[Funland] Không đạt điểm chuẩn, 439 thí sinh vẫn đỗ các đại học danh giá (Ngoại thương, bưu chính viễn thông)

businessman007

Xe buýt
Biển số
OF-573390
Ngày cấp bằng
10/6/18
Số km
726
Động cơ
151,121 Mã lực
Tuổi
32
P/S : vãi thật các cụ, 1 ban quản lý khu công nghiệp lại có quyền cho phép các thí sinh không đủ điểm chuẩn đậu DH :) tỉnh Thanh Hoá nhiều chuyện lại thật


Khu Kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa). Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn đã đứng ra chủ trì tuyển được 439 học sinh THPT trên toàn quốc dù không đạt điểm chuẩn vẫn được nhập học ở nhiều trường đại học tại Việt Nam. Nguồn: KLAND

Các mùa tuyển sinh đại học gần đây đã xảy ra “chuyện lạ”: Không cần đạt điểm chuẩn đầu vào vẫn bước qua cánh cổng đại học, không phải đỗ vào trường “thường thường bậc trung” mà là những đại học danh giá ở Việt Nam. Trong 3 năm 2015, 2016, 2017, đã có 439 học sinh không đạt điểm chuẩn vẫn được nhập học ở các trường đại học (ĐH) như: Trường ĐH Ngoại thương, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường ĐH Y-Dược Thái Bình, Trường ĐH Giao thông Vận tải... Điều lạ hơn là những thí sinh này đều trúng tuyển theo diện được Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) đứng ra chủ trì tuyển học sinh THPT trên toàn quốc.

Không có nhiệm vụ, vẫn được tuyển sinh!
Báo Lao Động nhận được phản ánh của nhiều sinh viên đang học tập tại Trường ĐH Ngoại Thương, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường ĐH Y-Dược Thái Bình, Trường ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Thủy Lợi... về việc trong khoa, ngành mà các em đang theo học có những bạn có điểm thi THPT quốc gia thấp hơn mức điểm chuẩn của trường, nhưng vẫn được vào học.
Không biết vì lý do gì, nhưng sinh viên cảm thấy không công bằng. Trong khi các em phải đổ mồ hôi, học ngày học đêm, nhiều bạn chỉ vì thiếu 0,25 điểm mà không có cơ hội vào được trường mơ ước. Vậy mà, có thí sinh thiếu từ 1-2 điểm so với điểm chuẩn, vẫn ung dung ngồi trên giảng đường.
Đây là một chuyện lạ, nhưng càng lạ hơn khi những thí sinh này đều trúng tuyển theo diện được Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) đứng ra chủ trì tuyển học sinh THPT trên toàn quốc.
Vì sao một ban quản lý khu kinh tế ở địa phương lại đứng ra tuyển sinh, liên kết với các trường ĐH, rồi “giúp” được thí sinh không đủ điểm chuẩn vẫn trúng tuyển vào các trường ĐH lớn ở Hà Nội? Căn cứ vào quy định cụ thể nào để xét tuyển thấp hơn từ 1- 2 điểm so với điểm chuẩn vào từng ngành trong các trường? Việc này có làm mất cơ hội của những học sinh khác? Việc tuyển sinh có minh bạch, công tâm, khách quan? Rất nhiều câu hỏi mà chính những sinh viên đặt ra khi biết những “chuyện lạ” này.
Chúng tôi đã vào cuộc tìm hiểu để có câu trả lời cho sinh viên. Theo thông tin của Lao Động, ngày 27.10.2014, ông Vương Văn Việt - thời điểm đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá - ký QĐ số 3588/QĐ-UBND phê duyệt đề án Phát triển nguồn nhân lực phục vụ Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (Khu Kinh tế Nghi Sơn) trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020.
Trong 3 nhóm nhiệm vụ, không có bất kỳ nhiệm vụ nào cho phép Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn chủ trì, đầu mối với các trường đại học, tuyển sinh học sinh THPT trên toàn quốc đi học trình độ ĐH.

