- Biển số
- OF-495333
- Ngày cấp bằng
- 7/3/17
- Số km
- 3,413
- Động cơ
- 243,280 Mã lực
- Tuổi
- 44
Tôi lớn lên ven bờ sông Đáy, tuổi thơ từng vẫy vùng giữa dòng nước mát, ngửa mặt vừa bơi vừa ngắm những cánh buồm nâu hay những chiếc thuyền mui kín, mui hở sớm sớm, chiều chiều qua lại như mắc cửi.
Thế mà nay, quay lại, con sông quê hương đã chết tự bao giờ. Cá chết thối, nước chết thum thủm còn cây cối đôi bờ chết héo. Người ta tránh xa sông như tránh hủi, tránh cùi. Những cột nước bơm lên từ sông dềnh bọt cao ngang cái mái nhà đẩy đưa mùi xú uế xa xa mãi. Dân quê tôi giờ đi cấy ai cũng phải dùng ủng, chỉ cần sơ sẩy tiếp xúc với nước sông chút thôi là gãi đến trầy da bật máu, ngứa đến tận tủy cùng xương.
Các sông lớn, sông nhỏ hầu hết đều có dân vạn. Dân vạn chài không có đất, không có nhà, gia đình đời đời, kiếp kiếp lấy mặt nước làm đất, lấy lòng thuyền làm nhà. Sông Lô, sông Hồng, sông Cầu, sông Lục Đầu Giang, sông Đà chỉ mươi năm về trước vẫn còn có những làng chài đẹp như thơ, như mộng. Tôi đã quay đi, quay lại vạn Cổ Đô (ngay chân cầu Trung Hà, huyện Ba Vì, Hà Nội) không dưới dăm bảy lần chỉ vì một chữ tình.
Ở nơi đó tôi đi đánh cá đêm rồi ngủ nguyên buổi cùng bà con, đến bữa sớt chia nhau từng củ sâm bãi (khoai lang) nướng thơm bùi ngùi mùi phù sa ngay trên thuyền vạn. Ở nơi đó tôi đùa vui cùng những đứa trẻ vạn chài mà trên thân chúng luôn buộc theo cái túi trong đó đựng một quả bóng nhựa để đề phòng ngã xuống sông. Ở nơi đó tôi đã được sống những giây phút chan hòa cùng trời đất, mây nước. Tiếng cười giòn tan xen lẫn tiếng “ùm ùm” của những con cá chép cập bãi trong mùa tự tình.
Giờ quay lại, tiếng cười năm xưa đã chết đuối tự lúc nào. Vạn Cổ Đô ngày nào còn sầm uất vài chục thuyền bè giăng mắc nay buồn thiu lặng lẽ như một cái bóng. Lớp trẻ đi hết, vạn giờ chỉ còn lại vài cái thuyền mà trên đó là những ông già bà cả không biết làm một nghề gì khác ngoài đánh cá, là những người tật nguyền chẳng thể rời thuyền như thằng Câm bạn tôi. Cá nheo, cá lăng, cá chiên - những thứ trước đây rất sẵn trong các hang ngầm, hủm đá giờ hãn hữu lắm mới bắt gặp, mà con nào con nấy còi cọc, lở loét đến cùng mình.
Mỗi dòng sông có hàng vạn, hàng triệu người sinh sống ven lưu vực tùy theo mức độ lớn bé. Nạn ô nhiễm như những tế bào lạ, cứ di căn hết dòng sông này sang dòng sông khác. Giờ sông chết, bám vào cái tử thi đang bốc mùi đó cuộc sống của họ chỉ có nước chết mòn theo.
Càng ngắm các dòng sông đang kỳ thối rữa tôi lại càng buồn chán khi nghĩ đến những bài mình viết cách đây mấy năm những mong cảnh tỉnh được phần nào nhưng cũng chỉ như đá ném ao bèo mà thôi! Còn ở quê các cụ mợ "sức khỏe" của những dòng sông thế nào?
