15. Gỗ Tử Đàn:
(Bài này của bác Khoa, giảng viên đại học bên Úc, 1 người ham mê và sưu tầm các loại gỗ quý hiếm)
A. Vào đề...
Có tự bao giờ cái tên "Tử Đàn" trên cửa miệng các cụ chơi gỗ ở VN nhỉ? Chắc tại "Vương mộc" làm các cụ tò mò! Mà tò mò thì dễ bị "thò" các cụ ợ! VN có loại gỗ nào đo đỏ giả được Tử Đàn không nhỉ? Em gãi đầu mà tìm đáp án! Các cụ có ý hay xin chỉ giáo giải ngố cho em ạ!
Kết luận "khơi khơi" hiện nay: Tử Đàn rao bán ở VN là "thật"!
Tử Đàn Ấn Độ lá nhỏ là loại gỗ quý hiếm và còn rất mới ở VN:
ít người biết thẩm định loại này. Tinh thần là "chậm mà chắc", đa số các cụ thường lựa Tử Đàn lâu năm xuống màu tím than cho an toàn! Nhưng lỡ có pho tượng mới đục còn đo đỏ mà thích quá thì sao nhỉ? Thôi thì cứ nhắm mắt đưa tiền vậy!!!???
Cũng cần nhấn mạnh rằng Tử Đàn lá nhỏ xuất xứ từ Ấn Độ và BỊ CHÍNH PHỦ ẤN ĐỘ CẤM MUA BÁN TRAO ĐỔI PHÔI DƯỚI MỌI HÌNH THỨC, NẾU VI PHẠM THÌ NGỒI TÙ LÀ ĐIỀU CHẮC CHẮN. Cho nên, phôi Tử Đàn thoát ra ngoài Ấn Độ là cả một quá trình "phấn đấu, vượt khó, vượt rào, vượt ngục..." chung chi cho kiểm lâm Ấn ĐỘ của dân buôn Tử Đàn. Giá cả vì thế khá chát, đa số dân buôn Tử Đàn là người TQ và ĐL với nhiều pho rất to và khủng dạng lũa hét giá "sao Chổi"!
Cây Tử Đàn lá nhỏ rất lâu lớn, quá trình sinh trưởng vài trăm năm để có đường kính lõi khoảng 10 cm trở lên. Mặc dù vậy, trong vòng 5 năm đầu cây Tử Đàn lá nhỏ lớn rất nhanh, đạt chiều cao khoảng 3m. Cây Tử Đàn lá nhỏ không chịu được nhiệt độ lạnh với một số cây bị sương "đốt" vào mùa đông trên rừng già Ấn Độ. Em đọc tin thấy có nhiều dân buôn Tử Đàn bị bắt ở Ấn Độ nhưng Tử Đàn lá nhỏ vẫn thấy nhan nhản ở TQ với giá cao ngất ngưởng! VN về khoản buôn Tử Đàn thì còn phải phấn đấu nhiều ạ!
Gần đây em nghe các cụ kháo nhau Tử Đàn sẽ được trồng ở VN mà chán cho cái thế thái nhân tình! Loại Tử Đàn ở VN sẽ có tên là "tử đàn DÂY" và... sẽ có nhiều hoang mang style và "Tử Đàn" sẽ tràn đầy VN! Vua chúa đại gia, thiếu gia, "dư" gia và các "gia" còn lại khỏi đi đâu xa cho mỏi! Các cụ đáp xuống VN là có Tử Đàn mà dọc mà chơi!
B. Lên đạn...
Em cũng vừa có người chào hàng một bi "Tử Đàn" hay họ nói "Trắc lá nhỏ Ấn Độ", hàng để dành trên 10 năm, đẹp, đặc, tròn và thẳng. Để tránh nhầm lẫn và gây "hoang mang style" cho người chơi, cháu có đôi lời đến các đệ tử của Tử Đàn lá nhỏ Ấn Độ: Mong các cụ không bị dính chưởng...
