[Funland] "Kiếp luân hồi" - Có cụ nào tin không?

hoalocvung

Xe điện
Biển số
OF-106549
Ngày cấp bằng
23/7/11
Số km
4,145
Động cơ
433,754 Mã lực
Có nhưng giải thích theo khoa học của phương Tây hay và chuẩn hơn
Theo lý thuyết này, hồn mỗi con người gồm tập hợp các phách, nhiều hay ít, phách "tốt" hay "xấu" sẽ đánh giá khả năng của từng con người đó ( khả năng : mạnh, yếu, thông minh, ngu si, thiên tài hay ngu độn ... )
Khi con người chết đi, hồn ( hay tập hợp các phách ) tan ra. Theo quy luật thì sẽ hợp vào - tụ vào hồn người mới ra đời, tuy nhiên, sẽ có sự xáo trộn giữa phách này và phách kia, gây nên các con ngừoi khác nhau. Và vì thế, theo đúng Luật của đạo Phật, con người sẽ được " 1 phần hồi sinh" - gọi là kiếp luận hồi
Sự tập hợp các phách trên vào "hồn" 1 cơ thể mới: như đã nói ở trên, nếu tập hợp đó là là các phách tinh tú hay các phách xấu xa, sẽ dẫn đến người thiên tài hay ngu si ( do sự tiến hóa của con người, các phách đó cũng tiến hóa lên - do đó, ngừoi ngày nay thông minh hơn ngày xưa nhiều )
Cũng do may mắn khi tập hợp các phách trên, sẽ có 1 tỷ lệ cực nhỏ các phách của 1 con ngừoi khi tan ra ở 1 hồn thì lại tạp trung gần như nguyên vẹn vào 1 hồn khác. Từ đó, sinh ra những con người gọi là "đầu thai" : Họ có thể có nhưng tri thức, trí nhớ như của người đã mất ( khả năng tập trung phách càng cao, thì sự " hồi sinh" càng giống nhau)

Bác nói đến Hồn và Phách. Em lại nhớ trong dân gian có câu thành ngữ : Hồn xiêu phách lạc.
Hoặc là có các biến thể sau : hồn kinh phách lạc, hồn kinh phách rời, hồn rơi phách lạc, hồn bay phách rụng.

Tìm về với tôn giáo, đó là xuất phát từ quan điểm duy tâm của Đạo Giáo. Theo kinh sách của Lão Tử, hồn là cái linh, thuộc vào phần khí của con người, phách (vía) là cái linh, phụ thuộc vào phần hình của con người. Hồn là phần khinh thanh (nhẹ) phách là phần trọng trọc (nặng).
Hồn và phách luôn tồn tại cùng thể xác khi người ta còn sống.
Vì vậy, khi nguời ta chết, hồn bay về trời, còn phách thì tiêu xuống đất theo thể xác.

Với ý nghĩa như vậy, hồn và phách luôn là một nửa của sinh mạng con người. Trong tiếng Việt thành ngữ hồn xiêu phách lạc biểu thị cái ý “mất hết tinh thần và sinh lực do sự sợ hãi”.
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Tin hay không cũng tùy người nữa cụ ạ, yếu bóng vía thì tin còn không thì thôi...
cháu cho rằng cí này không liên quan đến cái xanh đâu cụ, mà tùy thuộc vào nhận thức và các mối quan hệ của từng cá nhân
 

audi tt rs

Xe tăng
Biển số
OF-120351
Ngày cấp bằng
12/11/11
Số km
1,381
Động cơ
395,910 Mã lực
Nơi ở
Hải Dương
Website
www.Facebook.com
Bác nói đến Hồn và Phách. Em lại nhớ trong dân gian có câu thành ngữ : Hồn xiêu phách lạc.
Hoặc là có các biến thể sau : hồn kinh phách lạc, hồn kinh phách rời, hồn rơi phách lạc, hồn bay phách rụng.

