Nghe cụ nói mà càng thêm bức xúc. Nhưng đây là hệ lụy của cả một hệ thống, rất khó ngay lập tức có thể thay đổi được. Em thử liệt kê vài cái mà em có thể nhớ ngay trong đầu:
- Công tác đào tạo lái xe (chưa kể bằng rỏm):
- Công tác quản lý của các công ty vận tải: họ có biết xe của họ luôn quá tải, quá tốc hay không, tài luôn quá giờ hay không?..
- Đăng kiểm: xe yếu, phanh kém, tay lái giơ, lốp mòn ... vẫn lưu thông mà còn chở quá tải nữa chứ. Có lần em nhìn thấy 1 chiếc xe khách Phú Thọ - Lâm Đồng, trông như một cái chuồng gà. Chả hiểu sao nó vẫn qua mặt các loại cơ quan đăng kiểm
- xxx trên đường: khi gặp xe có lỗi, nếu dừng lưu hành luôn,thì đảm bảo các lái xe sẽ ko dám tái phạm. Nhưng giờ thì cứ theo công thức của táo GT nên nó đơn giản hơn nhiều. Ví dụ gặp 1 con xe có lỗi phanh, lốp bị mòn, quá khách, quá tải, đáng lẽ phải hạ tải, nhưng... nó thường xẩy ra thế nào thì các cụ tự biết.
- Hạ tầng GT: đường nhiều đoạn nhẵn, đẹp, nhưng rất quanh co và hẹp. Đi đêm quan trọng nhất là cọc tiêu và vạch vôi. Nhiều đoạn mât hết cả hoặc vạch vôi cực mờ. Lại có đoạn, vạch vôi cũ kẻ chéo, lệch (do mở đường) mà vẫn ko xóa đi, rất nguy hiểm.
..
Tóm lại, nó là cả một hệ thống chứ ko phải ngày một ngày hai mà hết được. Các cụ muốn an toàn, cứ phải tự trang bị bản thân, còn những thứ ko phụ thuộc vào bản thân thì coi như... tại số.