Viết cho tăng kiến thức chứ thương trường ngoài đời gay go hơn nhiều! Em cũng như rất nhiều cụ đã đi mua Sưa nhiều lần và Tử Đàn, Mun sừng vài lần nên biết được cái không khí hồi hộp "rút ví" ấy: KHÔNG có thời gian ngâm rượu ngâm nước! NẾU CÁC CỤ BIẾT CHẮC CHẮN TỬ ĐÀN LÁ NHỎ ẤN ĐỘ THÌ KHÔNG CẦN THỬ! Lại còn nhiều cụ đi mua cùng nữa chứ không phải mình em! Lom dom thử/thiệt thì các cụ ý mua mất hàng đẹp rồi ợ!! Đây là điều chắc chắn!
Ở trên em đề cập trường hợp NẾU CÁC CỤ BIẾT CHẮC 100% (99% chưađủ) TỬ ĐÀN LÁ NHỎ THÌ KHÔNG CẦN THỬ, nếu KHÔNG biết chắc thì theo ý em có 2 tình huống:
(1) tin người bán! Nếu không phải Tử Đàn lá nhỏ, hoàn tiền lại: có cụ nào dám chắc với em về nhà KHÔNG thử không ợ? Còn tiền vào tay người khác lấy lại khó lắm ợ!
(2) thử tại chỗ, mất lòng trước, được tiền sau! Chậm mà chắc: đường nào cũng thử thà thử tại chỗ, chịu đấm ăn xôi, 4 mắt nhìn nhau công đạo quang minh! Nếu đúng thì phơi phới, nếu sai thì chới với!!! Chỉ cần 30 phút thì sẽ biết trắng đen ợ!
Phiền các cụ cho em nhắc lại là các cụ đang muốn mua TỬ ĐÀN LÁ NHỎ ẤN ĐỘ hiếm và quý hơn vàng thỏi, chứ không phải Mun sừng 200k/kg ạ (mua Mun mà đòi thử thì còi ạ! Cụ nào đọc bài viết thẩm định Mun sừng của em mà đòi thử hay có ý định thử rượu/nước khi đi mua Mun thì bị "Dở" đấy ạ! Các bài viết thẩm định của em chỉ nên làm ở nhà các cụ thôi ợ!) Nên cẩn thận không thừa chút nào! Em cũng kêu gọi các cụ bán Tử Đàn lá nhỏ và Sưa chuẩn thì nên có chế độ bao hàng cho người chơi yên tâm, tránh trường hợp "đêm dài lắm mộng", mua đồ đắt tiền mà cứ zun zun thì hưởng thụ làm gì ợ? Nếu thật sự mua bán uy tín, người bán luôn bao hàng cho Tử Đàn, Sưa và các loại gỗ quý khác.
Cũng cần nói thêm về loại gỗ tử đàn Ấn Độ lá nhỏ, Tử Đàn lá nhỏ là vương mộc theo xếp hạng của TQ (VN chắc là xếp Tử Đàn "vô hạng" vì ít ai biết về loại gỗ này... hì hì), đứng trên Sưa (HHL)! Có 2 loại trên thị trường TQ và VN hiện nay: (i) lá nhỏ từ Ấn Độ là vương mộc và (ii) lá to từ... Châu Phi (xếp vào "cương" mộc hì hì...) vì loại lá to giá rẻ gấp nhiều lần lá nhỏ, vân thẳng, màu thì tối hơn lá nhỏ 1 chút, 1 ống bút Tử Đàn lá to các cụ có thể mua khoảng 8-10tr là giá tốt, có nghĩa là dính chưởng ít... hị hị. Em mạn phép chia sẻ tt nguồn gốc Tử Đàn lá to vì tt này hơi nhạy cảm các cụ ạ! Căn bản cũng vì niềm đam mê, giấu diếm 0 tốt!
Tử Đàn lá to thường được dùng làm ống bút thấy bán đầy bên TQ, Tử Đàn lá nhỏ dùng tạc tượng Quan Âm, Quan Công, Phật... Tử Đàn lá nhỏ cũng có 2 loại chính hiện nay: (i) loại vân mây, mịn là grade 1 và (ii) loại vân hơi thô (grade 2) rẻ hơn 1 chút. 1 cái ống bút trơn, grade 2 Tử Đàn lá nhỏ, chế tác đk 13cm, họ bán 10k tệ = 30tr VN (khoảng) chưa trả giá hehe. Cho thấy Tử Đàn grade 2 cũng đắt gần hơn 3 lần Tử Đàn lá to từ Châu Phi. Grade 1 lá nhỏ thì sẽ đắt hơn thế nữa.
1 pho Khổng tử gỗ Tử Đàn tham khảo
KT: cao tổng thể 45 cm, đế đường kính 13 cm, thân tượng đk 10cm, gỗ Tử Đàn Ấn Độ lá nhỏ, chắc, nặng tay, thợ Phúc Kiến thể hiện. Tử Đàn loại to thế này cũng hiếm đấy các cụ! Vì là hàng mới, gỗ chưa xuống màu tím, để chừng 1 năm thì sẽ xuống màu dần. Có mấy pho Tử Đàn trong cửa hàng lần trước em sang đỏ au, 2 tháng sau đã xuống màu tím nhạt.
Bây giờ mời các cụ thẩm ạ. Tổng thể thế này
C. Vào trận...
Nói thì dài dòng văn tự nhưng vẫn phải hầu các cụ. Tổng thể là 1 cây gỗ có đk 1 đầu là 14 cm, 1 đầu là 20 cm, dài 1.9 m, nặng 42 kg như Hình 1.
Hình 1: Tổng thể phôi gỗ đã được cất hơn 10 năm.
Người bán khẳng định 200% là "Trắc lá nhỏ Ấn Độ",chắc như đinh đóng cột. Cho thử thoải mái, được thì nhích mà không được cũng không sao! Mới đầu nghe qua Tử Đàn lá nhỏ đk 20 cm thì chỉ có trên sao Hỏa! Sách ghi đk 20 cm chỉ có thời vua Solomon. Ông được cống nạp mấy khúc Tử Đàn Ấn Độ lá nhỏ, không biết bây giờ nằm ở viện bảo tàng nào?... Chẳng lẽ nó trôi theo sông Nile, sông Hằng về đến sông Cửu Long rồi quẹo vô SG? Vua Solomon của Isarel là vị vua được ghi chép trong Kinh Thánh, niên đại trước công nguyên. Vua Solomon nổi tiếng vì có kho báu kếch xù, Tử Đàn được ông chuộng nên có giá trị lịch sử, do đó Tử Đàn lá nhỏ được phong vương mộc cũng có lý do! Cho nên em bán tín bán nghi, quá khủng để tin! Nhưng họ tự tin quá nên cũng ráng xích cho đẹp đội hình, nếu mà chuẩn hàng thì... ực ực...
Mời các cụ xem hình phôi ban đầu: Màu trắng đục là màu họ quét 1 lớp lót, hàng để lâu, xuống màu NÂU!! Theo nhận xét ban đầu của em, chỉ nhìn thôi, là Tử Đàn lá to Châu Phi! Kế đến, vạt ra, cũng "xanh xanh đỏ đỏ cho em nhỏ nó mừng". Chú ý là trong Hình 2, tom của phôi gỗ hơi xốp và thẳng! Không quánh và xoắn như Tử Đàn lá nhỏ!
Hình 2: Vạt phôi ra xem tom và vân gỗ...
Sau đó, dùng RƯỢU nếp hay rượu trắng 30 độ để thử chứ không phải "nước", thì cho màu CAM cà rốt như Hình 3a! Vụ này hay! Thử rượu là cách chuẩn để thẩm định Tử Đàn, cho nên cách này mà không đúng là coi như xong! Về màu, tom gỗ, độ nặng của Tử Đàn lá to và lá nhỏ, có rất nhiều điểm giống nhau và do đó độ lầm lẫn cũng tăng cao!
Hình 3a: Mùn của phôi ngâm rượu trắng cho màu CAM. Điểm này theo sách đủ kết luận không phải Tử Đàn lá nhỏ Ấn Độ! Màu HỒNG như Hình 3c mới chuẩn!
Làm chút rượu lên thành chén như Hình 3b cho nó hoành tá tràng, vẫn cam cam nhưng có chút sắc tím.