Tìm về với tôn giáo, đó là xuất phát từ quan điểm duy tâm của Đạo Giáo. Theo kinh sách của Lão Tử, hồn là cái linh, thuộc vào phần khí của con người, phách (vía) là cái linh, phụ thuộc vào phần hình của con người. Hồn là phần khinh thanh (nhẹ) phách là phần trọng trọc (nặng).
Hồn và phách luôn tồn tại cùng thể xác khi người ta còn sống.
Vì vậy, khi nguời ta chết, hồn bay về trời, còn phách thì tiêu xuống đất theo thể xác.

Với ý nghĩa như vậy, hồn và phách luôn là một nửa của sinh mạng con người. Trong tiếng Việt thành ngữ hồn xiêu phách lạc biểu thị cái ý “mất hết tinh thần và sinh lực do sự sợ hãi”.
nhiều ý kiến nhỉ
cháu chả biết đâu chỉ biết dựa cột ngồi hóng thôi
 

ttdung

Xe hơi
Biển số
OF-20317
Ngày cấp bằng
24/8/08
Số km
145
Động cơ
501,630 Mã lực
cháu cho rằng cí này không liên quan đến cái xanh đâu cụ, mà tùy thuộc vào nhận thức và các mối quan hệ của từng cá nhân
Còn nhà cháu lại cho rằng, có thể là :
Cuộc đời cũng giống như khi ta ngồi trong cái ô tô đang chạy.

Có bác được ngồi trong cái sang trọng, đời mới, có bác thì trong cái cũ hơn, ọp ẹp hơn.
Và cái cảm giác của các cung bậc vui, buồn, giận, ghét trên một hành trình dài ai cũng có, đủ cả.
Khi gặp lúc cua, lúc qua đoạn đường xóc, có khi đang chạy lại phanh gấp.....giật cả mềnh.
.............
Bỗng xe dừng lại, không chạy.
Đêm khuya, đường vắng, không một bóng người,.................
Lặng đi giây lát, ta xuống xe.
Ra khỏi xe, thấy cái xe nằm chết gí, nó vừa mới chạy đây thôi thì giờ đã ko nhúc nhích.
Ta vận dụng tất cả những gì có thể..............để có thể khởi động lại, dưng vô ích, cái xe vẫn im lặng, bất động.
Hết la hét, chửi rủa, rồi gọi điện nhưng.........chẳng ai nghe được ta cả.
............
Thoáng rùng mình, hoảng hốt, thế là mình đã xxx thật rồi sao ?... hu, hu....
..............
Giờ sẽ có những phương án khác nhau:

- Có bác hoảng hốt, hồn xiêu phách lạc vì, cả nhà có mỗi cái xe, giờ thì không biết sẽ đi đâu, về đâu.:-o
- Có bác thì trèo lên những cái cây, những góc đường hay bờ sông, con suối,.....đợi cơ hội có ai đi qua để.....giúp đỡ.:P
- Có bác vẫn biết, xe chết nhưng mình vẫn còn, tiếp tục cuốc bộ..........đợi sáng. ~X(
- Có bác vẫn biết là mình vẫn còn xèng trong TK, có gì đâu, mất xe này lại có cơ hội có xe mới. .'o gì.:))

Hix, hix:
Cái xe : Là thân mình
Lái xe : Là tâm mình
Còn với em thì là......xe đang lái em. Hu,hu
 

Sprinter 1626

Xe buýt
Biển số
OF-130461
Ngày cấp bằng
11/2/12
Số km
654
Động cơ
379,770 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường
Em là người rất quan tâm đến lĩnh vực tâm linh,vào thớt này em cũng sáng ra một chút.Nhưng còn có một điều em vẫn còn lăn tăn:
Theo các cụ,khi mình có Đ/K chỉ đáp ứng được 1 thôi thì cụ chọn hướng nào:
-công đức nhà chùa?
- giúp những ngườii khó khăn?
 

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,011
Động cơ
446,860 Mã lực
Em là người rất quan tâm đến lĩnh vực tâm linh,vào thớt này em cũng sáng ra một chút.Nhưng còn có một điều em vẫn còn lăn tăn:
Theo các cụ,khi mình có Đ/K chỉ đáp ứng được 1 thôi thì cụ chọn hướng nào:
-công đức nhà chùa?
- giúp những ngườii khó khăn?
Theo em thì không tu đâu bằng tu tại gia,tại sao vậy???Tại vì hãy gieo những điều thiện cho chính những người thân yêu kề bên mình trước đã!Vậy thì hãy giúp những người khó khăn quanh mình trước đã.


Ngày hôm qua,trên đường cùng vợ cả về nhà.Em chợt thấy 1 người đàn bà lê lết trên miếng vỏ xe oto đi bán vé số.Em sock quá,dừng xe bảo vợ xuống biếu họ ít $.Lòng em chợt vui lạ,bụng bảo dạ phải chi trên xe có F1 thì hay quá...Em sẽ kêu F1 xuống biếu $...
 

kinum08

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-35495
Ngày cấp bằng
18/5/09
Số km
1,205
Động cơ
481,623 Mã lực
Em là người rất quan tâm đến lĩnh vực tâm linh,vào thớt này em cũng sáng ra một chút.Nhưng còn có một điều em vẫn còn lăn tăn:
Theo các cụ,khi mình có Đ/K chỉ đáp ứng được 1 thôi thì cụ chọn hướng nào:
-công đức nhà chùa?
- giúp những ngườii khó khăn?
Thiển ý của em nhé, đôi lúc việc làm bên ngoài để nuôi dưỡng tâm hồn bên trong , việc nào giúp cụ nuôi dưỡng được tâm hồn và phát "Bồ đề Tâm" tốt hơn thì cụ làm, hãy coi những việc đó là một Pháp và chọn Pháp phù hợp với mình. Hơn nữa bản chất của Công Đức và giúp người khó khăn ngoài vấn đề tạo phước thì cái quan trọng hơn là dạy và rèn ta sự bố thí và ko chấp ngã vào tiền bac, vật chất. Mà thực chất những cái ta nghĩ là ta bố thí như tiền bạc, cơm áo, lễ lạt.... vốn dĩ ko phải của ta, mà ta tư cho nó là của ta và ôm vaò mình, gốc rễ nó là đây:D
 

Sprinter 1626

Xe buýt
Biển số
OF-130461
Ngày cấp bằng
11/2/12
Số km
654
Động cơ
379,770 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường
Thiển ý của em nhé, đôi lúc việc làm bên ngoài để nuôi dưỡng tâm hồn bên trong , việc nào giúp cụ nuôi dưỡng được tâm hồn và phát "Bồ đề Tâm" tốt hơn thì cụ làm, hãy coi những việc đó là một Pháp và chọn Pháp phù hợp với mình. Hơn nữa bản chất của Công Đức và giúp người khó khăn ngoài vấn đề tạo phước thì cái quan trọng hơn là dạy và rèn ta sự bố thí và ko chấp ngã vào tiền bac, vật chất. Mà thực chất những cái ta nghĩ là ta bố thí như tiền bạc, cơm áo, lễ lạt.... vốn dĩ ko phải của ta, mà ta tư cho nó là của ta và ôm vaò mình, gốc rễ nó là đây:D
Gần đèn thì rạng,cụ đã cho em sáng thêm đôi phần.Thanks!
 

hoalocvung

Xe điện
Biển số
OF-106549
Ngày cấp bằng
23/7/11
Số km
4,145
Động cơ
433,754 Mã lực
Em là người rất quan tâm đến lĩnh vực tâm linh,vào thớt này em cũng sáng ra một chút.Nhưng còn có một điều em vẫn còn lăn tăn:
Theo các cụ,khi mình có Đ/K chỉ đáp ứng được 1 thôi thì cụ chọn hướng nào:
-công đức nhà chùa?
- giúp những ngườii khó khăn?
Câu hỏi rất hay. Em xin mạo muội dùng chút kiến thức của mình chia sẻ thế này :
Khi làm hai việc trên hoặc một số việc khác gần như vậy như là : bố thí, cúng dường Tam bảo, làm các việc thiện ….thì được gọi là tu tập công đức.

Công đức là có 2 loại : công đức hữu lậu và công đức vô lậu?

