- Biển số
- OF-16397
- Ngày cấp bằng
- 17/5/08
- Số km
- 418
- Động cơ
- 514,158 Mã lực
- Tuổi
- 57
http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/02/3BA191BA/
Bên sang các cụ ném đá cho vui :
Cứu hộ quần quật trên đường cao tốc
Làm việc từ sáng sớm, phải quay vòng liên tục để giúp các xe bị sự cố trên đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, Đức, một nhân viên cứu hộ lịm đi, chân tay tím tái và phải nhờ đến các bác sĩ cấp cứu...
Trung tâm cứu hộ, y tế đường cao tốc đầu tiên dành cho xe hơi tại Việt Nam chỉ có hơn 10 chàng trai tuổi cao nhất là 28, phân làm hai ca trực một ngày, mỗi ca 5-6 người chịu trách nhiệm an toàn thông suốt cho một tuyến đường dài 60 km. Sau 3 tuần được đưa vào khai thác, hơn 300 sự cố, tai nạn giao thông đã xảy ra trên tuyến đường này, vị chi mỗi ngày 14-15 sự vụ, chủ yếu là long bánh, văng xuống ruộng... khiến các nhân viên cứu hộ phải xoay như chong chóng để kéo những ôtô bị nạn về nơi tập kết, trả lại mặt bằng thông thoáng để tránh ùn tắc.
Chàng trai cứu hộ tên Đức ngại ngùng nhớ lại "tai nạn" hôm đầu tuần này của mình: "bỗng dưng lăn quay ngất xỉu khi vừa kéo chiếc xe bị long đến 3 bánh ra ngoài". Hôm ấy, từ sáng sớm đã có cuộc gọi cứu hộ để đưa chiếc ôtô bị chết máy ở Long An ra khỏi làn cao tốc, cả đội lao ra xe phóng như bay đến hiện trường. Vẫn còn loay hoay tính phương án dời thì thêm 4-5 cuộc gọi tai nạn nữa. "Suốt cả ngày làm việc quá sức, lại không có thời gian để ăn cơm trưa, chiều chưa về đến Trung tâm, Đức bỗng nhiên tím tái tay chân, ngừng thở", bác sĩ Nguyễn Văn Tôn, thành viên của đội, đỡ lời.
Rất may, các nhân viên y tế đã cấp cứu tại chỗ, hô hấp nhân tạo cho chàng trai thở oxy và đưa vào bệnh viện kịp thời.
"Sự cố" của Đức ban đầu khiến đội cứu hộ y tế khá lo, nhưng rồi guồng công việc đã lôi họ đi với những cuộc gọi nhờ giúp đỡ khẩn cấp hàng ngày. Hôm VnExpress.net có mặt tại Trung tâm cứu hộ đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, đã 16h giờ chiều nhưng cả đội vẫn chưa kịp ăn trưa. Bữa cơm hộp vẫn còn nằm chờ trên bàn trực tổng đài.
Nhân viên trực bộ đàm không ngớt nhận tin tại Trung tâm cứu hộ đường cao tốc TP HCM - Trung Lương. Ảnh: Kiên Cường
“Trung tâm gọi cứu hộ, xe 5 tấn nổ vỏ trước, ôtô 8 tấn bị chết máy, khu vực gần Tiền Giang”, tiếng bộ đàm vang lên. “Cứu hộ nghe rõ”, chân tay lấm lem dầu mỡ còn chưa kịp rửa, các anh lại lên đường cứu những xe đang kẹt trên đường cao tốc.
“Từ trước Tết đến giờ tôi chưa về nhà. Ngày nào cũng vậy, sáng lẫn đêm chỉ quay cuồng với các thông tin: sự cố ở km thứ mấy, xe tải trọng bao nhiêu, bị gì, bao nhiêu khách trên xe. Đôi khi nhớ người yêu chỉ dám gọi điện dăm ba phút rồi thôi”, Ngô Châu, chàng trai trẻ nhất phòng (sinh năm 1984) làm nhiệm vụ trực tổng đài nói mà tay vẫn không rời bộ đàm.
Anh Văn Tiến Quynh, 28 tuổi, vừa từ hiện trường về đến phòng trực đã tiếp lời ngay: “Đến nỗi Tết không về nhà được, vợ phải lên đến tận nơi thăm. Nhiều khi cũng muốn ở nhà để dẫn nàng đi chơi Tết nhưng thấy anh em vật lộn với công việc quá nhiều nên chẳng thể về nữa”, người anh lớn nhất nói.
