[Funland] Kinh nghiệm chơi đồ gỗ - và các kiến thức tổng quan về gỗ

khanhnoihoi

Xe hơi
Biển số
OF-324166
Ngày cấp bằng
19/6/14
Số km
119
Động cơ
288,803 Mã lực
em đánh dấu thớt bổ ích ah
 

tranvespa

Xe tải
Biển số
OF-45975
Ngày cấp bằng
9/9/09
Số km
403
Động cơ
464,363 Mã lực
Cụ nào rành nhìn hộ em xem bộ này phải Cẩm Lai ta không với (chủ sở hữu bảo thế) dùng mười mấy năm rồi. Giá tầm nào thì lấy được ạ? E định lấy cho các cụ ở quê dùng!




 

Ducbom88

Xe đạp
Biển số
OF-658706
Ngày cấp bằng
23/5/19
Số km
20
Động cơ
108,100 Mã lực
Tuổi
36













Em mở topic để trao đổi các kiến thức tổng quan về kinh nghiệm chơi đồ gỗ, bao gồm cả đồ gỗ gia dụng và đồ gỗ mỹ nghệ. Trên tinh thần biết thế nào nói như thế, đúc rút từ kinh nghiệm bản thân, tham khảo các tư liệu trên mạng, các bạn hữu và đàn anh buôn bán đồ gỗ...Mong các cụ cùng tham gia bàn luận, phân tích để mọi người khi có nhu cầu dùng đến đồ gỗ sẽ có các thông tin bổ ích để chọn được sản phẩm ưng ý, chất lượng với giá thành đúng với giá trị món hàng.
Topic sẽ được chia thành từng phần nhỏ, đọc cho đỡ oải và thuận tiện cho tra cứu sau này. Thông tin khá nhiều và đôi chỗ hơi lan man, nhưng với giá trị đồ gỗ quý từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng, gian thương thì tham mà kiến thức về gỗ nó nhiều như lá rừng, nên việc bỏ thời gian ra thu nạp kiến thức về gỗ cũng là việc đáng làm, phải không ạ ?

Xin bắt đầu từ loại gỗ giá trị kinh tế cao nhưng gây nhiều tranh cãi và bị bao phủ bởi bức màn kỳ bí huyễn hoặc bởi nhiều luồng thông tin không chính thống. Chính vì nó rất đắt, lại thiếu thông tin nên hay bị làm giả, gây thiệt hại cho người mua và nhiễu loạn thông tin nhiều nhất, đó chính là gỗ Sưa...

1. Gỗ Sưa:

Thổ nhưỡng nơi sinh trưởng của cây là yếu tố quan trọng để tạo lên chất lượng và giá trị cơ bản của loại gỗ đó . Cây gỗ Sưa mọc ở đảo Hải Nam với tên Trung Quốc là Hoàng Hoa Lê là chủng Sưa cho chất lượng tốt nhất thế giới. Miền Bắc Việt Nam có cùng vĩ độ với đảo Hải Nam nên Sưa ở đây có chất lượng gần tương đương, sau cùng, loại kém nhất bảng xếp hạng đó là Sưa Miền nam. Một loại Sưa nhập từ Lào thời gian gần đây còn gọi là Sưa dây. Sưa dây có vân gỗ tương đương mùi thơm nhẹ nhưng giá thì rẻ hơn Sưa Bắc và Nam rất nhiều. Để phân biệt giữa chúng với nhau thì phải là người thợ chuyên nghiệp mới phát hiện được, ví như vân gỗ, mầu sắc, mùi thơm, thể hiện độ đặc quánh của tinh dầu, ngoài ra dùng lửa để đốt tàn của Sưa thường có mầu trắng sáng điều dễ phân biệt với loại gỗ khác ...
Hoàng Đàn là giống cây đặc hữu của Hữu Lũng thuộc tỉnh Lạng Sơn. Cùng Họ Hoàng Đàn còn có Hoàng Đàn Rủ tên thường gọi là Ngọc Am sinh sống ở vùng núi Hoàng Su Phì, Hà Giang. Thời gian gần đây thị trường xuất hiện một loại Hoàng Đàn nhái nhập khẩu từ Malaysia mầu sắc nhợt nhạt và giá cũng rẻ hơn Hoàng Đàn chính thống từ Lạng sơn gấp nhiều lần .
Quy luật của thị trường, phàm đồ gì có giá trị ắt có đồ nhái đồ mông má: Sưa, Hoàng Đàn cũng vậy. Trong tự nhiên, gỗ Cẩm lai, gỗ Hương có mầu sắc và vân gỗ giống Sưa tới 90%. Để phân biệt giữa chúng với nhau người thợ phải dùng mũi ... Tinh dầu Sưa được bán trên thị trường rất nhiều Gỗ Hương, Gỗ Cẩm lai, Gỗ Sưa kém chất lượng được tẩm tinh dầu bọc trong ni lông hoặc hộp kính, mở ra thấy thơm phức, làm khách mới chơi thiếu kinh nghiệm mê mẩn. Ngoài ra gỗ Cẩm, gỗ Hương còn được độn vào vòng tay, tràng hạt, gối, chiếu... Những sản phẩm bằng Sưa này vốn dĩ cấu tạo với hàng trăm miếng hạt nhỏ đều nhau. Một món đồ với vài chục miếng được chia đều trong đó người mua sẽ rất khó phân biệt ...
Với Hoàng đàn đặc hữu Lạng Sơn giá trị lớn nhất là gỗ nhiều tinh dầu tạo ra nhiều tuyết và mầu vàng sẫm. Gỗ Hoàng Đàn nhái mầu nhợt nhạt được dùng phẩm mầu vàng nhuộm sẫm . Thuốc kích thích ra tuyết dạng lỏng như nước xuất xứ từ Trung Quốc được tẩm ướp để kích thích ra tuyết. Lớp tuyết này sẽ mất rất nhanh sau một thời gian ngắn ...
Từ hơn chục năm trước, muốn bán được món đồ bằng gỗ Sưa người thợ mộc phải làm giả thành gỗ Gụ mới tiêu thụ được. Giống Sưa rất dễ trồng, phát triển tốt. Vì lợi nhuận quá lớn nên ở một số vùng miền núi bà con chặt phá cây khác để thay thế bằng Sưa, có tới cả nghìn Héc ta Sưa được 5 đến 7 năm tuổi đang phát triển tốt. 1 hoặc 2 chục năm nữa số cây trưởng thành này cho thu hoạch, hi vọng tới thời điểm đó Trung Quốc vẫn nhập Sưa như hiện tại để người Việt Nam mình đỡ phải dùng Sưa làm chất đốt đun nấu gây lò trong bếp:D
Với một số loại gỗ đã tuyệt chủng mà chỉ người Việt mình chơi như Thủy Tùng, Mun Sừng, Ngọc Am đó là cách tích trữ giữ gìn như một món đồ gia bảo an toàn nhất cho mỗi nhà sưu tầm đồ gỗ...
Với Hoàng Đàn, giá thành hiện giờ đội nên rất cao vì là hàng ưa chuộng với Trung quốc. Mà thị trường Trung Quốc luôn nóng lạnh thất thường, điều nữa, Hoàng Đàn chỉ có giá trị khi nó còn tuyết, mà tuyết cũng chỉ khô xác trong vòng mấy tháng. Khi chúng đã khô thì giá trị của Hoàng Đàn gần như rất thấp. Cũng chính vì vậy Hoàng Đàn phần gốc rễ thường đắt hơn thân cành vì lượng tinh dầu cao hơn...Kết luận lại, Hoàng đàn là giống gỗ đã tuyệt chủng nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu an toàn để tích trữ cho hậu bối...
Gỗ Sưa có 3 loại chính trên thị Trường Việt Nam: Sưa tím, Sưa đỏ, Sưa Vàng. Trong 3 loại đó có loại Bắc và Nam. Giá Sưa thấp nhất là 1 triệu rưỡi/ 1 kg. Loại trung trung làm được pho tượng nhỏ cỡ 3 triệu rưỡi tới 5 triệu rưỡi 1 kg . Nếu là ván đường kính 30 cm trở lên giá ngoài 30 triệu/ 1 kg nhưng loại này gần như không còn do bị thương lái săn lùng.
Thực ra sự so sánh giữa Sưa Hải Nam, Sưa Bắc và Sưa Miền Nam dấu hiệu nhận biết rất mờ nhạt phải là người sưu tầm chuyên nghiệp mới lắm bắt được. Ngay tại thị trường gỗ Trung Quốc, với người kinh doanh, nếu công khai với khách hàng Sưa nguồn gốc Việt nam sẽ vĩnh viễn không tiêu thụ được hàng, cũng chính vì vậy có vụ kiện nổi đình đám về 1 vị khách kiện một doanh nghiệp lớn ở Bắc Kinh vì bộ bàn ghế bà ta mua giá hơn chục tỷ thay vì Sưa Hải Nam như Công ty thông báo là Sưa nguồn gốc Việt... Điều đó để thấy rõ, ngay với người tiêu dùng Trung Quốc họ còn khó phân định huống hồ là người chơi Việt... 98% Sưa ở thị trường Việt là xuất sang Trung Quốc. Sưa Hải Nam được biết đến với giá trị siêu việt của nó, vậy nên cơ may lọt về Việt Nam một Tác phẩm vào tay ai đó để rồi nhờ họ tìm ra sự khác biệt giữa chúng với nhau rồi có câu trả lời thật là khó ...
Thời gian gần đây...Một loại cây dạng thân leo như cây Nho, cây Hoa giấy, cây Nhót mọc ở rừng nước Lào. Dân khai thác thấy nó có vân và mầu sắc mùi vị hao hao giống Sưa thì gán cho cái tên Sưa dây. Thực ra trong tất cả chi họ nhà Sưa chả có họ hàng nào là thân leo cả. Để phân biệt chúng với Sưa chính thống quá dễ dàng vì sự khác biệt rất lớn. Sưa dây Lào đường kính đa phần là 4 tới 5 cm khúc to tới 10 cm là hiếm lắm rồi . Mầu của Sưa Tím giống mầu Táo Tầu, Sưa dây mầu tím thâm đặc trưng giống gỗ Cẩm nhiều hơn. Mùi hương thì nhạt mà khác hoàn toàn với Sưa chính thống. Cũng chính vì vậy giá của Sưa dây chỉ ngang hoặc nhỉnh hơn Trắc đôi chút ...