- Hữu lậu là khi làm một việc thiện nhưng với mong cầu được đáp trả trở lại hay trong đạo Phật gọi là - tâm chấp ngã. Như thế là còn dính mắc vào cái tôi, cái của tôi, và cái tự ngã của tôi.

Do vậy mặc dù ta làm việc thiện, nhưng dòng năng lượng tâm thức vay trả, trả vay vẫn còn đó; và chính dòng tâm thức này là sự rò rỉ (lậu), nó tiếp tục lôi kéo ta vào vòng nhân quả luân hồi.

- Vô lậu : là khi làm một thiện với sự không tính toán thiệt hơn hay mong cầu đáp trả gì, mà trong đạo Phật gọi là làm với tâm từ bi, hỷ xả, vô ngã, và vị tha thực thụ, như thế là đã gieo nhân vô lậu, và đạt được quả vô lậu. Không bị lôi kéo vào vòng nhân quả luân hồi.


Qua phần chia sẻ trên của em, em chắc là Bác có thể dễ dàng có sự lựa chọn. A Di Đà Phật@};-
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Em là người rất quan tâm đến lĩnh vực tâm linh,vào thớt này em cũng sáng ra một chút.Nhưng còn có một điều em vẫn còn lăn tăn:
Theo các cụ,khi mình có Đ/K chỉ đáp ứng được 1 thôi thì cụ chọn hướng nào:
-công đức nhà chùa?
- giúp những ngườii khó khăn?
cả hai việc đó nếu đều xuất phát từ tâm của cụ đều nên làm, không cần phân bệt đâu cụ, cái nào thấy trước thì làm trước.
Chúc cụ và gia đình an lạc!
 

Pet_HUT

Xe container
Biển số
OF-55493
Ngày cấp bằng
21/1/10
Số km
5,498
Động cơ
469,668 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thớt này đã bị dìm xuống tận đáy của box caphe từ năm 2010! :D
Nay, lại nổi lên và thấy nhiều cụ quan tâm!
Kiếp luân hồi! ;))
 

hoalocvung

Xe điện
Biển số
OF-106549
Ngày cấp bằng
23/7/11
Số km
4,145
Động cơ
433,754 Mã lực
Thớt này đã bị dìm xuống tận đáy của box caphe từ năm 2010! :D
Nay, lại nổi lên và thấy nhiều cụ quan tâm!
Kiếp luân hồi! ;))
Nói chính xác nó là : Duyên hợp tạm có Cụ ạ.
Theo như Phật pháp thì khi nó hội tụ đủ Duyên thì nó sẽ xuất hiện thôi.
 

Sprinter 1626

Xe buýt
Biển số
OF-130461
Ngày cấp bằng
11/2/12
Số km
654
Động cơ
379,770 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường
Được các cụ giải đáp thỏa đáng,em lại có một suy nghĩ thế này.Chắc chắn là Ông BILL GATES không biết gì về kiếp luân hồi,nhưng ông ta đã làm được những việc mà trong chúng ta,có cả những người đọc vạn pho sách phật cũng không làm được.Đó là những việc vợ chồng ông làm cho trẻ em ở các nước châu phi và thế giới thứ ba.Vậy thì điều gì đã khiến ông làm được như vậy? Có phải sự giáo dục về lòng nhân ái rất gần gũi với đạo pháp?có phải môi trường XH đã tạo xây dựng nên một tâm hồn nhân ái?Vậy thì đọc nhiều phật pháp có giúp cho người ta trở nên uyên bác hơn,có ích cho cộng đồng hơn? Hay ta chỉ nên cảm nhận và đặt ra một giới hạn cho mình bởi ta vẫn còn đang phải vật lộn mưu sinh?
 

hoalocvung

Xe điện
Biển số
OF-106549
Ngày cấp bằng
23/7/11
Số km
4,145
Động cơ
433,754 Mã lực
Em lại xin đưa ra một ví dụ thực tiễn thế này để mọi người ngộ rõ hơn về Công đức Vô lậu và Công đức Hữu lậu.

Câu chuyện tóm tắt là thế này : Xưa ở thời của Đạt Ma Tổ Sư- vị Tổ thứ 28 của dòng Thiền Ấn Độ.

