Tuy nhiên, máy bay chiến đấu F-35 không chỉ có những hạn chế mới được phát hiện ở trên. Các khách hàng như: Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, I-xra-en hay I-ta-li-a chắc sẽ không thể ngờ khi loại máy bay chiến đấu tối tân mà họ đã đăng ký mua sẽ không thể cất cánh khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép vào mùa hè, do liên quan đến nhiên liệu. Tuy nhiên, đối với khí hậu ở các nước như Na Uy hay Ca-na-đa, đó lại không phải là vấn đề lớn.
Mỹ không công bố cụ thể ngưỡng nhiệt độ nhiên liệu của F-35 là bao nhiêu. Nhưng có số liệu được đề cập cho thấy ngưỡng này là 43oC và bị coi là khá thấp, nhất là trong điều kiện đường băng và sàn đỗ máy bay bằng bê tông thường phản xạ lại nhiệt mặt trời và làm tăng nhiệt độ của những phương tiện dừng đỗ trên đó. Động cơ của F-35 cũng có thể tự động ngắt khi hoạt động một vài giờ dưới ánh nắng mặt trời, do nhiên liệu lúc đó trở nên quá ấm so với quy định. Theo phân tích của giới chuyên gia, điểm yếu mới bị phát hiện này của F-35 là nghiêm trọng nếu trong điều kiện chiến tranh. Các đối thủ sẽ thận trọng chờ đến mùa hè nắng nóng mới tiến hành tấn công, vì biết rõ máy bay chiến đấu F-35 của đối phương sẽ không thể cất cánh.
Một giải pháp khắc phục nhược điểm trên của F-35 bị mỉa mai trên báo chí, đó là xây dựng các bãi đỗ cho máy bay trong bóng râm dành cho xe chở nhiên liệu do không quân Mỹ đưa ra.
Không những vậy, sau một cuộc khảo sát độc lập, Công ty RAND Corporation cho biết, mẫu máy bay này “không thể chuyển hướng, không thể bay dốc, không thể chạy” và bị chê vì thân hình cồng kềnh.