Em thì thấy quá đúng, do đâu thì mời các cụ cùng bàn
Còn ở Thụy Sĩ, ban đầu cũng có một gia đình làm bánh kẹo. Nhà bên cạnh nhìn sang, thấy vậy bèn nghĩ mình có thể sản xuất nguyên liệu làm bánh. Các gia đình khác nhìn vào hai gia đình kia, lại tiếp tục nghĩ đến việc cung cấp máy móc làm bánh kẹo, sản xuất vỏ hộp bánh kẹo, dịch vụ vận chuyển bánh kẹo... Kết quả là, từ một gia đình, họ có một tổ hợp khép kín hỗ trợ cho nhau, tận dụng lợi thế của nhau. Nhờ tính chuyên môn hóa cao, người Thụy Sĩ đã đưa nền kinh tế quốc gia phát triển, thoát khỏi sự lệ thuộc vào các quốc gia láng giềng và tạo ra những sản phẩm công nghiệp có chất lượng hàng đầu trên thế giới.
Khi bắt chước lẫn nhau, chúng ta không chỉ làm thị trường hẹp đi, kìm hãm nền kinh tế mà còn khiến những người anh em trong một nhà, những người hàng xóm cùng một làng và những doanh nghiệp cùng một ngành trở nên xa cách, hay nói theo cách thông thường là “khó nhìn mặt nhau”. Thật vậy, khi các doanh nghiệp trở thành đối đầu trực tiếp thay vì bổ trợ cho nhau, họ chẳng có gì để nói với nhau cả.
Đây có lẽ chính là nguyên nhân các hiệp hội ngành nghề ở Việt Nam không phát huy được hết vai trò của mình. Chẳng hạn câu chuyện của các hiệp hội vận tải, các thành viên của hội cũng chính là các doanh nghiệp đối thủ của nhau, nên không có nhiều điều để thỏa hiệp. Một quyết định giảm giá là có lợi cho doanh nghiệp này nhưng sẽ không có lợi cho doanh nghiệp khác.
Vì vậy, trong một hiệp hội, sẽ luôn tồn tại hai nhóm lợi ích trái chiều với mọi nghị quyết. Khi một quyết định được thông qua, nó có thể chỉ đang phục vụ cho một nhóm đa số doanh nghiệp hưởng lợi, chứ chưa thực sự dựa trên nền tảng của lợi ích chung của ngành.
Không chỉ cạnh tranh thiếu lành mạnh theo chiều ngang bằng cách bắt chước sản phẩm, dịch vụ của nhau, chúng ta còn ứng xử không đẹp theo chiều dọc của chuỗi cung ứng. Đó là khi một doanh nghiệp chuyên sản xuất muốn kiêm khâu phân phối, bán lẻ, còn doanh nghiệp phân phối lại muốn kiêm nốt cả khâu sản xuất. Chúng ta có xu hướng “cắt cầu” đối tác của mình để được “làm tất ăn cả”. Sự thiếu trung thành, trung thực đã làm giảm uy tín của người Việt trên thương trường, và các doanh nghiệp luôn phải hợp tác trong hoàn cảnh “vừa bắt tay, vừa thủ thế” với nhau.
Trở lại câu chuyện về người bạn Thụy Sĩ của tôi, ông đã dành nhiều thời gian ở Việt Nam để thuyết phục các doanh nghiệp “sản xuất bánh kẹo”, với mong muốn họ có thể chưa phối hợp với nhau ở đầu ra, thì hãy cộng tác ở đầu vào. Ông khuyên các hộ kinh doanh cùng hợp lại mua nguyên vật liệu để được giá rẻ hơn, như vậy lợi nhuận của tất cả đều tăng. Nhưng công việc này không hề dễ dàng, vì chỉ có một số ít nhận ra được lợi ích từ sự cộng tác đó, còn đa phần vẫn không muốn “chung đụng” với bất cứ ai, mà chỉ muốn làm theo cách của riêng mình. Đó dường như là một nếp tư duy ăn sâu vào tâm trí của chúng ta, không dễ để thay đổi trong một sớm một chiều.
Trong một trật tự kinh tế mới, doanh nghiệp của chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài sự hội nhập. Một thế giới văn minh sẽ là nơi các quốc gia, các doanh nghiệp không còn đối đầu, mà cần phải hợp tác với nhau cùng có lợi.
Nếu chúng ta vẫn tin chắc rằng, lợi ích của mình chỉ đạt được dựa trên sự thua thiệt của người khác, thì nền kinh tế Việt Nam sẽ mãi lạc loài trong dòng chảy chung toàn cầu.
http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/kinh-doanh-kieu-viet-nam-3156586.html
Tôi chia sẻ một phần cách đánh giá của ông thầy Thụy Sĩ. Bọn tây nó ko khác gì ta cả, cũng bắt chước, cũng cạnh tranh, cũng na ná, nhưng có sự tư vấn + điều tiết, khi bằng chính sách hành chính, khi bằng thông tin.
