[Funland] Không chiến trên bầu trời VN - nhìn từ hai phía

hieu hiekeng

Xe tải
Biển số
OF-189931
Ngày cấp bằng
16/4/13
Số km
344
Động cơ
334,140 Mã lực
Sự thật về phi công Việt huyền thoại, sát thủ máy bay Mỹ





Mỗi lần bay ra miền Bắc, đối đầu với các phi công chiến đấu Việt Nam luôn là nỗi ám ảnh với phi công Mỹ. Một trong số đó, được giới phi công Mỹ truyền tai nhau là phi công huyền thoại “đại tá Toon” – một phi công đạt đẳng cấp Ace (diệt từ 5 máy bay trở lên).



Huyền thoại ra đời
Trong thời gian diễn ra những cuộc đối đầu giữa Không quân Nhân dân Việt Nam và các phi công của Hải quân Hoa Kỳ, các phi công Mỹ thường xuyên ghi nhận hình ảnh chiếc máy bay MiG-17 mang số hiệu 3020, cũng như chiếc MiG-21 mang số hiệu 4326, với ký hiệu 13 ngôi sao đỏ trên mũi, biểu hiện cho việc đã bắn hạ 13 máy bay của đối phương.
Các phi công Mỹ cho rằng những chiếc máy bay đó do một phi công của Không quân Nhân dân Việt Nam điều khiển. Trong những lần bắt được tín hiệu liên lạc trao đổi giữa mặt đất hoặc giữa các phi công với nhau, họ thường xuyên nghe thấy từ "Toon" hoặc "Tomb" thường xuyên được lặp đi lặp lại. Họ cho rằng đấy là tên của người phi công huyền thoại. Từ đó huyền thoại về người phi công siêu cấp có biệt danh là "Toon" ra đời.
Chiếc Mig mang ký hiệu 3426, nỗi khiếp đảm của phi công Mỹ
Sự ám ảnh của các phi công Mỹ đối với "Toon" suốt từ năm 1967 đến 1972. Trong những cuộc trao đổi với nhau, họ liên tục thêm thắt vào cái tên huyền thoại này. "Toon" được "phong" cấp bậc "đại tá", thậm chí gán cho cái họ "Nguyen" rất đặc thù Việt Nam. Một số tài liệu còn ghi rõ tên Việt của ông là "Nguyễn Tuân". Những lời đồn đại này đã ảnh hưởng không ít đến tâm lý của các phi công Mỹ, dẫn đến việc vội vã ném bom khi chưa đến mục tiêu, hoặc lảng tránh không chiến khi thấy MiG xuất hiện.
Mãi đến ngày 10/5/1972, chiếc MiG-17 mang số hiệu 3020 đã bị chiếc F-4 Phantom II của Hải quân Hoa Kỳ do Đại úy Randy "Duke" Cunningham (phi công) và Trung úy William "Irish" Driscoll (hoa tiêu) bắn hạ. Từ đó, huyền thoại về "Đại tá Toon" trong các phi công Hải quân Mỹ mới kết thúc.
Một số người cho rằng đây là phi công Đinh Tôn hoặc Phạm Tuân, là những phi công có tên gọi gần âm với "Toon". Tuy nhiên, đây lại là những phi công được huấn luyện chuyên cho tập kích B-52 chứ không thiên về không chiến, do đó số máy bay bắn hạ được của họ cũng chưa đủ để xếp vào nhóm "Át".
Thông thường, các phi công Mỹ chỉ điều khiển riêng một máy bay, trừ trường hợp máy bay bị bắn hạ hoặc bị hỏng thì họ mới chuyển sang điều khiển máy bay khác. Ngược lại, do số lượng máy bay rất ít, các phi công Việt Nam thường thay phiên nhau sử dụng chung máy bay để chiến đấu. Hầu hết các máy bay có số lần bắn hạ đối phương cao đều là chiến công của nhiều phi công khác nhau điều khiển nó. Điều này dẫn đến sự ngộ nhận của phi công Hải quân Mỹ để hình thành nên "Đại tá Toon".
Chiếc Mig 21 ký hiệu 3426 ngày nay
Số lượng phi công đạt danh hiệu Ace Việt Nam cao hơn Mỹ
Theo một số nhà nghiên cứu, cái tên "Toon" hoặc "Tomb" không hẳn là một cái tên Việt Nam. Họ cho rằng đấy có thể chỉ là một tín hiệu nhiễu vô tuyến thường xuyên xuất hiện, do được lặp đi lặp lại nhiều lần nên các phi công Mỹ bị nhầm lẫn đấy là tên của người phi công. Trên thực tế, trong trao đổi liên lạc giữa mặt đất và các phi công Việt Nam không bao giờ sử dụng tên thật mà chỉ sử dụng các bí danh để chỉ phi đội hoặc các vị trí máy bay.
Mãi sau chiến tranh, một số thông tin được phía Việt Nam công bố. Theo đó, chiếc máy bay MiG-17F mang số hiệu 3020, là thuộc trung đoàn 923 Yên Thế. Chiếc máy bay này có màu sơn xanh loang lổ, được các phi công Mỹ thường gọi là Green Snake theo màu sơn của những chiếc máy bay cùng loại. Chiếc máy bay này được nhiều phi công đã thay phiên nhau điều khiển nó và họ đã bắn hạ ít nhất 8 máy bay đối phương bằng chính chiếc máy bay này.
Hai trong số các phi công đó được xác định là Nguyễn Văn Bảy (có biệt danh là Bảy A) và Lê Hải. Cả hai đều là phi công xếp hạng Ace: Nguyễn Văn Bảy được xác nhận bắn hạ 7 máy bay đối phương, Lê Hải bắn hạ 6. Cả hai người về sau đều được phong Anh hùng, đều còn sống đến sau chiến tranh và đều được phong cấp Đại tá. Còn người phi công đã bị Randy "Duke" Cunningham và William "Irish" Driscoll bắn hạ thì không có thông tin nào được công bố.
Riêng về chiếc MiG-21PF mang số hiệu 4326, hiện được trưng bài tại bảo tàng Phòng Không, sân bay Bạch Mai, Hà Nội, từng thuộc trung đoàn 921 Sao Đỏ. Chiếc máy bay này cũng được xác nhận là do nhiều phi công luân phiên sử dụng và đã từng hạ được 13 máy bay đối phương. Về sau, trong đó có 6 phi công từng điều khiển máy bay nay được phong Anh hùng, trong đó có cả có phi công Nguyễn Văn Cốc được xác nhận là bắn hạ 9 chiếc đối phương (Mỹ thừa nhận 7), cao nhất Không quân Việt Nam.
Tuy nhiên, kỷ lục của Không quân Nhân dân Việt Nam lại thuộc về chiếc MiG-21 PF số hiệu 4324 thuộc đoàn 921, được sử dụng bởi 12 phi công khác nhau, từng cất cánh chiến đấu 69 lần, tiếp chiến 22 lần, khai hỏa 25 quả tên lửa đối không, bắn hạ 14 máy bay Mỹ trong khoảng thời gian tháng 11/1967 đến tháng 5/1968.
Đây là chiếc máy bay "may mắn" vì không chỉ nó có số lượng máy bay do nó bắn hạ cao nhất (14 chiếc) mà 3/4 phi công điều khiển đều từng bắn hạ đối phương. Trong số 12 phi công đã từng điều khiển máy bay này, có 9 người đã bắn hạ máy bay đối phương, 8 phi công đạt đẳng cấp Ace, 7 người được tuyên dương anh hùng, 5 người trở thành tướng lĩnh. Hiện nay máy bay này đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ở Hà Nội.
Sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, một số cựu phi công Mỹ sang thăm Việt Nam để tìm hiểu và đã xác nhận Đại tá Toon chỉ là một nhân vật tưởng tượng của các phi công Mỹ và thường xuyên được họ đưa ra làm đề tài chuyện phiếm. Như là một thiện ý của các phi công Mỹ, Đại tá Toon là một sự tổng hợp của các phi công giỏi của Việt Nam, giống như những "nghệ sỹ solo" ném bom đơn độc ban đêm trong Thế chiến thứ hai được gọi là "máy giặt Charlie" vậy.
Nếu so sánh tương quan lực lượng giữa Không quân Nhân dân Việt Nam và Không quân Mỹ là quá khập khiễng cả về trang bị, số lượng, kinh nghiệm trận mạc. Tuy nhiên, điều đáng nói là lực lượng không quân non trẻ với những phi công chỉ có vài trăm giờ bay ít ỏi lại giành được những chiến công hiển hách trước Không quân Mỹ.Có đến 16 phi công Việt Nam được công nhận danh hiệu Át (các phi công có số lần bắn rơi máy bay đối phương từ con số 5 trở lên), trong đó có 13 phi công lái MiG-21 và 3 phi công lái MiG-17. Trái lại, lượng phi công Mỹ đạt danh hiệu Át chỉ có 5 người.
Vậy thì tại sao các phi công Việt Nam lại ghi được nhiều bàn thắng hơn các phi công Mỹ? Có lẽ lý do đầu tiên là số lượng. Trong năm 1965, Không quân Việt Nam chỉ có 36 chiếc MiG-17 với một số lượng tương đương phi công, thì đến 1968 họ đã có tới 180 chiếc MiG và 72 phi công. Sáu “tiểu đội” phi công dũng cảm này phải đối mặt với 200 chiếc F-4 của các phi đoàn 8, 35 và 366; khoảng 140 chiếc Thần sấm F-105 của các phi đoàn 355 và 388 của Không lực Hoa Kỳ và khoảng 100 chiếc của Hải quân Hoa Kỳ (F-8, A-4 và F-4) từ tàu sân bay trực chiến trong Vịnh Bắc Bộ, kiêm cả các nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động không kích (EB-6B – gây nhiễu; HH-53 – cứu phi công nhảy dù; “Skyraider” yểm hộ hai loại trên).
Máy bay F-4 Con ma của Không quân Mỹ
Như vậy, phi công Việt Nam rõ ràng là “bận rộn” hơn đối thủ, và đồng thời họ dễ dàng tìm được mục tiêu để diệt hơn, và quan trọng là họ chiến đấu với tinh thần “chiến đấu đến khi hy sinh”. Họ không cần phải về nhà, vì đây đã là nhà của họ rồi – Tổ quốc. Phi công Mỹ cứ sau 100 chuyến xuất kích lại được về thăm nhà, ngoài ra còn được về để huấn luyện, để nhận lệnh hoặc trăm thứ việc linh tinh khác. Khi quay lại, không phải ai cũng sẵn sàng chiến đấu.
Từ khi Mỹ bắt đầu chương trình phát triển tên lửa không đối không tầm trung AIM-7 Sparrow và tên lửa không đối không tầm ngắn đầu tự dẫn hồng ngoại AIM-9 Sidewinder vào đầu những năm 1960, các nhà thiết kế Mỹ đã vội vàng cho rằng, các cuộc không chiến tầm gần (dogfight) sẽ lùi vào dĩ vãng.Ở đó, tên lửa tầm xa chính là vũ khí sẽ kết liễu đối phương mà không cần đến các cuộc không chiến ở cự ly gần. Các máy bay chiến đấu được thiết kế giai đoạn đầu những năm 1960 như F-4 Phantom, F-105 Thunderchief không hề được trang bị pháo.Tuy nhiên, đây chính là sai lầm chết người mà Mỹ phải trả giá đắt tại chiến trường Việt Nam. Những chiếc máy bay cường kích F-105, dù có tốc độ siêu âm nhưng vẫn trở thành miếng mồi ngon cho các tiêm kích nhanh nhẹn của Không quân Việt Nam như MiG-17 và MiG-21.
Phong Nhĩ (Tổng hợp)
bai viet hay qua nho vay ma minh hieu then ve cha ong ta da chien dau gian kho nhu the nao
 
Biển số
OF-302446
Ngày cấp bằng
21/12/13
Số km
105
Động cơ
306,740 Mã lực
dân tộc ta thật là dũng cảm kiên cường
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Vậy thì ở sân bay Đông tác là em L39 rùi, thanks cụ @ gocart nhé
 
Biển số
OF-37919
Ngày cấp bằng
11/6/09
Số km
160
Động cơ
472,640 Mã lực
Ác thật ạ :)
 

Xecoi22

Xe máy
Biển số
OF-308247
Ngày cấp bằng
18/2/14
Số km
78
Động cơ
300,680 Mã lực
Cái này mờ thằng nào bay đường sau vô tình trũng luồng phụt của nó thì xong :)), nhìn kinh thật

Thời đầu các cụ bô lão xứ thanh cũng gặp tình trạng này, các cụ cứ nghĩ là máy bay đã bị cháy:))
Hít một luồng này vào thì chú sau chak đen hết mặt các cụ nhỉ?!?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,808
Động cơ
362,053 Mã lực
Trận không kích đầu tiên.
Nhân đọc cuốn ‘Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965-1975) – Nhìn từ hai phía’, đã tạo cho Baoleo tôi cảm hứng, để thử bình luận về một sự kiện còn ít người biết đến, như sau.

Đa số dân Việt ta nói chung, do cùng được ‘giác ngộ’ bởi hệ thống thông tin lề phải, nên đều cho rằng: không quân ta tiến hành ‘không kích’ lần đầu tiên là vào ngày 03/04/1965, bởi đó là ngày MIG 17 của ta bắn rơi F8 Mỹ, và ngày đó, được lấy làm ngày Truyền thống của Binh chủng KQ.
Tuy nhiên, trận không kích đầu tiên của không quân ta, phải là trận đêm 15-rạng ngày 16/02/1964.
Sự kiện này, lần đầu tiên được nhắc đến, là trong tập 1 của bộ tiểu thuyết ‘Vùng trời’ của nhà văn Hữu Mai.
Trong tiểu thuyết này, nhà văn đã mô tả sự kiện: hôm ấy, máy bay T-28 của ta, mang số hiệu 963, xuất kích tấn công máy bay C-123 chở biệt kích của VNCH.

Hôm nay, có mấy chi tiết trong trận đánh đó, xin được mang ra bình luận, là:
1/ Xuất xứ của chiếc máy bay
2/ Cung cấp phụ tùng để phục hồi máy bay
3/ Kết quả của trận đánh.


