Thực ra thì vision của Anh về EU khác với của Pháp và Đức. Giữa Pháp và Đức cũng có khác nhau về vision nay, nhưng sự khác biệt này có thể thoả hiệp và hoà nhập, trong khi vision của Anh (cùng với 1 số nước Đông Âu như Ba Lan) lại rất khác. Ta chỉ điểm qua chút:
1) Pháp, có đầy đủ các bộ phận sức mạnh của 1 cường quốc, giống như một cơ thể người có đâỳ đủ bộ phận (kinh tế, chính trị, quân sự, độc lập cao về các công nghệ như quân sự và các ngành chiến lược khác, có hệ thống thuộc địa ngầm ở châu Phi), nói cách khác, Pháp là 1 nước Mỹ ở quy mô nhỏ hơn, nên muốn hướng EU tới 1 mô hình siêu cường truyền thống, như là Mỹ, Nga, và TQ hiện nay, dùng EU để tăng cường và hỗ trợ sức mạnh cho mình.
2) Đức, chỉ có sức mạnh kinh tế dân sự. Sau thế chiến 2, nền công nghệ Đức đã bị ngăn chặn tham gia vào các ngành chiến lược như tên lừa hành trình và đạn đạo, vũ khí hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược, tàu ngầm cỡ lớn, etc., trong khi cái này Pháp lại mạnh và tự chủ được,cấu trúc kinh tế của Đức cũng được xây theo hướng không có những cái này.
Đức mạnh về kinh tế nói chung, nhất là công nghiệp ô tô, cơ khí, hoá chất, máy công cụ, etc. nhưng lại không có sức mạnh chính trị như Pháp. Đức giống như là một nguời khoẻ mạnh nhưng thọt chân, vì thế vision về EU hơi khác với Pháp. Hiện kinh tế Đức phải dựa rất nhiều vào xuât khẩu, do đó là muốn xây EU thành 1 dạng thống nhất để tiêu thụ hàng hoá Đức (hiện Đức vẫn thặng dư thương mại với các nước EU khác), đồng thời Đức cũng liên kết với Pháp để tham gia dần vào sân khấu chính trị, an ninh quốc tế, ví dụ tham gia vào quân đội Pháp, núp dưới sự chỉ huy của Pháp ở châu Phi để tránh lộ liễu quá, hợp tác với Pháp để chế tạo máy bay và xe tăng thế hệ mới. Trong vision của Đức, quan hệ với Pháp và Nga cực kỳ quan trọng, Nga vừa là nguồn cung cấp năng lượng, nhiên liệu cho Đức, vừa hợp tác với Đức (và Pháp) trong 1 số ngành công nghệ (không gian, hạt nhân, etc.). Đức dùng Nga, và Pháp để cân bằng với Mỹ. Cũng nhờ tận dụng được EU nói chung và Pháp nói riêng, mà thời chiến tranh lanh, Đức đã mua được khí đốt của Liên Xô thông qua hệ thống đường ống mà hiện nay đang ở Ukraine và Belarus, trong khi Hàn và Nhật rất muốn mà không làm được
3) Các nước Anh, Ba Lan chỉ coi EU như một thị trường chung để bán hàng hoá và ăn viện trợ, vì vậy nên họ k ngại ủng hộ Thổ vào. Khác với Pháp giống như một đế quốc kiểu truyền thống có vùng bành trướng khá rõ ràng ở châu Phi (nơi Pháp đóng quân, nắm giữ các ngành kinh tế trọng yếu, khai thác tài nguyên và nhân công, kiểm soát hệ thống tài chính các nước này qua CFA, etc.), Anh là một đế quốc tài chính ngầm (shadow banking) thông qua các các island, vùng đất thuộc địa cũ của họ làm nơi cất giấu tiền bạc và rừa tiền. Vùng London City kết nối với các hệ thống tài chính ở các đảo này thông qua mạng máy tính tốc độ cực cao. Hệ thống tài chính này cần có sự ủng hộ của Mỹ và chính nó làm nên vị thế của Anh trên thế giới nói chung và trong EU nói riêng. Anh có thể, và thực tế đã chấp nhận bán tất cả (công nghiệp, năng lượng, điện etc.) cho nước ngoài, phụ thuộc Mỹ về quân sự, nhưng quyết không chịu mất đi hệ thống tài chính này. Nhưng khi vào EU thì lại bị cả Đức và Pháp tìm cách chèn ép và thôn tính cái này.
Sự xung đột này đã diễn ra nhiều năm, và bây giờ thì dẫn đến Brexit, vì nếu càng ở lại thì càng bị Đức và Pháp đóng khung. Anh muốn Brexit để tự do quan hệ với các cực (pole) quyền lực khác trên thế giới, cân bằng giữa họ (Mỹ, EU, Nga, TQ, Ấn).
Bản chất của cuộc Brexit này là vậy, còn mấy cái nhập cư, quan liêu này nọ chỉ là phụ, có tác dụng nói ra để câu phiếu dân, tác động dư luận, k phải là thực sự.
Brexit này lợi hay không lợi cho Anh? Về ngắn hạn và trung hạn chắc chắn hại nhiều hơn lợi, còn về dài hạn thì còn phải xem Anh làm như thế nào.
Nhưng có điều sau khi ANh rời EU thì các nước còn lại cũng có lợi, Pháp và Đức đã nhắc lại ý tưởng về quân đội chung EU của tướng De Gaulle khi không còn kỳ đà Anh cản mũi, cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) chuyển tu London về Hà Lan, cơ quan điều phối tài chính EU (EBA - European Banking Authority) chuyển từ London về Paris.
Trước đây, tuy ngân hàng châu Âu (ECB) ở Frankfurt, nhưng thực tế hub tài chính của EU vẫn là London, và ECB vẫn phải tuân thủ các rule do EBA ở London đặt ra, bây giờ EBA chuyển về Paris rồi, thì Anh mất vị trí. Dù sao thì giữa Pháp (EBA) và Đức (ECB) vẫn dễ thoả hiệp và thống nhất hơn nhiều so với Anh (EBA) và Đức (ECB).
PS: bổ sung chút, tôi khá ngạc nhiên là trong các thành phố chạy đua để EBA về nước mình, Frankfurt lại bị loại ngay từ vòng đầu, trước đó tôi cứ nghĩ nó sẽ cùng với Paris vào chung kết. Bọn Financial Times của Mỹ cho rằng Paris sẽ là kẻ chiến thắng, hay hưởng lợi nhất trong lĩnh vực tài chính khi Anh rời EU
Paris set to triumph as Europe’s post-Brexit trading hub
https://www.ft.com/content/ba826420-c49e-11e8-8670-c5353379f7c2
Thời đại toàn cầu hóa . Hầu hết các quốc gia đều muốn hợp tác với toàn thế giới . Hoặc tích cực đi
tìm đối tác , hoặc liên kết với một tổ chức trong lục địa hay toàn cầu . Tất cả đều nhằm mục đích giao thương , trao đổi , học hỏi , đoàn kết và khai thác lợi thế so sánh của từng thành viên một cách hiệu quả nhất . Ngay cả nước Mỹ được coi là giàu nứt đố , đổ vách....nhưng lãnh đạo của họ vẫn chia nhau nỗ lực đi đến tận các hang cùng , ngõ hẻm trên khắp thế giới , trên phương châm không phân biệt nghèo , hèn....nhằm tìm kiếm đối tác và nhân tài về cho chính nước Mỹ .
Nước Anh thì khác , vẫn say ngủ trong hào quang từ thế kỷ trước và hoang tưởng trong tương lai . Vẫn muốn đóng cửa thẩm du với quá khứ và luôn đặt mình ở vị trí cửa trên trong quan hệ ngoại giao với các nước không chỉ trong khối EU mà với cả thế giới . Họ hoang tưởng nữ hoàng của họ cũng là nữ hoàng của thế giới . Họ ngồi đó và nghĩ rằng các nước khác sẽ đến hôn tay mẹ già của họ và xin ban ơn hồng phúc được làm bạn . Xin lỗi , thế giới giờ họ chỉ cần và nể nhau khi đối tác mang lại lợi ích cho nhau . Chứ chẳng cần quan hệ chỉ để giải quyết khâu oai . Vậy thì nước Anh già cỗi , bảo thủ hãy cứ ngồi thẩm du, lẩn thẩn với mẹ già của họ đi . Nước Anh bây giờ còn gì để đổi chác khi mà nền công nghiệp đang dẹo dần đến nỗi nhiều hãng tên tuổi phải dâng bán cho người nước ngoài . Nông nghiệp thì cũng chẳng có gì ngoài mấy con bò cho ra sản phẩm còn ít hơn tiền chi bảo hộ cho chúng . Cũng chẳng khác gì đổ một đống tiền vào nuôi hoàng gia chỉ nhằm mục đích nuôi nguồn thẩm du quá khứ mà không tạo ra sản phẩm . Nước Anh giờ còn mạnh mỗi mảng thị trường tài chính ( ổ rửa tiền của thế giới ) , mang ra cò cưa trao đổi . Nhưng Frankfurt cũng đã chuẩn bị từ lâu và sẵn sàng đảm nhận mảng này với thuận lợi là ngân hàng châu Âu được đặt ở đó .
Nước Anh vào EU chỉ nhằm trục lợi cá nhân chứ không có thiện ý xây dựng tính đoàn kết thúc đẩy sự lớn mạnh của khối . Không sẵn lòng đồng cam cộng khổ . Lợi dụng có thị trường lớn để ép EU tạo cho họ những điều khoản có lợi nhất . Không tham gia đồng tiền chung , không tham gia hiệp ước tự do đi lại trong khối (Shengen ) . Ngoài việc đóng phí thành viên là bắt buộc , còn lại là không muốn tham gia , hợp tác gì hết . Dân số đông , GDP cao ( so với trong khối ) , thì tất dĩ là phí hội cũng phải nhiều hơn các nước nhỏ . Hiển nhiên như vậy nhưng vẫn gào lên là vì đóng nhiều phí , nên phải được hưởng nhiều ưu đãi hơn các thành viên khác . Với tính khôn lỏi và tham lam như vậy , thì đừng hỏi sao EU không mặn mà với chuyện ở hay cút của Anh.
Nước Anh đã chơi bài không quản được là cấm trong vấn đề nhập cư . Thay vì nỗ lực tìm ra phương cách quản lý tốt nhất thì anh lại chọn cách siết chặt . Nước Đức chấp nhận mở cửa vì nước Đức sẵn sàng nuôi triệu người chỉ để lọc ra lấy một vài nhân tài tinh tú nhất . Bởi mỗi nhân tài này sẽ đóng góp , tạo ra tiền tỉ cho nước Đức . Một hạt giống cần phải nuôi dưỡng hàng chục năm mới đơm hoa , kết trái được chứ không phải một vài năm . An cư mới lạc nghiệp . Nhân tài họ tới nước Đức , dĩ nhiên là sẽ mang theo cả gia đình hoặc xây dựng gia đình trên chính nước Đức . Cưu mang , đối xử bình đẳng với họ và gia đình thì họ sẽ quay trở lại phụng sự và cống hiến cho nước Đức với thành tâm biết ơn . Bằng chứng là trong tất cả các lĩnh vực từ khoa học , kinh tế, văn hóa , thể thao ...đều có dấu chân và bàn tay của người nước ngoài . Mục đích ban đầu là tìm , nuôi dưỡng nhân tài phục vụ cho nước Đức , nhưng vô hình chung là tinh thần nhân văn , nhân đạo cũng được nuôi dưỡng trong đó . Tất nhiên lẫn vào vài thành phần cực đoan là không thể tránh khỏi vì chính dân bản địa còn có nhiều người cực đoan nữa là người ở nhờ . Đất lành chim đậu và trên hết là tính nhân văn và phẩm giá con người tạo nên một quốc gia trù phú và thịnh vượng . Chứ không phải là cổ xúy sự gầm ghè của giới cần lao ích kỷ , tranh nhau chỉ vì miếng ăn trong một xã hội đa sắc tộc .
Mọi sự thiệt, hơn....cho cả người Anh và EU đã có cả ngàn chuyên gia phân tích . Nhưng trên tất cả là uy tín và sự tôn trọng của cộng đồng EU nói riêng và thế giới nói chung dành cho nước Anh đã rạn vỡ . Muốn xây dựng lại thì phải bắt đầu từ tư tưởng trên chứ không phải là xây dựng lại trên tinh thần hoang tưởng của giới già gặm bánh mỳ , đọc báo giấy cả ngày thừa kế lại .