Cái thiệt thòi của phụ nữ Việt mình là: quá ít kiến thức khi tiếp xúc với mỹ phẩm. Do hoàn cảnh đất nước nên sự hiểu biết rất hạn hẹp trong ngành này dẫn đến khi các thương hiệu nước ngoài tràn vào - thành ma trận và nhiều người bị ngợp.
Thói quen đọc và hiểu thành phần trong sản phẩm cũng như kiểm tra các thông tin, em nghĩ là ai cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản.
Ví dụ như các sản phẩm được chứng nhận USDA/Ecocert/...hoặc thành phần không chứa Paraben, không dùng các loại hương liệu tổng hợp như Fragrance, Parfum/chất tạo bọt SLS, SLES hay dầu khoáng Mineral Oil,...đều được hiển thị trên bao bì. Tuy nhiên, các thành phần này nếu như chỉ tin vào nhãn mác thì cũng khó để kiểm chứng. Quan trọng là tìm hiểu xuất xứ của sản phẩm đó; nguồn nguyên liệu và lịch sử sản xuất; giấy chứng nhận được cung cấp bởi tổ chức nào (uy tín hay không?),...v.v...
Có một lần, khi được giơ chiếc cốc nhựa trước mặt, một bạn hỏi em "Thành phần của chiếc cốc này là gì? Nó có được tái sử dụng hay không?", em đứng hình. Ai cũng biết cái con số phía dưới cốc hiển thị loại nhựa được tái sử dụng (số 1), nhưng thành phần thì em không biết.
"Có phải ai cũng có kiến thức Hoá, Sinh siêu cao thủ để mà đọc thành phần đâu?! - em cúi mặt lầm bầm". Thế nhưng, cái thói quen nhìn chỉ số và nhớ tên một số thành phần cơ bản của sản phẩm, em cũng hình thành từ những năm đầu tiên bập bẹ bước chân vào làng mỹ phẩm...dần dần, nó thành phản xạ không điều kiện.
Vì trót "đèo bòng" một cửa hàng mỹ phẩm, nên những lúc cày thông tin em mờ hết mắt. Ma trận của ngành không đơn giản. Vì thế, để xem phản ứng của cơ thể, em cũng thử dùng các loại đắt, rẻ để xem mình hợp với loại nào, ưu điểm, các thứ các thứ...
Rút được kinh nghịm, là: hãy tin vào mỹ phẩm với sự hiểu biết, và sự tỉnh táo,

.