[Funland] Kinh nghiệm chơi smarthome sau 1 năm

Natsumi07

Xe tải
Biển số
OF-129219
Ngày cấp bằng
2/2/12
Số km
263
Động cơ
376,984 Mã lực
Với em thực sự bây giờ là đi đâu cũng chỉ muốn về nhà. Vốn dĩ căn hộ đã được đầu tư tương đương khách sạn 5 sao, em làm thêm hệ thống smarthome nữa nên thấy thích về nhà lắm.
Cụ bán hay có địa chỉ nào bán đồ Aqara không ạ?
 

JPCar

Xe hơi
Biển số
OF-128757
Ngày cấp bằng
30/1/12
Số km
121
Động cơ
376,122 Mã lực
Phần 2: Smarthome nhà tôi dùng những thiết bị gì?

Phần 1 tôi đã mô tả hầu hết những gì sẽ “diễn ra” tự động ở nhà tôi. Nó là kết quả vận hành của hệ thống khoảng hơn 150 thiết bị smarthome. Phần 2 này, tôi sẽ giới thiệu về tính năng của từng loại thiết bị và sơ bộ cách chúng phối hợp với nhau để liên tác ra sao.


Ngoài lề: Có bạn nhắn tôi là viết về nhà thông minh không nên đưa tên hãng nào vào, vì như thế sẽ không khách quan. Ô hay, tôi cần gì khách quan, tôi có đi bán hàng hay viết báo chung chung đâu. Tôi là người dùng và tôi đang review về đúng cái hệ thống mà tôi đang dùng. Nếu không có thông tin về sản phẩm thật rõ ràng, thì hoá ra tôi chém gió à?

1. Hạ tầng mạng:
Bộ phát wifi loại tốt là thứ không thể thiếu cho nhà thông minh cao cấp. Tuy rằng không có smarthome chúng ta vẫn phải mua thiết bị phát wifi, nhưng smarthome nó yêu cầu wifi cao hơn 1 chút. Wifi cho smarthome nó không cần nhanh, nhưng nó cần thật ổn định. Dân dã gọi là chạy “trâu bò" ngày này qua tháng khác không rớt mạng, không lỗi, ổn định đến mức gần như mạng wifi “trong suốt” với cuộc sống của chủ nhà.

Sau 4 lần nâng cấp wifi thì tôi rút ra bài học: Mọi con đường đều dẫn đến mesh. Các bạn có thể tìm hiểu thêm mesh wifi là gì, rất dễ hiểu. Đại khái nó chịu tải được hàng trăm thiết bị, không rớt mạng khi di chuyển trong nhà, phạm vi phủ sóng rộng... và lì lợm.


Vì vậy, sớm muộn gì nếu muốn đầu tư smarthome nghiêm túc, bạn cũng cần một mạng wifi ổn định. Tuy nhiên, nếu mới bắt đầu, chưa có đến 30 thiết bị thì cứ kệ nó đi. Sau này, hệ thống nó phập phù, suốt ngày các cảm biến báo “offline” là tự biết ngay cần nâng cấp ấy mà. Lúc đó đừng nâng cấp như tôi “một lần không tốn, bốn lần không xong”. Đến giờ tôi vẫn đang vứt xó cái cục Extender giá 2,7 triệu.

Hiện tôi đang dùng Netgear Orbi RBK50 và cảm thấy rất... chán vì không có gì để làm với nó cả. Nó cứ âm thầm chạy quanh năm suốt tháng, chẳng có sự cố gì để mà nhớ đến nó. Trước đây dùng mấy router wifi hãng khác (tôi không nhắc tên để tránh sa đà tranh cãi) thì vài ngày lại phải đăng nhập để đổi kênh, rồi thì khởi động lại hoặc là gì đó. Orbi RBK50 chỉ với 1 cục router và 1 cục vệ tinh, nó đã phủ kín căn hộ, ra đến tận sảnh thang máy rồi.


Một số thiết bị đặc biệt như máy chủ dữ liệu NAS, Tivi, “máy chủ” chạy smarthome, camera... thì rất nên có dây mạng LAN cắm vào. Dùng wifi thì cũng vẫn được nhưng tất cả các hệ thống “không dây” đều không thể ổn định và nhiều tính năng bằng “có dây” được đâu - Đặc biệt là khi hàng trăm thiết bị nó gây nhiễu sóng lẫn nhau trong không gian chật hẹp của 1 căn phòng.

2. Hạ tầng đường cấp điện:
Đường cấp điện quan trọng nhất là cấp cho các công tắc. Lý tưởng là khi làm nhà đã tính cho smarthome và tất cả các công tắc đều có thêm 1 dây trung tính (còn gọi là dây N, dây mát). Lý do là các công tắc smarthome nó cũng là 1 thiết bị cần nguồn điện nuôi nó, nên nói dân dã là nó cần có cả dòng điện “dương” và “âm”. Công tắc thì 100% phải có cực dương sẵn rồi.