Ngày 27.4.2015, ông Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá - ký quyết định số 1582/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án. Kế hoạch 1582 cũng tập trung các giải pháp đào tạo nghề và thu hút nhân lực chất lượng cao vào làm việc ở Khu Kinh tế Nghi Sơn. Trong 5 nhóm giải pháp, cũng không có nhiệm vụ nào cho phép Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn được đứng ra chủ trì tuyển học sinh THPT trên toàn quốc đi học đại học.
Không có căn cứ, không được phép, tại sao Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn vẫn làm được điều này? Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hoá) để tuyển sinh. Những thí sinh có nhu cầu đi học ĐH sẽ được các đơn vị này “gửi” hồ sơ ra các trường ở Hà Nội.
Trong 3 năm 2015, 2016, 2017, đã có 439 học sinh đi học ở các trường ĐH theo dạng này. Cụ thể, năm 2015, có 34 học sinh nhập học Trường ĐH Thuỷ Lợi. Năm 2016 tuyển được 156 học sinh đi học ở các trường: ĐH Y dược Thái Bình: 4; ĐH Thuỷ Lợi: 7; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: 68...
Năm 2017 tuyển được 249 học sinh trở thành sinh viên chính quy của các trường: ĐH Y dược Thái Bình: 19; ĐH Giao thông Vận tải: 21; ĐH Ngoại Thương: 23; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: 83; ĐH Kinh tế quốc dân 103.
Tất cả học sinh đi học theo dạng này đều được vào học ở các khoa danh giá, chính quy, có điểm tuyển đầu vào ĐH cao. Đáng lưu ý, trong thông báo tuyển sinh này, điểm chuẩn đầu vào được xác định thấp hơn điểm chuẩn đầu vào cùng chuyên ngành đào tạo của trường ĐH từ 1-2 điểm. Chẳng hạn, điểm chuẩn đầu vào ngành Y khoa, ĐH Y Dược Thái Bình tuyển sinh đầu vào năm 2017 là 27,5 điểm nhưng nhận hồ sơ với điểm tuyển thấp hơn 1-2 điểm.
Ai cho phép điểm thi thấp hơn điểm chuẩn vẫn trúng tuyển?
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Thanh Chương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải, một trong những trường đang có sinh viên trúng tuyển theo hình thức như đã nói ở trên - cho biết, trường làm đúng theo văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đạo tạo (GDĐT) về việc đào tạo nhân lực theo cơ chế đặt hàng. Hằng năm, trường vẫn tuyển sinh theo cơ chế này nếu được Bộ GDĐT giao chỉ tiêu, hoặc nhận được các văn bản “đặt hàng” của địa phương.
Việc xét tuyển có khác (điểm xét tuyển thấp hơn từ 1-2 điểm so với điểm chuẩn vào trường), nhưng thí sinh xét tuyển theo diện này sẽ vào học cùng với các thí sinh xét tuyển theo quy chế tuyển sinh, được hưởng mọi quyền lợi như những sinh viên khác.
Lãnh đạo Trường ĐH Giao thông Vận tải cũng cung cấp cho phóng viên văn bản số 2403 ngày 5.6.2017 của Bộ GDĐT do ông Bùi Văn Ga (khi đó là Thứ trưởng Bộ GDĐT) ký. Văn bản nêu rõ: Bộ GDĐT nhận được công văn số 4032 ngày 18.4.2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghỉ bổ sung chỉ tiêu để đào tạo nhân lực cho Khu Kinh tế Nghi Sơn. Bộ chấp thuận đề nghị này và giao chỉ tiêu cho các trường. Trong đó, Trường ĐH Giao thông Vận tải được giao 85 chỉ tiêu cho 3 ngành đào tạo.
“Chỉ tiêu giao là vậy, nhưng thực tế nhà trường chỉ tuyển được 24 sinh viên. Đúng là điểm trúng tuyển của các thí sinh này thấp hơn so với điểm chuẩn của trường, nhưng văn bản của Bộ GDĐT cho phép tuyển như vậy, miễn là thí sinh có điểm thi cao hơn điểm sàn”- ông Nguyễn Thanh Chương cho hay.
