[Funland] "Không thành kế" của GCL

thanhvinhckgtcc

Xe điện
Biển số
OF-143620
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
4,614
Động cơ
291,367 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh phúc
Kế nhỏ, giao Quan Vũ chặn hẻm Hoa Dung, việc không thành thì lý giải là để giúp Vũ trả ơn, dứt tình riêng với Tào
Nhơ nhỡ, 7 lần (thực tế chắc là 3-4 lần thôi, chứ 7 thì kém quá) đánh mới thu phục được Mạch Hoạch, thì lý giải để cho tâm phục khẩu phục, để lấy lòng cái bọn toọc Tàu
To nữa, bố trí sai lầm để mất Kinh Châu, thì lý giải là tại thằng Quan Vũ. Mày kiêu ngạo thế, ngu thế, mất là đúng rồi
Đến khi đã toàn quyền, tự mình cầm quân bắc phạt, đến 6 lần cũng dek qua được Kỳ Sơn. Lần này rõ ràng là tại ý trời, chứ mấy thằng đối thủ vớ vẩn như Tư Mã Ý tao chỉ cần ba cái tiểu kế con con cũng chạy cmnr.
Tao là Gia Cát Lượng, dòng chính của cụ tổ Gia Cát Dự bên VN. Tao giỏi nhất cmn quả đất !
Tiên sư cái anh Tào Tháo :D
Cụ phân tích về gia cát lượng thế là k chuẩn rồi.gia cát lượng chết thì tư mã ý nể. Chu du thì khỏi bàn.K có gia cát thì chẳng còn tam mà thành nhị quốc rồi
 

farmer80

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-729211
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
160
Động cơ
73,781 Mã lực
Tuổi
44
Họ La ăn trộm điển tích của người khác rồi áp cho GCL đấy, TQDN toàn chuyện bịa đặt, các bác phí lời làm gì! Tác giả của "Không thành kế" trong chính sử là Tiêu Thừa Chi trong chiến tranh Ngụy - Tống (thời Nam-Bắc triều).
 
Chỉnh sửa cuối:

hauyenhd

Xe container
Biển số
OF-495122
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
5,858
Động cơ
2,965,941 Mã lực
A Ý mà ham chơi sát ván quân Thục tan nát thì bản thân a Ý cũng vào nồi luôn, tấm gương Hàn Tín được cụ tổ a Bị chốt hạ a Ý học thuộc rồi.
 

icemain

Xe tăng
Biển số
OF-137764
Ngày cấp bằng
9/4/12
Số km
1,167
Động cơ
384,183 Mã lực
Khổ, ông La Quán Trung bịa ra để tôn vinh Gia Cát Lượng.. Chứ em chả thấy tài gì, Bắc Phạt liên miên, hậu cần kém - Bắc phạt lần 2 bị Hác Chiêu dùng 1000 quân khoá chân rồi rút. Thực tế, 2 nhân vật đáng khâm phục nhất giai đoạn Tam Quốc là Tào Tháo và Lỗ Túc :D Các cụ bị Tam Quốc diễn nghĩa làm mê muội mà chưa đọc thêm Tam Quốc Chí của Trần Thọ khi nó là một phần trong bộ Tiền tứ sử của tổng tập Nhị thập tứ sử, cùng với Sử ký, Hán thưHậu Hán thư. Sau này Bùi Tùng Chi bổ sung thêm một loạt chú giải để làm rõ, vì thế ghép thêm chuyện dân gian truyền miệng mà La Quán Trung viết thành Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa - bảy thực ba hư, đậm chấn Tiểu thuyết dã sử. Cụ nào thích đọc để có thêm nhiều cách nhìn thì sách free đây: https://sachvui.com/ebook/tam-quoc-chi-tap-1-nguy-chi-tran-tho.2787.html

Thực tế, "Không thành kế" trong lịch sử xảy ra tại chiến tranh Lưu Tống-Bắc Ngụy thời Nam Bắc triều, sau gần 200 năm. Năm 430, Tống Văn đế sai Đáo Ngạn Chi mang quân bắc phạt. Tháng 7 quân Tống tới Tu Xương, Quân Ngụy ở 4 thành Cao Ngao, Hoạt Đài, Hổ Lao và Kim Dung ít quân nên chủ động rút lui. Ngạn Chi thu 4 trấn rồi tiến đến bến Linh Xương và chia quân tiến sang Đồng Quan phía tây.