View attachment 4507056
Công tắc không cần N, phía sau chỉ có L, L1, L2

Tuy nhiên, gần đây có nhiều loại công tắc “không cần N”. Nguyên lý sâu xa thì tôi không trình bày, chỉ hiểu nôm na là nó không cần dây mát nữa. Như vậy có nghĩa chỗ nào có công tắc thông thường thì bây giờ đều có thể thay bằng công tắc thông minh được.

Kinh nghiệm xương máu là nếu có thể thì tất cả các tủ (quần áo, tủ sách, trang trí, tủ bếp...) đều nên có đường cấp điện vào đó. Có rồi thì sau này nếu cần sẽ có thể dễ dàng lắp thêm cục wifi mở rộng vùng phủ sóng, hay là cấp nguồn cho cái adapter của cục điều khiển từ xa rất kín đáo. Nếu đi cả dây mạng LAN vào chờ thì không còn gì bằng. Đừng nghĩ như vậy là quá thừa, tin tôi đi, dây CAT5e có mấy ngàn VND/1m dài thôi.

3. Các thiết bị điện gia dụng phù hợp:
Có nhiều loại thiết bị mà cho dù nhà bạn không smarthome thì bạn vẫn phải mua, nhưng nếu mua mới thì kiểu gì cũng vẫn nên chọn những thiết bị có điều khiển từ xa (sóng hồng ngoại hoặc sóng RF, wifi, zigbee).

Quạt là một ví dụ. Hiếm có loại quạt nào đời mới bây giờ mà không có remote hồng ngoại. Nếu mua loại quạt không có điều khiển từ xa, chúng ta chỉ có thể ra lệnh ON/OFF nó & hẹn giờ bật tắt, mà không thể can thiệp sâu như tăng giảm tốc độ gió hoặc chuyển hướng.


Tôi dùng quạt treo tường KDK, TV OLED LG WebOS, máy giặt LG, máy rửa bát Bosch, lò vi sóng và nướng Halefe, quạt hút mùi Halefe, điều hoà Carrier 2 chiều loại thông thường (không phải điều hoà trung tâm, cũng không phải âm trần nối ống gió vì không đủ không gian để lắp), bóng đèn Phillips loại bình thường, motor kéo rèm AOK, robot hút bụi Roborock S5. Các thiết bị này được mua trước cả khi tôi nghĩ đến triển khai smarthome nên sau này có những cái phải dùng mẹo để quản lý được nó. Tôi cũng chia sẻ luôn, không cần thiết phải mua thiết bị gia dụng có sẵn tính năng smarthome đâu, vì rất khó để trang bị nguyên 1 ngôi nhà thông minh của cùng 1 hãng.

Điều hoà thì 100% phải có remote rồi. TV cũng vậy. Tóm lại là đồ gia dụng loại tích hợp smart luôn thì tốt, còn không có thì chỉ cần có remote là ngon rồi. Kể cả không có remote thì kiểu gì cũng sẽ vẫn ra lệnh BẬT/TẮT được nó, cũng như có thể hẹn giờ cho hệ thống smarthome làm điều đó.

Ngoài ra, nếu muốn smarthome kéo rèm tự động thì rèm phải có motor. Điều này là hiển nhiên vì chẳng có loại sóng điện từ nào có thể kéo được nguyên cái rèm vải thay cho tay người cả. Hoặc muốn lọc không khí thì phải có máy lọc không khí, muốn tự hút ẩm phải có máy hút ẩm, muốn lau nhà phải mua robot...vv.

4. Các công tắc thông minh: 250K-500K-800K/cái
Công tắc thông minh nhà tôi có 2 loại. Loại 1 là các công tắc điều khiển trực tiếp, tức là đường dây điện đi qua công tắc đó để đến thiết bị phụ tải (bóng đèn chẳng hạn). Do đế âm tường các công tắc nhà tôi dùng chuẩn đế vuông EU, vì vậy tôi chọn hệ công tắc Aqara. Đây là dòng sản phẩm tôi đánh giá cao, thực sự rất tốt. Tôi cảm thấy thật may mắn khi đã ngẫu nhiên chọn sử dụng đế vuông ngay từ lúc hoàn thiện căn hộ, khi mà tôi còn chưa biết gì về hệ công tắc Aqara này.

Ngoài lề: Để cho dễ liên tưởng thì nếu coi hệ sinh thái rất đa dạng và chất lượng của Xiaomi tương tự như Toyota thì Aqara chính là thương hiệu hạng sang Lexus. Đừng tranh luận, khi so sánh thì tự nhiên nó đã là như vậy rồi.


Loại 1 nhà tôi dùng là công tắc âm tường thông minh Aqara Zigbee giá khoảng 500K/1 cái (nếu đế công tắc nhà bạn không có “dây N” thì bạn sẽ phải mua loại đắt hơn nữa, tính năng thì y hệt). Chữ “âm tường” hàm ý nó là loại 1, có dây điện đi vào rồi đi qua. Nên dùng công tắc giao tiếp với nhau bằng sóng zigbee, không nên dùng công tắc wifi.

Lý do là hệ zigbee luôn cần cục trung tâm (còn gọi hub hoặc gateway) nhưng chính vì có cục trung tâm nên nó luôn kết nối ổn định và đồng thời lưu giữ được rất nhiều thông tin. Kiểu như: hiện nay, ngày hôm nay, tuần này, tháng này, cái đèn gắn vào công tắc đó đã & đang tiêu thụ hết bao nhiêu W điện.

Ngoài ra, hệ zigbee còn tự mở rộng vùng phủ sóng theo mô hình: Công tắc A gần B, B gần C, C gần D... thì dù A và D có xa nhau nó vẫn bắc cầu giao tiếp được với nhau một cách trơn tru.


Trước đây, Aqara chỉ có công tắc 2 phím. Nhưng vừa rồi, họ đã ra thêm các dòng công tắc 3 phím có tích hợp đèn LED báo trạng thái đang ON hay OFF. Thực ra với tôi khi đã smarthome rồi, báo trạng thái trên công tắc không còn quan trọng nữa.

Loại 2 là công tắc không dây, chạy bằng pin, hình thức y hệt công tắc loại 1, được sinh ra chỉ để điều khiển cái công tắc loại 1. Từ đó tạo ra vô số các công tắc đảo chiều, công tắc dán lên kính, công tắc kịch bản (nhấn 1 nút mà tắt hay bật cả vài chục thiết bị đồng thời).


Có thể lập trình kiểu như này: Khi bấm phím LEFT của một cái công tắc loại 2, thì nó sẽ “tắt” phím nào đó của công tắc loại 1, hoặc “bật” vài phím nào đó của vài cái công tắc loại 1. Tất cả tuỳ thuộc trí tưởng tượng của bạn.

Ngạc nhiên hơn là công tắc loại 1 cũng có thể được hô “biến” thành công tắc loại 2. Lúc đó chỉ là hơi... lãng phí tiền thôi, còn thì tính năng hoạt động thì gần gần y hệt (do loại 1 đắt đâu như gần gấp đôi loại 2). Thị trường gọi loại 2 là công tắc “dán tường” không dây, giá đâu chừng 250-300K/cái.

5. Ổ cắm: 250K/cái
Ổ cắm này là ổ cắm rời, để làm trung gian chứ không phải ổ cắm chôn luôn trong tường cùng với dây điện. Nó sẽ “chen” vào giữa ổ cắm chôn trong tường và phích cắm thiết bị, để chặn dòng điện lại, cấp điện theo lệnh cũng như thực hiện việc đo đếm dòng điện đi qua nó.

Tương tự như công tắc, hãy chọn loại ổ cắm zigbee dù nó đắt hơn một chút. Nó cho phép biết công suất dòng điện đang chạy qua nó, từ đó gián tiếp biết trạng thái hoạt động của thiết bị.


Ví dụ, nếu ổ cắm của cái quạt đang tiêu thụ loanh quanh 50W thì rõ ràng là quạt đang chạy rồi, vì khi standby nó chỉ có 2-3W thôi. Đây cũng là nguyên tắc để máy giặt bình thường cũng “báo” được cho hệ thống smarthome rằng nó đã giặt xong.

Và nếu cắm cái ổ cắm này vào TV, thì bạn toàn quyền kiểm soát TV mà không cái điều khiển từ xa nào chống cự được: Tắt cưỡng bức, khung giờ cấm xem TV, nếu không có người xem thì tắt...vv.

Hay ở chỗ, cái ổ cắm này không những có thể tự nó hẹn giờ bật tắt (cấp hay ngắt nguồn đi qua nó) mà nó còn có thể nhận lệnh từ cái công tắc loại 2 nêu trên, cũng như nhận lệnh từ tất cả các cảm biến mô tả bên dưới đây (thông qua hệ thống trung tâm). Như vậy, việc ứng dụng nó cực kỳ linh hoạt và đa dạng.