Cũng theo đại diện Trường ĐH Giao thông Vận tải, trong số 24 thí sinh trúng tuyển theo diện này, hiện chỉ còn 20 em vẫn đang theo học. Những sinh viên này vẫn theo được chương trình đào tạo của nhà trường. 4 người còn lại đã bỏ học hoặc bị buộc thôi học.
Những câu hỏi về đối tượng tuyển sinh
Tiếp tục tìm hiểu để có câu trả lời cho thắc mắc của sinh viên “cơ sở nào để thí sinh có điểm thi thấp hơn điểm chuẩn vẫn trúng tuyển?”, phóng viên liên hệ với ông Bùi Văn Ga - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT, người ký các văn bản giao chỉ tiêu tuyển sinh cho trường ĐH, để thực hiện đào tạo nhân lực cho Khu kinh tế Nghi Sơn.
Theo ông Ga, năm 2015, sau khi nhận được đề xuất của các địa phương thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ về việc đào tạo nhân lực cho khu vực này, Bộ GDĐT đã ban hành công văn số 4348/BGDĐT-GDĐH về việc đào tạo nhân lực trình độ đại học, thạc sĩ của các địa phương thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
Tại công văn này, Bộ GDĐT cho phép thí sinh có điểm thi THPT quốc gia thấp hơn điểm chuẩn vào ngành học (không thấp hơn quá 2 điểm) vẫn được trúng tuyển.
Giải thích lý do vì sao lại đưa ra “tiêu chí lạ”, khi tuyển sinh theo cơ chế đặt hàng lại được “ưu tiên” từ 1-2 điểm, ông Bùi Văn Ga nói rằng, thời điểm đó, các địa phương có đề xuất như vậy để hỗ trợ họ trong việc thu hút nhân lực. Thậm chí, một số địa phương còn kiến nghị cho họ tuyển thí sinh dưới điểm sàn, nhưng Bộ GDĐT không chấp thuận, vì phải đảm bảo chất lượng của hệ thống giáo dục đại học.
Nếu căn cứ thực hiện đào tạo nhân lực cho Khu kinh tế Nghi Sơn là theo công văn 4348, thì trong công văn, phóng viên không tìm được dòng nào nói đến việc áp dụng được cho cả Thanh Hóa mà chỉ là các địa phương thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ mới được tuyển sinh như vậy.
Ngoài ra, đặt giả thiết việc tuyển sinh này thực hiện được theo công văn 4348 của Bộ GDĐT, thì việc Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn đứng ra chủ trì tuyển học sinh THPT trên toàn quốc cũng không đúng. Vì trong công văn 4348 nêu rõ, đối tượng tuyển sinh là thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 36 tháng trở lên tại các tỉnh trong khu vực. Đằng này, thí sinh trúng tuyển, phần lớn có hộ khẩu ở Hà Nội, vào học các trường danh giá ở Hà Nội.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Trường ĐH Giao thông Vận tải, số thí sinh trúng tuyển ở Hà Nội năm 2017 là 12 thí sinh, trong đó Thanh Hóa chỉ có 3 (thí sinh ở Hà Nội nhiều gấp 4 lần thí sinh có hộ khẩu ở Thanh Hóa). Các trường khác cũng tương tự, phần lớn thí sinh Hà Nội trúng tuyển theo diện thu hút, đào tạo nguồn nhân lực cho Khu Kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa).
Đây là những câu chuyện lạ mà sinh viên mong muốn phía Thanh Hóa, các trường đại học như đã dẫn ở trên, Bộ GDĐT có câu trả lời rõ ràng, minh bạch để đảm bảo công bằng cho sinh viên “học thật thi thật”.
Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá - cho hay, ông không hay biết về việc tuyển sinh này. Mọi việc do một phó chủ tịch thực hiện.
Theo ông Xứng, cái sai ở đây là thực hiện không theo quy định. Đáng lẽ phải thành lập hội đồng, xin ý kiến và thực hiện mọi việc công khai minh bạch nhưng thực tế, những người thực hiện lại chủ quan, không rõ ràng.
https://laodong.vn/xa-hoi/khong-dat-diem-chuan-439-thi-sinh-van-do-cac-dai-hoc-danh-gia-811948.ldo
 

