[Funland] Kinh doanh kiểu Việt Nam - Các cụ có thấy vậy không ạh

kaminari

Xe buýt
Biển số
OF-134386
Ngày cấp bằng
13/3/12
Số km
692
Động cơ
375,750 Mã lực
Kinh doanh kiểu Việt Nam

Em thì thấy quá đúng, do đâu thì mời các cụ cùng bàn

Một người bạn, người thầy Thụy Sĩ nhiều năm gắn bó với Việt Nam đã kể cho tôi nghe câu chuyện về sự khác biệt trong cách khởi nghiệp của người Việt với người Thụy Sĩ như sau:
Ban đầu, một gia đình Việt Nam sản xuất bánh kẹo. Nhà bên cạnh nhìn sang, thấy người hàng xóm của mình đang làm ăn tốt, họ cũng bắt đầu sản xuất bánh kẹo. Các gia đình khác thấy vậy cũng tiếp tục sản xuất bánh kẹo. Kết quả là, từ một gia đình, chúng ta có cả một làng, một xã sản xuất bánh kẹo. Quy mô của họ nhỏ lẻ như nhau, các sản phẩm giống nhau, giá bán bằng nhau... Câu chuyện đó cũng giống như nhiều mặt hàng khác, tạo nên rất nhiều làng nghề sản xuất thủ công nghiệp trên khắp Việt Nam.

Còn ở Thụy Sĩ, ban đầu cũng có một gia đình làm bánh kẹo. Nhà bên cạnh nhìn sang, thấy vậy bèn nghĩ mình có thể sản xuất nguyên liệu làm bánh. Các gia đình khác nhìn vào hai gia đình kia, lại tiếp tục nghĩ đến việc cung cấp máy móc làm bánh kẹo, sản xuất vỏ hộp bánh kẹo, dịch vụ vận chuyển bánh kẹo... Kết quả là, từ một gia đình, họ có một tổ hợp khép kín hỗ trợ cho nhau, tận dụng lợi thế của nhau. Nhờ tính chuyên môn hóa cao, người Thụy Sĩ đã đưa nền kinh tế quốc gia phát triển, thoát khỏi sự lệ thuộc vào các quốc gia láng giềng và tạo ra những sản phẩm công nghiệp có chất lượng hàng đầu trên thế giới.

Câu chuyện trên đã khiến tôi suy ngẫm rất nhiều về một phong cách kinh doanh kiểu Việt Nam. Đó là các quán ăn với cách bài trí và món ăn tương tự, những bộ trang phục không nhãn mác trên sạp hàng, các khách sạn cùng một tiêu chuẩn làng nhàng, những bãi biển không để lại ấn tượng, các trường đại học, cao đẳng mọi người không thể nhớ tên, những website thương mại điện tử na ná nhau... và còn biết bao nhiêu mô hình khác nữa, tất cả đều giống nhau một cách đáng kinh ngạc. Thậm chí cả những gói mỳ tôm, giờ cũng đang trở nên giống nhau, theo một cách không hiểu vô tình hay cố ý.

Khi bắt chước lẫn nhau, chúng ta không chỉ làm thị trường hẹp đi, kìm hãm nền kinh tế mà còn khiến những người anh em trong một nhà, những người hàng xóm cùng một làng và những doanh nghiệp cùng một ngành trở nên xa cách, hay nói theo cách thông thường là “khó nhìn mặt nhau”. Thật vậy, khi các doanh nghiệp trở thành đối đầu trực tiếp thay vì bổ trợ cho nhau, họ chẳng có gì để nói với nhau cả.

Đây có lẽ chính là nguyên nhân các hiệp hội ngành nghề ở Việt Nam không phát huy được hết vai trò của mình. Chẳng hạn câu chuyện của các hiệp hội vận tải, các thành viên của hội cũng chính là các doanh nghiệp đối thủ của nhau, nên không có nhiều điều để thỏa hiệp. Một quyết định giảm giá là có lợi cho doanh nghiệp này nhưng sẽ không có lợi cho doanh nghiệp khác.