- Vị Vua trì vị hỏi Tổ Sư là : Ông ta từ khi lên ngôi Vua, cho xây nhiều chùa, chép kinh….nói chung là làm nhiều việc không kể xiết vậy Ông ta CÓ CÔNG ĐỨC không ?

- Tổ Sư đã trả lời là : không có công đức gì.

- Nhưng lại có bà già nghèo phát tâm cúng dường MỘT ĐÈN DẦU trong dịp lễ cúng rất lớn do nhà Vua tổ chức.

- Sau khi lễ cúng hoàn tất, mọi người dọn dẹp lễ đàn, thổi tắt các ngọn đèn, chỉ riêng một ngọn đèn thắp bằng SỐ DẦU do bà lão cúng dường là không sao thổi tắt được.

- Các vị lấy làm lạ lùng, liền thưa hỏi đức Phật, Phật dạy rằng : do tâm chí thành của bà lão, nên ngọn đèn ấy không thể tắt được, mà còn chiếu sáng khắp mười phương.

→ Cúng dường một đèn dầu nhỏ nhoi mà công đức lớn như thế, trong khi xây chùa, chép kinh, độ tăng, số nhiều vô kể, lại không có công đức. Ý nghĩa của vấn đề chính là ở chỗ này.

→ Vua nắm cả thiên hạ trong tay, nên việc làm của ông tuy lớn lao nhưng chưa phải là khó khăn, tâm lượng nhà vua lại nhỏ hẹp, chưa thoát khỏi sự Tham cầu công đức, vì thế mà kết quả của việc làm ấy là rất hạn chế.

→ Bà lão nghèo khó, kiếm được một đèn dầu không phải chuyện dễ dàng, nhưng chí thành phát tâm cúng dường Tam bảo, không một niệm tham cầu pha tạp. Lòng bà trong sạch sáng suốt, tâm lượng rộng lớn nên cảm ứng đến kết quả việc làm, khiến cho ngọn đèn của bà thổi không thể tắt, lại còn chiếu sáng khắp mười phương. Do tâm chí thành ấy mà được Phật thọ ký quả Phật trong tương lai.
 

cut_kit1910

Xe tải
Biển số
OF-98735
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
286
Động cơ
401,320 Mã lực
Em lại xin đưa ra một ví dụ thực tiễn thế này để mọi người ngộ rõ hơn về Công đức Vô lậu và Công đức Hữu lậu.

Câu chuyện tóm tắt là thế này : Xưa ở thời của Đạt Ma Tổ Sư- vị Tổ thứ 28 của dòng Thiền Ấn Độ.

- Vị Vua trì vị hỏi Tổ Sư là : Ông ta từ khi lên ngôi Vua, cho xây nhiều chùa, chép kinh….nói chung là làm nhiều việc không kể xiết vậy Ông ta CÓ CÔNG ĐỨC không ?

- Tổ Sư đã trả lời là : không có công đức gì.

- Nhưng lại có bà già nghèo phát tâm cúng dường MỘT ĐÈN DẦU trong dịp lễ cúng rất lớn do nhà Vua tổ chức.

- Sau khi lễ cúng hoàn tất, mọi người dọn dẹp lễ đàn, thổi tắt các ngọn đèn, chỉ riêng một ngọn đèn thắp bằng SỐ DẦU do bà lão cúng dường là không sao thổi tắt được.

- Các vị lấy làm lạ lùng, liền thưa hỏi đức Phật, Phật dạy rằng : do tâm chí thành của bà lão, nên ngọn đèn ấy không thể tắt được, mà còn chiếu sáng khắp mười phương.

→ Cúng dường một đèn dầu nhỏ nhoi mà công đức lớn như thế, trong khi xây chùa, chép kinh, độ tăng, số nhiều vô kể, lại không có công đức. Ý nghĩa của vấn đề chính là ở chỗ này.

→ Vua nắm cả thiên hạ trong tay, nên việc làm của ông tuy lớn lao nhưng chưa phải là khó khăn, tâm lượng nhà vua lại nhỏ hẹp, chưa thoát khỏi sự Tham cầu công đức, vì thế mà kết quả của việc làm ấy là rất hạn chế.

→ Bà lão nghèo khó, kiếm được một đèn dầu không phải chuyện dễ dàng, nhưng chí thành phát tâm cúng dường Tam bảo, không một niệm tham cầu pha tạp. Lòng bà trong sạch sáng suốt, tâm lượng rộng lớn nên cảm ứng đến kết quả việc làm, khiến cho ngọn đèn của bà thổi không thể tắt, lại còn chiếu sáng khắp mười phương. Do tâm chí thành ấy mà được Phật thọ ký quả Phật trong tương lai.
e thích nghe cụ nc quá ^^ cảm ơn cụ đã cho e mở mang đầu óc :D
 

ttdung

Xe hơi
Biển số
OF-20317
Ngày cấp bằng
24/8/08
Số km
145
Động cơ
501,630 Mã lực
Luơng Vũ Đế - Hoàng đế mê Phật hơn chính sự

Em lại xin đưa ra một ví dụ thực tiễn thế này để mọi người ngộ rõ hơn về Công đức Vô lậu và Công đức Hữu lậu.

Câu chuyện tóm tắt là thế này : Xưa ở thời của Đạt Ma Tổ Sư- vị Tổ thứ 28 của dòng Thiền Ấn Độ.
- Vị Vua trì vị hỏi Tổ Sư là : Ông ta từ khi lên ngôi Vua, cho xây nhiều chùa, chép kinh….nói chung là làm nhiều việc không kể xiết vậy Ông ta CÓ CÔNG ĐỨC không ?
- Tổ Sư đã trả lời là : không có công đức gì.
Em tìm được ông vua ấy đây này:

Lương Vũ Đế (464 - 549) tên thật là Tiêu Diễn, tự là Thúc Đạt, vốn là cháu đời thứ 25 của Tướng quốc Tiêu Hà triều Hán. Vị hoàng đế này có nhiều điều rất lạ: Là hoàng đế nhưng thích làm hòa thượng, ăn chay trường, xa lánh nữ sắc và... chết đói trong cung.

Hội kiến Đạt Ma tổ sư

Năm Phổ Thông thứ 8 (527), Sơ tổ Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) từ Thiên Trúc theo đường biển sang Nam Hải (Quảng Châu, Quảng Đông ngày nay). Lương Vũ Đế nghe danh rất ngưỡng mộ bèn cho sứ đến thỉnh về Kinh đô Kim Lăng (Nam Kinh).

Khi gặp mặt, Lương Vũ Đế có vẻ đắc ý, hỏi Đạt Ma rằng: "Trẫm từ khi lên ngôi đến nay chăm lo xây chùa độ tăng vô số, in kinh hành thiện không ngừng, xin hỏi như vậy được công đức gì?". Đạt Ma tổ sư đáp: "Chẳng có công đức!".

Câu trả lời của Đạt Ma như gáo nước lạnh tát vào mặt, Lương Vũ Đế hỏi tại sao? Tổ đáp: "Là vì hữu lậu. Tuy xem ra như có công đức nhưng không phải công đức chân thật".

Lại hỏi: "Như thế nào là công đức chân thật?". Tổ đáp: "Chứng ngộ thể tính của trí tuệ, thực tướng vô tướng, bản lai vốn không tịch, viên minh, vi diệu. Công đức tự tính không thể lấy cách của thế tục mà cầu được".

Đế hỏi: "Như thế nào là Thánh đế đệ nhất nghĩa?". Tổ đáp: "Tuyệt nhiên vô thánh". Lại hỏi: "Vậy thì ai đang đối với trẫm đây?". Đạt Ma đáp: "Không biết".

Lương Vũ Đế không lĩnh hội được gì cả, tỏ vẻ không vui. Đạt Ma biết cơ duyên không hợp nên từ giã đi về phía bắc đến Thiếu Lâm Tự ở Tung Sơn diện bích truyền giáo.