6. Các cảm biến chuyển động: 200K-300K/cái
Đây là các cảm biến báo có sự xuất hiện của chuyển động như người, vật nuôi, đồ đạc di chuyển... thậm chí quần áo phơi mà đung đưa thì nó cũng báo. Nó phân biệt được khi nào có chuyển động (dĩ nhiên rồi), cũng như đếm được đã không còn chuyển động được mấy phút rồi.


Nhưng cũng cần lưu ý, nếu người đứng im như tượng thì nó sẽ nghĩ là người đã đi khỏi chỗ đó rồi. Đó là nhược điểm của cảm biến thụ động PIR. Bạn có thể mua loại “cảm biến hiện diện” của Stenel giá đâu đó 7-8 triệu/ 1 cái, nó biết chính xác trong phòng còn có người hay không, cho dù có nằm im giả chết.


Loại cảm biến của Xiaomi thì rẻ, gần 200K/cái, đủ rẻ để có thể mua 3-4 cái cho mỗi phòng. Còn loại của Aqara thì cao cấp hơn chút vì có tích hợp cảm biến ánh sáng. Tức là nó có thể thực hiện được yêu cầu như sau: Nếu có người đi vào mà khu vực đó tối thì mới bật đèn (còn nếu đang sáng rồi thì thôi). Aqara cũng có thêm cái chân đế để khi lắp có thể xoay ngả nghiêng, sao cho góc quét của cảm biến được hiệu quả nhất.

View attachment 4507072
Chân đế cảm biến chuyển động

Tại sao cần đến 3-4 cái? Các nhà “smarthome học” đều đau đầu nhất cái vụ đang ngồi toilet thì đèn nó tắt vì ngồi im quá. Vì vậy, nhiều cảm biến, quét từ chân đến đầu, sẽ giảm nguy cơ sai sót hơn. Kể cả lỡ bị tắt thì chỉ cần lắc nhẹ đầu gối một cái là nó bật lại ngay sau 1 giây. (Tất nhiên nếu để thời gian chờ lên 5 phút hoặc chịu khó khéo léo lập kịch bản cho nó kết hợp với “cảm biến tách cửa” thì đỡ được đến 98% vụ này).

Hoặc khi gắn trong phòng ngủ, để biết có người đang thực sự đi ra/vào phòng ngủ hay không, sẽ cần riêng 1 cảm biến chiếu thẳng từ trên xuống, ở sát tường và ngay sau cánh cửa, chỉ quét trong phạm vi “mỏng” tầm 20-30cm. Bởi vì nếu chỉ có 1 cảm biến, gắn trong góc phòng quay ra cửa, nó sẽ luôn hiểu lầm người đang đi đến gần cửa là người đó đã ở trong phòng rồi (trong khi thực ra người đó còn cách cửa 1-2m và chưa chắc đã đi vào phòng).

7. Các cảm biến nhiệt ẩm: 250K-300K
Cảm biến này nên dùng hàng của Aqara hoặc Xiaomi. Nó rất gọn và đủ nhỏ để nhét ở bất cứ đâu mình muốn. Công dụng của nó là liên tục đo nhiệt độ, độ ẩm và gửi thông tin đó về hệ thống trung tâm. Thế thôi!

View attachment 4507073
Cảm biến nhiệt ẩm Aqara

Tuy nhiên, chọn chỗ đặt nó cũng cần phải suy nghĩ kỹ sao cho không bị ảnh hưởng bởi các nguồn nhiệt trong phòng. Tôi đã thấy có bạn để trên nóc... TV. Thế là khi bật TV nó sẽ báo sai nhiệt độ phòng (do vùng bên trên TV bị toả nhiệt rất nóng).

Ngược lại, để cảm biến nhiệt ẩm quá sát vách kính cũng không phản ánh trung thực nhiệt độ, độ ẩm trung bình của phòng. Bởi vì vào mùa đông lúc nào khu vực đó cũng lạnh hơn 1-2 độ và mùa hè thì nóng hơn, sai số đủ để kịch bản hoạt động không còn ngon lành nữa.

View attachment 4507074
Cảm biến nhiệt ẩm Xiaomi

Càng không được để nó quá gần cửa gió điều hoà vì nó sẽ nhận hơi lạnh và báo nhiệt độ thấp trong khi phòng vẫn rất nóng. Có thể để gần quạt vì gió trong phòng kín không ảnh hưởng đáng kể.

8. Cảm biến tách cửa: 180K-250K
Cảm biến này gồm 2 mảnh: 1 mảnh bằng đốt ngón tay cái và 1 mảnh bằng đầu đũa. Hai mảnh này mà chạm vào nhau (hoặc cách nhau tầm 1cm) thì nó báo trạng thái về trung tâm là “đóng” và ngược lại.