Vẻ đượm buồn thoáng hiện trên khuôn mặt bác sĩ Tôn: "Phụ trách y tế như tôi thì không vất vả bằng nhân viên cứu hộ nhưng vẫn phải trực 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày". Chiều dần về, phòng trực cứu hộ vẫn rộn ràng tiếng gọi báo sự cố. “Trung tâm gọi cứu hộ”, “Xe bị sự cố ở km 20 giải quyết xong chưa?”, “Về ăn cơm. Thôi qua bữa hết đói rồi... tiếng bộ đàm không ngớt chiều một ngày đầu năm khiến căn phòng cứu hộ không lúc nào yên ắng.
Lực lượng mỏng, mỗi ca trực chỉ gồm 5-6 người, 4 xe cứu hộ, 2 tải trung, 2 tải lớn, nhân viên cứu hộ đường cao tốc hầu như không lúc nào được nghỉ, nhiều người còn chưa về nhà từ Tết.
Lần Đức bị ngất xỉu, chuyện kéo chiếc xe chỉ còn lại một bánh... trở thành những kỷ niệm đáng nhớ trong 3 tuần hoạt động cứu hộ trên đường cao tốc."Cứ mỗi lần kéo xe hỏng về được điểm tập kết là một kỷ niệm. Như lần phải kéo chiếc ôtô chỉ còn một bánh trước, ban đầu thú thuậ chúng tôi chả biết làm sao để đưa xe về nhưng rốt cuộc cũng xong”, Văn Xuân Khuê, quê ở Quy Nhơn, kể.
Vừa lái xe, vừa cứu hộ trên tuyến đường cao tốc đầu tiên dành cho ôtô. Ảnh: Kiên Cường
Trong vài phút hiếm hoi rảnh rỗi ngồi kể chuyện, cả đội cười lăn lóc khi nhắc tới chiếc BMW X5 bị sự cố, cả bốn bánh bị khóa cứng không thể di chuyển. Đội cứu hộ không ai biết mở khóa, cả tài xế BMW cũng lắc đầu vì chưa gặp trường hợp này bao giờ.
“Chúng tôi điện hỏi các đàn anh có thâm niên, rồi mới biết cách xử con xế hộp đắt tiền này. Nếu làm bậy rủi xe người ta hỏng thêm lại phải đền, có khi đi cứu hộ mấy chục năm nữa cũng không đủ tiền trả”, lời nói đùa của Khuê khiến cả phòng cười rộ.
Người đang giữ kỷ lục cứu được nhiều xe nhất trong ngày là Đỗ Minh Chánh, thông báo qua bộ đàm báo đã "xử" xong một chiếc ôtô chết máy trên đường cao tốc. Ngô Châu gọi đồng nghiệp về ăn trưa. “Thôi, qua cơn đói rồi, từ từ cũng được”, Chánh thong thả nói qua bộ đàm.
Chiều, nhìn những hộp cơm còn để lay lắt trên bàn, Châu buông nhẹ: “Cơm trưa mà đến giờ cũng chẳng muốn ăn nữa rồi. Cứu hộ Sài Gòn đảm nhận toàn bộ công tác ứng cứu ôtô bị sự cố trên đường cao tốc. Đội trực chỉ có năm sáu người nên phải làm liên tục...”.
Vất vả, phải làm tất cả mọi việc khi có sự cố ôtô, từ lái xe đến cứu hộ, giúp đỡ tài xế… nhưng các nhân viên cứu hộ không hề than vãn hay kể công. “Niềm vui chính là những nụ cười mừng rỡ của tài xế xe gặp nạn, nhất là vào ban đêm khi khó nhận được sự giúp đỡ nào trên đường cao tốc”, vừa bước nhanh ra khỏi cửa để tiếp tục lên đường ứng cứu trường hợp khác, anh Chánh nói với lại.
Chiều xuống, nhiều xe bị sự cố vẫn đang nằm lại trên đường cao tốc, bữa cơm trưa dang dở đành bỏ lại, đội cứu hộ lại lên đường. Có lẽ nhân viên cứu hộ là những người đi lại nhiều nhất trên tuyến đường cao tốc đầu tiên dành cho ôtô này.
Kiên Cường
Chả biết nói gì , đọc bài này cảm thấy ...nhiều thứ bị đảo lộn quá các cụ ợ !
Bên sang các cụ ném đá cho vui :
Cứu hộ quần quật trên đường cao tốc
Làm việc từ sáng sớm, phải quay vòng liên tục để giúp các xe bị sự cố trên đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, Đức, một nhân viên cứu hộ lịm đi, chân tay tím tái và phải nhờ đến các bác sĩ cấp cứu...
Trung tâm cứu hộ, y tế đường cao tốc đầu tiên dành cho xe hơi tại Việt Nam chỉ có hơn 10 chàng trai tuổi cao nhất là 28, phân làm hai ca trực một ngày, mỗi ca 5-6 người chịu trách nhiệm an toàn thông suốt cho một tuyến đường dài 60 km. Sau 3 tuần được đưa vào khai thác, hơn 300 sự cố, tai nạn giao thông đã xảy ra trên tuyến đường này, vị chi mỗi ngày 14-15 sự vụ, chủ yếu là long bánh, văng xuống ruộng... khiến các nhân viên cứu hộ phải xoay như chong chóng để kéo những ôtô bị nạn về nơi tập kết, trả lại mặt bằng thông thoáng để tránh ùn tắc.
Chàng trai cứu hộ tên Đức ngại ngùng nhớ lại "tai nạn" hôm đầu tuần này của mình: "bỗng dưng lăn quay ngất xỉu khi vừa kéo chiếc xe bị long đến 3 bánh ra ngoài". Hôm ấy, từ sáng sớm đã có cuộc gọi cứu hộ để đưa chiếc ôtô bị chết máy ở Long An ra khỏi làn cao tốc, cả đội lao ra xe phóng như bay đến hiện trường. Vẫn còn loay hoay tính phương án dời thì thêm 4-5 cuộc gọi tai nạn nữa. "Suốt cả ngày làm việc quá sức, lại không có thời gian để ăn cơm trưa, chiều chưa về đến Trung tâm, Đức bỗng nhiên tím tái tay chân, ngừng thở", bác sĩ Nguyễn Văn Tôn, thành viên của đội, đỡ lời.
Rất may, các nhân viên y tế đã cấp cứu tại chỗ, hô hấp nhân tạo cho chàng trai thở oxy và đưa vào bệnh viện kịp thời.
"Sự cố" của Đức ban đầu khiến đội cứu hộ y tế khá lo, nhưng rồi guồng công việc đã lôi họ đi với những cuộc gọi nhờ giúp đỡ khẩn cấp hàng ngày. Hôm VnExpress.net có mặt tại Trung tâm cứu hộ đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, đã 16h giờ chiều nhưng cả đội vẫn chưa kịp ăn trưa. Bữa cơm hộp vẫn còn nằm chờ trên bàn trực tổng đài.
Nhân viên trực bộ đàm không ngớt nhận tin tại Trung tâm cứu hộ đường cao tốc TP HCM - Trung Lương. Ảnh: Kiên Cường
“Trung tâm gọi cứu hộ, xe 5 tấn nổ vỏ trước, ôtô 8 tấn bị chết máy, khu vực gần Tiền Giang”, tiếng bộ đàm vang lên. “Cứu hộ nghe rõ”, chân tay lấm lem dầu mỡ còn chưa kịp rửa, các anh lại lên đường cứu những xe đang kẹt trên đường cao tốc.
“Từ trước Tết đến giờ tôi chưa về nhà. Ngày nào cũng vậy, sáng lẫn đêm chỉ quay cuồng với các thông tin: sự cố ở km thứ mấy, xe tải trọng bao nhiêu, bị gì, bao nhiêu khách trên xe. Đôi khi nhớ người yêu chỉ dám gọi điện dăm ba phút rồi thôi”, Ngô Châu, chàng trai trẻ nhất phòng (sinh năm 1984) làm nhiệm vụ trực tổng đài nói mà tay vẫn không rời bộ đàm.
Anh Văn Tiến Quynh, 28 tuổi, vừa từ hiện trường về đến phòng trực đã tiếp lời ngay: “Đến nỗi Tết không về nhà được, vợ phải lên đến tận nơi thăm. Nhiều khi cũng muốn ở nhà để dẫn nàng đi chơi Tết nhưng thấy anh em vật lộn với công việc quá nhiều nên chẳng thể về nữa”, người anh lớn nhất nói.