Đạt Ma nói công đức là công đức tự tính, vốn luôn đầy đủ, không phải vì bố thí mà công đức tăng, không bố thí thì công đức giảm. Thiện căn là nhân tính, làm việc thiện là việc tất yếu phải làm, sao lại cầu công đức?

Tôn chỉ Thiền tông là "Trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật", không trong không ngoài, không người không ta, không phàm không thánh, nên Đạt Ma nói "Tuyệt nhiên vô thánh", điều này Lương Vũ Đế không ngộ ra nên không thể chấp nhận.
Lương Vũ Đế hội kiến Đạt Ma.
Sùng bái Phật giáo

Từ thế kỷ thứ IV, V, Phật giáo phát triển rất mạnh ở Trung Hoa. Lương Vũ Đế cực lực tôn sùng Phật giáo, khuyến khích xuất gia, tạo lập chùa chiền, xem đây là phương thức "tạo phước báo" để ngôi vị được trường cửu. Chính Lương Vũ Đế là người đề xướng "ăn chay trường" trong triều đình, sau đó ăn chay trở thành "đại giới" bắt buộc trong Phật giáo đại thừa ở Trung Hoa và những nước bị Hán hóa.

Tương truyền, có lần Lương Vũ Đế tìm đến một vị cao tăng, hỏi rằng: "Ta nay được làm hoàng đế, nhờ hòa thượng xem tiền kiếp ta đã làm được việc tốt gì mà tích được phước lớn thế này".

Vị cao tăng nhập định xong, nói: "Kiếp trước của hoàng thượng là một tiều phu. Một lần đang đốn củi trên núi thì gặp mưa lớn, người bèn chạy vào một ngôi miếu hoang đổ nát trú mưa. Cảnh tượng trong miếu hoang tàn, tượng Phật bị gió tạt mưa sa rất thê lương, hoàng thượng thấy cảnh ấy bất giác phát thiện tâm, nghĩ cách che chở cho tượng Phật. Người lúc ấy rất nghèo, bèn dùng cái nón cỏ duy nhất của mình đặt lên đầu tượng Phật để che mưa. Nhờ phước báo đó mà người được làm hoàng đế kiếp này".

Lương Vũ Đế nghe xong rất vui, nói rằng: "Một chiếc nón cỏ có thể được làm hoàng đế, vậy ta cho toàn dân tạo chùa miếu, đúc Phật tượng thật nhiều, như vậy thì sẽ giữ được ngôi vị vĩnh viễn". Bèn lệnh cho toàn quốc tập trung nhân lực, tài lực xây dựng rất nhiều chùa chiền. 3 năm sau Lương Vũ Đế tìm lại vị cao tăng, hỏi: "Ta làm như vậy có thể giữ vững được sơn hà?". Tăng đáp: "Không thể, không chỉ không được lâu dài mà còn chóng mất". Đế hỏi tại sao, tăng đáp rằng: "Hành động của người trong tiền kiếp là do vô vi vô cầu mà làm nên được đại phước, còn lần này là do cưỡng cầu mà làm nên vô phước".

http://bee.net.vn/channel/5423/201205/Luong-Vu-de-Hoang-de-me-Phat-hon-chinh-su-1834698/
 
Chỉnh sửa cuối:

hoalocvung

Xe điện
Biển số
OF-106549
Ngày cấp bằng
23/7/11
Số km
4,145
Động cơ
433,754 Mã lực
Em tìm được ông vua ấy đây này:
* Vâng, vì Ông Vua ấy đã không Ngộ được : Pháp tam luận thể không của Phật gồm có ba điều khi tu tập Công đức là :
- Không nghĩ mình là người năng thí.
- Không nghĩ người nhận là kẻ thọ thí.
- Không nghĩ vật đưa ra là vật sở thí.
Nên Vị Vua đó và Tổ Sư đã không thể cùng đi trên con đường Đạo Phật. Và Ông ta lại trôi lăn 6 nẻo Luân hồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Eovi

Xe đạp
Biển số
OF-137001
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
32
Động cơ
368,650 Mã lực
Em cũng tin bác ạ! có những điều đúng là chẳng thể nào giải thích đc
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top