Để nhận biết gỗ Sưa, trong dân gian người ta dùng các phương pháp cơ bản như sau :
(i) Nhìn (quan sát bằng mắt thường) :
+ Sắc gỗ màu vàng hoặc đỏ ; gỗ để lâu phủ bụi có thể xuống màu song dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu lại sáng vàng hoặc đỏ. (các cụ ngày xưa có câu đẹp như "sắc gỗ sưa" )
+ Vân gỗ nổi lên từng lớp từng lớp rất đẹp,
+ Tom (thớ gỗ): Mịn , nhỏ, màu hồng (hoặc đỏ) sẫm, thi thoảng có tom màu đen.
(ii) Ngửi : đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ thấy mùi thơm ngát mùi trầm, hoặc đốt , khói tỏa hương rất thơm, tàn màu trắng ngà (giống tàn thuốc lá 555).
(iii) : Cân : nhẹ hơn gỗ trắc, gỗ lim, gỗ cẩm lai ... nặng hơn gỗ xoan, gỗ dổi, ...


(Một bài viết khác về Sưa của bác Khoa giảng viên đại học bên Úc)

Giả thuyết:

Sự biến động của giá Sưa ở Việt Nam(VN) trùng hợp với thời điểm đăng tải các công trình nghiên cứu về gỗ Sưa trên các tạp chí chuyên nghành.

Mục đích của bài viết:
(1) Chứng minh giả thuyết đưa ra ở trên là có căn cứ.
(2) Tóm tắt ứng dụng y học của gỗ Sưa dựa theo những kết quả nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Từ đó, những cột mốc thời gian quan trọng như 1997, 2005, 2013 được rút ra và thực tế cho thấy trùng lặp với sự biến đổi (lên giá) của thị trường gỗ Sưa ở VN.
(3) Sự khác nhau giữa Sưa Hải Nam (Dalbergia odorifera), Sưa Việt Nam (Dalbergia tonkinesis) và những tác dụng chính của gỗ Sưa được trình bày ngắn gọn.
(4) Xoá tan bầu không khí huyền bí về gỗ Sưa mà trong nhiều thập kỷ qua tin tức liên quan đến Sưa thường được gắn liền với "tin đồn", "giai thoại"... mà không được tiếp cận một cách khoa học và khách quan.

A. Sơ lược
Sau 2 tập đầu với thông tin về cách nhận biết, giá trị và chỗ đứng trên thị trường của gỗ Sưa, bí ẩn về loại gỗ quý này cũng được sáng tỏ phần nào! Nhưng... người viết vẫn còn băn khoăn bởi lẽ nhiều đoàn khoa học giám định của Việt Nam đã khăn gói sang Trung Quốc (TQ) xâm nhập thị trường tìm hiểu TẠI SAO TQ THU SƯA Ồ ẠT GỖ SƯA nhưng "bổ đề sưa" vẫn còn là một dấu hỏi lớn! Nhiều thông tin "truyền miệng" liên tục được "cập nhật" tăng tính huyền bí và đẩy giá gỗ Sưa lên cao chót vót!
Tên gỗ Sưa Hải Nam = Dalbergia odorifera = koshinko (tiếng Nhật) = huali T. Chen (tiếng TQ) hay "Jiang Xiang" tên thuốc Đông Y tiếng TQ. Theo cách phân chi và loài, Sưa Việt Nam (Dalbergia Tonkinesis) có họ hàng xa với Sưa Hải Nam. Cây Sưa cũng mọc ở 3 tỉnh khác ở TQ là Quảng Tây, Quảng Châu, Phúc Kiến và có thể chia thành 4 loại khác nhau. Để phân biệt Sưa Hải Nam và Sưa Quảng Châu thì chỉ có cách thử DNA trong phòng thí nghiệm như đã được đăng tải bởi các nghiên cứu của TQ! Vì 4 loại Sưa của TQ có họ hàng gần với nhau và mọc phổ biến nhất trên đảo Hải Nam nên chúng được gọi chung là Sưa Hải Nam. Sự khác biệt giữa Sưa Hải Nam và Sưa Việt Nam có thể đa số dựa vào những điểm chính sau:
1. Theo những nghiên cứu khoa học, Sưa Hải Nam có nồng độ dầu trong gỗ khoảng 3.8%, Sưa Việt Nam khoảng 0.8% và Sưa dây Lào khoảng 0.1%. Như thế, độ thơm tỏa của Sưa Hải Nam khoảng gấp gần 5 lần của Sưa Việt Nam và gấp gần 38 lần Sưa dây.
2. Vì có nồng độ dầu cao, bề mặt của Sưa Hải Nam có một lớp bóng mờ đặc trưng (lân tinh) mà theo các chuyên gia TQ phải va chạm với Sưa Hải Nam một thời gian lâu mới cảm nhận được. Chú ý Sưa Việt Nam cũng có lân tinh trên mặt gỗ!
3. Theo giới buôn gỗ TQ, Sưa Hải Nam thường đa số có vân gọn, "thứ tự" nhưng vân gỗ dài, vằn vện, uốn lượn, liền lạc và sắc nét. Sưa Việt Nam thường đa số có vân "mất trật tự" và thường có khía, gai, đứt đoạn, không nhuyễn, mượt như vân Sưa Hải Nam.
4. Sưa Hải Nam cầm nặng tay hơn và kích thước cũng nhỏ hơn Sưa Việt Nam. Sưa Hải Nam thường có màu xẫm hơn Sưa VN, Sưa VN thường có một màu vàng sang trọng tự nhiên. Sưa dây đường kính thường dưới 15cm và có nhiều mắt, mấu, hay bị bọng, tim.