hitle888

Xe điện
Biển số
OF-77541
Ngày cấp bằng
10/11/10
Số km
4,666
Động cơ
723,079 Mã lực
lại đánh nhau rồi,
Ps: việc đặt hàng đào tạo này có đầy các cụ nhỉ, gọi nôm na là cử tuyển
 

businessman007

Xe buýt
Biển số
OF-573390
Ngày cấp bằng
10/6/18
Số km
726
Động cơ
151,121 Mã lực
Tuổi
32
lại đánh nhau rồi,
Ps: việc đặt hàng đào tạo này có đầy các cụ nhỉ, gọi nôm na là cử tuyển
Quan trọng là sai quy định, chỉ có vùng tây bắc, tây nguyên mới được cử tuyển thôi, một ban quản lý kcn thì có quyền gì mà đòi cử tuyển . Báo nó ghi rõ ra là sai quy định :)
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
28,976
Động cơ
517,235 Mã lực
anh em miền ngược KV0 diện cử tuyển thì cần éo gì thi với học, chi phí đào tạo tỉnh nhà nó trả cho trường, trường chỉ trông trẻ giùm vài năm, lúc nào anh em chán mẹ nó kí túc, có nguyện vọng ra trường thì trường nó tống ra thôi, học hành éo gì, ko nghiện là quý cmnr =))
cơ mà đây lại éo phải anh em tông dật, nó lại là của dầu khí, lọc hóa dầu mới bỏ mẹ, khả năng anh em liên ngành GD, ĐH, Dầu khí đánh lận con đen sang hệ KV0 để lách luật
 

sontranvu

Xe điện
Biển số
OF-76914
Ngày cấp bằng
3/11/10
Số km
4,060
Động cơ
456,091 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình 2
Hồi xưa e học có chục cu cùng khóa còn chả đỗ ĐH thế mà vẫn vào học bt nhưng mà cho nợ đến năm sau thi ĐH tiếp. :))
 

sudichat2002

Xe container
Biển số
OF-48729
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
5,955
Động cơ
535,366 Mã lực
Khó thế mà các anh ấy cũng lèo lái thực hiện được, trình độ quá là cao, em phục...
 

hoangduc.sbr

Xe container
Biển số
OF-627856
Ngày cấp bằng
30/3/19
Số km
6,576
Động cơ
184,769 Mã lực
Nơi ở
TP Hồ Chí Minh
36 chắc nhiều nhất cmnl, cơ mà ko phải chỉ có mỗi 36, hồi 2012 đơn giá vào hvtc đã là 320 củ rồi. Mấy trường như Ftu chắc cũng chỉ sàn sàn vậy tùy quan hệ.
 

TsarPutin

Xe tăng
Biển số
OF-732456
Ngày cấp bằng
12/6/20
Số km
1,757
Động cơ
89,056 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình
xưa xửa xừa xưa
em học ĐH, có nhiều bạn lực học em chả hiểu sao bạn đó có thể đỗ dc ĐH
đủ biết tiêu cực thời nào cũng có
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,207
Động cơ
532,848 Mã lực
Nếu KCN đứng ra tuyển và gửi đi đào tạo ở các trường thì lại là vấn đề hoàn toàn hợp lý chứ nhỉ.
 

xelulu

Xe buýt
Biển số
OF-401763
Ngày cấp bằng
19/1/16
Số km
532
Động cơ
235,117 Mã lực
Tuổi
57
P/S : vãi thật các cụ, 1 ban quản lý khu công nghiệp lại có quyền cho phép các thí sinh không đủ điểm chuẩn đậu DH :) tỉnh Thanh Hoá nhiều chuyện lại thật


Khu Kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa). Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn đã đứng ra chủ trì tuyển được 439 học sinh THPT trên toàn quốc dù không đạt điểm chuẩn vẫn được nhập học ở nhiều trường đại học tại Việt Nam. Nguồn: KLAND

Các mùa tuyển sinh đại học gần đây đã xảy ra “chuyện lạ”: Không cần đạt điểm chuẩn đầu vào vẫn bước qua cánh cổng đại học, không phải đỗ vào trường “thường thường bậc trung” mà là những đại học danh giá ở Việt Nam. Trong 3 năm 2015, 2016, 2017, đã có 439 học sinh không đạt điểm chuẩn vẫn được nhập học ở các trường đại học (ĐH) như: Trường ĐH Ngoại thương, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường ĐH Y-Dược Thái Bình, Trường ĐH Giao thông Vận tải... Điều lạ hơn là những thí sinh này đều trúng tuyển theo diện được Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) đứng ra chủ trì tuyển học sinh THPT trên toàn quốc.

