp, dừng xe cài cầu, lùi lại chút rồi đi tiếp. Dốc trên 15% mà đường trơn thì dừng xe ngay chân dốc mà cài cầu đi lên cho lành.
Nếu đường trơn quá mà đi ga đều đều ko qua dc thì phải chạy đà. Chạy đà trên bề mặt trơn phẳng thì ko có gì đáng nói, nếu đường trơn nhưng lẫn đá (xóc) thì phải tăng tốc ở TRƯỚC chỗ xóc và hơi ngớt ga khi đi đúng chỗ xóc. Nếu chân to đúng chỗ xóc, xe bị lẩy lên, lốp mất độ bám sẽ ko còn đà tiến cho đoạn tiếp sau.
Với kiểu đường trơn đá, ko nên chạy nhanh; nếu lên dốc, chỉ đi số 1 với mức ga vừa phải (1/3 công suất hay vòng tua khoảng 2 đến 3000 ngàn v/p), chân ga nên điều chỉnh liên tục kết hợp với chân côn hơi tỳ mỗi khi lốp vấp đá chững lại sau đó vào ga để xe vượt qua. Tỳ côn và mớm ga là bánh sẽ qua, đừng đạp mạnh ga, bánh sẽ xoáy mất độ bám ngay. Nếu xe vấp đá trơn, lốp quay tại chỗ, đừng cố giãy; lùi xe lại chút (tùy địa hình mà ít hay nhiều) lấy đà cho xe vượt qua. Đoạn qua suối đi Pù Luông là kiểu đg đá trơn điển hình.
Các bác nên nhớ là xe 2x4 có thể đi dc 90% các kiểu đường của xe 4x4, vấn đề là kiểm soát dc xe, biết chạy đà, đặt lốp chính xác. Vậy nên đừng để mình quá lệ thuộc vào cái cầu trước, chỉ xài khi thật cần thiết thôi.
Mỗi ngày viết tý vậy, vít dài ngại đọc, ngại mổ cò. Các bác sớm cho em bít ý kiến về bài viết nhá.
Có mấy điều chung chung các bác nên lưu ý:
Việc đầu tiên - nghe thật buồn cười, nhưng lại ko fải ai cũng để ý - là các bác phải biết mình đang đi xe gì. Biết ở đây có nghĩa: xe mình là 2x4 hay 4x4 (em chắc 1 điều là 90% chủ xe Lexus RX ở Vn ko để ý là xe mình là loại FWD hay AWD ), độ cao của gầm là bao nhiêu; có hộp số phụ hay ko (cầu chậm); khóa vi sai .vv
Thứ 2, ko phải cứ 4x4 là chiến được tất cả các loại đường. Mỗi xe dc thiết kế với 1 mục đích khác nhau, CUV như Murano hay Lexus RX với độ cao gầm đều tầm 180 mm thì nên chạy đg nhựa và ko thể đú với SUV như Land với độ cao gầm 230 mm; nhưng Land do chiều dài cơ sở lớn nên cũng ko thể đi những cung đường mà bọn ngắn chân như Escape, Niva có thể leo trèo nghịch ngợm (hào bê-tông Xuân mai là điển hình) và ngược lại, khi tụt dốc tức thì bọn ngắn chân lại thua xa anh Land. (l)
Thứ 3, cảm nhận của người lái với xe. Món này chắc phải chạy nhiều mới vỡ ra dc. Khi người lái cảm nhận dc sức mạnh, khả năng của xe thì sẽ nhàn cho cả xe lẫn người khi leo dốc: máy luôn chạy ở vòng tua cấp đủ mô-men cho xe vận hành nhẹ nhàng, ko dư ga.
Khi xưa Kar còn làm thổ phỉ thì kiểu leo dốc của xe 6x6 này gọi là đi ga rủn rỉn, lúc nào cũng cấp 1 lượng mô-men vừa đủ cho xe, chân đi ga dao động từ 30 đến 40% (khoảng chân ga tương ứng vòng tua 2000 đến 3000 v/p), tùy theo độ dốc mà điều chỉnh chân ga. Nếu với mức ga này mà xe xỉu, tức cần phải đảo số thấp chứ ko ép hết ga (chạy nhanh để duy trì đà) hoặc chạy số thấp ga cao quá sẽ nóng máy sôi nước, đặc biệt với các dốc dài ở Đông Bắc và Tây Bắc.
Phần tiếp theo, Đi đường trơn.
Trong phần lớn các sách vở offroad đều nói rằng khi đi vào khu vực đường xấu thì nên cài cầu, đi số chậm ngay. Thực tế, đi kiểu này ko ổn>>>mất nhiều thời gian, xe thiếu linh hoạt, người lái thụ động (phụ thuộc vào xe, nếu xe bị lầy>>>hết thuốc chữa).
Nếu đường trơn có bề mặt phẳng, 2 bên đều có ta-luy đỡ thì chả cần cài cầu, chỉ cần đi số thấp duy trì tốc độ đều đặn (đừng nổi hứng dừng lại); nếu có lên dốc dưới 15% bị trơn xoáy lốp, dừng xe cài cầu, lùi lại chút rồi đi tiếp. Dốc trên 15% mà đường trơn thì dừng xe ngay chân dốc mà cài cầu đi lên cho lành.
Nếu đường trơn quá mà đi ga đều đều ko qua dc thì phải chạy đà. Chạy đà trên bề mặt trơn phẳng thì ko có gì đáng nói, nếu đường trơn nhưng lẫn đá (xóc) thì phải tăng tốc ở TRƯỚC chỗ xóc và hơi ngớt ga khi đi đúng chỗ xóc. Nếu chân to đúng chỗ xóc, xe bị lẩy lên, lốp mất độ bám sẽ ko còn đà tiến cho đoạn tiếp sau.
Với kiểu đường trơn đá, ko nên chạy nhanh; nếu lên dốc, chỉ đi số 1 với mức ga vừa phải (1/3 công suất hay vòng tua khoảng 2 đến 3000 ngàn v/p), chân ga nên điều chỉnh liên tục kết hợp với chân côn hơi tỳ mỗi khi lốp vấp đá chững lại sau đó vào ga để xe vượt qua. Tỳ côn và mớm ga là bánh sẽ qua, đừng đạp mạnh ga, bánh sẽ xoáy mất độ bám ngay. Nếu xe vấp đá trơn, lốp quay tại chỗ, đừng cố giãy; lùi xe lại chút (tùy địa hình mà ít hay nhiều) lấy đà cho xe vượt qua. Đoạn qua suối đi Pù Luông là kiểu đg đá trơn điển hình.
Các bác nên nhớ là xe 2x4 có thể đi dc 90% các kiểu đường của xe 4x4, vấn đề là kiểm soát dc xe, biết chạy đà, đặt lốp chính xác. Vậy nên đừng để mình quá lệ thuộc vào cái cầu trước, chỉ xài khi thật cần thiết thôi.
Mỗi ngày viết tý vậy, vít dài ngại đọc, ngại mổ cò. Các bác sớm cho em bít ý kiến về bài viết nhá.
Chỉnh sửa cuối: