Tôi cùng đã có những bài ý kiến về việc cho con học trường QT hay trường Việt Nam, trước tiên tôi ủng hộ cụ trong việc đầu tư cho con đi học trường QT khi có điều kiện kinh tế.
việc cho con vào trường QT thực tế không đơn giản là có tiền là học được. Cụ phải cho rằng đây là một sự đầu tư mà đầu tư cho tương lại Sự hiệu quả hay không phải một thời gian dài mới có thể biết được, nếu sai lầm sẽ không có cơ hôi làm lại. Việc F1 của cụ vào học QT bắt đầu từ cấp 2 thì không biết về vấn đề ngoại ngữ cụ đã chuẩn bị tốt cho con hay không? Nếu chưa ổn lắm thì các trường QT có những lớp tăng cường tiếng Anh cho con Cụ, điều đó giúp cho việc hoà nhập của các em tốt hơn.
bây giờ tôi có thể chia sẻ với cụ một số kinh nghiêm chon trường cho con. Có mấy loại trường phổ thông QT như sau: (Vì lý do tế nhị tôi không thể nêu tên cụ thể từng trường)
một số trường đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn một chút. Tăng cường một chút ngoại ngữ, (chương trình học vẫn theo giáo trình cỉa bộ Giáo dục Việt Nam), đồng phục đẹp và khoác lên mác QT để thu học phí cao. Những loại trường này thì cần tránh xa bởi họ chỉ cần chiều lòng phụ huynh và học sinh để thu tiền mà thôi.
loại trường QT thứ hai là họ có chủ đầu tư cũng có kiến thức về giáo dục. Họ cũng tìm hiểu về các chương trình giáo dục của các nước phát triển và đưa vào áp dụng. Tuy nhiên học cũng vẫn chưa thoát hẳn được cải bòng của chương trình giáo dục Việt Nam. Bởi vậy họ phải mở ra 2 hệ là hệ Song ngữ và hệ QT.
hai loại trên có thể gọi là các trường QT dành cho người Việt Nam.
loại thứ 3 là loại trường QT thực sự. Đây là những trường mà học sinh của họ chủ yếu là người nước ngoài (tỷ lệ học sinh Việt Nam chỉ chiếm dưới 20%)
sau đây là những kinh nghiệm từ việc đầu tư của gia đình nhà tôi để cụ tham khảo. Con tôi bắt đầu vào học mẫu giáo trường SIS từ lúc 3 tuổi. tiếp tục 3 năm đầu cấp I học song ngữ tại SIS. Theo lý luận thì ngoài tiếng Anh thì việc củng cổ vốn từ tiếng Việt trong những năm đầu đời của các con cũng rất quan trọng bởi dù sao Con vẫn là người Việt Nam. Bắt đầu từ năm lớp 4 chuyển con sang học Hệ QT tại trường SIS. Chương trình học của SIS theo giáo trình gốc là của Úc sau đó Singapore có biên soạn lại cho phù hợp với châu Á. Như vậy nói về chương trình thì SiS khá phủ hợp với học sinh Việt Nam. Sau 2 năm học tiếp tại SIS gia đình chúng tôi chuyển trường cho con sang trường QT Mỹ (St. Paul) với lý do là sẽ định hướng cho con tiếp tục theo học đại học tại Mỹ. Đây là một trường hoàn toàn Mỹ, giáo trình, phương pháp giảng dạy cũng như giáo viên đúng chuẩn của Mỹ. Cho đến nay con tôi đã học hết lớp 11 và gia đình tôi cảm thấy việc đầu tư cho con như vậy cũng đã khá ổn.
xin liệt kê cho cụ một số gợi ý về chương trình một số trường gọi là QT thự sự ở Việt Nam để cụ tham khảo:
St. Paul, Concordia theo chương trình Mỹ. Nếu đi học tiếp ở Mỹ thì nên cho con vào học trường này.
SIS, BIS, BVIS...theo hệ thống A-LEVEL của Anh. Nếu cụ có ý định cho con đi học ở những nước cháu Âu thì nên cho con vào các trường này.
UNIS, HIS theo chương trình IB, những trường này thường dành cho con em các nhà ngoại giao đang công tác tại Việt Nam học. Người Việt Nam không phải có tiền là vào được.
việc đầu tư thế nào do cụ quyết định nhưng có một lưu ý nếu cụ cho con vào học hệ QT tại các trường QT tức là cụ phải chuẩn bị một chặng đầu tư dài hơi. Ngoài việc khả năng về kinh tế cho con theo học ở bậc phổ thông thì con cụ sẽ phải đi học tiếp đại học ở nước ngoài bởi kết quả học tập của trường QT sẽ không được đa phần các trường đạo học ở Việt Nam công nhận.
chúc cụ có quyết định đúng đắn trong việc đầu tư tương lai cho F1. Nếu cần chia sẻ kinh nghiệm thêm cụ cứ inbox cho tôi