Không có nhiệm vụ, vẫn được tuyển sinh!
Báo Lao Động nhận được phản ánh của nhiều sinh viên đang học tập tại Trường ĐH Ngoại Thương, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường ĐH Y-Dược Thái Bình, Trường ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Thủy Lợi... về việc trong khoa, ngành mà các em đang theo học có những bạn có điểm thi THPT quốc gia thấp hơn mức điểm chuẩn của trường, nhưng vẫn được vào học.
Không biết vì lý do gì, nhưng sinh viên cảm thấy không công bằng. Trong khi các em phải đổ mồ hôi, học ngày học đêm, nhiều bạn chỉ vì thiếu 0,25 điểm mà không có cơ hội vào được trường mơ ước. Vậy mà, có thí sinh thiếu từ 1-2 điểm so với điểm chuẩn, vẫn ung dung ngồi trên giảng đường.
Đây là một chuyện lạ, nhưng càng lạ hơn khi những thí sinh này đều trúng tuyển theo diện được Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) đứng ra chủ trì tuyển học sinh THPT trên toàn quốc.
Vì sao một ban quản lý khu kinh tế ở địa phương lại đứng ra tuyển sinh, liên kết với các trường ĐH, rồi “giúp” được thí sinh không đủ điểm chuẩn vẫn trúng tuyển vào các trường ĐH lớn ở Hà Nội? Căn cứ vào quy định cụ thể nào để xét tuyển thấp hơn từ 1- 2 điểm so với điểm chuẩn vào từng ngành trong các trường? Việc này có làm mất cơ hội của những học sinh khác? Việc tuyển sinh có minh bạch, công tâm, khách quan? Rất nhiều câu hỏi mà chính những sinh viên đặt ra khi biết những “chuyện lạ” này.
Chúng tôi đã vào cuộc tìm hiểu để có câu trả lời cho sinh viên. Theo thông tin của Lao Động, ngày 27.10.2014, ông Vương Văn Việt - thời điểm đó là Phó ************* tỉnh Thanh Hoá - ký QĐ số 3588/QĐ-UBND phê duyệt đề án Phát triển nguồn nhân lực phục vụ Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (Khu Kinh tế Nghi Sơn) trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020.
Trong 3 nhóm nhiệm vụ, không có bất kỳ nhiệm vụ nào cho phép Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn chủ trì, đầu mối với các trường đại học, tuyển sinh học sinh THPT trên toàn quốc đi học trình độ ĐH.

Ngày 27.4.2015, ông Phạm Đăng Quyền - Phó ************* tỉnh Thanh Hoá - ký quyết định số 1582/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án. Kế hoạch 1582 cũng tập trung các giải pháp đào tạo nghề và thu hút nhân lực chất lượng cao vào làm việc ở Khu Kinh tế Nghi Sơn. Trong 5 nhóm giải pháp, cũng không có nhiệm vụ nào cho phép Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn được đứng ra chủ trì tuyển học sinh THPT trên toàn quốc đi học đại học.
Không có căn cứ, không được phép, tại sao Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn vẫn làm được điều này? Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hoá) để tuyển sinh. Những thí sinh có nhu cầu đi học ĐH sẽ được các đơn vị này “gửi” hồ sơ ra các trường ở Hà Nội.
Trong 3 năm 2015, 2016, 2017, đã có 439 học sinh đi học ở các trường ĐH theo dạng này. Cụ thể, năm 2015, có 34 học sinh nhập học Trường ĐH Thuỷ Lợi. Năm 2016 tuyển được 156 học sinh đi học ở các trường: ĐH Y dược Thái Bình: 4; ĐH Thuỷ Lợi: 7; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: 68...
Năm 2017 tuyển được 249 học sinh trở thành sinh viên chính quy của các trường: ĐH Y dược Thái Bình: 19; ĐH Giao thông Vận tải: 21; ĐH Ngoại Thương: 23; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: 83; ĐH Kinh tế quốc dân 103.
Tất cả học sinh đi học theo dạng này đều được vào học ở các khoa danh giá, chính quy, có điểm tuyển đầu vào ĐH cao. Đáng lưu ý, trong thông báo tuyển sinh này, điểm chuẩn đầu vào được xác định thấp hơn điểm chuẩn đầu vào cùng chuyên ngành đào tạo của trường ĐH từ 1-2 điểm. Chẳng hạn, điểm chuẩn đầu vào ngành Y khoa, ĐH Y Dược Thái Bình tuyển sinh đầu vào năm 2017 là 27,5 điểm nhưng nhận hồ sơ với điểm tuyển thấp hơn 1-2 điểm.
Ai cho phép điểm thi thấp hơn điểm chuẩn vẫn trúng tuyển?
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Thanh Chương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải, một trong những trường đang có sinh viên trúng tuyển theo hình thức như đã nói ở trên - cho biết, trường làm đúng theo văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đạo tạo (GDĐT) về việc đào tạo nhân lực theo cơ chế đặt hàng. Hằng năm, trường vẫn tuyển sinh theo cơ chế này nếu được Bộ GDĐT giao chỉ tiêu, hoặc nhận được các văn bản “đặt hàng” của địa phương.
Việc xét tuyển có khác (điểm xét tuyển thấp hơn từ 1-2 điểm so với điểm chuẩn vào trường), nhưng thí sinh xét tuyển theo diện này sẽ vào học cùng với các thí sinh xét tuyển theo quy chế tuyển sinh, được hưởng mọi quyền lợi như những sinh viên khác.
Lãnh đạo Trường ĐH Giao thông Vận tải cũng cung cấp cho phóng viên văn bản số 2403 ngày 5.6.2017 của Bộ GDĐT do ông Bùi Văn Ga (khi đó là ********** Bộ GDĐT) ký. Văn bản nêu rõ: Bộ GDĐT nhận được công văn số 4032 ngày 18.4.2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghỉ bổ sung chỉ tiêu để đào tạo nhân lực cho Khu Kinh tế Nghi Sơn. Bộ chấp thuận đề nghị này và giao chỉ tiêu cho các trường. Trong đó, Trường ĐH Giao thông Vận tải được giao 85 chỉ tiêu cho 3 ngành đào tạo.
“Chỉ tiêu giao là vậy, nhưng thực tế nhà trường chỉ tuyển được 24 sinh viên. Đúng là điểm trúng tuyển của các thí sinh này thấp hơn so với điểm chuẩn của trường, nhưng văn bản của Bộ GDĐT cho phép tuyển như vậy, miễn là thí sinh có điểm thi cao hơn điểm sàn”- ông Nguyễn Thanh Chương cho hay.
Cũng theo đại diện Trường ĐH Giao thông Vận tải, trong số 24 thí sinh trúng tuyển theo diện này, hiện chỉ còn 20 em vẫn đang theo học. Những sinh viên này vẫn theo được chương trình đào tạo của nhà trường. 4 người còn lại đã bỏ học hoặc bị buộc thôi học.