Vẻ đượm buồn thoáng hiện trên khuôn mặt bác sĩ Tôn: "Phụ trách y tế như tôi thì không vất vả bằng nhân viên cứu hộ nhưng vẫn phải trực 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày". Chiều dần về, phòng trực cứu hộ vẫn rộn ràng tiếng gọi báo sự cố. “Trung tâm gọi cứu hộ”, “Xe bị sự cố ở km 20 giải quyết xong chưa?”, “Về ăn cơm. Thôi qua bữa hết đói rồi... tiếng bộ đàm không ngớt chiều một ngày đầu năm khiến căn phòng cứu hộ không lúc nào yên ắng.
Lực lượng mỏng, mỗi ca trực chỉ gồm 5-6 người, 4 xe cứu hộ, 2 tải trung, 2 tải lớn, nhân viên cứu hộ đường cao tốc hầu như không lúc nào được nghỉ, nhiều người còn chưa về nhà từ Tết.
Lần Đức bị ngất xỉu, chuyện kéo chiếc xe chỉ còn lại một bánh... trở thành những kỷ niệm đáng nhớ trong 3 tuần hoạt động cứu hộ trên đường cao tốc."Cứ mỗi lần kéo xe hỏng về được điểm tập kết là một kỷ niệm. Như lần phải kéo chiếc ôtô chỉ còn một bánh trước, ban đầu thú thuậ chúng tôi chả biết làm sao để đưa xe về nhưng rốt cuộc cũng xong”, Văn Xuân Khuê, quê ở Quy Nhơn, kể.
Vừa lái xe, vừa cứu hộ trên tuyến đường cao tốc đầu tiên dành cho ôtô. Ảnh: Kiên Cường
Trong vài phút hiếm hoi rảnh rỗi ngồi kể chuyện, cả đội cười lăn lóc khi nhắc tới chiếc BMW X5 bị sự cố, cả bốn bánh bị khóa cứng không thể di chuyển. Đội cứu hộ không ai biết mở khóa, cả tài xế BMW cũng lắc đầu vì chưa gặp trường hợp này bao giờ.
“Chúng tôi điện hỏi các đàn anh có thâm niên, rồi mới biết cách xử con xế hộp đắt tiền này. Nếu làm bậy rủi xe người ta hỏng thêm lại phải đền, có khi đi cứu hộ mấy chục năm nữa cũng không đủ tiền trả”, lời nói đùa của Khuê khiến cả phòng cười rộ.
Người đang giữ kỷ lục cứu được nhiều xe nhất trong ngày là Đỗ Minh Chánh, thông báo qua bộ đàm báo đã "xử" xong một chiếc ôtô chết máy trên đường cao tốc. Ngô Châu gọi đồng nghiệp về ăn trưa. “Thôi, qua cơn đói rồi, từ từ cũng được”, Chánh thong thả nói qua bộ đàm.
Chiều, nhìn những hộp cơm còn để lay lắt trên bàn, Châu buông nhẹ: “Cơm trưa mà đến giờ cũng chẳng muốn ăn nữa rồi. Cứu hộ Sài Gòn đảm nhận toàn bộ công tác ứng cứu ôtô bị sự cố trên đường cao tốc. Đội trực chỉ có năm sáu người nên phải làm liên tục...”.
Vất vả, phải làm tất cả mọi việc khi có sự cố ôtô, từ lái xe đến cứu hộ, giúp đỡ tài xế… nhưng các nhân viên cứu hộ không hề than vãn hay kể công. “Niềm vui chính là những nụ cười mừng rỡ của tài xế xe gặp nạn, nhất là vào ban đêm khi khó nhận được sự giúp đỡ nào trên đường cao tốc”, vừa bước nhanh ra khỏi cửa để tiếp tục lên đường ứng cứu trường hợp khác, anh Chánh nói với lại.
Chiều xuống, nhiều xe bị sự cố vẫn đang nằm lại trên đường cao tốc, bữa cơm trưa dang dở đành bỏ lại, đội cứu hộ lại lên đường. Có lẽ nhân viên cứu hộ là những người đi lại nhiều nhất trên tuyến đường cao tốc đầu tiên dành cho ôtô này.
Kiên Cường
Chả biết nói gì , đọc bài này cảm thấy ...nhiều thứ bị đảo lộn quá các cụ ợ !
Chỉnh sửa cuối: