Hôm rồi, báo Dân Trí quăng quả bom to nổ to thế mà kg có cụ nào để ý!
Link:
http://dantri.com.vn/the-gioi/nga-tuyen-bo-thuy-phi-co-be200-phu-hop-voi-viet-nam-734903.htm
Em Be-12 thuộc đời Tống nhưng em cũng ứ tin VN có em này vì em ở biển suốt nhưng có thấy nó xuất hiện bao giờ đâu. Hay là mua về làm hiện vật cho Bảo tàng kỹ thuật quân sự?
gửi cụ đọc cho vui chớ tin là thật
(ĐVO) “Mòng biển bảo vệ Trường Sa”
Từ tháng 4/1982, Quân chủng Không quân bàn giao phi đội săn ngầm Ka-25 và Be-12 cho Quân chủng Hải quân tiếp quản.
Ngày 14/16/1982, Bộ Tổng tham mưu ban hành biểu tổ chức, biên chế phi đội không quân chống ngầm, phi đội trực thăng săn ngầm và các đại đội đảm bảo kỹ thuật.
Kể từ đó, các máy bay Ka-25 và Be-12 thực hiện nhiều chuyến bay tuần tra bảo vệ biển đảo. Trong đó, thủy phi cơ Be-12 nhiều lần bay ra tuần tiễu, bảo vệ quần đảo Trường Sa.
Sau 2 năm trở thành bộ phận không quân thuộc Hải quân Nhân dân Việt Nam, do không có khả năng bảo đảm kỹ thuật tốt, khai thác theo đúng qui trình, số máy bay Ka-25 và thủy phi cơ Be-12 bị mất sức chiến đấu, số còn sử dụng được rất ít.
Tổ bay Be-12 sau chuyến bay tuần tiễu bảo vệ quần đảo Trường Sa. Nguồn: Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam
Trước tình hình trên, Bộ Tổng tham mưu ra quyết định chuyển phi đội săn ngầm trở lại Quân chủng Không quân. Chấp hành quyết định, ngày 25/6/1984, Tham mưu trưởng Không quân và Hải quân đã ký biên bản bàn giao tổ chức quân số, vũ khí trang bị, khí tài của Không quân Hải quân về Bộ tư lệnh Không quân.
Ngày 15/9/1984, Bộ trưởng Quốc phòng ra quyết định thành lập Trung đoàn Không quân Hải quân 954 (đóng tại sân bay Cát Bi, Hải Phòng) thuộc Quân chủng Không quân.
Căn cứ vào quyết định của bộ, Tư lệnh Quân chủng Trung tướng Đào Đình Luyện ra quyết định qui định tổ chức, biên chế, nhiệm vụ đoàn 954.
Trung đoàn 954 biên chế phi đội trực thăng Ka-25, phi đội thủy phi cơ Be-12 cùng các đại đội đảm bảo kỹ thuật. Nhiệm vụ của trung đoàn là: phối hợp với hải quân làm nhiệm vụ tác chiến trên biển, trinh sát ngầm, tổ chức phục vụ chiến đấu – vận chuyển quân đổ bộ chiến thuật, vận chuyển khí tài bảo đảm cho bộ đội các đảo.
Kể từ giữa những năm 1980 cho tới ngày nay, không có nhiều thông tin từ tài liệu lịch sử hải quân ghi nhận hoạt động của thủy phi cơ Be-12. Nhiều khả năng, Be-12 bị loại khỏi biên chế.
Hiện nay, Trung đoàn 954 được chuyển về sân bay Đà Nẵng, nằm trong đội hình Sư đoàn 372 trang bị chủ yếu trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28/32, trực thăng vận tải Mil Mi-17.
(ĐVO) Ngày 16/4/1980, Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân ra quyết định chuyển toàn bộ phi đội MiG-19 (Trung đoàn 925) làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia về nước. Các phi công, thợ máy này được cử đi học chuyển loại sử dụng tiêm kích MiG-21, trực thăng săn ngầm Ka-25 và thủy phi cơ săn ngầm Beriev Be-12.
Cuối năm 1980, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra quyết định thành lập phi đội máy bay săn ngầm Be-12 thuộc Trung đoàn Không quân 933 (Sư đoàn 372).
Năm 1981, 4 thủy phi cơ Be-12 được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam.
Tính năng - kỹ chiến thuật của Be-12
Thủy phi cơ săn ngầm Be-12 Chayka (nghĩa là Mòng biển) do Cục thiết kế Beriev phát triển từ cuối những năm 1950.
Mục đích thiết kế ban đầu của Be-12 dành để săn lùng tàu ngầm Hải quân Mỹ nhăm nhe vào sâu lãnh hải Liên Xô.
Be-12 thiết kế thân như chiếc thuyền để tối ưu khả năng lướt trên mặt nước khi cất cánh, kiểu cánh giống cánh chim mòng biển, 2 cánh đuôi đứng hình bầu dục.
Thân Be-12 chia làm 10 khoang với các vách ngăn kín nước, bên trong lắp khí tài điện tử. Nếu vài khoang bị thủng, máy bay vẫn nổi tốt trên mặt nước. Dưới 2 cánh có thêm 2 phao nổi để tạo sự ổn định.
Be-12 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Ivchenko Progress AI-20D (5.180 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ khoảng 530km/h, tầm bay 3.300km, trần bay 8.000m. Chạy đà cất/hạ cánh trên mặt nước là 2.300m, cất/hạ cánh trên đất liền là 2.200-1.800m.
Thủy phi cơ Be-12 ngoài vai trò chống ngầm có thể đảm nhiệm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển, chữa cháy rừng, chở khách.
Về hệ thống điện tử, Be-12 lắp đặt các thiết bị định vị, thiết bị hỗ trợ hạ cánh trong điều kiện tầm nhìn kém và trong đêm và các hệ thống dò tìm tàu ngầm gồm: hệ thống sonar thủy âm Baku và radar tìm kiếm từ trường lạ từ trên không APM-56.
Be-12 mang được 3.000-4.000kg ngư lôi tự dẫn và bom để tấn công tàu ngầm đối phương. Cụ thể, gồm:
- Ngư lôi tự dẫn âm thanh AT-1 450mm có khối lượng 560kg, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 70-160kg, tầm bắn 5.000m, tốc độ 27 hải lý/h. Đầu tự dẫn kích hoạt tầm 500-1000m.
- Ngư lôi tự dẫn âm thanh AT-2 533mm có khối lượng 1.050kg, lắp đầu đạn 80-150kg, tầm bắn 7.000m, tốc độ 40 hải lý/h. Đầu tự dẫn kích hoạt tầm 1.000m.
- Bom chống tàu ngầm.
Ngoài ra, biến thể Be-12LL cải tiến mang được tên lửa hành trình chống tàu siêu âm 3M-80 Moskit. Nhưng Be-12LL không bao giờ đi vào phục vụ rộng rãi.
Các máy bay Be-12 được xuất khẩu và viện trợ cho một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.