- Biển số
- OF-30934
- Ngày cấp bằng
- 10/3/09
- Số km
- 22,686
- Động cơ
- -333,029 Mã lực
Kí tự nguyện nộp đâu hơn chục tờ giấy liền, sao giờ lại kêu nhểĐều là tự nguyện hoặc hội ph thu chứ nhà trường có bắt đâu :34:
Kí tự nguyện nộp đâu hơn chục tờ giấy liền, sao giờ lại kêu nhểĐều là tự nguyện hoặc hội ph thu chứ nhà trường có bắt đâu :34:
Có ích cho một số người đấy cụ, mỗi kỳ tuyển sinh, trường nho nhỏ thôi, nhẹ nhàng trái tuyến vài trăm cháu là có cái chung cư đẹp rồiNếu ko có "tuyến" thì làm gì có"trái" nhỉ? Mà cái "đúng tuyến" thì để làm gì nhỉ? Ngoaichuyện gây ra tiêu cực thì nó có ích gì cho đời không nhỉ?
Cái này là nóng nhất cụ ạ.Nhân đây cho em hỏi các cụ của OF là cái quy định cấm học thêm của bộ giáo dục còn nữa hay không là nhà trường vẫn tổ chức dạy thêm tràn lan và nhiều hơn trước, hậu quả bây giờ là học thêm là dạy trong sách GK còn học chính là làm bài tập nâng cao... !!!
Làm thế khác gì bắt buộc đi học thêm.
Thế! Bảo sao!Các cụ thông cảm, e vừa chạy chức hiệu trưởng mất hơn 2 cu to, các cụ cho e kiếm ti
Không khoản nào không đúng và không minh bạch cả cụ nhéNhững khoản thu chi nếu đúng và minh bạch thì không ai lại phản ứng cả, vd như tiền ăn, uống, vui chơi cho các cháu... nếu đúng giá trị đồng tiền mình bỏ ra thì cũng vui lòng , đằng này toàn những khoản trời ơi, nộp nhiều , ai chả xót.
Kính mong Bộ giáo dục hay chăm lo Giáo dục con người tư cách không ăn bớt, ăn chặn, tham nhũng ... ngay từ những tuổi đầu tiên. đừng để những cái xấu len lỏi , phá hoại nhân cách của trẻ .
Thế sao dân nó cứ kêu quá trời vậy cụ?Không khoản nào không đúng và không minh bạch cả cụ nhé
là vì "tự nguyện" nên minh bạch và đúngThế sao dân nó cứ kêu quá trời vậy cụ?
Cháu hỏi khí không phải, cụ là hiệu trưởng phỏng?
Chán nản với nền gd nc nhà.lúc nào chả núp chiêu bài tự nguyện . có F1 đi học rồi sẽ thấy . cứ thử không tự nguyện xem
Câu chuyện của cụ thật cảm động ! Nhưng em nghĩ với các thành phố lớn như HN, TP.HCM thì chuyện ấy chắc hiếm vì TP không cho nuôi lợn, với lại các cô (dạy cấp tiểu học) đều có dạy thêm nên thu nhập không đến nỗi. Em cũng xin kể với cụ 1 câu chuyện cách đây cũng không lâu thời F1 em còn học tiểu học (bây giờ cháu đã học lớp 10). Năm lớp 5 của F1 nhà em, trong lớp có em học sinh nữ nọ có sức học giỏi, chữ đẹp nhưng không đi học thêm trong hè. Đầu năm họp phụ huynh, cô giáo nhắc thẳng tên trường hợp học sinh ấy với lý do cô muốn tất cả học sinh nên "học thêm" vì năm cuối cấp lượng bài rất nhiều, thi chuyển cấp, thành tích lớp v.v... chẳng lâu sau, lại đến ngày họp phụ huynh tổng kết HKI, cả lớp bất ngờ khi cô giáo lại xướng tên em ấy vì học lực kém (qua kết quả thi HKI) và cũng đề cập chuyện học thêm. Mọi chuyện không có gì cho đến 1 ngày em đi nhậu cùng đám bạn thì có 1 cô bé cầm xấp vé số đến bàn bọn em mời mua. Em giật mình nhìn kỹ, thì ra đây là cô bé bạn học cùng lớp với con em mà cô giáo hay đề cập. Mua cho cháu vài tờ vé số rồi em cũng hỏi chuyện cháu bé về việc học. Nghe cháu kể mà em muốn khóc. Ba mẹ mất, cháu ở với bà ngoại, nhà rất nghèo nên cháu không có tiền đi học thêm cùng chúng bạn. Ban đêm cháu đi bán vé số đến tận 11, 12 giờ đêm (tùy ngày đắt, ế) nên sáng hôm sau đi học cháu cũng hơi mất tập trung, mà do lớp gần như 100% đi học thêm nên cô giáo giảng bài rất nhanh, chủ yếu cho nhiều dạng bài tập để làm nên cháu bị "đuối sức" không theo kịp bạn bè. Và điều làm em trăn trở là cháu bé nhà tuy nghèo nhưng lại không được cấp học bổng hay được miễn giảm học phí (cả 5 năm tiểu học). Em vào trường đề cập chuyện này với Hiệu trưởng thì được thầy trả lời rằng. "Đầu năm học nào nhà trường cũng thông báo nộp hồ sơ cho các trường hợp miễn giảm học phí nhưng cháu lại không gửi nên chúng tôi không biết được. chuyện này là lỗi ở địa phương !" . Thật bó tay với sự giáo dục cũng như sự vô cảm của nhà trườngThưa các cụ, các mợ.Ngày còn học cấp 1, có một hình ảnh đến giờ em vẫn không quên. Đó là hình ảnh một người phụ nữ ăn mặc nhếc nhác, đi chiếc xe đạp rách, đầu đội chiếc nón cũng rách, chở đằng sau 2 cái thùng vào nhà em xin nước rác về nuôi lợn ( nước rác gồm : nước vo gạo, rễ rau... nói chung là tất cả thứ gì ăn được nhưng người bỏ). Truyện sẽ không có gì nếu ngày hôm đó người phụ nữ đáng thương ấy vô tình để em nhìn thấy mặt. Một phản xạ có điều kiện thằng bé khoanh tay, cúi đầu: em chào cô ạ. Người phụ nữ sau một thoáng bối rối, lặng lẽ gật đầu. Và từ đó không thấy cô giáo em đến xin nước rác. Lớn lên, em có cô bạn nhỏ làm GV, tháng nào cũng đi khám viêm họng, đứng lớp 8 năm mà lương 3,5 tr. Từ đó, em luôn bảo gấu: con đi học, nhiều khoản vô lý, đóng tiền tuy xót xa nhưng nên đóng để ủng hộ thầy cô. Biết làm sao đây khi XH mình nó thế. Lỗi là ở thời tiết, thầy, cô có lỗi gì đâu. Ai chẳng phải mưu sinh.
Em hoàn toàn tin vào chuyện của cụ ạ. Cá nhân em nghĩ : đó chỉ là sự thoái hóa biến chất mà gốc rễ của nó là mưu sinh. GV cũng có nhu cầu "tự hào" như mọi người, GV biến chất sẽ làm việc vô đạo đức để đạt được điều đó ( ngành nghề khác cũng vậy), thật đáng buồn là sự vô đạo đức đang phổ biến ở XH. Nếu giáo viên có được đồng lương thỏa đáng thì em nghĩ những thầy cô có lương tâm sẽ không làm như trường hợp cụ gặp và những thầy, cô còn lương tâm cũng không ép HS đi học thêm. Mặt trái khác, chương trình giáo khoa cho trẻ bây giờ thật sự khó để trẻ tiếp thu nếu chỉ học trên lớp. Em cũng đã gặp giáo viên động viên trẻ tới nhà phụ đạo miễn phí chỉ để kịp chương trình học của trẻ cụ ạ.Câu chuyện của cụ thật cảm động ! Nhưng em nghĩ với các thành phố lớn như HN, TP.HCM thì chuyện ấy chắc hiếm vì TP không cho nuôi lợn, với lại các cô (dạy cấp tiểu học) đều có dạy thêm nên thu nhập không đến nỗi. Em cũng xin kể với cụ 1 câu chuyện cách đây cũng không lâu thời F1 em còn học tiểu học (bây giờ cháu đã học lớp 10). Năm lớp 5 của F1 nhà em, trong lớp có em học sinh nữ nọ có sức học giỏi, chữ đẹp nhưng không đi học thêm trong hè. Đầu năm họp phụ huynh, cô giáo nhắc thẳng tên trường hợp học sinh ấy với lý do cô muốn tất cả học sinh nên "học thêm" vì năm cuối cấp lượng bài rất nhiều, thi chuyển cấp, thành tích lớp v.v... chẳng lâu sau, lại đến ngày họp phụ huynh tổng kết HKI, cả lớp bất ngờ khi cô giáo lại xướng tên em ấy vì học lực kém (qua kết quả thi HKI) và cũng đề cập chuyện học thêm. Mọi chuyện không có gì cho đến 1 ngày em đi nhậu cùng đám bạn thì có 1 cô bé cầm xấp vé số đến bàn bọn em mời mua. Em giật mình nhìn kỹ, thì ra đây là cô bé bạn học cùng lớp với con em mà cô giáo hay đề cập. Mua cho cháu vài tờ vé số rồi em cũng hỏi chuyện cháu bé về việc học. Nghe cháu kể mà em muốn khóc. Ba mẹ mất, cháu ở với bà ngoại, nhà rất nghèo nên cháu không có tiền đi học thêm cùng chúng bạn. Ban đêm cháu đi bán vé số đến tận 11, 12 giờ đêm (tùy ngày đắt, ế) nên sáng hôm sau đi học cháu cũng hơi mất tập trung, mà do lớp gần như 100% đi học thêm nên cô giáo giảng bài rất nhanh, chủ yếu cho nhiều dạng bài tập để làm nên cháu bị "đuối sức" không theo kịp bạn bè. Và điều làm em trăn trở là cháu bé nhà tuy nghèo nhưng lại không được cấp học bổng hay được miễn giảm học phí (cả 5 năm tiểu học). Em vào trường đề cập chuyện này với Hiệu trưởng thì được thầy trả lời rằng. "Đầu năm học nào nhà trường cũng thông báo nộp hồ sơ cho các trường hợp miễn giảm học phí nhưng cháu lại không gửi nên chúng tôi không biết được. chuyện này là lỗi ở địa phương !" . Thật bó tay với sự giáo dục cũng như sự vô cảm của nhà trường