Những câu hỏi về đối tượng tuyển sinh
Tiếp tục tìm hiểu để có câu trả lời cho thắc mắc của sinh viên “cơ sở nào để thí sinh có điểm thi thấp hơn điểm chuẩn vẫn trúng tuyển?”, phóng viên liên hệ với ông Bùi Văn Ga - nguyên ********** Bộ GDĐT, người ký các văn bản giao chỉ tiêu tuyển sinh cho trường ĐH, để thực hiện đào tạo nhân lực cho Khu kinh tế Nghi Sơn.
Theo ông Ga, năm 2015, sau khi nhận được đề xuất của các địa phương thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ về việc đào tạo nhân lực cho khu vực này, Bộ GDĐT đã ban hành công văn số 4348/BGDĐT-GDĐH về việc đào tạo nhân lực trình độ đại học, thạc sĩ của các địa phương thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
Tại công văn này, Bộ GDĐT cho phép thí sinh có điểm thi THPT quốc gia thấp hơn điểm chuẩn vào ngành học (không thấp hơn quá 2 điểm) vẫn được trúng tuyển.
Giải thích lý do vì sao lại đưa ra “tiêu chí lạ”, khi tuyển sinh theo cơ chế đặt hàng lại được “ưu tiên” từ 1-2 điểm, ông Bùi Văn Ga nói rằng, thời điểm đó, các địa phương có đề xuất như vậy để hỗ trợ họ trong việc thu hút nhân lực. Thậm chí, một số địa phương còn kiến nghị cho họ tuyển thí sinh dưới điểm sàn, nhưng Bộ GDĐT không chấp thuận, vì phải đảm bảo chất lượng của hệ thống giáo dục đại học.
Nếu căn cứ thực hiện đào tạo nhân lực cho Khu kinh tế Nghi Sơn là theo công văn 4348, thì trong công văn, phóng viên không tìm được dòng nào nói đến việc áp dụng được cho cả Thanh Hóa mà chỉ là các địa phương thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ mới được tuyển sinh như vậy.
Ngoài ra, đặt giả thiết việc tuyển sinh này thực hiện được theo công văn 4348 của Bộ GDĐT, thì việc Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn đứng ra chủ trì tuyển học sinh THPT trên toàn quốc cũng không đúng. Vì trong công văn 4348 nêu rõ, đối tượng tuyển sinh là thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 36 tháng trở lên tại các tỉnh trong khu vực. Đằng này, thí sinh trúng tuyển, phần lớn có hộ khẩu ở Hà Nội, vào học các trường danh giá ở Hà Nội.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Trường ĐH Giao thông Vận tải, số thí sinh trúng tuyển ở Hà Nội năm 2017 là 12 thí sinh, trong đó Thanh Hóa chỉ có 3 (thí sinh ở Hà Nội nhiều gấp 4 lần thí sinh có hộ khẩu ở Thanh Hóa). Các trường khác cũng tương tự, phần lớn thí sinh Hà Nội trúng tuyển theo diện thu hút, đào tạo nguồn nhân lực cho Khu Kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa).
Đây là những câu chuyện lạ mà sinh viên mong muốn phía Thanh Hóa, các trường đại học như đã dẫn ở trên, Bộ GDĐT có câu trả lời rõ ràng, minh bạch để đảm bảo công bằng cho sinh viên “học thật thi thật”.
Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Đình Xứng - ************* tỉnh Thanh Hoá - cho hay, ông không hay biết về việc tuyển sinh này. Mọi việc do một phó chủ tịch thực hiện.
Theo ông Xứng, cái sai ở đây là thực hiện không theo quy định. Đáng lẽ phải thành lập hội đồng, xin ý kiến và thực hiện mọi việc công khai minh bạch nhưng thực tế, những người thực hiện lại chủ quan, không rõ ràng.
https://laodong.vn/xa-hoi/khong-dat-diem-chuan-439-thi-sinh-van-do-cac-dai-hoc-danh-gia-811948.ldo
trước nghe dâm dan đồn vào NT tầm 300-500tr tùy ngành. thế mí thấy các cụ nhà mình giỏi thật tính trung bình 439 suất này thu sơ cỡ 150 tỷ. tiền nhiều để làm gì.