Hai mảnh này luôn được gắn theo cách: 1 mảnh lên cánh cửa, còn 1 mảnh lên khuôn cửa. Vậy là khi nào cửa mở, 2 mảnh tách rời nhau, nó sẽ báo về hệ thống trung tâm ngay. Vì nó rất bé và nhẹ nên có thể gắn khắp nơi. Và nếu khéo khai thác thì nó rất... đa dụng: cảm biến cửa mà không chỉ gắn cửa.

Ví dụ, với điều hoà loại bình thường, gắn vào cánh gió sẽ biết được là điều hoà đang bật hay đang tắt. Chính xác đến 99,9% vì nếu cánh gió điều hoà bị “há” ra do mất điện thì lúc đó hệ thống wifi và smarthome cũng đã hi sinh mất rồi. Tương tự có thể gắn vào 2 cánh rèm để biết là rèm đang đóng hay đang mở.

View attachment 4507077
Các đồ của Xiaomi luôn bầu bĩnh, trái ngược với Aqara nam tính hơn

Cảm biến tách cửa cũng như vài loại cảm biến khác, chính là linh hồn của smarthome. Vận dụng khéo léo nó, để ra mệnh lệnh điều khiển cho hệ thống trung tâm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và trí tưởng tượng của bạn.

Như trong phần 1 tôi đã ví dụ, nếu chỉ dùng cảm biến chuyển động thì cái đèn chỗ phơi quần áo sẽ bị “tầu hoả nhập ma” vì quần áo nó luôn đung đưa, nó bật tắt suốt đêm. Vậy, cần một kịch bản cho cảm biến cửa để sau khi đã đóng cửa 5 phút mà không có chuyển động thì lập tức ra lệnh tắt hẳn luôn cái chế độ báo chuyển động ngoài đó đi, đèn sẽ không bị tự kích hoạt nữa. Khi nào mở cửa thì lại kích hoạt trở lại để cảm biến nó hoạt động như mình mong muốn.

9. Cảm biến ánh sáng:
Sao không dùng cảm biến chuyển động Aqara có tích hợp cảm biến ánh sáng? Đó là vì cảm biến chuyển động Aqara chỉ báo ánh sáng khi có chuyển động. Nếu trong nhà thì ok, nhưng quay ra ngoài trời để đo nắng thì 55 phút nó mới báo 1 lần.

Vậy có nguy cơ đồ đạc có thể bị phơi nắng tới 54 phút nó mới đóng rèm (vì ngoài trời làm gì có người đi lại hay có... chim bay qua liên tục đâu, cho nên để tiết kiệm pin thì 55 phút nó mới báo 1 lần vì nó chả thấy có gì mới cần phải cập nhật cả).


Đó là lý do cần mua cảm biến ánh sáng Aqara chuyên dụng gọi là Photonsensor. Cảm biến này sẽ liên tục cập nhật chính xác cường độ sáng chiếu vào nó. Đây là dữ liệu quan trọng để hệ thống căn cứ vào đó, sẽ ra lệnh đóng hoặc mở rèm.

10. Cảm biến trồng cây: 300K
Cảm biến này (còn gọi là thiết bị đo dinh dưỡng và độ ẩm cho cây) có tên Xiaomi Flower Moniter. Khi cắm xuống đất trong chậu cây, nó sẽ liên tục thông báo về hệ thống các thông số độ ẩm của đất, nhiệt độ, ánh sáng và độ dinh dưỡng của đất (?) để nhìn vào đó chúng ta biết đã đến lúc cần tưới thêm hay hong khô, cần phơi nắng hay đưa cây vào nhà, cần bón phân chưa...vv.


11. Cảm biến báo khói: 600K
Cảm biến này sẽ phát tín hiệu báo động nếu có khói chui vào nó: Tự nó kêu inh tai & nó cũng gửi thông báo về cả trung tâm nữa. Tuy ghi là báo khói Xiaomi nhưng nó chính là của Honeywell đấy, chỉ là được Xiaomi tích hợp vào hệ thống trung tâm để dễ dàng làm việc liên tác với nhau thôi. Ngoài ra, Honeywell còn có cảm biến khí ga cho bạn nào vẫn đun nấu bằng ga.


12. Cảm biến nước tràn: 300K
Cảm biến này bé như cái bánh dày mini, đường kính tầm 3cm, có 2 điện cực ở dưới “bụng”. Khi có nước tràn, tức là 2 điện cực này được “nối” vào nhau và nó sẽ gửi lệnh báo động về trung tâm.


Không như cảm biến báo khói có thể báo động “một mình” không cần cục trung tâm, khi bị ướt thì cảm biến nước tràn chỉ đơn giản là gửi lệnh về thông báo “bụng tôi bị ướt” thôi, còn trung tâm sẽ quyết định tất cả các phần sau đó: báo động như thế nào, báo cho những đâu, còi hay đèn, hú hay hét...vv.

