Kiến thức quốc phòng

Cứ Từ Từ

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-26135
Ngày cấp bằng
21/12/08
Số km
2,031
Động cơ
508,576 Mã lực
Nơi ở
miền núi

Nhìn cũng hoành tráng các cụ nhể (y)
Hai em HQ 375 và HQ 376 thì khó kiểm ảnh quá, có mỗi cái bé tý, có bác
OF nào ở Cam ranh không làm vài pic lên cho anh em chiêm ngưỡng :69:


Tàu hải quân HQ 375 cập cảng Malaysia (Ảnh: Xuân Triển/Vietnam+)
(đem hàng hịn nhất nhà đi dạo (l))
 
Chỉnh sửa cuối:

xe hoa

Xe buýt
Biển số
OF-15857
Ngày cấp bằng
3/5/08
Số km
848
Động cơ
519,240 Mã lực
Nơi ở
Khắp nơi ca hát
Em có vài ảnh về tàu chiến của Việt Nam hầu các cụ

 
Chỉnh sửa cuối:

xe hoa

Xe buýt
Biển số
OF-15857
Ngày cấp bằng
3/5/08
Số km
848
Động cơ
519,240 Mã lực
Nơi ở
Khắp nơi ca hát
Và 1 vài hình ảnh về S-300 cóp nhặt lung tung :21:
 

bj2010

Xe tải
Biển số
OF-47878
Ngày cấp bằng
2/10/09
Số km
244
Động cơ
462,190 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hạ Long -Quảng Ninh
toàn ảnh to , em hi vọng ném đá thì cứ ném , nhưng đừng trích nguyên văn cái ảnh đó lại , nhìn mô rô tôn lắm-Quang Thắng mũi to:-))
 

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,091
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
Em góp mấy cái ảnh xe tăng, thiết giáp của ta mà em chụp được
Hai chiếc xe tăng này có lẽ nổi tiếng nhất Việt Nam rồi, là 2 chiếc đinh đóng vào cỗ quan tài của VNCH

[/URL][/IMG]


[/URL][/IMG]


[/URL][/IMG]


Mấy chiếc này trong BTQD

[/URL][/IMG]


[/URL][/IMG]

Chiếc này mới toe, vẫn đang làm nhiệm vụ

[/URL][/IMG]
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Nhìn hàng tăng nhà mình chán nhể .. toàn từ thời 60-70 ... chưa thấy em nào ngon ngon cả.
Tầu chiến toàn loại missile boat 500t ... hic hic
 

thaygiao

Xe buýt
Biển số
OF-35234
Ngày cấp bằng
14/5/09
Số km
695
Động cơ
480,370 Mã lực
SU27: số lượng 36 chiếc- có 2 loại Su-27SK(chiến đấu 1 phi công) và Su 27 UBK(huấn luyện 2 phi công)

Thiết kế căn bản của Su-27 về mặt khí động học tương tự MiG-29, nhưng lớn hơn. Đây là một loại máy bay rất lớn, và để giảm thiểu trọng lượng cấu trúc, nó sử dụng nhiều titanium (khoảng 30%, nhiều hơn bất kỳ một loại máy bay cùng thời). Vật liệu composite không được sử dụng. Cánh chéo chạy vào thân và về cơ bản là kiểu cánh tam giác, dù các đầu cánh được đặt các thanh treo tên lửa hay các mấu phản công điện tử (ECM). Tuy nhiên Su-27 không hoàn toàn là kiểu máy bay cánh tam giác vì nó vẫn giữ các cánh đuôi quy ước, với hai cánh thăng bằng đuôi phía trên động cơ, với hai cánh đuôi bụng để tăng khả năng ổn định bên.

Động cơ phản lực của Su-27 là loại Lyulka AL-31F, khoảng cách giữa 2 động cơ khá lớn, vừa để an toàn vừa để đảm bảo không gián đoạn luồng khí xuyên qua những khe lấy không khí. Khoảng không giữa 2 động cơ cũng cung cấp thêm lực nâng, giảm bớt trọng tải cho cánh. Cánh của động cơ có thể di chuyển trong các khe hút không khí cho phép máy bay đạt tốc độ Mach 2+, và giúp duy trì luồng khí vào động cơ luôn ổn định khi máy bay đang ở góc tấn công lớn. Một màn chắn ở mỗi động cơ ngăn không cho các vật thể lạ đâm vào động cơ trong khi máy bay cất cánh.

