[Funland] Kinh nghiệm cũ về chống lụt.

RosemaryCherry

Xe container
Biển số
OF-741272
Ngày cấp bằng
30/8/20
Số km
6,220
Động cơ
205,052 Mã lực
Em kể câu chuyện để gợi ý 1 cách đối phó với lũ lụt dần trở thành mãn tính ở miền trung.

Xưa nhà em lụt suốt.

Nhà có 1 cái mảng luồng khoảng bằng cái giường 1.8x2m bây giờ.
Nhà luôn có can dầu 5l, hũ lạc, cá khô, hũ gạo bịt nylon miệng kín nước, hai ba cái can nhựa đựng nước sạch nấu cơm, nước uống
Vỡ đê, lụt cái:
Hạ mảng, buộc neo vào mấy cây tre, chất đồ lên cứ nằm thế chờ đến khi nước rút thôi.
Cải thiện ăn tươi thì đi kéo vó, chăng lưới.

Đợt lâu nhất em cũng ngồi trên đấy 6-7 ngày.
Tắm giặt, vs toàn nhảy xuống nước. ( ngày đấy nước sạch - giờ sợ ghẻ )
kinh nghiệm ko bao giờ là thừa cụ nhỉ???? Mong rằng bà con vùng lũ sớm trở lại cuộc sống thường ngày. Năm nay quá đau thương cho miền Trung rồi =(( =(( =((
 
Chỉnh sửa cuối:

tomahawk291

Xe hơi
Biển số
OF-360058
Ngày cấp bằng
25/3/15
Số km
109
Động cơ
260,830 Mã lực
Ơn giời lâu lắm rồi miền Bắc k có ngập lụt
 

vitngoc

Xe điện
Biển số
OF-450042
Ngày cấp bằng
1/9/16
Số km
2,420
Động cơ
2,116,942 Mã lực
Nhà em thì chuyển từ bãi sông vào sát UBND.
 
Biển số
OF-745178
Ngày cấp bằng
4/10/20
Số km
661
Động cơ
65,843 Mã lực
Em kể câu chuyện để gợi ý 1 cách đối phó với lũ lụt dần trở thành mãn tính ở miền trung.

Xưa nhà em lụt suốt.

Nhà có 1 cái mảng luồng khoảng bằng cái giường 1.8x2m bây giờ.
Nhà luôn có can dầu 5l, hũ lạc, cá khô, hũ gạo bịt nylon miệng kín nước, hai ba cái can nhựa đựng nước sạch nấu cơm, nước uống
Vỡ đê, lụt cái:
Hạ mảng, buộc neo vào mấy cây tre, chất đồ lên cứ nằm thế chờ đến khi nước rút thôi.
Cải thiện ăn tươi thì đi kéo vó, chăng lưới.

Đợt lâu nhất em cũng ngồi trên đấy 6-7 ngày.
Tắm giặt, vs toàn nhảy xuống nước. ( ngày đấy nước sạch - giờ sợ ghẻ )
Mua chum về để chứa nc mưa chống lụt....có ông nghị nào bảo thế dưng em quên bà nó tên òi
 

tunggiang185

Xe tăng
Biển số
OF-12441
Ngày cấp bằng
4/1/08
Số km
1,934
Động cơ
539,140 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó ở Lào...
Quê ngoại em trước năm nào chả phải "đi bằng tay" 2, 3 tháng. Em thấy ông ngoại có cái thuyền tôn để trên xà ngang với 2 cái chum nhu yếu cơ bản, mấy bó củi nhãn. Mùa nước lên ngoài thuyền di chuyển còn thuyền đó nấu nướng. Chả bao giờ đứt bữa chứ đừng nói đến cứu trợ. Thậm chí mọi người béo hơn vì chỉ ăn với ngủ mà không phải làm việc nhiều.
Miền trung năm nay lũ to không nói nhưng mọi năm em thấy lũ bình thường mà bà con cũng bị động, như vậy thực sự có vấn đề.
 