13. Thiết bị điều khiển từ xa: 250K-400K-600K
Nếu như “đầu vào” của hệ thống smarthome là các cảm biến đã thông báo cho hệ thống chính xác tất cả những gì đang diễn ra, thì “đầu ra” chính là các thiết bị điều khiển. Nếu không có thiết bị điều khiển thì chả có ý nghĩa gì của việc “tự động hoàn toàn” nữa.


Điều khiển từ xa hồng ngoại Xiaomi (400K) sẽ phát lệnh điều khiển các thiết bị kiểu như quạt, TV, điều hoà... dựa trên kịch bản mà bạn xây dựng. Ví dụ, nhiệt độ xuống dưới 25 độ thì bật điều hoà ở mức 27 độ. Hoặc cửa sổ mở ra quá 1 phút thì phát lệnh tắt điều hoà nếu thấy điều hoà đang bật chẳng hạn. Rất thú vị là bộ điều khiển IR này hoạt động hoàn hảo với Siri của Apple (trên cả iPhone lẫn loa Homepod).


Điều khiển từ xa hồng ngoại Broadlink Mini RM3 (250K) hoặc điều khiển từ xa sóng RF Broadlink Pro (600K) có công dụng cũng y hệt như nêu trên, nhưng nó hoạt động rất tốt với Google Home và Home Assistant. Lưu ý, sóng RF thường dùng cho rèm cửa, giàn phơi thông minh...vv.

View attachment 4507143
Broadlink RM Pro

Và để điều khiển các thiết bị RF thì chỉ dùng 1 cái là đủ vì nó xuyên được qua tường. Không như điều khiển hồng ngoại, buộc phải “nhìn thấy” thiết bị cần điều khiển nên có khi 1 phòng cần tới 2-3 cái IR remote.

14. Loa Google Home Mini: 500K
Nếu hệ thống smarthome chỉ tự động làm theo cảm biến thì cũng có những hạn chế nhất định vì không cảm biến nào đủ sức dự trù mọi tình huống trên đời, kể cả mong muốn bất chợt của chủ nhà.

Do đó, cần có 1 phương tiện để chủ nhà ra lệnh (các lệnh bất chợt) và không gì tự nhiên hơn là ra lệnh bằng giọng nói. Các loa Google sinh ra để làm việc đó là chủ yếu. Vừa cởi áo vừa nói “close my room curtain” sẽ nhanh và chuyên nghiệp hơn nhiều so với việc đi tìm cái remote đóng rèm, hay là mở điện thoại ra, tìm app rồi mở app tìm phím bấm, bấm cái nút ra lệnh đóng rèm.


Ngoài ra, loa Google này còn là kênh thông báo phản hồi của hệ thống. Ví dụ, kịch bản là trời nắng thì đóng rèm. Vậy thì khi đóng rèm, phải thông báo 1 câu kiểu như “Rèm đang được đóng lại vì trời nắng” chứ không thì cảm giác nó rất... tuỳ tiện.

Hãy cố gắng trang bị ít nhất 1 phòng có 1 loa này. Hãy thử đứng tại tất cả mọi ngóc ngách trong nhà và ra lệnh thật tự nhiên xem các loa đã nhận lệnh trơn tru chưa. Nếu chưa thì mua thêm loa, cắm bổ sung vào góc đó. Như nhà tôi, ngay cả khu wc cũng được trang bị đầy đủ. Đó là lý do tôi giới thiệu Google Home Mini chứ không phải Google Home.

15. Bộ điều khiển trung tâm: 500K
Tất cả các cảm biến, công tắc, ổ cắm, remote... zigbee của Aqara hay Xiaomi nêu trên đều cần gửi và nhận dữ liệu thông qua một bộ điều khiển trung tâm còn gọi là gateway hay là hub.

View attachment 4507146
Aqara Gateway có thể cắm thẳng vào ổ cắm nên rất gọn

Bộ này đóng vai trò như một cái “máy chủ” mini để thu tín hiệu, gửi lệnh thực thi đến các thiết bị của hãng Aqara và Xiaomi. Khi nó lỗi (hỏng, mất wifi) thì hệ thống gần như tê liệt ngay lập tức.

16. “Máy chủ” smarthome: 1.500K
Nếu như cục gateway của Xiaomi để điều khiển các thiết bị của Aqara và Xiaomi thì còn rất nhiều thiết bị khác (Broadlink, Google Home...vv) cần một “máy chủ” khác để quản lý.

