Em đọc được cái này trên Tuoitre.vn
"TT - Ông Gary Bett (58 tuổi, quốc tịch Anh) phản ảnh: ngày 30-9, ông điều khiển ôtô bảy chỗ lưu thông trên đại lộ Nguyễn Văn Linh (Q.7, TP.HCM) và bị cảnh sát giao thông (CSGT) thổi phạt vì chạy quá tốc độ cho phép trong khu dân cư (59km/giờ, trong khi quy định chỉ cho phép chạy 50km/giờ).
Trên đại lộ Nguyễn Văn Linh không hề có biển báo hạn chế tốc độ, cũng không có biển báo khu dân cư hay đô thị, theo quy định thì ông được chạy tới 80km/giờ.
Tại đội CSGT Nam Sài Gòn (đường Dương Bá Trạc, P.1, Q.8), ông chỉ được giải thích rằng: là người tham gia giao thông, ông phải biết đó là khu dân cư, phải giảm tốc độ chứ không cần có biển báo. Ông hỏi: đội CSGT Nam Sài Gòn lập biên bản có đúng hay không?
Ngày 8-10, đại úy Nguyễn Văn Bình - phó đội trưởng đội CSGT Nam Sài Gòn - cho biết: trường hợp của ông Gary Bett bị lập biên bản hành vi chạy quá tốc độ là có. Đại úy Bình giải thích: trên đại lộ Nguyễn Văn Linh, đoạn từ quốc lộ 1A vào có biển báo: “Khu vực áp dụng xử phạt thí điểm theo nghị định 34CP”, như vậy người tham gia giao thông phải nhận thức được đây là đường trong đô thị, phải giảm tốc độ. Trên suốt đoạn đường này không có biển báo khu dân cư, khu đô thị hay biển báo hạn chế tốc độ."
"Tuy nhiên, theo thông tư 13/2009 của Bộ Giao thông vận tải quy định, loại ôtô dưới 30 chỗ ngồi như ông Gary Bett lưu thông trên đường bộ trong khu dân cư chỉ được chạy với tốc độ 50km/giờ (ngoài khu dân cư được chạy 80km/giờ). “Vì đại lộ Nguyễn Văn Linh chạy qua khu Phú Mỹ Hưng là khu dân cư nên chúng tôi căn cứ theo thông tư 13 để xử lý chứ không cần có biển báo. Việc xử lý như vậy là đúng” - ông Bình khẳng định.
Luật sư Trần Hải Đức, Đoàn luật sư TP.HCM, khẳng định việc làm của CSGT đội Nam Sài Gòn là hoàn toàn sai luật. Luật sư Đức cho biết: “Ngay trong khoản 2 điều 10 của thông tư 13 mà ông Bình dẫn ra có quy định: việc đặt biển báo hiệu “bắt đầu khu đông dân cư” và “hết khu đông dân cư” phải căn cứ vào tình hình dân cư thực tế hai bên đường bộ. Không đặt biển báo hiệu khu đông dân cư đối với các đoạn tuyến chưa đô thị hóa, dân cư thưa thớt và tầm nhìn không bị hạn chế”.
Như vậy, ngay trong văn bản ông Bình dẫn ra đã quy định phải gắn biển báo “bắt đầu khu đông dân cư” và “hết khu đông dân cư” trên đường bộ để người tham gia giao thông biết mà chấp hành. Tại khu Phú Mỹ Hưng, Q.7 là đoạn đường chưa đô thị hóa, dân cư thưa thớt và tầm nhìn không bị hạn chế nên không có biển báo bắt đầu - kết thúc khu dân cư, người dân có quyền lưu thông theo quy định của đường bộ ngoài khu dân cư.
GIA MINH"
Nguồn: tuoitre.vn
Em thấy cái khái niệm khu vực đông dân cư hay khu vực nội thành nội thị nó sẽ điểu chỉnh một loạt các chế tài về Trật tự an toàn giao thông như tốc độ, cách dừng đỗ xe.v.v... Nhưng cách cắm biển và cách hiểu có vẻ chưa được đồng nhất, dễ gây tranh luận giữa người tham gia giao thông và người kiểm soát giao thông.
Các cụ nghiên cứu xem nhé.