Noname_2015

Xe tăng
Biển số
OF-369553
Ngày cấp bằng
7/6/15
Số km
1,928
Động cơ
280,954 Mã lực
Bây giờ các gia đình miền trung làm 1 set thế này
- Phao bè bơm hơi bằng tay 1 chiếc kích thước tuỳ số người
- Can nhựa đựng nước
- Bếp dầu
- Lương thực, thực phẩm kín nước
- Đèn pin

Lũ lên thì kệ nó đi
Thực ra nếu có điều kiện thì xây nhà độ 3-4 tầng, hoặc nhà cao chân, dạng nhà sàn cột bê tông. Nom ngấn nước lũ lịch sử năm nay mà làm thôi.
 

Thanh-Tra09

Xe buýt
Biển số
OF-387140
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
969
Động cơ
246,346 Mã lực
Nhà e cũng dân ngoài bãi, trước khi có thủy điện HB thì năm nào chả lụt, theo chu kỳ vài năm lụt to 1 lần, trên báo động c3, nước chảy từ sông vào làng cuồn cuộn chứ k phải kiểu lụt dâng như ảnh chụp miền Trung lần này. Trước k có internet mạng xã hội nên k xôn xao như bây giờ. Dân vùng lũ nên tích lũy kinh nghiệm nhiều, nhà nào cũng có thuyền mảng gác mái nhà, tới mùa lấy xuống làm phương tiện di chuyển. Chủ động ứng phó theo từng cấp báo động mà loa xã ra rả liên tục. Cất trữ lương thực nước ăn, phèn chua lọc nước, tùy theo cấp báo động mức nước lên mà kê cáy dần lên cao, thu hoạch chạy lũ, đưa vật nuôi lên đê cao. Mức báo động cao nhất nguy cơ ngập mái nhà thì cả làng di tản lên đê hết, dựng lều bạt che mưa nắng ở tạm hoặc ở nhờ nhà dân trong đê. À còn mỗi năm trước mùa lũ lao động công ích đắp đất gia cố đê, đắp con trạch dọc ven sông để tạm ngăn nước đủ tg chạy lũ.
Đúng là người dân ngày đấy luôn tự chủ động đón lũ, nhiều người còn chờ lũ về để đi vớt củi, vớt cá bột, tối thì đi soi ếch nhái về làm chả...
 

Linhtalinhtinh123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-746643
Ngày cấp bằng
17/10/20
Số km
362
Động cơ
60,340 Mã lực
Tuổi
35
Ai ma tư duy như cụ, họ chuyển đi nơi khác sống hết rồi. :))
Em cũng ở miền Trung, giờ ở Nam bộ, nhưng khi nào trong nhà cũng phải cứ có gạo, cà muối, vừng lạc muối, cá khô,..thói quen thế rồi các cụ ạ, chắc ngấm vào máu. Chỉ ăn thế là ngon, còn chả thích sơn hào hải vị gì.
 

hoaquyenhb

Xe hơi
Biển số
OF-311110
Ngày cấp bằng
10/3/14
Số km
111
Động cơ
298,990 Mã lực
E đề xuất nhập Huyện Lệ Thủy vào Quảng Trị, đổi tên tỉnh là Trị Thủy chắc là ổn thôi các Cụ nhỉ :D
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,076
Động cơ
81,467 Mã lực
Cái mảng như cụ chủ nói, bây giờ chỉ cần độ chục cây ống pvc d160, nắp bịt, vài tuýp keo dán, thanh nepj, dây buộc là xong, thêm 2 cây sào là di chuyển đc.
2 cây ống PVC 6m đâu khoảng 200N cắt ra 1.5-2m bôi keo bịt đầu bịt buộc dây lại thành mảng cái là đủ chở cả nhà rồi. Nhưng tội gì phải làm, lên face chủi kiểu gì chính quyền họ cũng phải cứu
 

VCHDHN

Xe lăn
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
10,912
Động cơ
471,704 Mã lực
Kinh nghiệm hay. Nên có câu nước lên thuyền lên. Có điều bây giờ khác xưa, nước lên nhanh như chớp, trở tay k kịp. Vì ngoài thiên tai còn có yếu tố nhân tai.
 

toyota219

Xe điện
Biển số
OF-645333
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
2,927
Động cơ
152,058 Mã lực
Tuổi
38
Em hok hỉu sao nhìu người chê mì tôm/ mì gói nhỉ. Đợt xưa em còn nhớ có cứu bằng bánh mỳ luôn, nhai sao nổi. Trong khi mỳ gói bao bì còn tốt thì chống nước tốt, ăn kèm với nhìu loại thực phẩm, ăn sống hay ăn nóng- ấm bụng cực...
 

HKCat

Xe buýt
Biển số
OF-343734
Ngày cấp bằng
21/11/14
Số km
708
Động cơ
272,339 Mã lực
Nơi ở
Quận Nam Từ Liêm
Nhà e cũng dân ngoài bãi, trước khi có thủy điện HB thì năm nào chả lụt, theo chu kỳ vài năm lụt to 1 lần, trên báo động c3, nước chảy từ sông vào làng cuồn cuộn chứ k phải kiểu lụt dâng như ảnh chụp miền Trung lần này. Trước k có internet mạng xã hội nên k xôn xao như bây giờ. Dân vùng lũ nên tích lũy kinh nghiệm nhiều, nhà nào cũng có thuyền mảng gác mái nhà, tới mùa lấy xuống làm phương tiện di chuyển. Chủ động ứng phó theo từng cấp báo động mà loa xã ra rả liên tục. Cất trữ lương thực nước ăn, phèn chua lọc nước, tùy theo cấp báo động mức nước lên mà kê cáy dần lên cao, thu hoạch chạy lũ, đưa vật nuôi lên đê cao. Mức báo động cao nhất nguy cơ ngập mái nhà thì cả làng di tản lên đê hết, dựng lều bạt che mưa nắng ở tạm hoặc ở nhờ nhà dân trong đê. À còn mỗi năm trước mùa lũ lao động công ích đắp đất gia cố đê, đắp con trạch dọc ven sông để tạm ngăn nước đủ tg chạy lũ.
Nhớ ngày xưa những năm 197x, quãng tháng 7,8 dân ngoài đê Bạch đằng, Phúc xá chạy lụt lên đê, vỉa hè phố Cổ Tân, bảo tàng Lịch sử, Cách mạng...cắm trại hết lụt mới về. Vui lắm. Giờ ngoài đê phố phường tấp nập, không còn lụt lội. Nước đổ hết vào miền trung, thương quá!
 

Aurecon

Xe hơi
Biển số
OF-701710
Ngày cấp bằng
25/9/19
Số km
100
Động cơ
96,321 Mã lực

Ngắn hạn thì e thấy có nhà chống lũ, còn về dài hạn thì cần xem xét vấn đề sử dụng, khai thác rừng hiệu quả, khai thác thủy điện, hồ đập hợp lí,...
 
Biển số
OF-567124
Ngày cấp bằng
3/5/18
Số km
227
Động cơ
148,228 Mã lực
Tuổi
39
Nhà e cũng dân ngoài bãi, trước khi có thủy điện HB thì năm nào chả lụt, theo chu kỳ vài năm lụt to 1 lần, trên báo động c3, nước chảy từ sông vào làng cuồn cuộn chứ k phải kiểu lụt dâng như ảnh chụp miền Trung lần này. Trước k có internet mạng xã hội nên k xôn xao như bây giờ. Dân vùng lũ nên tích lũy kinh nghiệm nhiều, nhà nào cũng có thuyền mảng gác mái nhà, tới mùa lấy xuống làm phương tiện di chuyển. Chủ động ứng phó theo từng cấp báo động mà loa xã ra rả liên tục. Cất trữ lương thực nước ăn, phèn chua lọc nước, tùy theo cấp báo động mức nước lên mà kê cáy dần lên cao, thu hoạch chạy lũ, đưa vật nuôi lên đê cao. Mức báo động cao nhất nguy cơ ngập mái nhà thì cả làng di tản lên đê hết, dựng lều bạt che mưa nắng ở tạm hoặc ở nhờ nhà dân trong đê. À còn mỗi năm trước mùa lũ lao động công ích đắp đất gia cố đê, đắp con trạch dọc ven sông để tạm ngăn nước đủ tg chạy lũ.
dân sông, em gần sông Thao (1 nhánh của SH) trước cứ đến hẹn lại lên, ngập to nhỏ tùy năm - mùa ngập sướng nhất bắt cá (chũm, nắm, dập...) khổ nhất là bị nước ăn chân tay ...!
 