“Máy chủ” này có tên Raspberry Pi và chỉ bằng bao thuốc lá. Vậy nên mới để trong ngoặc kép chữ “máy chủ”. Đây chính là bộ não của các hệ thống smarthome mà chủ nhân phải tự xây dựng, tự lập trình, tự viết giao diện. Nghe đã hãi rồi. Nhưng đừng ngại. Không có việc gì khó, không làm được thì... đi xin!

View attachment 4507149
Đây là một mẫu vỏ của Pi

Raspberry Pi dùng để cài đặt hệ thống smarthome nguồn mở có tên Home Assistant hay còn gọi tắt là hass, hassio...vv. Rất hay là máy chủ hass này có thể điều khiển gần như tất cả đám Aqara và Xiaomi luôn (nếu chúng ta muốn và thường là sẽ muốn).

Và đến đây, cài xong hass rồi thì năng lực của nó đối với việc điều khiển các thiết bị smarthome trong một ngôi nhà thông thường gần như là vô biên. Giới hạn các tính năng của smarthome lúc này, có lẽ chỉ phụ thuộc vào trí tưởng tượng và khả năng... lập trình hoặc khả năng đi xin code của bạn.

Tôi cũng phải đi hỏi rất rất nhiều chuyên gia, lập trình viên trong và ngoài nước để có được bộ code như ngày hôm nay. Có những đêm, cùng ngồi sửa code và test với các kỹ sư smarthome đến 2-3h sáng, chỉ để hoàn thiện 1 tính năng nào đó một cách... thật hoàn hảo.

17. Những thứ khác nữa:
Điều cần nhất có lẽ là một chút tiếng Anh. Bạn đừng quá chờ đợi Google hỗ trợ đầy đủ Tiếng Việt cho Google Home hay Assistant, bởi vì kiểu gì thì quá trình cài đặt, cấu hình, tinh chỉnh... bạn cũng phải biết chút tiếng Anh. Chưa kể lúc cần tìm sự trợ giúp từ các trang web quốc tế (vốn đầy rẫy chuyên gia với các tình huống mắc mớ, lỗi lầm đã được họ giải quyết ngon lành).

Hơn nữa, ra lệnh bằng tiếng Anh cũng sẽ đồng bộ với việc đặt tên thiết bị, tên phòng bằng tiếng Anh. Các câu lệnh smarthome thường khá đơn giản, kiểu như “turn on my room fan” hoặc “turn off living room TV”. Không qua khó để nhớ. Cấu trúc câu lệnh sẽ luôn là [mệnh lệnh cần làm] + [địa chỉ phòng] + [thiết bị cần nhận lệnh] + [thông tin bổ sung thêm nếu cần]. Ví vụ [turn on] + [baby room] + [26].

Cuối cùng là lòng kiên nhẫn và sự đam mê. Kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn. Kiên nhẫn rồi thì sẽ dần dần cảm thấy đam mê vì làm chủ được những điều kỳ diệu... như trong phim. Hãy bắt đầu làm smarthome bằng 1 cái hub, 1 cái remote, rồi tuần sau thêm 1 cái công tắc, rồi thêm 1 cái cảm biến cửa nữa... rồi hoàn thiện dần. Dục tốc bất đạt!

***​
Phần 2 này đơn giản là tôi mô tả tính năng, giá thành của từng loại thiết bị. Đồng thời sơ bộ giới thiệu để các bạn hình dung việc chúng sẽ phối hợp với nhau hoạt động liên tác ra sao. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây thì chưa thể thành smarthome được, bởi để mua được các cảm biến, thiết bị nêu trên là điều cực kỳ dễ dàng (giá nó quá rẻ).

Cho nên có rất nhiều người mua bộ smarthome về rồi... bán thanh lý. Từ những bộ của Xiaomi đến Broadlink rồi Raspberry Pi, chưa kể hàng chục nhãn hàng smarthome khác được rao bán 2nd rất nhiều. Đó là vì người mua chưa có sự chuẩn bị đúng mức, chưa biết cách để cho các thiết bị đó hoạt động hết khả năng, nên thấy chán và bỏ.

