Vùng đồng văn hay còn gọi là khu vực văn hóa chữ Hán (vùng văn hóa Đông Á gồm Trung Quốc, Triều Tiên - Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam). Theo dòng chảy lịch sử và các yếu tố khác đã hình thành nên những nét tương đồng trong văn hóa bản địa các nước này thôi. Tuy nhiên Kiến trúc Phật Giáo thì khác nhau đấy ạ.
Chùa Trung Quốc thì đồ sộ kết cấu phức tạp vì kinh tế và khoa học thời nào nó cũng mạnh nhất khu vực, Phật tử đông đúc, hay có Tháp cao. Chùa Nhật thì bằng gỗ đơn sơ hơn, gắn với vườn cây, hồ cảnh. Chùa của Hàn thì màu sắc (5 màu)
Chùa Việt thì thường trải rộng các đơn nguyên nhỏ trên mặt bằng và kết cấu nhỏ, vừa quy mô làng xã..
Tam Chúc và Bái Đính là khu du lịch tâm linh nên không theo mô tuýp cũ cùa các cụ chúng ta là: “đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt” vì quy mô không còn phục vụ tín ngưỡng cho làng xã nữa như xưa.
Còn Tam Chúc em cho rằng vẫn mang đặc trưng nét kiến trúc Việt nhưng nâng tỷ lệ quy mô theo mô hình du lịch tâm linh đồ sộ mới lạ theo thời đại, và có thay đổi về cấu trúc mặt bằng chùa thông thường.
Đặc trung của kiến trúc TQ là đấu củng:
Của VN là cái bẩy (bẫy)