"TT - Ông Gary Bett (58 tuổi, quốc tịch Anh) phản ảnh: ngày 30-9, ông điều khiển ôtô bảy chỗ lưu thông trên đại lộ Nguyễn Văn Linh (Q.7, TP.HCM) và bị cảnh sát giao thông (CSGT) thổi phạt vì chạy quá tốc độ cho phép trong khu dân cư (59km/giờ, trong khi quy định chỉ cho phép chạy 50km/giờ).
Trên đại lộ Nguyễn Văn Linh không hề có biển báo hạn chế tốc độ, cũng không có biển báo khu dân cư hay đô thị, theo quy định thì ông được chạy tới 80km/giờ.
Tại đội CSGT Nam Sài Gòn (đường Dương Bá Trạc, P.1, Q.8), ông chỉ được giải thích rằng: là người tham gia giao thông, ông phải biết đó là khu dân cư, phải giảm tốc độ chứ không cần có biển báo. Ông hỏi: đội CSGT Nam Sài Gòn lập biên bản có đúng hay không?
Ngày 8-10, đại úy Nguyễn Văn Bình - phó đội trưởng đội CSGT Nam Sài Gòn - cho biết: trường hợp của ông Gary Bett bị lập biên bản hành vi chạy quá tốc độ là có. Đại úy Bình giải thích: trên đại lộ Nguyễn Văn Linh, đoạn từ quốc lộ 1A vào có biển báo: “Khu vực áp dụng xử phạt thí điểm theo nghị định 34CP”, như vậy người tham gia giao thông phải nhận thức được đây là đường trong đô thị, phải giảm tốc độ. Trên suốt đoạn đường này không có biển báo khu dân cư, khu đô thị hay biển báo hạn chế tốc độ."
"Tuy nhiên, theo thông tư 13/2009 của Bộ Giao thông vận tải quy định, loại ôtô dưới 30 chỗ ngồi như ông Gary Bett lưu thông trên đường bộ trong khu dân cư chỉ được chạy với tốc độ 50km/giờ (ngoài khu dân cư được chạy 80km/giờ). “Vì đại lộ Nguyễn Văn Linh chạy qua khu Phú Mỹ Hưng là khu dân cư nên chúng tôi căn cứ theo thông tư 13 để xử lý chứ không cần có biển báo. Việc xử lý như vậy là đúng” - ông Bình khẳng định.
Luật sư Trần Hải Đức, Đoàn luật sư TP.HCM, khẳng định việc làm của CSGT đội Nam Sài Gòn là hoàn toàn sai luật. Luật sư Đức cho biết: “Ngay trong khoản 2 điều 10 của thông tư 13 mà ông Bình dẫn ra có quy định: việc đặt biển báo hiệu “bắt đầu khu đông dân cư” và “hết khu đông dân cư” phải căn cứ vào tình hình dân cư thực tế hai bên đường bộ. Không đặt biển báo hiệu khu đông dân cư đối với các đoạn tuyến chưa đô thị hóa, dân cư thưa thớt và tầm nhìn không bị hạn chế”.
Như vậy, ngay trong văn bản ông Bình dẫn ra đã quy định phải gắn biển báo “bắt đầu khu đông dân cư” và “hết khu đông dân cư” trên đường bộ để người tham gia giao thông biết mà chấp hành. Tại khu Phú Mỹ Hưng, Q.7 là đoạn đường chưa đô thị hóa, dân cư thưa thớt và tầm nhìn không bị hạn chế nên không có biển báo bắt đầu - kết thúc khu dân cư, người dân có quyền lưu thông theo quy định của đường bộ ngoài khu dân cư.
GIA MINH"
Nguồn: tuoitre.vn
Em thấy cái khái niệm khu vực đông dân cư hay khu vực nội thành nội thị nó sẽ điểu chỉnh một loạt các chế tài về Trật tự an toàn giao thông như tốc độ, cách dừng đỗ xe.v.v... Nhưng cách cắm biển và cách hiểu có vẻ chưa được đồng nhất, dễ gây tranh luận giữa người tham gia giao thông và người kiểm soát giao thông.
Các cụ nghiên cứu xem nhé.
Chỉnh sửa cuối: