Lại nói về câu chuyện gốc tích cụ Khương Công Phụ, ở đây có lão
chuot08 đã làm admin của trang oét Khương gia, em cũng mới tìm thấy trong các thống báo kết quả nghiên cứu của Viện Hán Nôm, số 40 TBHN 2001 nói về bản gia phả họ Khương, phần đề dẫn có nói bản gia phả được lập ngày tốt tháng 3 năm nhuận niên hiệu Thành Thái thứ 10 - 1899 TL. Bản gia phả này viết trên giấy dó, bằng chữ Hán xen lẫn chữ Nôm. Như vậy thì về góc độ văn bản học, bản gia phả này được biên soạn, tu tập hay nhuận sắc cũng căn cứ trên các sử liệu ít ỏi trước đó nói về cụ Khương Công Phụ, không loại trừ cả tài liệu của cụ Nhữ. Nói bản gia phả này có niên đại 1300 là không đúng.
Mặt khác, theo tài liệu "Bước đầu tìm hiểu họ ở Việt Nam" của tác giả Biện quốc Trọng, trong giai đoạn Bắc thuộc, họ Khương không được coi là một họ được người Việt chọn theo mô típ danh tính từ văn hóa Hán sang, tức là thời điểm đó họ Khương là một họ thuần Hán. Một chi tiết nữa là ông nội và cha của cụ Khương Công Phụ đều giữ các chức quan trong bộ máy cai trị nội thuộc, mà các quan chức viên lại của bộ máy cai trị thời đó lý lịch phải thế nào, ít nhất cũng có máu Hán làm một điều kiện cơ bản.
Tuy nhiên, chúng ta không truy xét gốc tích huyết thống làm gì. Việc cụ Khương Công Phụ sang bên Tàu làm quan to ít nhiều cũng đáng ghi nhận về hành trạng tư chất đáng kính trọng của một người trí thức. Còn nếu lấy đó làm việc để tự hào về cái gì đó của Việt Nam e là hơi quá phấn chấn và là phép "thắng lợi tinh thần" không đáng có. Vì thế, các sử thần thời xưa cũng ít đề cập, sách vở ít ghi chép về cụ Khương là vậy.