Hình 3b: Sắc CAM có màu tím nhẹ trên thành chén, nhìn thật kỹ mới thấy!
Điểm này xin đừng nhầm lẫn vì Tử Đàn lá to cũng có chất tím nhưng tím cam chứ không tím hồng khi ngâm trong rượu như Tử Đàn lá nhỏ. Nếu so sánh 2 Hình 3b và 3c thì sẽ thấy rõ sắc tím của lá nhỏ nhưng sắc tím của lá to thì phải vận nội công mới thấy được! Sau khi ngâm mùn của phôi gỗ trong rượu được 2h như Hình 3b, em nhìn cái "chất độc màu da cam" này mà tay lần tìm đôi dép râu mới mua! ặ***... Cụ nào vớ phải món này thì tránh nhé! Không phải Tử Đàn lá nhỏ Ấn Độ mà là tử...
D. Tử Đàn lá nhỏ Ấn Độ ngâm nước
Nhắcđến sắc tím, em thấy có "chuyên gia" ngâm "Tử Đàn", không biết ngâm mùn hay ngâm cái mần răng gì??, vào "nước" cho màu hồng không có sắc tím (ngâm RƯỢU cho màu hồng còn ngâm nước thì cao siêu quá em chưa thử!), nhưng cá nhân em nhìn giống màu nước xi rô chứ không phải màu hồng tím của Tử Đàn lá nhỏ! Điều đáng nói hơn là
(1) "chuyên gia" thẩm định vì "NGHE ĐỒN", em đọc mà muốn hát "hoang mang style" giùm cụ ý... không biết có bao nhiêu người chơi thẩm định gỗ quý qua thông tin "NGHE ĐỒN"? và
(2) không thấy mùn gỗ, kết quả thẩm định cho gần nửa ly "trà đá"!! Để chà đủ mùn cho lượng nước nhiều như thế rất vất vả! Phải mất gần nửa cái ống bút chứ lỵ!! Hị hị... Kiểu này sẽ có nhiều người chơi hát "hoang mang style" dài dài vì các cụ"chuyên gia"!
Tiện thể em nghịch cho vui, ngâm mùn Tử Đàn lá nhỏ vào NƯỚC để giám định và so sánh. Cũng cần nhấn mạnh là THEO SÁCH, THỬ NƯỚC KHÔNG CHUẨN. Kết quả như loạt Hình 4a-4e bên dưới.
Hình 4a: Mùn tửđàn lá nhỏ ngâm nước sau 1 phút cho màu CAM lợt.
Hình 4b: Mùn Tử Đàn lá nhỏ ngâm nước sau 90 phút cho NƯỚC TRONG CÓ MÀU VÀNG TINH DẦU chứ không phải màu hồng như ngâm rượu. Thành chén có màu tím nhạt, màu tím không rõ như khi ngâm vào rượu, chứng tỏ sách nói rất chuẩn. Màu vàng óng là màu của tinh dầu Tử Đàn, không nên tính là màu thẩm định.
Hình 4e: Mùn Tử Đàn lá nhỏ ngâm nước sau 24h.
E. Kết luận:
1. Tử Đàn LÁ TO CHÂU PHI để lâu xuống MÀU NÂU. Tử Đàn lá nhỏ Ấn Độ để lâu xuống màu TÍM than/đen.
2. Tử Đàn LÁ TO CHÂU PHI ngâm rượu cho MÀU CAM CÓ SẮC TÍM.
3. Tử Đàn LÁ NHỎ ẤN ĐỘ ngâm nước cho MÀU VÀNG TINH DẦU KHI MÙN LẮNG XUỐNG và MÀU NÂU ĐỎ KAKAO KHI QUẬY MÙN LÊN.
4. Tử Đàn ở đâu cũng có giả và thật, nếu chắc chắn 100% thì mua, nếu không thì đua! Đừng vì sĩ diện mà rước hoạ vào thân!
5. Mua hụt tử đàn thì không nên buồn vì còn đường mà chơi Sưa các cụ ợ! Âu cũng là nhân duyên!