Cu cháu nhà em trước thi an ninh. năm đầu thiếu 0.5 điểm out. trong khi đó mấy bạn lao kai, hà tĩnh điểm cộng 3.5 điểm hahaha. nhiều trường hợp bố kinh mẹ kinh chuyển khẩu vào xã vungf cao, vùng sâu để cộng.

Chưa chắc mấy ông BGD hay trường NT vô can tỏng vụ này. Ăn chia hết chứ ko đơn giản
 

vutuanlong

Xe điện
Biển số
OF-385138
Ngày cấp bằng
2/10/15
Số km
2,034
Động cơ
260,636 Mã lực
Nơi ở
Chọn quận huyện
E học GTVT đây, thời em có mấy bạn KV0 kinh khủng lắm. Nhậu nhẹt, chơi bời, cả mai thúy ấy chứ, nvs của ktx đầy kim tiêm, mà mấy b này gấu lắm, choảng nhau với đội TNXK như cơm bữa, sau đội TNXK phải cố tuyển mấy b này vào team, thế mới yên ổn được.
Btw, ae 36 lúc nào cũng thấy có nhiều bài hay, đúng là đất địa linh nhân kiệt :D
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
5,534
Động cơ
514,125 Mã lực
E học GTVT đây, thời em có mấy bạn KV0 kinh khủng lắm. Nhậu nhẹt, chơi bời, cả mai thúy ấy chứ, nvs của ktx đầy kim tiêm, mà mấy b này gấu lắm, choảng nhau với đội TNXK như cơm bữa, sau đội TNXK phải cố tuyển mấy b này vào team, thế mới yên ổn được.
Btw, ae 36 lúc nào cũng thấy có nhiều bài hay, đúng là đất địa linh nhân kiệt :D
Em học năm đầu 95, chỉ biết lớp có 3 cử tuyển mà thỉnh thoảng thấy mặt 2 thằng, 1 thằng đếu bít mặt nó bg.
Năm đầu nó báo nhà 300 củ, năm sau 1 tỉ, nghỉ học - giờ thấy bảo làm to phết ở tỉnh - vãi cocc :)
Hồi đó đi học có 1000đ là đủ 3 cốc trà đá, 1 đĩa cóc mời bạn rồi- gọi là có xiền.
Đúng là Vn
 

vutuanlong

Xe điện
Biển số
OF-385138
Ngày cấp bằng
2/10/15
Số km
2,034
Động cơ
260,636 Mã lực
Nơi ở
Chọn quận huyện
Em học năm đầu 95, chỉ biết lớp có 3 cử tuyển mà thỉnh thoảng thấy mặt 2 thằng, 1 thằng đếu bít mặt nó bg.
Năm đầu nó báo nhà 300 củ, năm sau 1 tỉ, nghỉ học - giờ thấy bảo làm to phết ở tỉnh - vãi cocc :)
Hồi đó đi học có 1000đ là đủ 3 cốc trà đá, 1 đĩa cóc mời bạn rồi- gọi là có xiền.
Đúng là Vn
Học đh thời xa xưa, cụ có để ý cứ from các tỉnh miền núi thì rất có điều kiện ko? Mấy tỉnh đó như e thấy hoặc là rất giàu, hoặc là ko biết đọc. Giờ đúng là dân mình đã bớt nghèo rồi, chứ giầu thì vẫn lắm :D
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
5,534
Động cơ
514,125 Mã lực
Học đh thời xa xưa, cụ có để ý cứ from các tỉnh miền núi thì rất có điều kiện ko? Mấy tỉnh đó như e thấy hoặc là rất giàu, hoặc là ko biết đọc. Giờ đúng là dân mình đã bớt nghèo rồi, chứ giầu thì vẫn lắm :D
Khóa em 9 cử tuyển, toàn miền núi đó. Học dặt dẹo qua môn hết,
Tiền thì mình chắc giờ này vẫn choáng thôi. Cỡ công tử bạc liêu mới sánh được.
Em đồ toàn con quan chức hết, nhà giầu ở tỉnh ko đủ tiền , quyền như vậy.
 

cuong69

Xe tăng
Người OF
Biển số
OF-898
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,004
Động cơ
903,918 Mã lực
Nếu KCN đứng ra tuyển và gửi đi đào tạo ở các trường thì lại là vấn đề hoàn toàn hợp lý chứ nhỉ.
Sẽ là hợp lý nếu khi ra trường các em ý nhận chứng chỉ hoàn thành học phần , không phải là bằng tốt nghiệp !
 

gld

Xe điện
Biển số
OF-422367
Ngày cấp bằng
14/5/16
Số km
4,510
Động cơ
365,087 Mã lực
Tuổi
54
Vụ này sắp ĐH thì bới ra thôi
 

NDTBM

Xe điện
Biển số
OF-191612
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
2,841
Động cơ
390,229 Mã lực
Nơi ở
2Bà.HàN
Tình hình đào tạo cấp 4 phổ thông (ĐH-CĐ) ở VN giờ bát nháo, vàng thau lẫn lộn...===>> cần thực thi gấp thẩm định/đánh giá độc lập các cơ sở giáo dục đào tạo và triển khai thi cấp giấy phép hành nghề (nhất là những ngành nghề nhạy cảm như: Y/Dược, KTS/XD,...)?! :-?
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,373
Động cơ
21,099 Mã lực
Còn cho đi học cao học dưới chuẩn nữa cơ.. :)) :)) :))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top