- Biển số
- OF-59286
- Ngày cấp bằng
- 17/3/10
- Số km
- 15,915
- Động cơ
- 605,894 Mã lực
Kích thích kinh tế kiểu… Anh
Ngày 30-9 vừa qua, người tham gia giao thông ở Anh có lẽ tưởng rằng họ đang nghe một trò đùa Cá tháng tư, khi radio phát tuyên bố của Bộ trưởng Giao thông Anh Philip Hammond rằng Chính phủ nước này đang xem xét việc nâng giới hạn tốc độ đường cao tốc để kích thích kinh tế.
Nâng giới hạn tốc độ được xem là một biện pháp kích thích kinh tế. Phát biểu trên đài BBC, ông Hammond cho biết Chính phủ có kế hoạch nâng giới hạn tốc độ ở 2.200 dặm (3.540km) đường cao tốc trên khắp đất nước lên 80 dặm/giờ, từ mức 70 dặm/giờ (từ 113 km/giờ lên 130 km/giờ). Chính phủ Anh cho rằng việc nâng giới hạn tốc độ sẽ cải thiện hiệu quả kinh tế và sự thỏa mãn cá nhân thông qua việc rút ngắn thời gian đi lại ở một số quãng đường.
“Những giới hạn tốc độ lâu nay được định ra từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi đồng hồ tốc độ của một chiếc xe hơi thời đó chỉ đo được tối đa 70 dặm/giờ” - ông Hammond nói. Số liệu cho biết từ năm 1965, khi giới hạn 70 dặm/giờ được đặt ra, số ca tử vong do tai nạn giao thông giảm 75% dù có nhiều người dùng xe hơi hơn.
Vì vậy, nhiều người cho rằng vấn đề an toàn phải đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, ông Hammond phát biểu: “Xe cộ đã thay đổi. Giao thông đã thay đổi. Mọi thứ đều an toàn hơn trước đây. Đường sá của chúng ta thuộc loại an toàn nhất châu Âu và chúng ta cần xem lại giới hạn tốc độ”.
Andrew Howard, Giám đốc an toàn giao thông của AA - một hiệp hội xe hơi - tán dương đề xuất của Chính phủ. Ông cho biết 66% thành viên của hiệp hội ủng hộ việc nâng giới hạn tốc độ, nhiều người tin rằng đó thật ra là việc hợp pháp hóa một điều đã tồn tại. Nghiên cứu cho thấy nhiều tài xế có thói quen vượt giới hạn tốc độ 70 dặm/giờ và cảnh sát thường ngó lơ nếu việc vượt giới hạn ít hơn 10 dặm/giờ (dưới 80 dặm/giờ).
Không giống những con đường trong khu dân cư, những con đường cao tốc ở Anh được trang bị camera tốc độ rất ít. Dù vậy, đề xuất cũng gặp nhiều phản đối.
“Bộ trưởng Dầu mỏ của Saudi Arabia sẽ vỗ tay tán thưởng nếu nghe về kế hoạch của Philip Hammond. Tại một thời điểm khi hoạt động sản xuất dầu ở Biển Bắc đi xuống, chúng ta lại đang phụ thuộc nhiều vào môi trường yếu ớt trong việc cung cấp nhiên liệu cho xe hơi, quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông sẽ tăng tiêu thụ dầu mỏ và khí thải carbon trong khi chúng ta cần cắt giảm chúng” - bà Emma Gibson, nhà chiến dịch an toàn giao thông của Tổ chức Hòa Bình Xanh, nói.
Những người khác nói rằng nhiều đời Chính phủ Anh đã tìm cách lấy lòng giới tài xế xe hơi để tranh thủ lá phiếu, trong khi không chịu đầu tư đủ cho các loại phương tiện giao thông thay thế, như xe đạp và xe lửa. Những người đi xe lửa ở Anh thuộc diện cao nhất thế giới, trong khi hệ thống đường sắt ở nước này kém xa Pháp và Đức.
Một nữ phát ngôn viên của Bộ Giao thông nói một thời hạn lấy ý kiến sẽ được đặt ra trong vài tháng nữa, nếu suôn sẻ việc nâng giới hạn tốc độ sẽ được triển khai vào năm 2013. Người này nói rằng việc nâng giới hạn lên 80 dặm/giờ từ lâu đã được triển khai ở các nước châu Âu khác như Pháp, Italia và Áo.