Hiện nay Sưa Hải Nam được chính phủ TQ cấm khai thác dưới dạng phôi nên hầu hết các pho tượng làm bằng Sưa Hải Nam (1) rất hiếm và (2) được chế tác trên phôi có xuất xứ từ xưa do chủ cất giữ! Giá Sưa Hải Nam 20 năm trước chỉ vào khoảng 2 Tệ/kg ~ 7.000 VNĐ/kg! Nhưng hiện nay giá Sưa Hải Nam, Sưa Việt Nam đã tăng lên trên 1.000 lần và sẽ còn tăng cao trong tương lai! Người viết đã chứng kiến có 1 cửa hàng ở TQ với nhiều pho tượng Sưa Hải Nam to khủng với giá ít nhất 100k USD/pho! Sưa VN như đã nói ở các tập trước bị để riêng một góc để dễ phân biệt và giao lưu! Giá Sưa VN rẻ hơn Sưa Hải Nam khoảng 4-5 lần.

B. TẠI SAO Sưa ĐẸP đáng sưu tầm?
Ngược dòng lịch sử, tên của gỗ Sưa vào thời Minh là "huali/hualu". Chỉ đến khoảng 100 năm gần đây, "huali/hualu" được đổi thành "huanghuali/huanghualu" do đặc tính gỗ Sưa theo thời gian phản ứng với ánh sáng lên "ten" màu vàng trên mặt gỗ. "Huang" = màu vàng và "huali/hualu" = flowering pear = cây lê/lý trổ hoa, dịch ra tiếng Việt là "Hoàng Hoa lê".
Tin đồn gỗ Sưa dùng ướp xác, nghiền nhỏ trộn vào thuốc phiện, trùng tu Tử Cấm Thành, vv ... thổi phồng hiệu quả thật sự của gỗ Sưa! Có tin đồn TQ thổi giá Sưa lên cao rồi bí mật tuồn gỗ vào VN bán lại (nôm na "chở củi về rừng") nhưng theo tác giả được biết, TQ vào VN thường đa phần là mua chứ không bán lại, mà nếu có bán chưa chắc thương lái VN mua vì giá cao, nên tin đồn TQ thổi giá Sưa lên để bán lại cho VN có thể không có căn cứ! Nhưng TẠI SAO GỖ SƯA ĐẸP RẤT ĐÁNG CHƠI VÀ HIẾM? Tóm lược có những điểm mạnh chính của gỗ Sưa:
a. Tính phong thủy cao: có nghĩa là người sở hữu được nhiều gỗ Sưa sẽ được quý nhân phù hộ, công việc hanh thông, tai qua nạn khỏi. Để chứng minh một cách khoa học thì không thể nên điểm lợi về phong thủy vẫn luôn bí ẩn! Cá nhân tác giả đã cảm nhận được 2 lần!
Bàn về phong thủy chắc có lẽ không có cực phẩm nào có sự ảnh hưởng mạnh như Trầm hương, Kỳ nam và sừng tê giác! Nhưng theo nghiên cứu của người viết: Trầm, Kỳ và sừng tê không có thành phần hoá học để chữa "bá bệnh" như đồn thổi! Mặc dù thế, Trầm Kỳ và sừng tê vẫn được sưu tầm ráo riết trong giới thượng lưu để tăng phong thủy và "chữa bệnh"! Điều này cho thấy câu "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" ảnh hưởng rất mạnh trong tín ngưỡng ở Châu Á!
b. Có thể dùng chữa bệnh: Những nghiên cứu khoa học được đăng tải trên những tạp chí chuyên ngành đáng tin cậy từ năm 1982 đến 2015 phân tích kỹ thành phần hoá học của gỗ Sưa và phát hiện những tố chất có lợi cho cơ thể con người như tóm tắt chi tiết bên dưới.
Bàn "bên lề" về các tạp chí chuyên nghành, khi một bài viết được nộp vào, sẽ có 3 hoặc 4 chuyên gia trong lĩnh vực của bài viết xét duyệt. Nếu một trong những chuyên gia này không đồng ý để bài viết được đăng, bài viết sẽ bị thải. Những chuyên gia này sau quá trình cân nhắc xét duyệt nội dung bài viết, mỗi chuyên gia sẽ viết 1 bản báo cáo nhận xét về bài viết, yêu cầu hiệu chỉnh. Tác giả bài viết sau đó hiệu chỉnh bài viết và nộp vào toà soạn lần 2. Bài viết được gởi cho những chuyên gia nhận xét lần đầu để xét lại (Có trường hợp khi bài viết nộp vào lần 2, toà soạn gởi cho những chuyên gia không xét duyệt ở lần 1 làm tăng độ khó nhận bài!) Sau đó những chuyên gia này ra quyết định cuối cùng nếu bài viết được đăng hay không. Vì qua quá trình xét duyệt gắt gao nên bài viết đăng trên tạp chí chuyên nghành có nội dung chuẩn và đúng. Sự uy tín của một tạp chí có thể được "đo" bằng chỉ số tác dụng (Impact Factor hay IF): IF càng cao thì tạp chí càng uy tín. Ví dụ: IF = 2 có nghĩa là trung bình kết quả/ý tưởng của một bài viết của 1 tạp chí được những bài viết khác đề cập đến ít nhất 2 lần trong năm. IF > 1 đã gọi là khá. Tạp chí nổi tiếng Nature có IF = 30 và rất khó để có bài viết được đăng trên Nature! Điểm yếu của quá trình kiểm tra gắt gao là thông tin của những bài viết khi đã được nhận đăng trên tạp chí chuyên ngành đã bị cũ thường ít nhất 1 năm.
c. Tăng "đẳng cấp" của người sở hữu: Điểm này có thể dựa trên việc các quan lại của TQ ngày xưa khi được Vua khen thưởng thường được ban cho vật dùng bằng gỗ Sưa. Vì thế, nhà nào có Sưa chứng tỏ họ có công lớn với triều đình. Vua chúa ngày xưa cũng được cống nạp gỗ Sưa. Ngày nay, người TQ có thể dựa vào những dấu ấn lịch sử trên mà tin và mua Sưa rất mạnh. Hiện nay giới thượng lưu TQ đổ tiền vào "sưu tầm" cổ vật và Sưa như một cách thể hiện đẳng cấp mặc dù họ chưa chắc hiểu ý nghĩa của những ký tự cổ ghi trên món đồ! Khoảng 20 năm trước các nhà sưu tập cổ vật và Sưa thường "nghèo" hơn bây giờ nhưng thông thái hơn!