Hàng ngàn tỉ đổ ra vẫn không hồi sinh nổi sông Đáy:
https://nongnghiep.vn/nhung-dong-song-dang-bi-giet-chet-hoac-hap-hoi-post165581.html
Anh vũ loài cá linh hồn của sông Lô đã mất:
https://nongnghiep.vn/anh-vu-loai-ca-duoc-vi-nhu-linh-hon-cua-dong-song-lo-da-bien-mat-post165654.html
Họa ung thư di căn khắp các dòng sông:
https://nongnghiep.vn/hoa-ung-thu-di-can-khap-cac-dong-song-cung-do-tu-minh-diet-minh-post165766.html
Sông Nhuệ (ảnh Khoa học Đời sống)
Sông Đáy (ảnh Người Đưa tin)
Thượng nguồn sông Hát giờ mà hai bà Trưng nhảy xuống chỉ có gẫy chân mà không chết nổi
Một đoạn sông Đáy toàn bèo, cạn trơ
Đoạn sông Cầu chảy qua Bắc Giang
Xơ xác những làng chài
Thế mà nay, quay lại, con sông quê hương đã chết tự bao giờ. Cá chết thối, nước chết thum thủm còn cây cối đôi bờ chết héo. Người ta tránh xa sông như tránh hủi, tránh cùi. Những cột nước bơm lên từ sông dềnh bọt cao ngang cái mái nhà đẩy đưa mùi xú uế xa xa mãi. Dân quê tôi giờ đi cấy ai cũng phải dùng ủng, chỉ cần sơ sẩy tiếp xúc với nước sông chút thôi là gãi đến trầy da bật máu, ngứa đến tận tủy cùng xương.
Các sông lớn, sông nhỏ hầu hết đều có dân vạn. Dân vạn chài không có đất, không có nhà, gia đình đời đời, kiếp kiếp lấy mặt nước làm đất, lấy lòng thuyền làm nhà. Sông Lô, sông Hồng, sông Cầu, sông Lục Đầu Giang, sông Đà chỉ mươi năm về trước vẫn còn có những làng chài đẹp như thơ, như mộng. Tôi đã quay đi, quay lại vạn Cổ Đô (ngay chân cầu Trung Hà, huyện Ba Vì, Hà Nội) không dưới dăm bảy lần chỉ vì một chữ tình.
Ở nơi đó tôi đi đánh cá đêm rồi ngủ nguyên buổi cùng bà con, đến bữa sớt chia nhau từng củ sâm bãi (khoai lang) nướng thơm bùi ngùi mùi phù sa ngay trên thuyền vạn. Ở nơi đó tôi đùa vui cùng những đứa trẻ vạn chài mà trên thân chúng luôn buộc theo cái túi trong đó đựng một quả bóng nhựa để đề phòng ngã xuống sông. Ở nơi đó tôi đã được sống những giây phút chan hòa cùng trời đất, mây nước. Tiếng cười giòn tan xen lẫn tiếng “ùm ùm” của những con cá chép cập bãi trong mùa tự tình.
Giờ quay lại, tiếng cười năm xưa đã chết đuối tự lúc nào. Vạn Cổ Đô ngày nào còn sầm uất vài chục thuyền bè giăng mắc nay buồn thiu lặng lẽ như một cái bóng. Lớp trẻ đi hết, vạn giờ chỉ còn lại vài cái thuyền mà trên đó là những ông già bà cả không biết làm một nghề gì khác ngoài đánh cá, là những người tật nguyền chẳng thể rời thuyền như thằng Câm bạn tôi. Cá nheo, cá lăng, cá chiên - những thứ trước đây rất sẵn trong các hang ngầm, hủm đá giờ hãn hữu lắm mới bắt gặp, mà con nào con nấy còi cọc, lở loét đến cùng mình.
Mỗi dòng sông có hàng vạn, hàng triệu người sinh sống ven lưu vực tùy theo mức độ lớn bé. Nạn ô nhiễm như những tế bào lạ, cứ di căn hết dòng sông này sang dòng sông khác. Giờ sông chết, bám vào cái tử thi đang bốc mùi đó cuộc sống của họ chỉ có nước chết mòn theo.
Càng ngắm các dòng sông đang kỳ thối rữa tôi lại càng buồn chán khi nghĩ đến những bài mình viết cách đây mấy năm những mong cảnh tỉnh được phần nào nhưng cũng chỉ như đá ném ao bèo mà thôi! Còn ở quê các cụ mợ "sức khỏe" của những dòng sông thế nào?
Hàng ngàn tỉ đổ ra vẫn không hồi sinh nổi sông Đáy:
https://nongnghiep.vn/nhung-dong-song-dang-bi-giet-chet-hoac-hap-hoi-post165581.html
Anh vũ loài cá linh hồn của sông Lô đã mất:
https://nongnghiep.vn/anh-vu-loai-ca-duoc-vi-nhu-linh-hon-cua-dong-song-lo-da-bien-mat-post165654.html
Họa ung thư di căn khắp các dòng sông:
https://nongnghiep.vn/hoa-ung-thu-di-can-khap-cac-dong-song-cung-do-tu-minh-diet-minh-post165766.html
Sông Nhuệ (ảnh Khoa học Đời sống)
Sông Đáy (ảnh Người Đưa tin)
Thượng nguồn sông Hát giờ mà hai bà Trưng nhảy xuống chỉ có gẫy chân mà không chết nổi
Một đoạn sông Đáy toàn bèo, cạn trơ
Đoạn sông Cầu chảy qua Bắc Giang
Xơ xác những làng chài