Toietmoi

Xe điện
Biển số
OF-374214
Ngày cấp bằng
18/7/15
Số km
3,608
Động cơ
345,185 Mã lực
Em kể câu chuyện để gợi ý 1 cách đối phó với lũ lụt dần trở thành mãn tính ở miền trung.

Xưa nhà em lụt suốt.

Nhà có 1 cái mảng luồng khoảng bằng cái giường 1.8x2m bây giờ.
Nhà luôn có can dầu 5l, hũ lạc, cá khô, hũ gạo bịt nylon miệng kín nước, hai ba cái can nhựa đựng nước sạch nấu cơm, nước uống
Vỡ đê, lụt cái:
Hạ mảng, buộc neo vào mấy cây tre, chất đồ lên cứ nằm thế chờ đến khi nước rút thôi.
Cải thiện ăn tươi thì đi kéo vó, chăng lưới.

Đợt lâu nhất em cũng ngồi trên đấy 6-7 ngày.
Tắm giặt, vs toàn nhảy xuống nước. ( ngày đấy nước sạch - giờ sợ ghẻ )
Nhà em ở quê hồi xưa luôn có cà muối, tép khô, khoai khô, đậu, lạc, nếp,... Nước chuẩn bị lên thì nấu sẵn nồi cơm nếp, ăn mấy ngày cũng được k lo bị ôi thiu. Tranh thủ mang lưới ra vườn kiếm thêm con rô con diếc, chờ nước rút bồi bổ đồ tươi. Cuộc sống vẫn cứ diễn ra như vậy, hòa mình vào thiên nhiên, sống chung với lũ thành bản năng.
 

hamcuare!

Xe lăn
Biển số
OF-110263
Ngày cấp bằng
24/8/11
Số km
10,926
Động cơ
960,979 Mã lực
các cụ HN cứ nói chiện ở vùng lũ!
về cơ bản, dân đều có phương án phòng lũ, nhưng là lũ bt chứ ko phải lũ lụt nóc nhà!
nhà ai trong vùng đó chả có cái 'tra', là cái sàn ở sát mái , (e ko biết viết có đúng ko vì họ gọi thế), ko lũ thì để những thứ bt lên đó như quan tài :D, hoặc bất cứ đồ gì
còn có lũ là cả nhà lên đó tá túc tạm,
còn lũ như bây giờ thì gọi là thiên tai, ko phải lũ bt.
 

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
3,377
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
Thời gian vưa qua, do có hệ thống hồ chứa TĐ nên lũ miên trung hiền hoà hơn - sinh tâm lý chủ quan. Năm nay, mưa nhiều quá, hồ chứa trở nên vô dụng và thảm cảnh đã xảy ra. Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho đb Sồng Hồng trong giai đoạn biến đổi khí hậu khốc liệt hiện tại.
Sông hồng là con sông có lượng trầm tích cực kì lớn, khi có lũ, nước chảy tràn, mang trần tích bồi đắp và nâng cao dần cốt cao độ cho đb. Do hệ thống đê điều, không có trầm tích bồi đắp nên đb sông Hồng không nâng được cao độ - thậm chí bị hạ thấp do khai thác nước ngầm tràn lan. Do đê điều cộng thêm hệ thống hồ chứa TĐ làm dòng chảy lũ ít đi, chậm lại, trầm tích sẽ bồi đắp lòng sông - biến sông Hồng thành con sông treo cao. Hiện tại, cốt đáy sông đã cao hơn nhiều khu vực đb (đặc biệt là Hà tây cũ). Nếu vì 1 lý do nào đó, lũ sông Hồng trở nên đặc biệt lớn thì thảm cảnh với đb sông Hồng sẽ là rất khủng khiếp.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top