Tháng 10 cùng năm, Bắc Ngụy ra quân phản công, nhanh chóng lấy lại được Lạc Dương và Hổ Lao. Tháng 11, Tống Văn Đế lại sai Đàn Đạo Tế đi tiếp ứng. Nhưng viện binh của Đàn Đạo Tế chưa đến nơi thì Đáo Ngạn Chi đã bị mất 2 thành nên hoảng sợ, hạ lệnh đốt thuyền, bỏ giáp nặng rút về Bành Thành. Quân Ngụy đuổi theo đến Lịch Thành, Thái thú Tế Nam của Lưu Tống là Tiêu Thừa Chi chỉ có vài trăm quân, liệu chừng không thể chống lại đại quân Ngụy. Tiêu Thừa Chi trong lúc nguy cấp bèn áp dụng "không thành kế", cho mở toang cổng thành. Quân Ngụy sợ có phục binh không dám vào thành. Nhờ vậy Tiêu Thừa Chi giữ thành được an toàn.

Các nhà sử học Trung Quốc cho rằng chính mưu kế này của Tiêu Thừa Chi gợi ý cho La Quán Trung ghép vào chuyện không thành kế của Gia Cát Lượng lừa Tư Mã Ý lúc ra Kỳ Sơn trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, còn trong những cuộc đối đầu giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý không hề tồn tại sự kiện này.

Tiêu Thừa Chi là nhân vật không hề tầm thường trong giai đoạn Nam Bắc Triều. Ông là một danh tướng nhà Lưu Tống, góp nhiều công lớn trong các chiến dịch chống Bắc Ngụy, từng được phong làm “Tấn hưng huyện ngũ đẳng nam”.

Tiêu Thừa Chi chính là cha ruột của Tiêu Đạo Thành, Nam Tề Cao Đế, Hoàng đế sáng lập nên triều đại Nam Tề (479-502) thời Nam – Bắc Triều của lịch sử Trung Quốc
 
Chỉnh sửa cuối:

icemain

Xe tăng
Biển số
OF-137764
Ngày cấp bằng
9/4/12
Số km
1,167
Động cơ
384,183 Mã lực
Các tình tiết nghi vấn không có thật trong Tam Quốc Diễn nghĩa, được La Quán Trung đưa vào như một phần tiểu thuyết dã sử:

1. Kết nghĩa vườn đào: Ba người Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi đúng là thân thiết như anh em nhưng không có ghi chép trong sử sách về việc 3 người từng làm lễ kết nghĩa.

2. Tào Tháo ám sát Đổng Trác không thành, bỏ trốn đi hiệu triệu chư hầu đánh Trác: Sử không nêu rõ lý do Tào Tháo bỏ Đổng Trác; người hiệu triệu chư hầu đánh Đổng Trác là Viên Thiệu.

3. Tào Tháo được Trần Cung thả ở Trung Mâu, cùng nhau giết nhà Lã Bá Sa: Việc giết Lã Bá Sa không có mặt Trần Cung và sử không chép rõ viên huyện lệnh Trung Mâu có phải Trần Cung hay không.

4. 18 lộ chư hầu đánh Đổng Trác: Sự thực không có tới 18 người mà chỉ có 10 người là Viên Thiệu, Viên Thuật, Hàn Phức, Khổng Do, Lưu Đại, Trương Mạo, Trương Siêu, Vương Khuông, Viên Di, Kiều Mạo. Những người khác được Tam quốc diễn nghĩa đề cập tới nhưng thực ra không tham dự là: Khổng Dung, Đào Khiêm, Mã Đằng, Trương Dương, Công Tôn Toản. Còn người thứ 17 là Tôn Kiên cũng tự động khởi binh đánh Đổng Trác chứ không hội quân với Viên Thiệu.

5. Quan Vũ giết Hoa Hùng: truyện Tam quốc diễn nghĩa kể Quan Vũ chém Hùng trong nháy mắt, khi chén rượu mời của Tào Tháo trước khi ra trận còn nóng. Nhưng thực tế theo sử sách thì người giết Hoa Hùng - bộ tướng của Đổng Trác - là Tôn Kiên, người khai nghiệp ở Giang Đông.

6. Tam anh chiến Lã Bố: Ba anh em Lưu Bị cũng không tham gia liên minh đánh Đổng Trác và do đó sự kiện "Tam anh chiến Lã Bố" ở Hổ Lao là không có thực.

7. Điêu Thuyền và câu chuyện Phụng Nghi Đình: Điêu Thuyền không có thật, Lã Bố và Đổng Trác chỉ cùng thích một con hầu gái. Vương Doãn mới khích Bố để Bố giết Trác.

8. Quan Vũ "qua 5 ải chém 6 tướng" sau khi chia tay Tào Tháo trước trận Quan Độ, và cả tướng Sái Dương sau đó ở Cổ Thành. Thực ra không có việc qua ải chém tướng của Quan Vũ và Sái Dương bị giết ở trận Nhữ Nam (xảy ra sau trận Quan Độ).

9. Từ Thứ quy Tào: Từ Thứ theo giúp Lưu Bị chống Tào Tháo. Tào dùng kế bắt mẹ Từ Thứ và buộc bà viết thư dụ con. Từ mẫu không chịu, Tào Tháo sai người mạo nét chữ bà mẹ để viết thư dụ Từ Thứ. Từ Thứ đành bỏ Lưu Bị sang Tào Tháo để trọn đạo hiếu; trước khi đi tiến cử Gia Cát Lượng với Lưu Bị.
Sự thực: khi Gia Cát Lượng đến với Lưu Bị, Từ Thứ vẫn còn ở với Lưu Bị và cả hai người cùng làm mưu sĩ chống Tào. Khi Lưu Bị bị thua ở Đương Dương - Tràng Bản, chẳng những hai con gái Lưu Bị bị bắt mà mẹ Từ Thứ cũng bị bắt tại đây. Tào Tháo sai mẹ Từ Thứ viết thư dụ con. Bà không cự tuyệt Tào Tháo như trong Tam quốc diễn nghĩa mô tả. Từ Thứ lúc đó mới sang Tào.

10. Gia Cát Lượng mượn bài phú Đài Đồng Tước của Tào Thực để khích Chu Du: Tam Quốc Diễn Nghĩa kể việc Khổng Minh gợi chuyện Tào Tháo xây đài Đồng Tước vì muốn bắt 2 nàng Kiều là vợ Tôn Sách và Chu Du, còn sai Tào Thực làm bài phú.
Sự thực là sau trận Xích Bích, Tào Tháo mới xây đài và khi đó Tào Thực mới làm bài phú.

11. Thuyền cỏ mượn tên: Trong trận Xích Bích nổi tiếng, có tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù, khiến Tào Tháo không dám xuất quân mà chỉ bắn tên ra. Thế là hàng chục vạn mũi tên cắm vào thuyền cỏ quay ngang. Gia Cát Lượng thu tên về nộp cho Chu Du.
Sự thực không có việc dùng "thuyền cỏ mượn tên".

12. Ngô Quốc thái đến chùa xem rể hiền: Ngô quốc thái (vợ Tôn Kiên) chết rất lâu trước khi Tôn Thượng Hương được gả cho Lưu Bị, do đó không có chuyện "Ngô quốc thái đến chùa xem rể hiền". Ngô Quốc Thái thực ra là chị em của vợ Tôn Kiên, sau khi mẹ ruột tôn quyền chết và mới thay chị lên làm quốc thái.

13. "Sinh Du hà sinh Lượng?" Tam quốc diễn nghĩa kể chuyện Gia Cát Lượng 3 lần chọc tức Chu Du khiến Du tức phải than: "Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?" rồi chết. Sự thực là Chu Du chết bệnh trong quân ngũ, không liên quan đến việc bị Gia Cát Lượng chọc tức.

14. Bàng Thống chết ở gò Lạc Phượng rồi Gia Cát Lượng mới vào Tây Xuyên: Tam quốc diễn nghĩa kể việc Bàng Thống bị tướng Tây Xuyên là Trương Nhiệm mai phục ở gò Lạc Phượng bắn chết; Lưu Bị không có người phụ tá, phải gọi Khổng Minh từ Kinh Châu vào Tây Xuyên hỗ trợ; Khổng Minh lừa bắt được Trương Nhiệm.
Thực tế thì khi đánh Tây Xuyên khó khăn, Lưu Bị đã gọi Gia Cát Lượng vào tham chiến. Gia Cát Lượng cùng Trương Phi và Triệu Vân vào Tây Xuyên nửa năm sau thì Bàng Thống mới chết tại Lạc Thành (không phải tại gò Lạc Phượng) khi đụng độ với Trương Nhiệm. Trận này Lưu Bị và Bàng Thống tác chiến độc lập không có Khổng Minh và các tướng khác tham gia nhưng vẫn thắng được Trương Nhiệm ở Lạc Thành. Bàng Thống thắng trận nhưng bị tên lạc mà chết. Trương Nhiệm bị Lưu Bị bắt sống, không chịu hàng mà chết.

15. Triệu Vân và Trương Phi đòi A Đẩu: Tôn Thượng Hương chủ động trốn về Ngô theo sứ giả của Ngô và đem A Đẩu theo chỉ để làm con tin để về nhà an toàn. Do đó Triệu Vân đòi lại A Đẩu cũng chỉ là cuộc trao đổi (tha cho bà về, đổi lại phải trả lại A Đầu) chứ Vân không hề xông vào thuyền bà.

16. Trận lụt Phàn Thành: Không phải là mẹo của Quan Vũ mà là do thiên tai, Vũ gặp may nên mới bắt được Vu Cấm.

17. Gia Cát Lượng mắng chết Vương Lãng: trong lần ra Kỳ Sơn đánh Ngụy (thời Ngụy Minh Đế Tào Tuấn), Gia Cát Lượng gặp lão thần Tào Ngụy là Vương Lãng trước trận; Vương Lãng khuyên Gia Cát hàng nhưng bị Gia Cát dùng lời lẽ mắng lại việc bỏ nhà Hán theo họ Tào cướp ngôi là trái lẽ; Vương Lãng nghe xong uất quá ngã xuống đất chết.
Sự thực, việc này diễn ra thời Văn Đế Tào Phi. Tào Phi chỉ sai Vương Lãng cùng các danh sĩ Hoa Hâm, Trần Quần, Hứa Chi viết thư cho Gia Cát Lượng, khuyên ông nên hiểu rõ thời thế, vận nhà Hán đã suy, nên bỏ Hán sang Ngụy. Gia Cát Lượng nhận thư, công khai trả lời, khẳng định lập trường phò tá nhà Hán không dao động; ngược lại còn tỏ ý tiếc cho lão thần Vương Lãng đã a dua theo những người ủng hộ họ Tào. Sự việc dừng lại ở đó và Vương Lãng không chết vì bức thư trả lời của Gia Cát Lượng. Hai người chỉ có lời lẽ qua lại bằng thư từ, không gặp nhau ngoài chiến trường.

18. Không thành kế: Tam quốc diễn nghĩa kể việc sau khi để mất Nhai Đình, Gia Cát Lượng ở Tây Thành bị Tư Mã Ý kéo đến toan vây đánh nhưng đã áp dụng "không thành kế", cho mở toang cổng thành khiến Tư Mã Ý nghi có phục binh nên rút đi.
Trên thực tế sự kiện này phải gọi là "khích tướng kế", Gia Cát Lượng đúng là đã có lần ngồi trước doanh trại quân Tào để chơi cờ, xung quanh chỉ có mấy tiểu đồng phục vụ để khích quân Ngụy ra đánh, nhưng quân Ngụy sợ phục binh nên không dám ra đánh (không phải là Gia Cát Lượng ngồi trong thành gảy đàn để phòng thủ quân Ngụy tấn công).
"Không thành kế" thực sự trong lịch sử xảy ra tại chiến tranh Lưu Tống-Bắc Ngụy thời Nam Bắc triều. Khi quân Ngụy đuổi theo quân Tống đến Lịch Thành, Thái thú Tế Nam của Lưu Tống là Tiêu Thừa Chi chỉ có vài trăm quân, liệu chừng không thể chống lại đại quân Ngụy, bèn áp dụng "không thành kế", cho mở toang cổng thành. Quân Bắc Ngụy sợ có phục binh không dám vào thành.
 
Biển số
OF-645361
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
202
Động cơ
112,073 Mã lực
Tuổi
38
E thấy nhiều người sử Tàu khựa thì thuộc như cháo chảy, trong khi lịch sử Việt Nam mình hàng ngàn năm hùng tráng lại láng máng lơ mơ. Sao lại thế nhỉ ? :-/
 

Michael J

Xe điện
Biển số
OF-461498
Ngày cấp bằng
14/10/16
Số km
4,008
Động cơ
238,264 Mã lực
Kế nhỏ, giao Quan Vũ chặn hẻm Hoa Dung, việc không thành thì lý giải là để giúp Vũ trả ơn, dứt tình riêng với Tào
Nhơ nhỡ, 7 lần (thực tế chắc là 3-4 lần thôi, chứ 7 thì kém quá) đánh mới thu phục được Mạch Hoạch, thì lý giải để cho tâm phục khẩu phục, để lấy lòng cái bọn toọc Tàu
To nữa, bố trí sai lầm để mất Kinh Châu, thì lý giải là tại thằng Quan Vũ. Mày kiêu ngạo thế, ngu thế, mất là đúng rồi
Đến khi đã toàn quyền, tự mình cầm quân bắc phạt, đến 6 lần cũng dek qua được Kỳ Sơn. Lần này rõ ràng là tại ý trời, chứ mấy thằng đối thủ vớ vẩn như Tư Mã Ý tao chỉ cần ba cái tiểu kế con con cũng chạy cmnr.
Tao là Gia Cát Lượng, dòng chính của cụ tổ Gia Cát Dự bên VN. Tao giỏi nhất cmn quả đất !
Tiên sư cái anh Tào Tháo :D
sau này có một lớp người người nhà nhà thần tượng anh hùng Tào Tháo. Vãi cả lón luôn cái tư duy văn hóa phim ảnh Tàu nó đi vào dân ta.
 

farmer80

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-729211
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
160
Động cơ
73,781 Mã lực
Tuổi
44
Khổ, ông La Quán Trung bịa ra để tôn vinh Gia Cát Lượng.. Chứ em chả thấy tài gì, Bắc Phạt liên miên, hậu cần kém - Bắc phạt lần 2 bị Hác Chiêu dùng 1000 quân khoá chân rồi rút. Thực tế, 2 nhân vật đáng khâm phục nhất giai đoạn Tam Quốc là Tào Tháo và Lỗ Túc :D Các cụ bị Tam Quốc diễn nghĩa làm mê muội mà chưa đọc thêm Tam Quốc Chí của Trần Thọ khi nó là một phần trong bộ Tiền tứ sử của tổng tập Nhị thập tứ sử, cùng với Sử ký, Hán thưHậu Hán thư. Sau này Bùi Tùng Chi bổ sung thêm một loạt chú giải để làm rõ, vì thế ghép thêm chuyện dân gian truyền miệng mà La Quán Trung viết thành Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa - bảy thực ba hư, đậm chấn Tiểu thuyết dã sử. Cụ nào thích đọc để có thêm nhiều cách nhìn thì sách free đây: https://sachvui.com/ebook/tam-quoc-chi-tap-1-nguy-chi-tran-tho.2787.html

Thực tế, "Không thành kế" trong lịch sử xảy ra tại chiến tranh Lưu Tống-Bắc Ngụy thời Nam Bắc triều, sau gần 200 năm. Năm 430, Tống Văn đế sai Đáo Ngạn Chi mang quân bắc phạt. Tháng 7 quân Tống tới Tu Xương, Quân Ngụy ở 4 thành Cao Ngao, Hoạt Đài, Hổ Lao và Kim Dung ít quân nên chủ động rút lui. Ngạn Chi thu 4 trấn rồi tiến đến bến Linh Xương và chia quân tiến sang Đồng Quan phía tây.

