- Biển số
- OF-145010
- Ngày cấp bằng
- 7/6/12
- Số km
- 542
- Động cơ
- 362,310 Mã lực
http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/tu-van/dap-xe-nhieu-bat-loi-cho-suc-khoe-sinh-san-2980301.html
Nhiều người rất thích đạp xe để rèn luyện sức khỏe nhưng theo một số nghiên cứu khoa học được công bố, việc đi xe đạp quá nhiều sẽ gây những ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe sinh sản.
Xe điện lập kỷ lục mới đi 90km chỉ với một lần sạc
Tờ thời báo The New York Times từng đăng tải nhận xét của giáo sư Irwin Goldstein, chuyên gia nổi tiếng về nam khoa ở Đại học Y khoa Boston (Mỹ) rằng nam giới đi xe đạp nhiều chỉ có hai loại là những người liệt dương và những người sẽ bị liệt dương. Giáo sư cho biết vào những năm 80, ông nhận thấy khá nhiều bệnh nhân liệt dương đến khám tại cơ sở của mình và có sự trùng hợp ngẫu nhiên là những người này thường xuyên đi xe đạp. Vì vậy ông đã bắt tay tìm hiểu vấn đề này.
anh_1.jpg
Cần đạp xe một cách hợp lý với thời gian thích hợp để đảm bảo sức khỏe.
Năm 1997, Goldstein đã công bố công trình nghiên cứu của mình trong đó có đoạn viết: "Khi đi xe đạp, do áp lực từ phía bụng dưới và hai bên háng, các mạch máu ở khu vực này sẽ bị nghẽn khiến lượng máu dẫn xuống dương vật bị hạn chế. Nếu đi xe đạp cường độ mạnh, dương vật sẽ bị ảnh hưởng đáng kể".
Goldstein đã đưa ra khẳng định đi xe đạp là nguyên nhân chính dẫn tới hàng trăm nghìn trường hợp liệt dương ở Mỹ. Đến nay giới khoa học vẫn không có những số liệu chính xác để kiểm nghiệm kết luận của ông. Mặc dầu vậy, nỗi lo sợ của những người đi xe đạp trên thế giới đã khiến nhiều nhóm khoa học đổ xô vào nghiên cứu.
Một nhóm chuyên gia của Đại học Y khoa Cordoba cũng đưa ra khuyến cáo cho đấng mày râu sau nhiều năm nghiên cứu, theo tờ The Times of India. Cụ thể, nếu nam giới thường xuyên đạp xe hơn 300 km mỗi tuần thì số lượng tinh trùng bị giảm đi 4% và chất lượng cũng không còn tốt như bình thường. Đáng chú ý, giáo sư Diana Vaamonde, trưởng nhóm nghiên cứu, còn cho biết nếu quãng đường lẫn thời gian đạp xe tăng thêm đồng nghĩa chất lượng tinh trùng càng giảm sút.
Đại học Yale (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu trên 48 phụ nữ thường xuyên đạp xe tối thiểu 10 dặm (tương đương 16 km) mỗi tuần. Kết luận là quá trình đạp xe mạnh, cọ sát nhiều với yên xe sẽ làm cho "cô bé" của họ kém phần nhạy cảm. Khi những phụ nữ này đạp pedal, áp lực của yên xe tác động lên môi âm đạo, đáy chậu và làm giảm cảm giác ham muốn của phụ nữ trong nhiều trường hợp.
Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ) cho biết trung bình khoảng 4.000 người đi xe đạp chịu tổn thương ở bộ phận sinh dục. Họ đã phát hiện ra rằng trẻ em đi xe đạp phải đến phòng cấp cứu do tổn thương ở bộ phận này nhiều hơn 10 lần so với người lớn. Trong đó nam giới và bé trai chiếm tới 61% thương tích khi đi xe đạp so với nữ giới.
Tại Việt Nam, phương tiện giao thông công cộng chưa phát triển nên tỷ lệ học sinh dùng xe đạp đến trường khá nhiều, đặc biệt từ cấp 2 trở lên. Theo thống kê gần đây, tỷ lệ học sinh phải đạp xe hơn 15 km mỗi ngày lên đến 70%, nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM. Vào thời điểm mùa thi đang đến gần, nhu cầu đi học thêm tăng cao.
Vì vậy những nghiên cứu trên từ các chuyên gia y khoa nước ngoài cũng cần được các bậc phụ huynh lưu tâm để chọn ra phương tiện di chuyển phù hợp cho con em mình.
anh_3.JPG
Xe đạp điện có thể hạn chế tác động tiêu cực tới sức khỏe sinh sản.
Thực tế việc đạp xe cũng có những tác dụng tốt nếu đi đúng cách. Môn thể thao này tác động lớn đến lùng đùi, bụng và mông, cải thiện, giảm stress, tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Vì vậy để cân bằng giữa việc rèn luyện và bảo vệ sức khỏe sinh sản, người dùng có thể chọn xe đạp điện như một giải pháp hợp lý. Đối với những đoạn đường dài có thể bật điện để di chuyển nhanh. Khi đi trên quãng đường ngắn thì người lái có thể dùng bàn đạp ngay trên xe để điều khiển và tập thể dục cùng lúc.
Vấn đề quan trọng là các bậc phụ huynh phải chọn được cho con mình một chiếc xe đạp vận hành tốt, hoạt động bền bỉ trong nhiều điều kiện thời tiết, kiểu dáng thời trang và đảm bảo được an toàn trong bối cảnh thị trường tràn ngập các loại xe đạp điện, đa dạng từ mẫu mã cho đến xuất xứ như hiện nay.
Nhiều người rất thích đạp xe để rèn luyện sức khỏe nhưng theo một số nghiên cứu khoa học được công bố, việc đi xe đạp quá nhiều sẽ gây những ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe sinh sản.
Xe điện lập kỷ lục mới đi 90km chỉ với một lần sạc
Tờ thời báo The New York Times từng đăng tải nhận xét của giáo sư Irwin Goldstein, chuyên gia nổi tiếng về nam khoa ở Đại học Y khoa Boston (Mỹ) rằng nam giới đi xe đạp nhiều chỉ có hai loại là những người liệt dương và những người sẽ bị liệt dương. Giáo sư cho biết vào những năm 80, ông nhận thấy khá nhiều bệnh nhân liệt dương đến khám tại cơ sở của mình và có sự trùng hợp ngẫu nhiên là những người này thường xuyên đi xe đạp. Vì vậy ông đã bắt tay tìm hiểu vấn đề này.
anh_1.jpg
Cần đạp xe một cách hợp lý với thời gian thích hợp để đảm bảo sức khỏe.
Năm 1997, Goldstein đã công bố công trình nghiên cứu của mình trong đó có đoạn viết: "Khi đi xe đạp, do áp lực từ phía bụng dưới và hai bên háng, các mạch máu ở khu vực này sẽ bị nghẽn khiến lượng máu dẫn xuống dương vật bị hạn chế. Nếu đi xe đạp cường độ mạnh, dương vật sẽ bị ảnh hưởng đáng kể".
Goldstein đã đưa ra khẳng định đi xe đạp là nguyên nhân chính dẫn tới hàng trăm nghìn trường hợp liệt dương ở Mỹ. Đến nay giới khoa học vẫn không có những số liệu chính xác để kiểm nghiệm kết luận của ông. Mặc dầu vậy, nỗi lo sợ của những người đi xe đạp trên thế giới đã khiến nhiều nhóm khoa học đổ xô vào nghiên cứu.
Một nhóm chuyên gia của Đại học Y khoa Cordoba cũng đưa ra khuyến cáo cho đấng mày râu sau nhiều năm nghiên cứu, theo tờ The Times of India. Cụ thể, nếu nam giới thường xuyên đạp xe hơn 300 km mỗi tuần thì số lượng tinh trùng bị giảm đi 4% và chất lượng cũng không còn tốt như bình thường. Đáng chú ý, giáo sư Diana Vaamonde, trưởng nhóm nghiên cứu, còn cho biết nếu quãng đường lẫn thời gian đạp xe tăng thêm đồng nghĩa chất lượng tinh trùng càng giảm sút.
Đại học Yale (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu trên 48 phụ nữ thường xuyên đạp xe tối thiểu 10 dặm (tương đương 16 km) mỗi tuần. Kết luận là quá trình đạp xe mạnh, cọ sát nhiều với yên xe sẽ làm cho "cô bé" của họ kém phần nhạy cảm. Khi những phụ nữ này đạp pedal, áp lực của yên xe tác động lên môi âm đạo, đáy chậu và làm giảm cảm giác ham muốn của phụ nữ trong nhiều trường hợp.
Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ) cho biết trung bình khoảng 4.000 người đi xe đạp chịu tổn thương ở bộ phận sinh dục. Họ đã phát hiện ra rằng trẻ em đi xe đạp phải đến phòng cấp cứu do tổn thương ở bộ phận này nhiều hơn 10 lần so với người lớn. Trong đó nam giới và bé trai chiếm tới 61% thương tích khi đi xe đạp so với nữ giới.
Tại Việt Nam, phương tiện giao thông công cộng chưa phát triển nên tỷ lệ học sinh dùng xe đạp đến trường khá nhiều, đặc biệt từ cấp 2 trở lên. Theo thống kê gần đây, tỷ lệ học sinh phải đạp xe hơn 15 km mỗi ngày lên đến 70%, nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM. Vào thời điểm mùa thi đang đến gần, nhu cầu đi học thêm tăng cao.
Vì vậy những nghiên cứu trên từ các chuyên gia y khoa nước ngoài cũng cần được các bậc phụ huynh lưu tâm để chọn ra phương tiện di chuyển phù hợp cho con em mình.
anh_3.JPG
Xe đạp điện có thể hạn chế tác động tiêu cực tới sức khỏe sinh sản.
Thực tế việc đạp xe cũng có những tác dụng tốt nếu đi đúng cách. Môn thể thao này tác động lớn đến lùng đùi, bụng và mông, cải thiện, giảm stress, tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Vì vậy để cân bằng giữa việc rèn luyện và bảo vệ sức khỏe sinh sản, người dùng có thể chọn xe đạp điện như một giải pháp hợp lý. Đối với những đoạn đường dài có thể bật điện để di chuyển nhanh. Khi đi trên quãng đường ngắn thì người lái có thể dùng bàn đạp ngay trên xe để điều khiển và tập thể dục cùng lúc.
Vấn đề quan trọng là các bậc phụ huynh phải chọn được cho con mình một chiếc xe đạp vận hành tốt, hoạt động bền bỉ trong nhiều điều kiện thời tiết, kiểu dáng thời trang và đảm bảo được an toàn trong bối cảnh thị trường tràn ngập các loại xe đạp điện, đa dạng từ mẫu mã cho đến xuất xứ như hiện nay.