Sự gia tăng khí thải carbon do chạy nhanh hơn sẽ “rất nhỏ” và có thể vô hiệu hóa bằng những biện pháp khác của Chính phủ trong việc khuyến khích giảm nhiên liệu hóa thạch, như thúc đẩy xe điện.
VĨNH CẨM (Theo NYT)
Ngày 30-9 vừa qua, người tham gia giao thông ở Anh có lẽ tưởng rằng họ đang nghe một trò đùa Cá tháng tư, khi radio phát tuyên bố của Bộ trưởng Giao thông Anh Philip Hammond rằng Chính phủ nước này đang xem xét việc nâng giới hạn tốc độ đường cao tốc để kích thích kinh tế.
“Những giới hạn tốc độ lâu nay được định ra từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi đồng hồ tốc độ của một chiếc xe hơi thời đó chỉ đo được tối đa 70 dặm/giờ” - ông Hammond nói. Số liệu cho biết từ năm 1965, khi giới hạn 70 dặm/giờ được đặt ra, số ca tử vong do tai nạn giao thông giảm 75% dù có nhiều người dùng xe hơi hơn.
Vì vậy, nhiều người cho rằng vấn đề an toàn phải đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, ông Hammond phát biểu: “Xe cộ đã thay đổi. Giao thông đã thay đổi. Mọi thứ đều an toàn hơn trước đây. Đường sá của chúng ta thuộc loại an toàn nhất châu Âu và chúng ta cần xem lại giới hạn tốc độ”.
Andrew Howard, Giám đốc an toàn giao thông của AA - một hiệp hội xe hơi - tán dương đề xuất của Chính phủ. Ông cho biết 66% thành viên của hiệp hội ủng hộ việc nâng giới hạn tốc độ, nhiều người tin rằng đó thật ra là việc hợp pháp hóa một điều đã tồn tại. Nghiên cứu cho thấy nhiều tài xế có thói quen vượt giới hạn tốc độ 70 dặm/giờ và cảnh sát thường ngó lơ nếu việc vượt giới hạn ít hơn 10 dặm/giờ (dưới 80 dặm/giờ).
Không giống những con đường trong khu dân cư, những con đường cao tốc ở Anh được trang bị camera tốc độ rất ít. Dù vậy, đề xuất cũng gặp nhiều phản đối.
“Bộ trưởng Dầu mỏ của Saudi Arabia sẽ vỗ tay tán thưởng nếu nghe về kế hoạch của Philip Hammond. Tại một thời điểm khi hoạt động sản xuất dầu ở Biển Bắc đi xuống, chúng ta lại đang phụ thuộc nhiều vào môi trường yếu ớt trong việc cung cấp nhiên liệu cho xe hơi, quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông sẽ tăng tiêu thụ dầu mỏ và khí thải carbon trong khi chúng ta cần cắt giảm chúng” - bà Emma Gibson, nhà chiến dịch an toàn giao thông của Tổ chức Hòa Bình Xanh, nói.
Những người khác nói rằng nhiều đời Chính phủ Anh đã tìm cách lấy lòng giới tài xế xe hơi để tranh thủ lá phiếu, trong khi không chịu đầu tư đủ cho các loại phương tiện giao thông thay thế, như xe đạp và xe lửa. Những người đi xe lửa ở Anh thuộc diện cao nhất thế giới, trong khi hệ thống đường sắt ở nước này kém xa Pháp và Đức.
Một nữ phát ngôn viên của Bộ Giao thông nói một thời hạn lấy ý kiến sẽ được đặt ra trong vài tháng nữa, nếu suôn sẻ việc nâng giới hạn tốc độ sẽ được triển khai vào năm 2013. Người này nói rằng việc nâng giới hạn lên 80 dặm/giờ từ lâu đã được triển khai ở các nước châu Âu khác như Pháp, Italia và Áo.
Sự gia tăng khí thải carbon do chạy nhanh hơn sẽ “rất nhỏ” và có thể vô hiệu hóa bằng những biện pháp khác của Chính phủ trong việc khuyến khích giảm nhiên liệu hóa thạch, như thúc đẩy xe điện.
VĨNH CẨM (Theo NYT)