Vậy cần làm như thế nào? Điều đó sẽ được mô tả dần dần ở phần 3: Cấu hình, lập trình, tinh chỉnh và vận hành smarthome! Phần 3 tôi dự báo sẽ là phần hết sức nhức đầu và dài dòng, khó hiểu.
Vẫn hóng phần 3 của cụ, phần quan trọng nhất để có ngôi nhà thông minh đúng nghĩa, mong cụ chia sẻ cho anh em trên này, biết rằng sẽ mất nhiều công sức của cụ.
PS: cụ có làm về IT không mà giỏi vậy
 

bsphongnb

Xe container
Biển số
OF-23934
Ngày cấp bằng
10/11/08
Số km
6,617
Động cơ
558,547 Mã lực
Hóng phần 3 của cụ xedieu mà chưa thấy, bài viết của cụ rất công phu, cảm ơn cụ đã chia sẻ
 

tienlong

Xe buýt
Biển số
OF-550929
Ngày cấp bằng
17/1/18
Số km
968
Động cơ
165,508 Mã lực
Nghiên cứu đau đầu phết nhỉ, cụ chủ công phu quá
 

xedieu

Xe cút kít
Biển số
OF-24289
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
16,571
Động cơ
493,886 Mã lực
Nơi ở
VTC1
Hóng phần 3 của cụ xedieu mà chưa thấy, bài viết của cụ rất công phu, cảm ơn cụ đã chia sẻ
Sau 2 phần thì em thấy khó viết phần 3, vì nó đi vào phần giải thuật và lập trình là chính. Vậy nên những anh em quan tâm sâu thường liên hệ share code cho nhau luôn.
 

30xx1631

Xe điện
Biển số
OF-80767
Ngày cấp bằng
20/12/10
Số km
2,284
Động cơ
-25,262 Mã lực
Nơi ở
định công thôn
Có cụ nào cung cấp được giải pháp điều khiển cho điều hoà vrv daikin ko ah. Tắt bật điều khiển nhiệt độ trong 1 khung giờ nhất định qua app hoặc công tắc cũng được sms e ah. E đang dùng hub aquara sóng zigbee phiên bản quốc tế tương thích hệ thống nhà e là google home
 

Element

Đi bộ
Biển số
OF-388768
Ngày cấp bằng
25/10/15
Số km
5
Động cơ
238,509 Mã lực
Tuổi
32
Hóng phần 3 từ cụ chủ mà coá vẻ như là loằng ngoằng quá cụ chưa code dc ra thì phải
 

xedieu

Xe cút kít
Biển số
OF-24289
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
16,571
Động cơ
493,886 Mã lực
Nơi ở
VTC1
Hóng phần 3 từ cụ chủ mà coá vẻ như là loằng ngoằng quá cụ chưa code dc ra thì phải
Không code thì chạy làm sao được cụ. Chẳng qua nó quá dài với cả copy code lên đây thực ra sẽ không có ích gì.
 

Element

Đi bộ
Biển số
OF-388768
Ngày cấp bằng
25/10/15
Số km
5
Động cơ
238,509 Mã lực
Tuổi
32
Không code thì chạy làm sao được cụ. Chẳng qua nó quá dài với cả copy code lên đây thực ra sẽ không có ích gì.
Hóng bác chia sẻ thêm phần 3 về cách vận hành tương đối của hệ thống vs chia sẻ các kịch bản cụ thể từng tình huống ạ, còn code thì bí quá ta lại đi xin thôi :D
 

karma72

Xe đạp
Biển số
OF-859364
Ngày cấp bằng
16/5/24
Số km
30
Động cơ
133 Mã lực
Không code thì chạy làm sao được cụ. Chẳng qua nó quá dài với cả copy code lên đây thực ra sẽ không có ích gì.
hóng p3 của cụ. Cụ bỏ Code cũng đc để ai quan tâm tìm hiểu sâu thì họ chủ động pm.
à p2 cụ có nhắc đến con công tắc thông minh. Cụ cho E hỏi chút là nếu nhà k dùng hệ thống thông minh, thì khi mình lắp con công tắc loại 1 đấy thì dùng con công tắc loại 2 kia có đc không?
 

xedieu

Xe cút kít
Biển số
OF-24289
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
16,571
Động cơ
493,886 Mã lực
Nơi ở
VTC1
hóng p3 của cụ. Cụ bỏ Code cũng đc để ai quan tâm tìm hiểu sâu thì họ chủ động pm.
à p2 cụ có nhắc đến con công tắc thông minh. Cụ cho E hỏi chút là nếu nhà k dùng hệ thống thông minh, thì khi mình lắp con công tắc loại 1 đấy thì dùng con công tắc loại 2 kia có đc không?
Được cụ ạ. Nó điều khiển nhau thông qua cục hub trung tâm.
 

karma72

Xe đạp
Biển số
OF-859364
Ngày cấp bằng
16/5/24
Số km
30
Động cơ
133 Mã lực
Được cụ ạ. Nó điều khiển nhau thông qua cục hub trung tâm.
Cảm ơn cụ. E hiện tại đang làm TVGS như này thì biết thêm 1 món mới tư vấn cho các cụ có nhà cải tạo. Hoặc các cụ siêu giàu nhập nguyên bộ giường về nhiều khi đục cái vách đầu giường ra làm mặt công tắc cũng rén
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top