1/ Xuất xứ của chiếc máy bay:
Theo: Tiểu thuyết:
Chiếc T 28, là do 1 phi công Thái Lan, cướp máy bay, bay sang hàng ta.

Theo: LS dẫn đường KQ:
“….Một buổi trưa thứ Hai của tháng 09/1963: bất ngờ có 1 máy bay T 28, lọt qua toàn bộ hệ thống cảnh giới của hệ thống PK-KQ, đột ngột hạ cánh xuống sân bay Bạch Mai – Hà Nội. Nơi đặt Đại bản doanh của Quân chủng PK-KQ.
Sau phút ngỡ ngàng, thì té ra là: 1 phi công KQ Hoàng gia Lào, đã lái máy bay T-28 sang hàng ta….”

Theo: cuốn sách ‘Những trận không chiến….’, trang 67:
“….Buổi trưa ngày 16/09/1963, một máy bay T 28, sơn cờ hiệu KG Hoàng gia Lào, do phi công Bun Khăm lái, đã bất ngờ hạ cánh xuống sân bay Bạch Mai. Đây là chiếc máy bay của KQ Lào, bay biểu diễn nhân ngày sinh của Vua (Lào) tại Viên Chăn, đã bay sang hàng phía Việt Nam….”

Theo MiG-17&MiG-19 Units (Osprey):
“…Chiếc T-28 này do trung úy Chert Saibory người Thái thuộc KQ Hoàng gia Lào lái, đào thoát sang VN giữa lúc đang tham gia bay biểu diễn…”

Bình luận của Baoleo:
Vậy cái chi tiết ‘Chiếc T 28, là do 1 phi công Thái Lan...’ ở đâu mà ra.
Té ra là, nhà văn nghe thông tin, rồi bị tam sao thất bản, hoặc là bị tài liệu của MiG-17&MiG-19 Units (Osprey) bỏ bùa.
Theo thông tin của cuốn sách ‘Những trận không chiến….’, cũng vẫn tại trang 67, thì: “….có 1 chiếc T 28 khác, của KQ Vương quốc Thái Lan (không biết do hết dầu hay bỏ chạy sang Việt Nam) phải hạ cánh và bỏ máy bay lại phía Tây Quảng Bình….”
Chính vì cùng thời điểm, có 2 chiếc T 28 cùng sang Bắc Việt Nam, và vào thời đó, đây là dạng thông tin Tuyệt Mật, nên đối với đa số, đặc biệt là đối với nhà văn, thông tin đã bị tam sao thất bản.
Còn tôi thì tôi tin, thông tin của cuốn sách đã dẫn là đúng.
Bởi ngay từ năm 1970, tôi đã được bác Diên – nguyên lính đạị đoàn Đồng Bằng – đã chuyển ngành về làm cán bộ ở Sở Xây dựng Quảng Bình (bạn của ông già tôi), kể cho nghe chuyện máy bay Thái hạ cánh xuống ruộng khoai QB. Và chính bác là 1 trong số cán bộ, lao ra định đánh chiếm máy bay, vì tưởng là ‘biệt kích nhẩy dù’. Hix.

(còn tiếp)
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực
Lực lượng KQNDVN cũng nhiều chuyện bí sử quá!:-w
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,808
Động cơ
362,053 Mã lực
Cảm ơn các bác đã động viên, nhà cháu rất phấn khởi và có thêm động lực để ‘bốt’ bài. :D
Nhà cháu ‘bốt’ tiếp phần sau:

2/ Cung cấp phụ tùng để phục hồi máy bay

Theo: Tiểu thuyết:

Sau một thời gian bay làm quen và huấn luyện, chiếc T 28 sang hàng ta, máy móc đã rão. Gioăng xi lanh và pít tông, đều phải lên cốt hết. T 28 có nguy cơ ngừng bay. Và lý do chính, là ta không có phụ tùng thay thế.
Ta chỉ duy nhất làm được, là mang chiếc lốp máy bay đã cũ, ra hàng vá săm lốp ô tô tư nhân, ở cuối đường Nam Bộ ( trước là ga ra của đoàn xe 12-chuyên phục vụ chuyên gia, nay đổi thành đâu như ra V 75 Cục phục vụ Ngoại giao đoàn), để vá chín. Hixo:-)
Mọi việc tưởng chừng đi vào bế tắc. Thì may quá, đúng lúc ấy, tiểu đoàn pháo phòng không của anh hùng Nguyến Viết Xuân, chính trong trận mà anh Xuân hy sinh, đã bắn rơi được mấy cái máy bay T 28 ở cầu Ka-Ki, bên Lào.
Lập tức, quân chủng PK-KQ, điều lực lượng đi tháo phụ tùng ở mấy cái máy bay ấy về. Đâu như chở mấy xe tải mới hết. hị hị. =P~
Có phụ tùng chính hiệu, lại còn mới, nên chiếc máy bay T 28 của ta, lại ngon lành cành đào, nổ máy giòn giã, sẵn sàng chiến đấu.

Theo: LS dẫn đường KQ:
Không thấy đề cập

Theo: cuốn sách ‘Những trận không chiến….’, trang 67:
“……Sau thời gian huấn luyện, một số linh kiện và lốp của chiếc 963 hết hạn sử dụng. Rất may là sau đó lại có 1 chiếc T 28 khác, của KQ Vương quốc Thái Lan (không biết do hết dầu hay bỏ chạy sang Việt Nam) phải hạ cánh và bỏ máy bay lại phía Tây Quảng Bình. Lực lượng kỹ thuật đã tháo rời 2 động cơ và 2 cánh, rồi chở chiếc T 28 này về sân bay Bạch Mai và lấy các linh kiện còn tốt, lắp cho chiếc 963 để có thể đủ điều kiện chiến đấu……”

Bình luận:
Thông tin như viết trong tiểu thuyết, thẫm đẫm chất liêu trai và phù hợp với chính sách tuyên truyền lề phải. :-|
Tuy nhiên, theo nhà cháu, không phải đều là sai hết.
Cá nhân nhà cháu cho rằng, phụ tùng cho chiếc 963, một là từ nguồn như ở sách ‘Những trận không chiến….’, trang 67` đã viết. Và hai, là từ nguồn, như tiểu thuyết đã mô tả. Như thế là phù hợp với sự thật lịch sử.
Có lẽ, các tác giả của sách ‘Những trận không chiến….’ nghiên cứu bổ xung thêm chăng.


(Phần sau: có bắn rơi hay không???)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,808
Động cơ
362,053 Mã lực
Trận không kích đầu tiên
(tiếp theo – phần 3)

3/ Kết quả của trận đánh.

Theo: Tiểu thuyết:
“….Chiếc máy bay gián điệp biệt kích, bị trúng đạn vào chỗ hiểm, tròng trành, nghiêng dần về một bên, rồi cắm đầu lao thẳng xuống 1 cánh rừng già của Lào, nổ tung cùng với những tiếng hét thất thanh và tuyệt vọng của những tên gián điệp. Một tên biệt kích sống sót, sau này bị ta bắt được, đã khai thế…”

Hi hi.
Đúng là lâm ly như tiểu thuyết.

Theo: LS dẫn đường KQ:
“…..Tháng 1 năm 1964, sau khi kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ công tác chuẩn bị, Bộ Tư lệnh Quân chủng quyết định đưa T-28 vào trực chiến. Lần xuất kích đầu tiên, không phát hiện được mục tiêu. Những lần tiếp theo, cũng không suôn sẻ có lần phát hiện được địch, nhưng không bám theo kịp; có lần tiếp cận tốt, lại bắn không trúng... Hiện tượng ra-đa dẫn đường bắt (ta và địch) không liên tục, bị ngắt quãng, tuy không nghiêm trọng nhưng thường xuyên xảy ra. Trong khi đó, máy bay ta tốt, gối không chỉ huy-dẫn đường thông suốt, khí thế đánh địch không hề suy giảm, còn dịch vẫn ngang nhiên quấy rối. Đây là thách thức đầu tiên và cũng là lớn nhất đối với đội ngữ phi công và dẫn đường. Sau nhiều lần tổ chức rút kinh nghiệm, phương án dẫn đường được bổ sung tỉ mỉ hơn, hiệp đồng dẫn đường được thực hiện chặt chẽ hơn và giải pháp "dẫn mò" (dẫn theo suy đoán của dẫn đường sở chỉ huy khi ra-đa bắt ta Và địch không liên tục) cũng được chuẩn bị kỹ càng hơn. Tất cả đều tập trung cao độ cho nhiệm vụ.

23 giờ 30 phút, ngày 15 tháng 2 năm 1964 (Đoàn bay 919 - 45 năm xây dưng và trưởng thành, Nxb Chính trị quốc gia; H.2004, tr.84, ghi: năm 1965), ra-đa vòng ngoài của ta phát hiện có địch. Ít phút sau, đường bay địch bắt đầu được đánh dấu bằng chì xanh trên mạng B1 (mạng ra-đa cảnh giới quốc gia), dọc theo phía đông của dãy Trường Sơn. Sở chỉ huy Quân chủng và tổ bay vào cấp 1.

Sau đó Bộ Tư lệnh Quân chủng nhận được điện báo từ huyện đội Con Cuồng: Có tiếng máy bay địch bay qua vùng trời địa phương, chúng bay đến khu vực Hồi Xuân- Lang Chánh thì chuyển hướng lên Tây bắc. Vậy là địch vào tương đối sát với dự tính của ta. Tại SỞ chỉ huy Quân chủng, trực ban dẫn đường Trần Quang Kính vừa theo dõi địch trên mạng B1 vừa đối chiếu xuống bàn dẫn đường.

Trên hiện sóng của đài 402 tại Đại đội ra-đa dẫn Đường 28 (C-28) ở Hà Đông (Lịch sử Bộ Tham mưu Phòng không - Không quân (1963-2003), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.2003, tr.77), trực ban dẫn đường Đào Ngọc Ngư căng mắt bám theo từng vòng quét. Khi phát hiện mục tiêu trắc thủ ra-đa đã đọc ngay tình báo về Sở chỉ huy Quân chủng cho nhân viên tiêu đồ gần Lê Thành Chơn.

Tại Gia Lâm, tổ bay T-28-963: Nguyễn Văn Ba - Lê Tiến Phước sẵn sàng chờ lệnh.

1 giờ 07 phút ngày 16 tháng 2 năm 1964, Tư lệnh Quân chủng quyết định cho T-28 cất cánh. Trực ban dẫn đường Trần Quang Kính dẫn T-28 bay đúng phương án đã được bổ sung. Phi công Lê Tiến Phước ngồi buồng lái sau, tập trung giữ tốt các số liệu dẫn bay. Sở chỉ huy thông báo đều đặn vị trí ta-địch, mục tiêu bên trái, cự ly 30, 20, 15... km, rồi mục tiêu ở phía trước. Phi công Nguyễn Văn Ba ngồi buồng lái trước, tập trung quan sát. Dưới ánh trăng mờ đầu tháng (ngày 4 tháng Giêng âm lịch), trên nền mây trắng xám, mục tiêu hiện lên, anh báo cáo và quyết định tăng tốc độ tiếp cận. Sở chỉ huy Quân chủng nhắc, không được để mất mục tiêu. Khi còn cách khoảng 500m, phi công Nguyễn Văn Ba thấy rõ hình thù chiếc máy bay vận tải 2 động cơ của địch. Anh ấn nút lên đạn, chiếm vị trí có lợi xin vào công kích và bắn hai loạt. Máy bay địch phụt lửa. Anh bắn tiếp loạt thứ ba thì súng bị tắc đạn (Theo tư liệu của đồng chí Đào Ngọc Ngư: Bắn hết 163/200 viên). Trực ban dẫn đường Đào Ngọc Ngư cho lệnh thoát ly.

Máy bay địch tròng trành, rồi nghiêng hẳn về bên trái và giảm độ cao rất nhanh. Nó rơi xuống một khu rừng gần biên giới Việt - Lào. Sở chỉ huy dẫn T-28 về sân bay Gia Lâm hạ cánh an toàn. Sau này, một tên biệt kích bị ta bắt đã khai: toàn bộ phi hành đoàn trên máy bay vận tải C-123 của "Không lực Việt Nam Cộng hòa" và toán biệt kích đều đã tử nạn.

Đây là chiến thắng đầu tiên bằng phương tiện chiến đấu trên không, diệt kẻ địch trên không trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Ngành Dẫn đường vô cùng tự hào, ngày 16 tháng 2 năm 1964 là mốc son sang chói, lần đầu tiên trong lịch sử của Không quân nhân dân Việt Nam, ta đã dẫn chặn kích đêm đánh đúng đối tượng, bắn rơi máy bay địch. Đây là nguồn cổ vũ động viên mạnh mẽ cán bộ, chiến sĩ toàn ngành tiếp tục vươn lên, quyết tâm vượt qua những thử thách còn đang ở phía trước của mặt trận trên không sắp mở…..”



Theo: Spies & Commandos - Tác-giả Kenneth-Conboy & Dale Andradé:

“….Ðêm 14/2/1965, SOG gởi công-điện cho toán Bell ở Yên-bái thông-báo toán tăng cường đêm đó sẽ tới và yêu-cầu làm dấu bãi đáp. Ngay lập tức, Bắc Việt mật-báo cho các dàn radar dọc theo Bắc trung phần theo dõi, chẳng bao lâu họ được thông-báo, một chiếc phi-cơ bay qua không phận Thanh-hóa và bay tiếp-tục về hướng Tây-bắc.

Nhận tin-tức cập nhật giờ chót. Bá và Phước cất cánh chiếc T-28 lên Yên-bái để nghênh- cản, họ quan-sát những đám mây dưới cánh <<Ðôi khi chúng tôi bay trên những tầng mây, thấy ánh trăng phản chiếu và nghĩ rằng đó là máy bay địch>> Bá nhớ lại <>

Không có thêm một sự giúp đỡ gì khác từ mặt đất, họ đoán rằng chiếc C-123 sẽ lấy ngọn núi cao nhất trong khu-vực 1.500 m để làm chuẩn để rồi từ đó kiếm ra đîa-điểm thả dù. Họ đoán đúng, sau khi bay vòng trên đỉnh núi vài lần. Phước, ngồi phía sau, nhìn thấy chiếc C-123 <> anh ta la lên <>.

Bá cũng nhìn thấy chiếc C-123 đang nhồi lên, hụp xuống theo áp-suất không-khí. Có thể nhìn thấy ánh đèn ở trong, qua cái bửng sau mở rộng. Lượn chiếc T-28 xuống phía dưới, anh ta từ từ ngóc mũi lên cao, khi còn cách mục-tiêu khoảng 100 m, anh ta hướng mũi đại-liên vào ống hậu-thiêu đỏ rực của một động-cơ và xiết cò. Lằn đạn nhả vòng vèo vào chiếc C-123, trúng động-cơ phía trái và ghim lỗ chỗ lên thân tầu. Theo lời Bá <>.

Tin rằng chiếc C-123 bị bắn rơi, Hà-nội rất hứng-khởi. Nhưng chiếc máy bay của SOG không bị rớt. Vài phút trước cuộc tấn-công, phi-hành đoàn Ðài-loan đã bãi bỏ phi-vụ, bởi vì họ không thể tìm ra đám lửa làm dấu bãi nhẩy của toán Bell. Phi-công, Ð/úy Lee-chin-Yei vừa mới nghiêng cánh về phía Tây thì bị bắn. Khi đạn trúng bình xăng, ông ta đánh vật với cần lái để điều-khiển chiếc máy bay chúi đầu xuống khu rừng bên dưới. Dầu thủy-điều bị chẩy, bánh đáp hạ xuống làm Yei rất là khó-khăn điều-khiển cánh cản gió. Biết rằng phi-cơ không thể bay trở lại Nam Việt-nam, anh ta bay về hướng Nam tới biên-giới Thái-lan.

Phía sau của máy bay. Toán Gecko, tên của toán gồm 7 điệp-viên tiếp-ứng cho toán Bell đang cố bám vào sự sống. Nguyễn-văn-Rư, toán trưởng kêu gọi cả toán bình-tĩnh. Hai BKQ bị thương, một bị miểng vào vai, người thứ hai bị miểng đạn vào mắt cá chân. Nằm sõng-sượt trong vũng máu trên sàn tầu là xác chết của một chuyên-viên thả dù người Ðài-loan !

Chiếc máy bay trúng thương gọi căn-cứ Không-quân Nakhon-Phanom xin đáp khẩn-cấp. Không được như là căn-cứ Không-quân tối-tân của những năm sau này. Nakhon-Phanom vào ngày đó chỉ là một trạm yểm-trợ không-lưu. Chỉ có một ít nhân-viên Không-quân Thái-lan và Hoa-kỳ có mặt, khi chiếc máy bay bị thương lết tới cuối phi-đạo. Khi mặt trời lên, một đám đông tụ-tập quanh chiếc phi-cơ. Trước mặt họ là một chiếc máy bay sơn ngụy-trang, không huy-hiệu, không số đuôi, với một phi-hành đoàn Ðài-loan và một nhóm BKQ vũ-khí trang bị tới tận răng. Chiếc máy bay đó trúng 31 lỗ đạn, hầu hết ở phía đuôi. Viên chức Thái-lan, người cho phép chiếc máy bay cuả SOG hạ cánh không cảm thấy hài lòng một chút nào ! ! !

Sau vài tiếng đồng hồ thương-lượng. Hoa-kỳ cấp-tốc chở phi-hành đoàn và các BKQ về Sàgòn. Phi-hành đoàn Ðài-loan trở về Ðài-bắc và được ân-thưởng huân-chương cao quý nhất cho lòng can-đảm. Toán Gecko bị giải-tán, các toán viên nhập vào một toán mới và được gởi đi tiếp-ứng cho toán Easy ở Sơn-la….”

Theo: cuốn sách ‘Những trận không chiến….’ trang 68:

“…..Đây là chiến thắng đầu tiên của KQ ND VN bằng phương tiện chiến đấu trên không, bắn cháy 1 chiếc C 123 của không quân Mỹ….”

Bình luận:

Hi hi.
Bắn rơi và bắn cháy là hai khái niệm thiệt hại khác nhau, như ‘YES’ và ‘NO’.
Còn tôi thì tôi tin vào tài liệu của Spies & Commandos.
Và rất cảm ơn các tác giả của sách ‘Những trận không chiến….’ đã dũng cảm ghi nhận: chiếc C 123 ấy, không bị bắn rơi, mà chỉ bị bắn cháy.
Hi hi.


(xin xem tiếp phần sau: Phản hồi của tác giả cuốn sách ‘Những trận không chiến….’ về loạt bài viết ‘Trận không kích đầu tiên.’ của baoleo).
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực
Toàn chuyện hay!:-bd
 

Nguyen.Binh

Xe hơi
Biển số
OF-321868
Ngày cấp bằng
1/6/14
Số km
155
Động cơ
-224,834 Mã lực
Cụ chủ sưu tầm thông tin ở đâu vậy.
Em đánh dấu để đọc sau.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,808
Động cơ
362,053 Mã lực
Phản hồi của tác giả cuốn sách ‘Những trận không chiến….’
về loạt bài viết ‘Trận không kích đầu tiên.’
của Baoleo.


Sau khi đăng loạt bài ‘Trận không kích đầu tiên.’ lên trang mạng ....
, đại tá phi công Mig 21 Nguyễn Công Huy, một trong các tác giả của cuốn sách, đã viết phản hồi cho Baoleo(cũng ở trang mạng trên), xin trích dẫn như sau :

Cám ơm BaoLeo đã nghiên cứu sâu về cuốn sách. Hôm ra mắt cuốn sách, anh Trần Hanh có ví von : "Nếu như trận Bảy, Dị đánh tàu chiến Mỹ chỉ là bom tạ thôi thì cuốn sách này phải là bom tấn ! ...". Thực ra, khi triển khai, anh em tôi đều lo, bởi những thông tin trái chiều trong cùng một sự kiện. Đương nhiên, bên nào cũng có lí do của nó, nhất là khi cần thiết trong một giai đoạn phải tuyên truyền. Chúng tôi chỉ xác định đây là góc nhìn của một nhóm tác giả, không bình luận sâu, chỉ tìm những chứng cứ khách quan nhất cho bạn đọc hiểu thêm những diễn biến của những năm tháng chiến tranh. Cũng phải nói rằng, từ trước tới giờ chưa có cuốn sách nào tổng hợp khá đầy đủ như vậy. Chúng tôi vẫn muốn sau khi sách ra đời rồi sẽ nhận được nhiều ý kiến phản hồi để chúng tôi rút kinh nghiệm, bởi ngay hôm đó, anh Trần Hanh có nói : nhóm tác giả chưa thể giải tán được mà còn có nhiều chuyện phải làm tiếp theo nữa ! Mô Phật ! Cá nhân tôi thì thực sự thấy oải rồi. Tôi còn nhiều dự định đang phải đeo đuổi nữa mà !

Riêng cuốn này với cuốn "Vùng trời" của nhà văn Hữu Mai có những điểm khác nhau cơ bản. Trước hết, cuốn "Vùng trời" là cuốn tiểu thuyết. Mà đã là tiểu thuyết thì có quyền hư cấu, không ai bắt bẻ được. Còn cuốn "Những trận không chiến ..." là sự tổng hợp qua các tài liệu của cả hai bên. Nếu đem so sánh với tiểu thuyết thì e rằng chúng ta mất nhiều thời gian tranh luận mất, BaoLeo ạ !

Dầu sao cũng rất cám ơn BaoLeo đã đưa ra những nhận định mà chúng tôi phải xem xét nghiêm túc !.
(hết trích dẫn)

Baoleo xin được cảm ơn tác giả cuốn sánh ‘Những trận không chiến….’ đã rất quan tâm tới các góp ý của độc giả.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Bác Baoleo hôm nay đi đâu mà chưa thấy bốt biếc gì nhở ? :-s
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,808
Động cơ
362,053 Mã lực
Bác Baoleo hôm nay đi đâu mà chưa thấy bốt biếc gì nhở ? :-s
Nhà cháu đơi, nhà cháu đơi. :D
Hôm nay, nhà cháu bận bới đất-lật cỏ, kiếm cân gạo hẩm và bìa đậu xấu từ sáng tinh mơ.
Rảnh ra 1 tý là lại băm rau nhợn. Mấy lần suýt băm vào tay, hóa ra có bác OF nhắc.:-|
Nhà cháu vinh dự quá :D.
Để thư thư, nhà cháu sẽ bốt câu chuyện: Không quân ta tác chiến trên chiến trường Thái Lan lần đầu là năm bao nhiêu :>
 

fee_2006

Xe tải
Biển số
OF-64980
Ngày cấp bằng
26/5/10
Số km
269
Động cơ
438,823 Mã lực
Em còn nhớ trước đọc ở quyển sách mà em kể trên một trận Mig 21 nhà mình thua rất cay.
Hôm ấy thời tiết kém thế chóa nào 2 con F4 nó lởn vởn quanh sân bay mà rada không phát hiện ra được hay bị chế áp mạnh quá ntn ấy .. mig nhà mình xuất kích bị nó thịt mấy biên đội. Lỗi của rada cảnh giới đã đành nhưng lỗi của phi công hoàn toàn không linh hoạt chỉ biết nghe theo chỉ huy mặt đất mà không biết vòng lại phang lại nó .. cũng là một trong những lỗi phổ biến của tiêm kích phụ thuộc vào GCI ..
Các cụ tìm được trận này phọt lên cho ae nghía nhá .. tiếc là sách nhà cháo cho mượn rồi không lấy lại được không thì cháo dịch hầu các cụ ạ .. :-<
Cụ Mèo Sạch Thỉu có bản mềm của cuốn này không, cho em xin một bản để ngâm cứu nhé , đội ơn cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top