Hình 1: cảnh chợ trời bán Sưa "Hải Nam" ở Hải Khẩu, Hải Nam. Đa phần sưa bày bán xuất xứ từ VN và các nơi khác chứ không phải Sưa Hải Nam!
d. Đồ cổ bằng Sưa giữ giá rất cao: Các vật dụng bằng gỗ Sưa từ thời Minh được bán đấu giá rất cao, chứng tỏ gỗ Sưa rất được chuộng không những ở Châu Á mà trên toàn thế giới, đẩy giá gỗ Sưa lên cao. Hiện nay trên toàn thế giới chỉ còn khoảng dưới 10.000 hiện vật bàn ghế cổ từ đời Minh làm bằng Sưa.


Hình 2: một chiếc bàn cổ đời Minh được đấu giá giao lưu khoảng $59k USD!


Hình 2a: Một cặp ghế cổ đời Minh được đấu giá giao lưu khoảng $120k USD!

e. Vân và mùi của gỗ Sưa rất sang trọng: vân gỗ Cẩm, Hương, Sưa dây rất giống gỗ Sưa chuẩn nhưng nhìn hơi "dơ"! Điểm này đa số người chơi ngộ nhận, không để ý kỹ mà bỏ lỡ sự vượt trội của vân gỗ Sưa vì Cẩm, Trắc... có vân cũng đẹp vậy! Cần gì chơi Sưa cho đắt tiền!!"
Mùi gỗ Sưa mát lạnh sang trọng thoang thoảng, không đậm như Trầm Hương hay Hoàng Đàn! Nhiều tài liệu nói Sưa có mùi "thoảng hương Trầm" cá nhân thấy không chính xác! Cẩm và Hương có mùi hốc, không thích ngửi nhiều lần. Cảm nhận cá nhân mùi gỗ Sưa trong mát và tinh khiết! Gỗ Sưa đẹp kích thước to rất hiếm nên việc ngộ nhận "Sưa không hiếm" có thể là sai!