Vì vậy, trong một hiệp hội, sẽ luôn tồn tại hai nhóm lợi ích trái chiều với mọi nghị quyết. Khi một quyết định được thông qua, nó có thể chỉ đang phục vụ cho một nhóm đa số doanh nghiệp hưởng lợi, chứ chưa thực sự dựa trên nền tảng của lợi ích chung của ngành.

Không chỉ cạnh tranh thiếu lành mạnh theo chiều ngang bằng cách bắt chước sản phẩm, dịch vụ của nhau, chúng ta còn ứng xử không đẹp theo chiều dọc của chuỗi cung ứng. Đó là khi một doanh nghiệp chuyên sản xuất muốn kiêm khâu phân phối, bán lẻ, còn doanh nghiệp phân phối lại muốn kiêm nốt cả khâu sản xuất. Chúng ta có xu hướng “cắt cầu” đối tác của mình để được “làm tất ăn cả”. Sự thiếu trung thành, trung thực đã làm giảm uy tín của người Việt trên thương trường, và các doanh nghiệp luôn phải hợp tác trong hoàn cảnh “vừa bắt tay, vừa thủ thế” với nhau.

Trở lại câu chuyện về người bạn Thụy Sĩ của tôi, ông đã dành nhiều thời gian ở Việt Nam để thuyết phục các doanh nghiệp “sản xuất bánh kẹo”, với mong muốn họ có thể chưa phối hợp với nhau ở đầu ra, thì hãy cộng tác ở đầu vào. Ông khuyên các hộ kinh doanh cùng hợp lại mua nguyên vật liệu để được giá rẻ hơn, như vậy lợi nhuận của tất cả đều tăng. Nhưng công việc này không hề dễ dàng, vì chỉ có một số ít nhận ra được lợi ích từ sự cộng tác đó, còn đa phần vẫn không muốn “chung đụng” với bất cứ ai, mà chỉ muốn làm theo cách của riêng mình. Đó dường như là một nếp tư duy ăn sâu vào tâm trí của chúng ta, không dễ để thay đổi trong một sớm một chiều.

Trong một trật tự kinh tế mới, doanh nghiệp của chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài sự hội nhập. Một thế giới văn minh sẽ là nơi các quốc gia, các doanh nghiệp không còn đối đầu, mà cần phải hợp tác với nhau cùng có lợi.

Nếu chúng ta vẫn tin chắc rằng, lợi ích của mình chỉ đạt được dựa trên sự thua thiệt của người khác, thì nền kinh tế Việt Nam sẽ mãi lạc loài trong dòng chảy chung toàn cầu.

http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/kinh-doanh-kieu-viet-nam-3156586.html
 
Chỉnh sửa cuối:

apiz

Xe buýt
Biển số
OF-100781
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
501
Động cơ
401,047 Mã lực
Cụ cho e xin thuỳ link ak
 

Bí thư chi bộ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-350038
Ngày cấp bằng
9/1/15
Số km
1,624
Động cơ
279,420 Mã lực
Nơi ở
nhà
Kiểu dạng bên cạnh cái bệnh viện thì ta nên kinh doanh quan tài hở các cụ ?
 

thienlv01

Xe buýt
Biển số
OF-189133
Ngày cấp bằng
10/4/13
Số km
832
Động cơ
337,108 Mã lực
theo thiển nghĩ của E thì tất cả là do tính cách nhà mình không thích sũy nghĩ nhìu, họ làm được sao ta không làm được???
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
23,899
Động cơ
1,001,869 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Dưới góc độ của người kd,thì nhận định này đối với nhà cháu đã có từ rất lâu rồi. Nhân đây,cháu xin kể 1 câu chuyện tiếu lâm:
Để thử sức bền chịu đựng của người dân các nước trên thế giới. Diêm Vuơng bèn ra ra lệnh thả 3 người,gồm 1 Mẽo,1 Nga và 1 VN vào chảo dầu. Lần lượt mấy người Mẽo,Nga đều bị ô VN loi choi đạp cho chìm nghỉm để ngóc đầu lên. Thấy lạ,Diêm vuơng bèn cho tiếp 1 ng TQ vào xem 2 thèng tương đối giống nhau xem thèng nào hơn thèng nào. Cũng chỉ 1 lúc,ô Tung Của lại là vật để ô VN đè lên cổ mà leo lên. Phán quan đứng cạnh tủm tỉm: hãy thử thả 1 ng VN vào xem sao?
Khi thả tiếp 1 ng VN vào,cả 2 bấu víu,giằng co nhau. Được 1 lúc thì cả 2 cùng chìm nghỉm. :D
 

