Cái này thì em dơ hai tay, hai chân đồng ý với mợ. Với cá nhân em, tài sản lớn nhất để bọn trẻ bước vào cuộc sống tự lập đấy là nghị lực và tri thức, tất nhiên là có nhà lầu xe hơi kèm theo thì tốt hơn nhiều nhưng nếu không có thì vẫn ổn. Không ai nắm tay được cả ngày, trong cuộc sống chắc chắn sẽ vấp ngã những khi vấp ngã thì cũng chỉ có nghị lực và tri thức mới là những cây gậy để bấu víu đứng dậy được.
Em chỉ mong lũ nhỏ nhà em biết lễ nghĩa theo kiểu nho giáo “hơn một chữ cũng là thầy, hơn một ngày cũng là anh”. Trong cuộc sống thì hãy “đói cho sạch, rách cho thơm”. Biết vun vén cho gia đình, không được bóc ngắn cắn dài, không nhận về mình những thứ mình cảm thấy không xứng đáng, cương quyết bảo vệ thành quả của mình và biết cho đi cũng là niềm vui.
Khi lấy vợ lấy chồng thì đừng nhìn vào của cải nhà người ta, đừng nhìn vào học vị học hàm, đừng nhìn vào địa vị xã hội của nhà người ta mà nhìn vào nếp sống, nếp sinh hoạt của gia đình họ. Một gia đình yên vui, hạnh phúc chắc chắn những người sống trong gia đình đó, những đứa trẻ lớn lên từ đó sẽ là người tử tế và có tấm lòng độ lượng, nhân ái. Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình hay so đo hơn kém với anh em, hàng xóm và đồng nghiệp về tiền bạc, nhà cửa, giàu có bằng những mánh lưới kiếm tiền bất chính hay bố mẹ, ông bà luôn lục đục so kè với nhau sẽ có cái nhìn rất cay nghiệt về cuộc sống, ích kỷ và thường lấy đồng tiền làm thước đo các chuẩn mực đạo đức, ứng xử của con người thì nên tránh.
Thực tại xã hội đã và đang nhập khẩu đủ các thể loại văn hóa, giới trẻ quá chú trọng tới vật chất, coi nhẹ tình cảm liên kết gia đình thì đúng là em đang dắt con mình đi ngược gió. Thật khó khăn !