Ví dụ cụ thể:
Trong một thành phố có 1 Quán ăn China, làm ăn có vẻ tốt.
1 ông Tập khác đến đăng ký mở 1 cái ngay cạnh, UBND sẽ bảo: Chúng tao còn chỗ cho mày, nhưng mày tách ra 5km bán kính nữa, vì quy định nó như thế, nó hỗ trợ công việc kinh doanh của chúng mày tốt hơn đấy chứ ko gây khó khăn gì. Ở thành phố lớn đông dân hơn, khoảng cách này thu hẹp lại.
Còn nếu đã đủ China Restaurant theo quy hoạch, nó ko cấp giấy phép nữa. Không hỏi lằng nhằng. Ông mở quán Japan thì được ngay.
Với các ngành nghề ko cấm được, kiểu "
một gia đình Việt Nam sản xuất bánh kẹo" như trên, nó sẽ bảo: Mày sản xuất bánh, OK, ko cấm.
Nhưng có 10 ông sản xuất rồi đấy, mày liều liệu mà tính toán. Số liệu? Ra cửa mà xem, có nhiều thông tin về Nhu cầu - Công suất nguồn cung - Sức mua....
Nếu ông vẫn máu, OK, tùy ông. Giấy phép đây.
Nhưng nói trước, nếu ông ra Bank, nó cũng có số liệu tương tự, nó ko cho vay vốn thì đừng có kêu (hoặc vốn vay có Lãi suất cao hơn - do rủi ro có vẻ cao hơn).
Còn nếu ông dùng tiền của mẹ vợ à, hoàn toàn thoải mái. Nhưng chúng tôi đã can trước rồi đấy nhé.
Tương tự với nông dân, khi họ định Trồng cây gì - Nuôi con gì, trên UBND có đủ thông tin cập nhật cho họ, rằng ai đã trồng - nuôi cái gì, số lượng..., để họ có cơ sở quyết định nuôi con cá basa hay sang Lào trồng mía cùng bầu Đức.
Dù rằng thông tin nó ko thực sự cập nhật và đầy đủ, nhưng chí ít, nó cũng có những thông tin ban đầu để những Nhà đầu tư có cơ sở, chứ không phải nhắm mắt theo hàng xóm.
Còn với các đầu tư lớn: Nó xem xét nghiêm chỉnh.
Bác về Wolfsburg, mở nhà máy ô tô xem nào: nó sẽ tính toán, bác mở ra có thể cạnh tranh được không....
Nếu rủi ro được đánh giá là cao: Giấy phép đầu tư bị từ chối.
Hậu quả có thể: Nếu chẳng may bác phá sản: sẽ có 1.000 người thất nghiệp chẳng hạn (dù chỉ là ngắn hạn), ảnh hưởng đến tình hình an sinh xã hội của họ.
Đại loại như thế.
Có lẽ vì thế, tụi tây ít bị cảnh "
Được mùa - Rớt giá" thê thảm như Việt Nam, dù rằng vào vụ thì chỗ nào giá cũng giảm, do Cung tăng.
Nhân tiện bổ sung thêm chút "
khôn vặt" của các ông Lông rân ta:
Khi có người hỗ trợ Vốn + Giống + công nghệ + cam kết tiêu thụ với giá vừa phải, các bác lông rân welcome lắm, thanh kiu thật lực.
Nhưng đến vụ, thằng thương lái trả cao hơn, ông bán giấu diếm thật lực cho nó, chỉ trả lại Nhà đầu tư một ít cho phải phép.
Năm sau, thương lái trả rẻ hơn Nhà máy, còn Nhà máy thì dừng thu mua, thì các ông Lông rân lại gào ầm lên: Cam kết rồi mà ko mua cho chúng tôi.... và ....
Cuối cùng:
Đó là khi một doanh nghiệp chuyên sản xuất muốn kiêm khâu phân phối, bán lẻ, còn doanh nghiệp phân phối lại muốn kiêm nốt cả khâu sản xuất. Chúng ta có xu hướng “cắt cầu” đối tác của mình để được “làm tất ăn cả”
.
Cái này thì chuẩn, nhưng Việt Nam đang Chuyên nghiệp hóa dần theo tụi tây, Càng ngày càng có nhiều công ty chỉ tập trung vào thế mạnh của họ, theo kiểu mô hình bán ô tô ấy: 1 ông lo sản xuất + marketing + quảng cáo.
Cái Đại lý ô tô chỉ lo bán hàng.
Muốn cạnh tranh, ông phải cắt bớt Profit của ông xuống, mà vẫn phải duy trì cơ sở bán hàng đẹp đẽ hoành tráng như đã cam kết + đảm bảo Doanh số bán hàng như đã cam kết.