- Nhà cầm kuyền thì luôn muốn đánh đồng yêu nước đồng nghĩa với yêu trế độ, luôn hướng người dân như vậy. Người dân có dân trí thấp sẽ tin như vậy.
- Người dân nào có dân trí cao một chút thì phân biệt rằng với 1 đất nước thì có hàng trăm , hàng nghìn trế độ nối tiếp nhau trong lịch sử rồi, làm gì có trế độ nào vĩnh viễn đâu. Nên họ thường bảo sẵn sàng cầm súng nếu đất nước bị xâm lược, là bảo vệ đất nước chứ ko bảo về trế độ.
- Người dân có dân trí cao hơn nữa thì sẽ biết rằng, ngay cả đất nước cũng không tồn tại vĩnh viễn. Họ biết rằng những năm 1940 họ đang sống trong đất nước Malaysia thì sang những năm 1960 họ đã sống trong đất nước Singapore rồi; đại loại như vậy. Hay là họ đang sống ở Ucraina (Cờ rưm) thì sau 1 đêm họ đã lại sống ở Nga rồi, cùng 1 nơi mà thôi. Cho nên hạng người này cũng không coi đất nước là 1 cái gì bất biến cả.
- Người có dân trí cao hơn nữa nữa, họ chỉ coi nguồn gốc tổ tiên là đáng "yêu", "đáng coi trọng" nhất, họ có thể hy sinh để bảo vệ giá trị. Họ quan niệm rằng tổ tiên là những người thế hệ trước đã đẻ / sinh ra liên tiếp các thế hệ , cho đến khi họ ra đời. Nhưng nếu quy ngược thời gian thì rồi tất cả loài người trên trái đất này cũng có cùng cỡ vài chục tổ tiên thôi mà. Xét ngược lại thì khái niệm tổ tiên cũng gần như là chung hết cho nhiều dân tộc người trên khắp thế giới.
- Cuối cùng thì có gì còn lại? Đừng có bám víu vào khái niệm các cụ ạ. Đừng làm xã hội mà ta đang sống đau khổ thêm, đừng tự đắc cho rằng mình "yêu nước" còn người khác "không yêu nước" là loại bỏ đi. Đất nước Nhật bị hai quả bom nguyên tử, đánh dấu bị thua trận nhưng đó có phải là họa hay phúc? cái sự chấp nhận thua đó lại giúp Nhật thành cường quốc, còn nếu mà thắng thì chưa chắc đã được như ngày nay. VN cũng thắng đó.
Cho nên đừng tranh cãi làm gì.