Ngoài những cải tiến thêm vào để tăng tính nhanh nhẹn, Su-27 sử dụng thể tích bên trong để chứa nhiên liệu, nó có sức chứa nhiên liệu rất lớn. Trong mức mang nhiên liệu cực đạt cho phép, nó có thể mang 9,400 kg (20,700 lb) nhiên liệu, trong khi bình thường nó có thể mang 5,270 kg (11,620 lb) nhiên liệu.

Su-27 được trang bị vũ khí với một pháo đơn 30 mm Gryazev-Shipunov GSh-30-1 trong mạn phải thân máy bay, và có 10 điểm treo tên lửa và các vũ khí khác. Tên lửa trang bị tiêu chuẩn của Su-27 cho không chiến là Vympel R-73 (AA-11 Archer), Vympel R-27 (AA-10 ‘Alamo’), sau đó được mở rộng tầm bay và hệ thống dẫn đường bằng tia hồng ngoại. Những phiên bản Flanker hiện đại (như Su-30, Su-35, Su-37) có thể mang tên lửa Vympel R-77 (AA-12 Adder).

Su-27 có hệ thống hiển thị trước buồng lái (HUD) và hệ thống hiển thị tầm nhìn trên mũ của phi công kết nối với nhau, và chúng tương thích với tên lửa R-73, sự nhanh nhẹn cùng các yếu tố khác đã làm Su-27 trở thành một trong số máy bay không chiến tốt nhất thế giới. Radar ban đầu được trang bị là Phazotron N-001 (NATO ‘Slot Back’), là một radar xung doppler khả năng theo dõi trong khi đang quét, nhưng bộ xử lý của nó tương đối cổ, làm cho nó trở nên dễ dàng bị tổn thương với những báo động sai và mù mục tiêu. Su-30 và Su-35 có radar cao cấp có tầm quét lớn hơn là Phazotron ‘Bars’ N-011M, với một hệ thống điện tử quét mạng bị động, cải thiện tầm quét, có thể theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc và rất nhạy.

Su-27 có 1 hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) ở phía trước buồng lái hay còn được gọi là “con ngươi”, nó cũng được kết nối với hệ thống kính trắc viễn laser. Hệ thống này có thể được nối với radar, hay sử dụng độc lập cho hoạt động tấn công “lén lút” với tên lửa hồng ngoại (như R-73 và R-27T/ET). Nó cũng kiểm soát pháo, cung cấp sự chính xác tốt hơn so với một radar.

[ame]http://www.youtube.com/watch?v=g1EGyz2UmeM[/ame]
 

Cứ Từ Từ

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-26135
Ngày cấp bằng
21/12/08
Số km
2,031
Động cơ
508,576 Mã lực
Nơi ở
miền núi

Tàu phóng tên lửa lớp Tarantul I (Molniya) đã có mặt tại Việt Nam vào năm 1999. Và Việt Nam mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Hiện Việt Nam có khoảng 4 chiếc Tarantul 1, và 2 chiếc Tarantul thế hệ mới thuộc project 1412.8. Trong tương lai sẽ đóng thêm 20 chiếc Tarantul nữa

Tàu chiến Tarantul dùng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Tàu Tarantul trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội.






- Tàu tên lửa Tarantul được phát triển theo dự án số 12421 của Nga, bao gồm: Tàu chiến đấu, tàu bổ trợ và tàu tuần tra tại các vùng cửa biển, ven bờ. Tàu tên lửa Tarantul trang bị đầy đủ các thiết bị trinh sát và truyền tin, các hệ thống ra-đa trinh sát và kiểm soát xạ kích. Ra-đa có tầm bao quát toàn bộ vùng tác chiến trong tầm bắn của tên lửa, bám tín hiệu 15 mục tiêu và khoá tới 6 mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử. Hệ thống ra-đa kiểm soát bắn của pháo và tên lửa trên tàu có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển, tự động dò tìm các tín hiệu đặc trưng của mục tiêu và xử lý các tín hiệu đó chuyển thành dữ liệu tác xạ trên máy tính.

* Vũ khí chính trang bị trên tàu Tarantul gồm:

- Trang bị hệ thống tên lửa đối hạm với giàn phóng tên lửa U-ran phóng tên lửa hành trình Kh-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình Kh-35 dẫn bằng ra-đa chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg

- Hoặc tên lửa hành trình đối hạm Moskit - SS-N-22 với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 90 – 120 km, tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa 250km, tốc độ mach 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ 320 kg

- Hoặc tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit “SS-N-2C” với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 80 km, tốc độ March 0.9.

- 12 tên lửa phòng không Igla-1M;

- 1 pháo hạm 76mm AK-176M (với 316 viên đạn), tầm xa 15 km

- Hai pháo phòng không 30mm AK-630M.





















Hệ thống ra-đa trên tàu có: Ra-đa trinh sát băng HF, UHF, ra-đa nhận biết mục tiêu không-biển, ra-đa điều khiển, kiểm soát xạ kích cho tên lửa. 2 hệ thống phóng mồi bẫy và mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120 mm hoặc PK – 16 dùng để chống ra-đa và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 mét đến 1800 mét.

Tàu tên lửa Tarantul có lượng giãn nước 550 tấn, trang bị máy chính 2 trục, động cơ tua-bin khí 32.000 sức ngựa, 3 động cơ Diesel, công suất 500kW mỗi động cơ. Tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý, hoạt động liên tục trong thời gian 10 ngày. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên tàu 44 người. Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Việt Nam đã mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Sẽ có khoảng 20 chiếc sẽ ra đời tại Việt Nam

Theo một số nguồn tin nước ngoài, 2 tàu Tarantul thế hệ mới cũng đã có mặt tại Việt Nam . Đây chính là 2 tàu đầu tiên thuộc Project 1241.8 “Thần Sấm". Loại này có tầm hoạt động và hệ thống vũ khí tấn công hơn hẳn Tarantul 1. 2 chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul Project 1241.8 mà VN đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do VN tự đóng theo công nghệ được chuyển giao .

Theo một số chuyên gia nước ngoài phân tích, Với 2 chiếc Gepard (sẽ về Việt Nam cuối năm 2009) và trên 20 Tarantul hải quân Việt Nam sẽ tiến tới thành lập hạm đội biển Đông với trên dưới 30 chiến hạm hiện đại.

Nguồn: vndefence.info
 

Cứ Từ Từ

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-26135
Ngày cấp bằng
21/12/08
Số km
2,031
Động cơ
508,576 Mã lực
Nơi ở
miền núi
Hàng hot, đang trong giai đoàn hoàn thiện:


Frigate Gepard-3.9 lớp 1166.1 (zdship.ru)

Nga sắp chuyển giao tàu chiến tàng hình cho Việt Nam
Ngày 24/6/2009, tại triển lãm hải quân MVMS-2009 ở St. Petersburg, Nga, ông Oleg Azizov, đại diện Rosoboronoexport cho biết, năm 2010, Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam 2 tàu frigate Gepard 3.9 theo hợp đồng ký năm 2006.
Sự ra đời
Trong thập niên 1980, Viện Thiết kế Zelenodolsk (ZPKB, tức Viện TsKB-340) tại thành phố Zelenodolsk, CH Tatarstan, Liên bang Nga đã cho ra đời thiết kế tàu Projekt 1166.1.
Năm 2003, Hải quân Nga nhận vào trang bị chiếc tàu đầu tiên của lớp 1166.1 là Tatarstan và dùng làm kỳ hạm của Hạm đội Caspi; chiếc thứ hai Dagestan dự kiến nhận vào trang bị năm 2009.
Cuối thập niên 1980, ZPKB đã thiết kế serie tàu Gepard (Gepard 1, Gepard 2, Gepard 3, Gepard 4 và Gepard 5) dựa trên thiết kế lớp 1166.1 để xuất khẩu.

Tàu hộ tống Tatarstan lớp 1166.1 (zdship.ru)


Thiết kế tiên tiến ứng dụng công nghệ Stealth
Tàu frigate đa năng hạng nhẹ Gepard-3.9 (một số nguồn gọi Gepard-3.9 là tàu hộ tống), dùng để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển; khi cần thiết có thể làm các nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.



Frigate tàng hình Gepard-3.9 (zdship.ru)
Theo các nguồn tin Nga, các tàu Gepard-3.9 của Việt Nam được đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorky có thiết kế tiên tiến, áp dụng công nghệ tàng hình (Stealth technology), nhiều trang thiết bị trên boong được đưa vào trong tàu và được trang bị các loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó có hệ thống phòng không Palma-SU, hệ thống tên lửa Uran và trực thăng Ka-28. Tàu được trang bị hệ thống bảo đảm sinh hoạt cho thủy thủ đoàn 103 người được cải tiến đáng kể và hệ thống điều hòa không khí mới.


Gepard-3.9 có lượng giãn nước 2.100 tấn; chiều dài 102,2 m; chiều rộng 13,1 m và mớn nước 3,8 m. Hệ thống động lực kết hợp diesel-turbine khí có tổng công suất 20.000 mã lực, cho phép tàu đạt tốc độ 28 hải lý/h (52 km/h), khả năng hoạt động độc lập 20 ngày đêm, cự ly hành trình gần 5.000 hải lý với tốc độ 10 hải lý/h. Ở đuôi tàu có sân đỗ cho 1 trực thăng Ка-27 (hoặc Ka-28, Ка-31).


Trực thăng chống ngầm Ka-27. Ảnh: flot.sevastopol.info

Tổ hợp vũ khí chống hạm, phòng không và chống ngầm hiện đại, uy lực mạnh
Gepard-3.9 được trang bị tổ hợp vũ khí hiện đại gồm: hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm 4 bệ phóng x 4 ống phóng với 16 tên lửa chống hạm Kh-35E, 1 khẩu pháo 76,2 mm АК-176М ở mũi tàu dùng để tác chiến chống mục tiêu mặt nước, mặt đất và máy bay bay thấp, có tốc độ bắn 60-120 phát/phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15 km và bay cao 11,5 km; 3 hệ thống tên lửa-pháo phòng không cao tốc Palma và 2 súng máy 14,5 mm; 2 hệ thống phóng lôi x 2 ống phóng 533 mm và 1 bệ phóng có 12 ống phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000.

Vũ khí đáng sợ nhất của Gepard-3.9 là 3M24 (Kh-35) Uran, NATO gọi là SS-N-25 Switchblade (biến thể xuất khẩu là 3M24E (Kh-35E) Uran-E), loại tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển, sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn bay giữa và radar chủ động giai đoạn cuối. Uran có hình dáng và tính năng tương tự loại tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Mỹ là AGM-84 Harpoon.
Tên lửa Uran có chiều dài 4,2 m; đường kính 0,42 m, trọng lượng 630 kg, đầu đạn 145 kg, tầm bắn 5-130 km, tốc độ tối đa 0,9M. Ngoài biến thể 3M24 Uran SS-N-25 Switchblade trang bị cho tàu chiến, Nga còn chế tạo các biến thể phòng thủ bờ biển 3K60 (3M24M) Bal/Bal-E (SSC-6 Stooge) và biến thể lắp trên máy bay Kh-35U (AS-20 Kayak).

Một số hình ảnh tên lửa chống hạm 3M24 Uran/Kh-35

Ảnh: militaryimages.net



Ảnh: naval-technology.com


Ảnh: vectorsite.net


Hệ thống tên lửa-pháo phòng không Palma có thể tác chiến chống máy bay và trực thăng, bom, tên lửa hành trình chống hạm, tàu nhỏ và mục tiêu nhỏ trên bờ. Palma gồm 2 pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18KD/6K30GSh và 8 tên lửa siêu vượt âm dẫn bằng laser Sosna-R (lắp trên 2 cụm ống phóng 3R-99E).

Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m; thời gian phản ứng của hệ thống là 3-5 s. Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát/phút.

Hệ thống tên lửa Sosna có tầm bắn mục tiêu bay hiệu quả ở độ cao 2-3.500 m và cự ly 1.300-8.000 m. Hệ thống điều khiển hỏa lực của Palma gồm camera truyền hình 3V-89 và camera hồng ngoại, máy đo xa laser, hệ thống dẫn tên lửa bằng tia laser và radar bắt mục tiêu 3Ts-99.


Các nguồn tin Nga cho hay, ngoài 2 chiếc Gepard-3.9 đóng tại Nga, VN có thể mua thêm 2 chiếc và đóng tại VN theo giấy phép.

Mới đây, ngày 19/6/2009, tại triển lãm hàng không Le Bourget, Pháp, Phó Giám đốc Cục Hợp tác KTQS Liên bang Nga (FSVTS) Aleksandr Fomin tiết lộ Nga và Việt Nam mùa thu này sẽ bắt đầu đàm phán về việc bán cho Việt Nam lô tiếp theo máy bay tiêm kích Su-30MK2.

Tháng 1/2009, Rosoboronoexport đã ký hợp đồng cung cấp cho Việt Nam 12 máy bay tiêm kích Su-30MK2 từ năm 2010 trị giá hơn 500 triệu USD (chưa kể vũ khí). Ông Aleksandr Fomin cho biết: “Chúng tôi sẽ bắt đầu các hoạt động tư vấn thực tế vào mùa thu này về khả năng cung cấp cho Việt Nam lô tiếp theo các máy bay này”, nhưng không nói rõ số lượng. Tuy nhiên, một nguồn tin tại Rosoboronoexport nói đến con số 8-12 chiếc Su-30MK2.

Trước đó, có tin Nga cũng đang đàm phán về việc đóng cho Hải quân Nhân dân Việt Nam 6 tàu ngầm Projekt 636 Kilo trị giá 1,8 tỷ USD.

Nguồn: vndefence.info

 

Cứ Từ Từ

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-26135
Ngày cấp bằng
21/12/08
Số km
2,031
Động cơ
508,576 Mã lực
Nơi ở
miền núi
Tàu ngầm lớp Kilo - Sát thủ vô hình dưới biển

Được các chuyên gia quân sự xếp vào nhóm tàu ngầm diesel ít phát sinh tiếng ồn nhất khi hoạt động, tàu ngầm lớp Kilo được mệnh danh là sát thủ vô hình dưới biển.

Tàu ngầm Kilo bắt đầu phục vụ trong quân đội Nga từ đầu những năm 1980. Nó được thiết kế bởi Cục thiết kế hải quân Rubin, St Peterburg. Từ đó đến nay, tùy thuộc vào tính năng nâng cấp, tàu ngầm Kilo được chia làm hai loại là kiểu 877EKM và kiểu 636.

Thời gian đầu, tàu ngầm lớp Kilo được đóng tại nhà máy đóng tàu Komsomolsk nhưng hiện nay nó chủ yếu được đóng tại nhà máy Admiralty ở St Peterburg.







Tàu ngầm lớp Kilo, nhìn từ trên xuống







Tàu ngầm kiểu 636 được thiết kế cho các mục tiêu chống lại cách chiến hạm cũng như các tàu ngầm khác, nó cũng có thể được dùng cho các mục đích trinh sát và tuần tiễu. Tàu ngầm kiểu 636 được các chuyên gia đánh giá là một trong những chiếc tàu ngầm diesel ít phát sinh tiếng ồn nhất. Nó có thể phát hiện ra một tàu ngầm khác ở khoảng cách xa gấp ba đến bốn lần trước khi bị phát hiện. Do đó, nó được ví là sát thủ vô hình dưới biển.

Chiếc tàu ngầm này được thiết kế thành 6 khoang kín nước được ngăn cách với nhau bằng các vách ngăn nằm ngang trong một thân tàu hai lớp. Thiết kế này cho phép tăng khả năng sống sót của tàu lên rất nhiều, nó vẫn có khả năng hoạt động bình thường khi bị bắn thủng một vài khoang.










Phía trong buồng lái của tàu ngầm lớp Kilo









Thiết kế của kiểu 636 có rất nhiều điểm khác biệt với kiểu 877EKM cũ hơn như thân rộng hơn, động cơ công suất lớn hơn, tốc độ chân vịt cao hơn, giảm khả năng bị phát hiện hơn. Chiếc tàu ngầm này có khả năng lặn đến độ sâu tối đa là 300 mét, đạt tốc độ tối đa 20,3 km mỗi giờ khi nổi và 37 km mỗi giờ khi lặn. Tầm hoạt động của Kilo đạt tới 12.000 km khi chạy có ống thông hơi ở tốc độ 13 km mỗi giờ hay 640 km nếu lặn sâu với tốc độ 5,5 km mỗi giờ.

Tàu Kilo được trang bị hệ thống kiểm soát và chỉ huy đa nhiệm rất hiệu quả. Trung tâm của hệ thống là một máy tính tốc độ cao có khả năng xử lý các thông tin và hiển thị một cách trực quan, có khả năng ngay lập tức đưa ra các thống số như phần tử bắn, kiểm soát vũ khí cùng các hướng dẫn về điều khiển khác.









Hệ thống vũ khí của tàu ngầm lớp Kilo gồm có ngư lôi, tên lửa và mìn







Hệ thống vũ khí

Vũ khí chính của tàu là 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm ở phía trước mũi tàu. Tàu có thể mang theo 18 ngư lôi bao gồm 6 quả trong ống phóng và 12 quả ở cơ cấu nạp. Ngoài ra, ống phóng ngư lôi có thể được sử dụng để rải mìn với cơ số lên tới 24 quả.

Ngư lôi được sử dụng trong Kilo là loại được điều khiển bằng máy tính, có xác suất bắn trúng mục tiêu rất cao. Với hệ thống kiểm soát bắn hiện đại, chỉ mất hai phút là Kilo có thể phóng lượt thứ nhất và sau năm phút thì có thể phóng lượt ngư lôi thứ hai.

Một vũ khí khác có thể sử dụng trên tàu ngầm lớp Kilo là tên lửa Novator Club-S ( NATO gọi loại tên lửa này là SS-N-27 Sizzler). Club-S có thể dễ dàng tiêu diệt các tàu chiến khác ở khoảng cách lên tới 220 km bằng đầu nổ 450 kg của nó.














Một trong những buồng vận hành tàu ngầm Kilo







Ngoài ra, Kilo cũng được trang bị bệ phóng tên lửa phòng không cho 8 tên lửa Strela 3 hoặc Igla. Các loại tên lửa này được thiết kế bởi cục thiết kế Fakel đặt tại Kaliningrad. Tên lửa phòng không Strela-3 (NATO gọi là SA-N-8 Gremlin) sử dụng đầu dò hồng ngoại làm lạnh bằng Nitơ lỏng. Nó có tầm bắn xa nhất là 6 km và đầu đạn nặng hai kg.

Igla (loại lửa mà NATO gọi là SA-N-10 Gimlet) là loại tên lửa tầm nhiệt nhưng nặng hơn Strela-3. Nó có khả năng tấn công mục tiêu bay ở khoảng cách năm km với tốc độ tối đa là 1,65 M.

Hệ thống điều khiển và động lực

Cảm biến được lắp đặt trên Kilo là loại sonar MGK-400EM, giúp cho tàu có khả năng phát hiện được các sóng âm mà tàu nổi cũng như các loại tàu ngầm khác phát ra từ khoảng cách rất xa. Bên cạnh đó là các loại thiết bị đối kháng điện tử (ESM), cảnh báo radar và các thiết bị định vị tìm đường.














Điều khiển hệ thống động lực của tàu ngầm kilo







Kilo được trang bị hai động cơ diesel cực mạnh và chân vịt 7 cánh giúp giảm thiểu tối đa tiếng ồn. Hai bộ pin nhiên liệu, mỗi bộ chứa 120 pin chứa trong khoang thứ nhất và thứ 3 trên tàu cho phép nó có thời gian hoạt động tối đa lên tới 45 ngày.

Hiện nay, tàu ngầm lớp Kilo được sử dụng bởi hải quân các nước như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và An giê ri. Ngoài ra, một số nước cũng đang đặt mua tàu ngầm Kilo để trang bị cho hải quân của mình như Việt Nam và Indonesia.

Nguồn: st internet
 

Cứ Từ Từ

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-26135
Ngày cấp bằng
21/12/08
Số km
2,031
Động cơ
508,576 Mã lực
Nơi ở
miền núi
Em săn ngầm trên tàu frigate Gepard 3.9: Ka-27





Được thiết kế, chế tạo từ thời chiến tranh lạnh và trải qua nhiều phiên bản khác nhau, “thợ săn ngầm” Ka-27 vẫn tỏ ra hữu hiệu trong tác chiến chống ngầm của hải quân Nga và nhiều nước hiện nay.
Song song với việc phát triển lực lượng tầu ngầm thì chống ngầm cũng là nội dung được các nước chú trọng, bao gồm các hệ thống cảnh giới trinh sát ngầm cố định lẫn di động, và các lực lượng săn ngầm như tàu, máy bay săn ngầm… Trong đó, lực lượng máy bay săn ngầm là lực lượng cơ động, linh hoạt, có khả năng chống ngầm mạnh nhất.
Quân đội Liên Xô trước đây và quân đội Nga ngày nay có lực lượng máy bay chống ngầm mạnh gồm: các trực thăng và máy bay cánh quạt mang phương tiện trinh sát, tìm kiếm, phát hiện và các vũ khí tiêu diệt tàu ngầm như bom chìm, rocket chống ngầm, tên lửa ngư lôi và ngư lôi…
Dòng trực thăng chống ngầm Kamov là nòng cốt của lực lượng trực thăng chống ngầm của Nga. Trong thời chiến tranh lạnh, các trực thăng này đã tỏ ra có nhiều ưu việt trong việc bảo vệ vùng biển rộng lớn.
Ka-27 là loại trực thăng chống ngầm hoạt động hiệu quả nhất trong hải quân Nga.
Trực thăng Kamov Ka-27 (NATO gọi là Helix) được phát triển trên cơ sở mẫu trực thăng Ka-25, sử dụng cho hải quân Liên Xô và hiện là trực thăng chống ngầm tiêu chuẩn của hải quân Nga.
Ka-27 có nhiều phiên bản khác nhau, gồm Ka-27PL dùng để săn ngầm, được gọi là “kẻ đi săn và tiêu diệt”; Ka-27PS dùng cho tìm kiếm cứu nạn; Ka-28 để xuất khẩu; Ka-29 vừa sử dụng để chở quân, vừa sử dụng để tấn công đối phương; Ka-31 dùng để trinh sát, theo dõi.
Đặc điểm kỹ thuật

ka-27-helix

Sử dụng cánh quạt đồng trục, được làm bằng chất liệu composite và sử dụng chất chống đóng băng, Ka-27 có thể hoạt động ở xứ lạnh, cất, hạ cánh trên boong tàu trong điều kiện tàu bị lắc, tròng trành khi hành trình trên biển trong điều kiện sóng to.
Loại máy bay này còn dùng phương pháp “hai cánh quạt nâng đồng trục” nên bỏ được cánh quạt ở đuôi. Hai bộ cánh quạt quay đồng trục, ngược chiều nhau giúp triệt tiêu mômen làm quay thân máy bay. Hệ thống cánh quạt đồng trục giúp Ka-27 có thể hoạt động một cách linh hoạt, đặc biệt là trong các trường hợp di chuyển đột ngột theo nhiều hướng khác nhau. Do Ka-27 không sử dụng cánh quạt đuôi nên rất dễ điều khiển, không bị ảnh hưởng của gió thổi ngang. Đặc biệt, nó có thể cất, hạ cánh, bay treo và hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết. Do đường kính cánh quạt nhỏ nên kích thước của Ka-27 rất gọn, có thể triển khai trên các tàu chiến loại nhỏ.
Do có kích thước nhỏ, gọn nên Ka-27 có thể cất, hạ cánh trên các tàu chiến loại nhỏ.

Do được chế tạo bằng các chất liệu chống ăn mòn và xâm thực, nên Ka-27 có thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt trên biển. Trực thăng được lắp các phao hình cầu cho phép hạ cánh trên mặt nước trong điều kiện khẩn cấp.
Ka-27 được trang bị hệ thống động lực gồm hai động cơ trục tua bin TV3-117KM. Ka-28 sử dụng hai động cơ loại mạnh hơn, TV3-117VK, do đó nó có thể tăng trọng lượng cất cánh cũng như phạm vi hoạt động.
Hệ thống phát hiện tàu ngầm
Các trang bị điện tử của trực thăng Ka-27 bao gồm: radar trinh sát được đặt ngay dưới mũi máy bay, thiết bị sonar ngầm dưới biển và phao thủy âm để phát hiện tàu ngầm.
Ka-27 được trang bị hệ thống radar vừa có chức năng dò tìm, phát hiện mục tiêu ngầm, vừa có chức năng hỏi đáp, dẫn đường. Sonar ngầm VGS-3 dùng để phát hiện tàu ngầm, xác định chính xác tọa độ của tàu ngầm.
Ka-27 cũng có hệ thống dò tìm các trạng thái dị thường và máy thu để dò tìm và dẫn đường cho các trực thăng khác về phía các phao thủy âm.
Thiết bị săn ngầm của Ka-27 cho phép phát hiện mục tiêu ở độ sâu 500 m dưới mặt nước và cách xa đến 10 km. Ka-27 có thể tiến hành các hoạt động trinh sát ngầm trong điều kiện biển động cấp 5, trong phạm vi bán kính lên tới 200 km.
Ka-27 thường tác chiến theo đội hình, ít nhất hai chiếc, trong đó, một chiếc làm nhiệm vụ dò tìm, chiếc còn lại tiếp nhận thông tin và tiêu diệt mục tiêu.

Trong điều kiện chiến đấu, Ka-27 luôn hoạt động theo đội hình gồm ít nhất hai chiếc, trong đó, một chiếc làm nhiệm vụ dò tìm, phát hiện mục tiêu, truyền thông tin sang chiếc bên cạnh để tiêu diệt mục tiêu. Toàn bộ quá trình dò tìm, khóa mục tiêu được thực hiện một cách tự động. Nhiệm vụ của phi công chỉ là lựa chọn vũ khí và nhấn nút để tiêu diệt.
Hệ thống vũ khí
Về vũ khí, Ka-27 được trang bị các loại như: Ngư lôi tự dẫn 533 mm, Tên lửa ngư lôi, 10 bom chùm PLAB 250-120 và hai bom OMAB.
Ngư lôi tự dẫn 533 mm được đặt trong một khoang sấy nhằm đảm bảo độ tin cậy trong mọi điều kiện thời tiết. Cho dù loại ngư lôi 533 mm này có kích thước lớn nhưng ưu điểm của nó là có thể tiêu diệt được hầu hết các loại tàu ngầm trên thế giới.
Hệ thống điện tử chưa hiện đại nên chiếm nhiều diện tích khoang lái.

Nhược điểm duy nhất của Ka-27 nằm ở hệ thống điện tử. Do hệ thống điện tử không hiện đại nên chiếm nhiều diện tích trong khoang lái. Radar săn ngầm của Ka-27 cũng quá lớn khiến hạn chế trong việc trang bị thêm các loại vũ khí khác.
Nguồn: vndefence.info
 
Chỉnh sửa cuối:

Cứ Từ Từ

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-26135
Ngày cấp bằng
21/12/08
Số km
2,031
Động cơ
508,576 Mã lực
Nơi ở
miền núi
Hải quân Việt Nam, đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân:
[ame]http://www.youtube.com/watch?v=PYZltXxqMmU[/ame]
 

Cứ Từ Từ

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-26135
Ngày cấp bằng
21/12/08
Số km
2,031
Động cơ
508,576 Mã lực
Nơi ở
miền núi
Clip Su-30MK2:
[ame]http://www.youtube.com/watch?v=VpPSfCuAxCg[/ame]
 

tqt77

Xe điện
Biển số
OF-7609
Ngày cấp bằng
31/7/07
Số km
2,342
Động cơ
553,209 Mã lực
có phải sl là số lượng thực tế không vậy? nếu đúng thì em thấy đáng lo hơn là đáng mừng vì toàn vũ khí thời những năm 70 thế kỷ trước - thậm chí là của quân ngụy chiếm được. Đáng raphair thanh lý bán sắt vụn vậy mà còn giữ nhiều thế, với kỹ thuật như bây giờ thì mấy cái xe, pháo đó có chịu được mấy quả tên lửa, bom thông minh tự tìm diệt mục tiêu không nhỉ :mad:
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top