nhaquelaioto

Xe tăng
Biển số
OF-353495
Ngày cấp bằng
3/2/15
Số km
1,915
Động cơ
280,720 Mã lực
Ở bầu thì hình bầu ở ống thì hình ống thôi
 

kaminari

Xe buýt
Biển số
OF-134386
Ngày cấp bằng
13/3/12
Số km
692
Động cơ
375,750 Mã lực
theo thiển nghĩ của E thì tất cả là do tính cách nhà mình không thích sũy nghĩ nhìu, họ làm được sao ta không làm được???
Em thấy do áp lực của nhiều thứ, nên người việt mình làm ăn bầy hầy và thiết tính liên kết. Đây liệu có phải là căn nguyên làm ta vẫn chưa có một nền CN ô tô.
 

Haiptfv

Xe tải
Biển số
OF-338657
Ngày cấp bằng
15/10/14
Số km
225
Động cơ
277,550 Mã lực
Tại sao lại có sự khác nhau như vậy? Tất cả là tại ông, tại ả, tại bà, tại...ông trời.
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,307
Động cơ
620,253 Mã lực
vĩ mô quá e làm ăn nhỏ ngồi hóng vậy
 

kaminari

Xe buýt
Biển số
OF-134386
Ngày cấp bằng
13/3/12
Số km
692
Động cơ
375,750 Mã lực
Em muốn các cụ luận bàn ở đây vì nhiều góc độ, nhưng em thấy VH của mình đang xuống cấp quá rồi. Với cái VH này, chắc chắn các cụ đều thấy, làm ăn ở VN giờ rất khó, bởi niềm tin giữa con người với nhau nó quá thấp. Đặc biệt tệ cái VH đất bắc này.
 

Lê Hồng Khanh

Xe tải
Biển số
OF-35450
Ngày cấp bằng
17/5/09
Số km
227
Động cơ
475,809 Mã lực
Đúng là em thấy ở VN cũng chỉ là bắt chước và đánh đu thôi chứ không có tương tác, tương hỗ lẫn nhau!
Chẳng phải nhìn tận Thụy Sĩ xa xôi, nhìn ngay mấy khu CN thì thấy luôn cụ chủ ạ!
 

biển xanh06

Xe điện
Biển số
OF-40825
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,520
Động cơ
495,162 Mã lực
Mợ còn thiếu cái thắt lưng nữa hôm nào qua đây em kỷ niệm.

Ngành nghề nào thì cũng rất nhiều người đầu tư làm, nên sau một thời gian bắt buộc phải nâng cao chất lượng dịch vụ giảm giá thành sản xuất và tìm kiếm khách hàng mới. Ở nước ngoài thì người ta phát triển thành tập đoàn tìm kiếm khách hàng trong nước rồi xuất khẩu sang nước bạn, còn ở mình thì chỉ cần mua được cái 4 bánh là ngủ quên trên đỉnh vinh quang rồi.
 

kaminari

Xe buýt
Biển số
OF-134386
Ngày cấp bằng
13/3/12
Số km
692
Động cơ
375,750 Mã lực
Mợ còn thiếu cái thắt lưng nữa hôm nào qua đây em kỷ niệm.

Ngành nghề nào thì cũng rất nhiều người đầu tư làm, nên sau một thời gian bắt buộc phải nâng cao chất lượng dịch vụ giảm giá thành sản xuất và tìm kiếm khách hàng mới. Ở nước ngoài thì người ta phát triển thành tập đoàn tìm kiếm khách hàng trong nước rồi xuất khẩu sang nước bạn, còn ở mình thì chỉ cần mua được cái 4 bánh là ngủ quên trên đỉnh vinh quang rồi.
Thế mới chán chứ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top