C. Chi tiết
Tính đến tháng 3- 2015, có 103 công trình nghiên cứu về gỗ Sưa được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Con số 103 sẽ dễ dàng tăng lên cho đến cuối 2015 và trong tương lai. Để tìm hiểu một cách khoa học, các công trình nghiên cứu về cấu phần hoá học và ứng dụng của gỗ Sưa được liệt kê ngắn gọn như sau:
1982: Bài nghiên cứu khoa học đầu tiên xuất hiện chứng minh gỗ Sưa chữa được bệnh tim -Tác giả là người TQ.
1985: Trị bệnh máu đông cục, co thắt cơ, hoại tử - Tác giả là người Nhật.
1989: Trị hoại tử - Tác giả là người Mỹ và TQ.
1990: Giúp tráng kiện cơ thể, giúp tiêu hoá - Tác giả là người Mỹ và TQ.
1992: Tiếp theo kết quả nghiên cứu có được từ 1985 - Tác giả là người Nhật.
1993: Quá trình phân chia và dự trữ đạm của cây Sưa được đề cập - Tác giả là người TQ.
1995: 2 nghiên cứu chứng minh Sưa giúp cơ, gân, cốt cử động linh hoạt - Tác giả là người Đài Loan.
1995: Chống ung thư - Tác giả là người Hàn Quốc.
1997: Gỗ Sưa được phân loại - Tác giả là người TQ.
1997: Tìm ra 2 tố chất mới chống ung thư - Tác giả là người Đài Loan. TQ và Đài Loan đã bắt đầu âm thầm thu mua Sưa ở VN!
1998: Chống dị ứng, lão hoá và hoại tử - Tác giả là người Đài Loan.
2000: Trị lão hoá với nhiều hợp chất mới trong dầu Sưa được phát hiện - Tác giả là người TQ.
2002: Trị tim - Tác giả là người Nhật.
2002: Vài phân loại mới của Sưa được tìm ra - Tác giả là người TQ.
2003: Trị lãng trí - Tác giả là người Anh.
2004: 21 hợp chất trong dầu Sưa được liệt kê. Ứng dụng trị bệnh tim, hoại tử, tăng độ dẻo của gân và chống ung thư - Tác giả là người TQ.
2005: Với 8 bài nghiên cứu về Sưa, đánh dấu mốc cho sự thu mua Sưa của TQ ồ ạt ở VN. 10 hoạt chất trị ung thư của Sưa được phát hiện. Sưa và các thảo dược khác trên bờ cạn kiệt và chính phủ TQ đã phát động duy trì bảo vệ để việc sử dụng Sưa và các dược thảo khác được lâu dài. Cấu phần hoá học của Sưa vẫn được liên tục phân tích và nghiên cứu bởi TQ.
2006: Cấu phần hoá học của Sưa vẫn được liên tục phân tích và nghiên cứu bởi Hàn Quốc. TQ không công bố kết quả nghiên cứu trong 2006.
2007: Trị lão hoá và tim như đã ghi trong sách thuốc của những vị Vua TQ đời trước - Tác giả là người TQ.
2008: Tiêu mỡ, chống ung nhọt, chống hoại tử - Tác giả là người TQ, Hàn Quốc và Miến Điện.
2009: Trị tim, xả stress. Bên cạnh đó, nghiên cứu về cấu phần hóa học của sưa được TQ, Hàn Quốc ráo riết thực hiện.
2010, 2011, 2012: Nghiên cứu về cấu phần hóa học của Sưa được TQ, Hàn Quốc ráo riết thực hiện với hiệu quả dùng Sưa tạo lên men, chống lão hoá, khử trùng và trị tim. Cách chiết giống cây Sưa được TQ công bố. Phúc Kiến bắt đầu khai thác và trồng Sưa.
2013, 2014: Nghiên cứu về cấu phần hóa học của Sưa tiếp tục được TQ thi hành ráo riết. Khả năng chống ung thư của Sưa được nghiên cứu sâu hơn, thuốc trị bệnh tim từ Sưa được thử nghiệm và đưa vào sản xuất. Thêm 9 chất gây mùi thơm của Sưa được phát hiện. Giá Sưa lên khá cao mặc dù tình hình Biển Đông khá căng thẳng! Chỉ đến khi TQ rút về gần hết vào gần cuối 2014 thì giá Sưa vẫn tăng nhưng chậm hơn so với giai đoạn 2011-2013!
2015: Nghiên cứu về sự sinh trưởng của cây Sưa khi bị nấm xâm phạm được tiến hành.


D. Kết luận
1. Gỗ Sưa có thể dùng trị hiệu quả những chứng bệnh sau: tim, lão hoá, hoại tử, ung thư, nhọt, máu đông cục. Có bằng chứng khoa học Sưa có thể dùng để:
(i) trị đãng trí, trầm cảm, co thắt cơ, bón,
(ii) giúp lưu thông huyết áp bồi bổ cơ thể, tăng độ dẻo của gân cơ và khử trùng,
mặc dù tính hiệu quả chưa được đề cập. Các chức năng trị bệnh khác của gỗ Sưa chưa được chứng minh một cách khoa học và không được đề cập tính đến tháng 3 - 2015.
2. Các nghiên cứu khoa học nêu trên đã được thử nghiệm trên chuột và thỏ trong phòng thí nghiệm với kết quả khả quan. TQ đã cho tiến hành chế biến thuốc trợ tim cho người, dùng các hợp chất của gỗ Sưa từ năm 2013. Việc thuốc này có được phổ biến đại trà và được đón nhận hay không thì chưa ai biết?!
3. Đa phần những nghiên cứu về Sưa được phác thảo và thực hiện bởi TQ, Hàn Quốc và Đài Loan. Nhật và Miến Điện cũng trợ lực về lĩnh vực này. Việt Nam không có đóng góp nào trên lĩnh vực khoa học về gỗ Sưa!!
4. Sưa được chính thức nghiên cứu một cách khoa học vào năm 1982 và 2005 là năm TQ công bố một cách khoa học với bằng chứng rằng Sưa có thể trị một cách hiệu quả bệnh tim, lão hóa và ung thư.
5. Phúc Kiến đã bắt đầu gieo trồng chiết cành Sưa vào năm 2010.
6. Các công trình nghiên cứu về gỗ Sưa vẫn đang tiếp tục đăng tải và thông tin hiện có trong bài này chỉ được cập nhật đến tháng 3 - 2015.
7. Ứng dụng của Sưa trong ngành y tế của Ấn Độ và Miến Điện chưa được rõ nét với chỉ 2 trên tổng số 103 nghiên cứu khoa học được đăng tải.
8. Thông tin viết bài này được truy cập như sau:
(i) vào trang "scopus.com"
(ii) đánh vào tên khoa học của gỗ Sưa "Dalbergia odorifera" sẽ thấy 103 bài viết bằng tiếng Anh cùng với thời điểm bài viết được đăng.
9. Qua phân tích và giám sát, thời điểm công bố các kết quả nghiên cứu khoa học về gỗ Sưa trùng hợp với những cột mốc quan trọng về sự biến đổi (lên giá) trên thị trường gỗ Sưa ở VN.
3 cột mốc thời gian quan trọng rút ra được như sau:
1997: TQ bắt đầu âm thầm thu mua Sưa ở VN trùng lập với việc TQ, Hàn Quốc và Đài Loan bước đầu phát hiện ra gỗ Sưa có chất trị được bệnh tim, lão hoá và ung thư.
2005: TQ, Hàn Quốc và Đài Loan tiếp tục khẳng định giá trị thực tiễn của Sưa trong việc trị được bệnh tim, lão hoá và ung thư với nhiều thành phần chất mới trong dầu gỗ Sưa được phát hiện. Đây cũng là lúc TQ công khai thu mua Sưa ồ ạt và trả giá cao đúng với giá trị thật của gỗ Sưa.
2013: Nhiều bài nghiên cứu về Sưa được công bố. TQ tiếp tục thu mua Sưa với giá cao hơn 2005! Có lẽ thương lái TQ dự đoán được sự căng thẳng ở Biển Đông mà gom Sưa ở VN ồ ạt cho... "chuyến tàu cuối"?!! Giá Sưa ở thời điểm năm 2015 vẫn cao hơn so với 2014 nhưng vì Sưa trở nên khan hiếm: phải mất một khoảng thời gian lâu hơn những năm trước để gom được cùng một lượng Sưa trong 2015, vì thế việc giao lưu trao đổi gỗ Sưa chậm lại chứ không phải vì "Sưa xuống giá"!
Qua những bằng chứng trùng lập của (i) thời điểm TQ, Hàn Quốc và Đài Loan đăng tải kết quả nghiên cứu về gỗ Sưa trị được bệnh nan y như ung thư, lão hoá, bệnh tim trên tạp chí chuyên nghành và (ii) sự biến động (lên giá) của Sưa ở VN, giả thuyết đưa ra trong bài này là có căn cứ và có thể áp dụng để phần nào "dự đoán" thị trường Sưa trong tương lai ở VN. Dĩ nhiên giả thuyết trong bài này khả năng cao chỉ là một trong nhiều giả thuyết có căn cứ về việc TQ thu Sưa ồ ạt! Đến thời điểm viết xong bài này vào tháng 4 - 2015, tác giả chưa tìm ra nguồn của các giả thuyết tin cậy khác!

Loạt ảnh các tác phẩm gỗ Sưa mà em đã từng tiếp cận:








































 

Ducbom88

Xe đạp
Biển số
OF-658706
Ngày cấp bằng
23/5/19
Số km
20
Động cơ
108,100 Mã lực
Tuổi
36
Bác huy cho hỏi đó là gỗ gì theo kinh nghiep của bác
 

Ducbom88

Xe đạp
Biển số
OF-658706
Ngày cấp bằng
23/5/19
Số km
20
Động cơ
108,100 Mã lực
Tuổi
36
Khả năg là sưa. Gỗ của bác đã thành đồ chưa, bao nhieu kg




[/QUOTE]
 

vertaq

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31582
Ngày cấp bằng
17/3/09
Số km
3,080
Động cơ
509,017 Mã lực

vertaq

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31582
Ngày cấp bằng
17/3/09
Số km
3,080
Động cơ
509,017 Mã lực




Thưa các cụ.
Chả là em đang muốn rước 1 chiếc tủ thờ về để thờ trên nhà chung cư. Kích thước thì quyết được là 1.27×61 rồi.
Nhưng về chất gỗ e đi tham khảo 1 vòng từ Nguyễn Xiển ra Đê La Thành thì bị loạn trong mê trận luôn.
Gỗ Gụ "lào" cùng mẫu và kích thước vd như 1m27 bộ 2 món cả bàn con có chỗ chỉ 7tr. Có chỗ 11 rồi có chỗ 22tr. Em đang thắc mắc liệu 7tr có mua đc đúng là gỗ Gụ không, nhờ các cụ ngắm xem mộc 2 món này có phải là gụ không ạ. Còn gỗ Hương là cả câu chuyện


E rót riệu kính nhờ.
7tr thì không có gụ, chắc chắn luôn
7tr là gỗ rất giống gụ, hàng tạp Châu Phi
 

khkdgs

Xe điện
Biển số
OF-29597
Ngày cấp bằng
20/2/09
Số km
2,479
Động cơ
505,860 Mã lực
em thích gỗ giáng hương làm bàn ghế phòng khách. cụ chủ cho em xin ít kinh nghiệm với. thank.
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
14,255
Động cơ
567,319 Mã lực
em thích gỗ giáng hương làm bàn ghế phòng khách. cụ chủ cho em xin ít kinh nghiệm với. thank.
Gỗ Hương đỏ(giáng hương) đóng đồ thì quá tốt rồi
Chỉ là biết phân biệt để tránh bị tráo sang gỗ Hương Nam phi, là loại gỗ chả liên quan gì tới gỗ Giáng Hương
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
14,255
Động cơ
567,319 Mã lực

Ducbom88

Xe đạp
Biển số
OF-658706
Ngày cấp bằng
23/5/19
Số km
20
Động cơ
108,100 Mã lực
Tuổi
36
Cảm ơn bác. Vì cục gỗ này em mua dc khu vực ninh binh. Thanh hóa. Nó bị ngâm nước đá vôi và dưới suối nươc. Giờ như hóa thach rồi bác. Cục nay cua em nang tren 100kg. Nu trong kỳ lạ vô cùng
 

ford focus 2010

Xe điện
Biển số
OF-71044
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
3,511
Động cơ
463,378 Mã lực
Nơi ở
NTTart
Cụ nào rành nhìn hộ em xem bộ này phải Cẩm Lai ta không với (chủ sở hữu bảo thế) dùng mười mấy năm rồi. Giá tầm nào thì lấy được ạ? E định lấy cho các cụ ở quê dùng!





Ko có dấu hiệu cảm lai, nhìn vân thường, như gụ cụ nhé
 

ford focus 2010

Xe điện
Biển số
OF-71044
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
3,511
Động cơ
463,378 Mã lực
Nơi ở
NTTart





Cụ HuyArt xem hộ em gỗ gì với
 

Mr.Chem

Xe điện
Biển số
OF-54895
Ngày cấp bằng
13/1/10
Số km
3,495
Động cơ
490,317 Mã lực
Em đang muốn tìm hiểu về loại gỗ này, lão cho em ít thông tin. Trong em hay gọi là cà te, em google thì ra gỗ gõ đỏ, cứ bảo gỗ nhóm 1 nhưng em thấy độ quý hiếm không như các loại gỗ trắc hay hương, không biết cái nhóm 1, nhóm 2 là căn cứ theo cái gì?
Gỗ này em tạc bức tượng có được bền với thời gian không, vì em đã tạc 1 bức. Chỗ còn lại đang không biết xử lý thế nào vì trong lõi lại có vết nứt, được thì lão tư vấn giúp.





 

thaisonst

Xe đạp
Biển số
OF-306414
Ngày cấp bằng
31/1/14
Số km
24
Động cơ
301,820 Mã lực
Sơn huyết mà xử lý kỹ thì còn tốt hơn Gụ Lào và Hương Nam Phi cụ ạ
Em có bộ gỗ Hương Vân tay 12 vân cực đẹp, cụ rảnh qua ngắm ạ
Em đang quan tâm bộ Hương Vân này, cụ cho xin 500 ảnh được ko?
Cảm ơn cụ
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
14,255
Động cơ
567,319 Mã lực
Em đang muốn tìm hiểu về loại gỗ này, lão cho em ít thông tin. Trong em hay gọi là cà te, em google thì ra gỗ gõ đỏ, cứ bảo gỗ nhóm 1 nhưng em thấy độ quý hiếm không như các loại gỗ trắc hay hương, không biết cái nhóm 1, nhóm 2 là căn cứ theo cái gì?
Gỗ này em tạc bức tượng có được bền với thời gian không, vì em đã tạc 1 bức. Chỗ còn lại đang không biết xử lý thế nào vì trong lõi lại có vết nứt, được thì lão tư vấn giúp.





Gỗ xếp nhóm theo các đặc tính độ bền vật liệu, độ đẹp, quý hiếm. Có cả nhóm đặc biệt quý hiếm, cụ tham khảo trên mạng cho chi tiết
Gõ đỏ(cà te) dùng rất thích, chả kém gì gỗ Hương mà lại rẻ hơn, về vân veo thì nó kém Hương 1 chút
 

viendu

Xe tải
Biển số
OF-67553
Ngày cấp bằng
2/7/10
Số km
249
Động cơ
434,875 Mã lực
Em không biết gì về gỗ, hiện gia đình định sắm bộ tủ áo và giường, vào cửa hàng em thấy có bộ nhìn bắt mắt, hỏi thì nhân viên bán hàng bảo gỗ hương Nam Phi, giá tủ là 14tr, giường 1,6m là 9 tr. Các cụ rành về gỗ cho em hỏi có nên mua bộ này không vậy? Cám ơn các cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top