Tháng 10 cùng năm, Bắc Ngụy ra quân phản công, nhanh chóng lấy lại được Lạc Dương và Hổ Lao. Tháng 11, Tống Văn Đế lại sai Đàn Đạo Tế đi tiếp ứng. Nhưng viện binh của Đàn Đạo Tế chưa đến nơi thì Đáo Ngạn Chi đã bị mất 2 thành nên hoảng sợ, hạ lệnh đốt thuyền, bỏ giáp nặng rút về Bành Thành. Quân Ngụy đuổi theo đến Lịch Thành, Thái thú Tế Nam của Lưu Tống là Tiêu Thừa Chi chỉ có vài trăm quân, liệu chừng không thể chống lại đại quân Ngụy. Tiêu Thừa Chi trong lúc nguy cấp bèn áp dụng "không thành kế", cho mở toang cổng thành. Quân Ngụy sợ có phục binh không dám vào thành. Nhờ vậy Tiêu Thừa Chi giữ thành được an toàn.

Các nhà sử học Trung Quốc cho rằng chính mưu kế này của Tiêu Thừa Chi gợi ý cho La Quán Trung ghép vào chuyện không thành kế của Gia Cát Lượng lừa Tư Mã Ý lúc ra Kỳ Sơn trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, còn trong những cuộc đối đầu giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý không hề tồn tại sự kiện này.


Tiêu Thừa Chi là nhân vật không hề tầm thường trong giai đoạn Nam Bắc Triều. Ông là một danh tướng nhà Lưu Tống, góp nhiều công lớn trong các chiến dịch chống Bắc Ngụy, từng được phong làm “Tấn hưng huyện ngũ đẳng nam”.

Tiêu Thừa Chi chính là cha ruột của Tiêu Đạo Thành, Nam Tề Cao Đế, Hoàng đế sáng lập nên triều đại Nam Tề (479-502) thời Nam – Bắc Triều của lịch sử Trung Quốc
Thời trẻ con em cũng say mê TQDN lắm, chỉ thiếu nước học thuộc lòng, nhưng khi mình trưởng thành được tiếp xúc với chính sử thì em ko bao giờ đọc, xem hay bình luận gì về nó nữa. Các nhà sử học Tàu khựa coi TQDN là sự xúc phạm đối với lịch sự vì sự đổi trắng thay đen và bịa đặt của nó. Tuy nhiên xét về mặt văn học thì nó là một tác phẩm kinh điển vì thực ra trong xã hội nào cũng vậy người đọc lịch sử chỉ bằng con số phần trăm rất nhỏ so với những người đọc tiểu thuyết diễn nghĩa (và ko hiểu biết gì về lịch sử).
PS: Bác có đường link hay quá, thời buổi khó khăn xin phép NXB em đọc lậu vậy!
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,036
Động cơ
618,997 Mã lực
Luận cho vui thôi, không thành kế này chắc là hư cấu chứ không có thật. và cả suy nghĩ của Tư Mã Ý nữa, chứ đoạn này:
Mặc dù chênh lệch thực lực giữa hai bên rất lớn, nhưng Gia Cát Lượng vẫn bình tĩnh như không, hát khúc "Không thành kế". Tư Mã Ý dù lo lắng trong thành có quân mai phục, song Tư Mã Ý lại càng hiểu rõ rằng, nếu như lúc này ông phát động tấn công quyết tâm sống mái với Gia Cát Lượng, thì cho dù có bắt sống hay giết chết Gia Cát Lượng thì cũng sẽ không có lợi gì cho bản thân.

Nguyên nhân của việc này có thể nói là, bởi vì muốn đối phó với Gia Cát Lượng nên Tư Mã Ý mới được Tào Duệ cho ra làm quan, nếu nay Gia Cát Lượng bị tiêu diệt, Thục Hán mất đi trụ cột chống đỡ, đến khi ấy, thế cục cân bằng ba nước thời Tam quốc cũng bị sụp đổ, bản thân Tư Mã Ý khi ấy đã hết giá trị lợi dụng, tất sẽ trở thành "cái gai trong mắt, cái dằm trong thịt" của tất cả mọi người trong triều.
Nếu chuyện không thành kế là có thật thì TMY toi luôn khi về triều rồi. Bọn dèm pha kiểu gì nó chả bảo tướng yếu kém, mắc mưu vớ vẩn, chưa đánh đã chạy.
 

xebetong

Xe container
Biển số
OF-159622
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
8,094
Động cơ
426,066 Mã lực
Truyện bốc phét mà cũng tin!
Mười nhăm vạn quân gặp tình huống này thì cũng phải cử 5-10% xông vào mất thì thôi :)
Giống như đánh xì tố nếu nó tháu nhẹ thì mình bắt buộc phải theo chứ éo ai cho nó ăn dễ thế
 

Bình minh biển

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-757578
Ngày cấp bằng
16/1/21
Số km
7,847
Động cơ
164,930 Mã lực
sau này có một lớp người người nhà nhà thần tượng anh hùng Tào Tháo. Vãi cả lón luôn cái tư duy văn hóa phim ảnh Tàu nó đi vào dân ta.
Vâng, có cái mà chém cũng vui. Nhưng tưởng là thật thì chết :))
 

Michael J

Xe điện
Biển số
OF-461498
Ngày cấp bằng
14/10/16
Số km
4,008
Động cơ
238,264 Mã lực
Vâng, có cái mà chém cũng vui. Nhưng tưởng là thật thì chết :))
Bợn ấy sống với tư duy ấy luôn đấy chứ cụ, thế mới thấy văn hóa Tàu nó thấm vào dân ta qua phim tàu mấy chục năm nay ác liệt thế nào.
Sách gối đầu giường là 36 mưu kế. bố sư. Sống thật còn chả ăn ai đi học mấy cái trò mèo.
 

Giangkpi

Xe buýt
Biển số
OF-416689
Ngày cấp bằng
14/4/16
Số km
832
Động cơ
225,332 Mã lực
Em thì ko quan tâm giả hay thật. Quan trọng đây là bộ truyện hay và tạo nên một phim hay. Hãy cứ coi đây là phim là truyện đi cần gì quan tâm nó khớp vs ls hay ko. Em thấy ý kiến cụ chủ rất hay.
 

Mr.Chem

Xe điện
Biển số
OF-54895
Ngày cấp bằng
13/1/10
Số km
3,230
Động cơ
489,973 Mã lực
Hãy xem nó là 1 tác phẩm văn học được chuyển thể thành phim cho những người lười đọc. Hết!
Các bộ phim khác như: Tiếu ngạo giang hồ; Thiên long bát bộ đối với em đều là các tác phẩm hay, nhưng xem chỉ để giải trí.
 

nguoivanchuyen3

Xe tải
Biển số
OF-58617
Ngày cấp bằng
9/3/10
Số km
404
Động cơ
448,731 Mã lực
Nơi ở
Miền đất hứa
Anh Ngụy chiếm đến 7 phần trong khi Ngô 2 Thục 1 phần mà oánh mãi ko đc. Tào Tháo chỉ giỏi gái gú với chém gió thôi. 4 ngựa ý thì đúng là kẻ cơ hội đầy toan tính. Ko đáng là bậc đại trượng phu. Tư cách của 4 ngựa ý này xếp hàng bét trong những nhân tài thời kỳ đó nên dù có công nhiều khi cũng ít người nể phục.
 

thanhvinhckgtcc

Xe điện
Biển số
OF-143620
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
4,614
Động cơ
291,367 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh phúc
Anh Ngụy chiếm đến 7 phần trong khi Ngô 2 Thục 1 phần mà oánh mãi ko đc. Tào Tháo chỉ giỏi gái gú với chém gió thôi. 4 ngựa ý thì đúng là kẻ cơ hội đầy toan tính. Ko đáng là bậc đại trượng phu. Tư cách của 4 ngựa ý này xếp hàng bét trong những nhân tài thời kỳ đó nên dù có công nhiều khi cũng ít người nể phục.
Tào tháo nể,gia cát lượng nể, chưa kể cấp dưới hô phát theo luôn cụ còn chê ít
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top