[Funland] [khoe]Con gái em.

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
5,545
Động cơ
255,839 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Phủ Khai Thông
Chờ trận bóng đá mà hồi hộp hơn cả chờ vợ đi làm về, thôi em khoe chút thành tựu nho nhỏ trong công cuộc trồng người của vợ chồng em vậy.
Con gái em, cháu 1 tuổi 10 tháng, biết:
- Tự ăn cơm
- Tự mặc quần áo
- Tự đi ngủ
- Tự đọc sách (cùng với mẹ)
- Không xem youtube, không thích điện thoại ipad
- Không biết ăn đồ ngọt, đồ mặn. Từ nhỏ chưa bao giờ ăn kẹo, ăn chips.
- Thích tự mình làm mọi thứ, thích đi học.
- Chào và hôn bố mẹ trước khi đi học, đi ngủ.
- Biết nhận biết số 1-9, hay nhầm số 9 với 6
Tất cả công lao là do mụ vợ em hết, em chỉ có mỗi việc là nghe lời mụ ấy. Nếu em yêu có la liếm trên này thì còm cho anh một cái nhé :)))) ( mụ ấy không biết em có nick đây, nhưng cũng hay la liếm trên đây lắm, thỉnh thoảng có tin gì mới lại về kể cho em :))))
chờ 1 còm, kiểu:
Da dửa bát đê, lão hâm.
Chưa uống thuốc đã la liếm dồi :)) :)) :))
 

honda_cub79

Xe lăn
Biển số
OF-69175
Ngày cấp bằng
25/7/10
Số km
11,920
Động cơ
479,817 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Con cụ thớt mới 1 tuổi mà đã rèn được như vậy thì tốt quá.
 

minhab

Xe điện
Biển số
OF-1747
Ngày cấp bằng
29/9/06
Số km
2,323
Động cơ
16,895 Mã lực
Cụ tận hưởng đê, đến lúc si đến quanh nhà chặt không hết hay lúc nó phải lòng thằng nào thì tha hồ vui
 

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
8,044
Động cơ
574,131 Mã lực
Từ đầu năm này em chính thức ở xa các con. Ba nhóc nhà em ở với mẹ. Thật tình là em không muốn xa các con, nhưng em và mẹ tụi nhỏ càng ngày càng khó mà thông cảm cho nhau được, nên ở riêng hẳn có lẽ là cách hợp lý nhất.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, mẹ tụi nhỏ nhà em rất quan tâm và dạy dỗ các con khá ổn. Chúng em sống ở một ngôi làng nhỏ ở Trung Âu, mẹ tụi nhỏ quản lý 1 cửa hàng tiện lợi phục vụ người dân trong vùng. Ba nhóc thương mẹ nên khá ngoan. Anh lớn giờ 14 tuổi, đang học lớp 8, sáng 6h dậy gọi các em dậy rồi mấy anh em vệ sinh. Sau đó anh làm đồ ăn sáng cho cả nhà, cho các em uống sữa trước khi đi học.

7h hai anh lớn dắt thằng em gần 6 tuổi đi ra trường mẫu giáo cách nhà 300m. Sau khi đưa em vào lớp, hai anh chờ xe bus tới trường. Ở đối diện trường mẫu giáo cũng có trường phổ thông, nhưng vì cả 2 cháu nhà em có đam mê thể thao từ nhỏ nên các cháu đăng ký học trường trên TP cách nhà 30 phút đi xe bus.

Hai anh học xong thì vào thư viện học và làm bài, rồi đi bus về đón em lúc 16h. Cứ thứ 2,4,6 thì nhóc em sau khi được đón lại theo các anh đi xe bus tới CLB để tập luyện tới 18h tối. Về tới nhà thì mấy anh em tắm rửa xong rồi cùng mẹ ăn cơm. Ăn xong thì hai anh lớn thay nhau cách ngày, đứa dọn bàn ăn, đứa dọn nhà. Những ngày không đi tập thì anh lớn thường giúp mẹ nấu cơm để mẹ tranh thủ 17h đóng cửa thì đánh xe đi nhập thêm hàng.

Buổi tối nếu nhóc nào chưa xong bài vở thì làm nốt, còn không thì được chơi PS hoặc ipad tới 21h thì đi ngủ. 2 ngày cuối tuần em được nghỉ thì về thăm các con. Vì mẹ các cháu vẫn mở cửa 2 ngày cuối tuần đến 12h trưa nên thường mẹ tụi nhỏ đóng cửa xong thì mới cùng em đưa các con đi ăn rồi đi chơi đến chiều tối mới về.

Trước em ở gần nhà, cách có 3km nên thỉnh thoảng mẹ con tụi nhỏ có gì cần gấp còn chạy qua giúp được. Giờ em làm ở xa nên nhiều khi cũng lo lắng. Tuần này cháu thứ 2 nhà em 9t, đang đi trượt tuyết với lớp đến cuối tuần mới về. Tối nào cũng gọi điện cho bố kể tình hình vui chơi, thấy cu cậu thích và có vẻ đam mê lắm.

Em thức giấc, nhớ các con nên mạn phép kể lể chút cho lòng khuây khỏa, chuẩn bị cho ngày mới. Mong các cụ các mợ thông cảm.
Bọn trẻ nhà cụ tuyệt quá! Chắc cụ đang sống ở xứ cờ hoa?
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chờ trận bóng đá mà hồi hộp hơn cả chờ vợ đi làm về, thôi em khoe chút thành tựu nho nhỏ trong công cuộc trồng người của vợ chồng em vậy.
Con gái em, cháu 1 tuổi 10 tháng, biết:
- Tự ăn cơm
- Tự mặc quần áo
- Tự đi ngủ
- Tự đọc sách (cùng với mẹ)
- Không xem youtube, không thích điện thoại ipad
- Không biết ăn đồ ngọt, đồ mặn. Từ nhỏ chưa bao giờ ăn kẹo, ăn chips.
- Thích tự mình làm mọi thứ, thích đi học.
- Chào và hôn bố mẹ trước khi đi học, đi ngủ.
- Biết nhận biết số 1-9, hay nhầm số 9 với 6
Tất cả công lao là do mụ vợ em hết, em chỉ có mỗi việc là nghe lời mụ ấy. Nếu em yêu có la liếm trên này thì còm cho anh một cái nhé :)))) ( mụ ấy không biết em có nick đây, nhưng cũng hay la liếm trên đây lắm, thỉnh thoảng có tin gì mới lại về kể cho em :))))
Đại diện "Râu quặp" của OF trong năm :))
Gấu trong bài có biết thì "hiện hình" cho bà con ngưỡng mộ ạ
 

Happyfun

Xe buýt
Biển số
OF-299112
Ngày cấp bằng
19/11/13
Số km
758
Động cơ
318,442 Mã lực
cụ có e gái thì khoe, con gái thì thôi:)))
 

NovRainInFall

Xe tăng
Biển số
OF-541165
Ngày cấp bằng
12/11/17
Số km
1,325
Động cơ
177,840 Mã lực
Chậc, điển hình của ộp, khoe cũng phải theo chỉ đạo của vợ :))
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,668
Động cơ
318,285 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Bọn trẻ nhà cụ tuyệt quá! Chắc cụ đang sống ở xứ cờ hoa?
Em đang sống ở CH Séc (Czech Republic) một quốc gia trung bình của Châu Âu cụ ạ. Tuy nghèo nhưng thực sự là bình an.

Các cháu nhà em tập luyện thể thao trong CLB Football của TP mà không phải đóng 1 khoản phí nào kể cả chuyện ăn uống. Chỉ thỉnh thoảng đóng góp trên tinh thần tự nguyện (ko hề có sự kỳ thị người đóng nhiều người đóng ít vì mọi cái đều rất tế nhị). Toàn bộ chi phí đều do thành phố và CLB tài trợ. Những lần đi thi đấu có xe tới tận nhà đưa đón các cháu.

Ngay cả tập luyện bơi lội trong bể bơi của trường toàn bộ học sinh đều được miễn phí mỗi tuần 1 buổi. Những ai là thành viên CLB bởi lội thì được tập luyện bài bản và cũng miễn phí cụ ạ.

Thế nên một quốc gia không cần phải giàu có như Mỹ, Đức, Úc, ... nhưng vẫn có thể đem lại cuộc sống ổn định và bình an cho dân chúng.
 

NDD_HN

Xe tải
Biển số
OF-478907
Ngày cấp bằng
24/12/16
Số km
490
Động cơ
200,803 Mã lực
Haiz. Em có 3 đứa mà đau hết cả đầu. :))
 

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
8,044
Động cơ
574,131 Mã lực
Em đang sống ở CH Séc (Czech Republic) một quốc gia trung bình của Châu Âu cụ ạ. Tuy nghèo nhưng thực sự là bình an.

Các cháu nhà em tập luyện thể thao trong CLB Football của TP mà không phải đóng 1 khoản phí nào kể cả chuyện ăn uống. Chỉ thỉnh thoảng đóng góp trên tinh thần tự nguyện (ko hề có sự kỳ thị người đóng nhiều người đóng ít vì mọi cái đều rất tế nhị). Toàn bộ chi phí đều do thành phố và CLB tài trợ. Những lần đi thi đấu có xe tới tận nhà đưa đón các cháu.

Ngay cả tập luyện bơi lội trong bể bơi của trường toàn bộ học sinh đều được miễn phí mỗi tuần 1 buổi. Những ai là thành viên CLB bởi lội thì được tập luyện bài bản và cũng miễn phí cụ ạ.

Thế nên một quốc gia không cần phải giàu có như Mỹ, Đức, Úc, ... nhưng vẫn có thể đem lại cuộc sống ổn định và bình an cho dân chúng.
Không phải em nghĩ chỉ nước Mỹ mới giàu, mà do cụ post bài lúc 13h25 mà cụ lại nói là thức giấc nên em nghĩ cụ ở Tây bán cầu nên mới đang là đêm, còn ở Séc thì chênh mình có 6 tiếng, tức bên đó là 7h25 sáng mà :P. Còn Séc thì em nghĩ là tuyệt vời rồi, ông anh con nhà bác em sang Tiệp Khắc từ ngày còn chưa tách làm hai, giờ vợ con ông định cư hẳn bên đó (vợ cũng người mình). Ngoài Việt Nam thì trên TG có mỗi Séc là quốc gia công nhận cộng đồng người Việt mình là một dân tộc thiểu số. Còn nghèo thì em nghĩ Séc cũng không hẳn, ngày còn phe XHCN thì Tiệp Khắc chắc chỉ xếp sau Đông Đức thôi. Giờ ra nhập EU em nghĩ có thể nó vẫn còn hơn mấy nước EU từ trước như Hy Lạp hay Bồ Đào Nha ấy chứ :-?.
 

Kim J. Ủn

Xe tăng
Biển số
OF-507696
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
1,295
Động cơ
196,091 Mã lực
Tuổi
35
Thứ nhất là em chúc mừng cháu và vợ chồng cụ.
Thứ 2 là em trộm nghĩ cụ cứ để cháu phát triển bình thường cụ ạ.
Em cũng thấy gợn gợn cái kiểu dạy con theo kiểu nhật hay do thái gì đó các mẹ Eva đồn nhau
Ở bên cạnh nhà em (ở chung cư) có cháu bé hơn 3 tuổi mà bố mẹ giờ vẫn bắt ăn theo công thức, ko ăn Muối, không ăn kẹo ngọt, nước ngọt, không được vào nhà ai chơi trừ khi bố mẹ cho phép.
Làm con bé sang nhà em, em cho cái thạch hay cái kẹo là ăn ầm ầm như thèm lắm, xong lại còn nhớn mắt ra ngoài cửa để ý xem có bố mẹ ko. Vì ăn dấu mà

Nghĩ đến khổ.
Thời mình bố mẹ đông con, bận việc để tự lớn như lợn hoang, sau cũng thấy thành người đấy thôi. Đành rằng có giáo dục, bảo ban sớm là tốt, nhưng nên thuận tự nhiên, chứ đừng gò ép theo 1 phương pháp Tây hay Tàu nào cả. Thành một đứa trẻ chả giống ai, sống trong xã hội Vn này sao được.
 

Kim J. Ủn

Xe tăng
Biển số
OF-507696
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
1,295
Động cơ
196,091 Mã lực
Tuổi
35
Post cái này đang hot trên mạng các các cụ, các mợ tham khảo.
Đừng bắt nó thành thiên tài!

Phụ huynh “cuồng” con qua điểm số
Chia sẻ

>> Đừng lấy điểm thi và giấy khen để đo lòng con trẻ
>> Điểm thi, giấy khen và nỗi buồn trẻ con[/paste:font]
Cậu học trò lớp 10 một ngôi trường nổi tiếng TPHCM từ hôm biết điểm thi học kỳ thì bỏ hết mọi gặp gỡ, vui chơi, chỉ lên thư viện ngồi... để tránh mặt phố mẹ, tránh hết những cuộc gặp của gia đình. Hai điểm 8 trong kết quả điểm thi trở thành gánh nặng vô hình với cậu học trò. Từ nhỏ, bối cảnh gia đình toàn những người thành đạt về mặt học vấn, cậu đã quen với việc điểm 10 là hiển nhiên.

Trong mọi cuộc họp mặt gia đình họ hàng, dù là gặp cuối năm, đầu năm để chúc Tết, mừng thọ nhưng chưa lúc nào mọi người quên đề cập, tranh luận, khen thưởng và cả so sánh điểm số, thành tích của con cháu. Cuộc họp cuối năm nay của gia đình, cậu dự định từ chối và không ngờ mẹ gật đầu ngay: Điểm thấp ở nhà, đi cho mọi người cười bố mẹ!

Những đứa trẻ được bố mẹ yêu bằng điểm số như cậu học trò trên không hề là "của hiếm". Có những học sinh vừa ngại, vừa ngượng, đỡ không nổi những màn khoe con của bố mẹ khi đạt điểm cao, thành tích tốt. Từ khoe trên mạng, khoe họ hàng, khoe với những ông bố mà mẹ có con điểm thấp hơn... Tình yêu, ánh mắt họ rạng ngời, xuýt xoa dành cho những con số, những tờ giấy khen thưởng của con.

Trong rất nhiều gia đình, những tờ giấy khen, chứng nhận của con luôn được in ép, đóng khung cẩn thận, treo ở phòng khách nơi bắt mắt nhất, có nhà hết chỗ còn dùng giấy khen để lót dưới bàn kính cho tiện nhìn...

Khách đến nhà, kể cả chưa từng biết, từng nhớ mặt mũi đứa trẻ ra làm sao nhưng đã được nhiều phụ huynh nhiệt tình giới thiệu giấy khen, thành tích, kỷ niệm chương... với vẻ tự hào, chất chứa. Trước hình ảnh quá quen thuộc này, một chuyên gia giáo dục ở TPHCM đã từng phải thốt lên sao phụ huynh yêu con, sao không yêu thương trẻ ở từng ánh mắt, từng cử chỉ, từng lời nói, nỗi niềm buồn vui... mà chỉ chăm chăm yêu ở qua những con số, tờ giấy.

Điểm số, thành tích của con trẻ qua cách ứng xử của bố mẹ như thể một "món nợ" đối với con trẻ. Có em học trò, năm trước giành giải Nhất học sinh giỏi quốc gia, cả nhà đi rình rang cùng đi nhận giải thưởng, bố mẹ... miệt mài khoe kết quả của con đến tận mùa thi năm sau chưa ngớt.

Rồi năm nay, khi em đạt giải Khuyến khích, sự im lặng của bố mẹ ám ảnh cậu học trò. Bố mẹ im thin thít không nói chuyện với cậu, né tránh mọi người... Hôm dự lễ khen thưởng, người đi cùng cậu là cô giúp việc. Cô hồn nhiên kể với mọi người, giải lẹt đẹt, ông bà xấu hổ, chẳng thiết tha gì nên giao cô đi thay.

Nhiều lắm, những đứa trẻ nếu bị điểm thấp như trở thành "tội phạm" trong mắt bố mẹ. Có đó, những cô cậu bất chấp sự an toàn, bỏ nhà đi chỉ vì không đạt điểm 9, điểm 10; có đó những em học sinh vứt hẳn lòng tự trọng, quỳ sụp dưới chân thầy cô để xin sửa điểm khi không dám đối diện với bố mẹ. Cách ứng xử của các em chịu tác động từ chính thái độ của bố mẹ với điểm số, thành tích.
Học trò của chúng ta ở thế kỷ 21 vẫn không khác cậu bé trong bức tranh nổi tiếng "Lại điểm 2" của F.P.Reshetnikov, Nga gần 70 năm trước là bao. Cậu bé đạt điểm 2 trở về nhà không dám nhìn ai - chào đón cậu là ánh mắt câm lặng, nghiêm khắc của người mẹ, là cái nghiêng đầu trách móc và có chút tinh vi của chị gái đội viên gương mẫu, cậu em nhỏ chưa đi học nhìn anh "đau khổ" mà khoái chí... Cậu học trò còn không dám quay đầu đón nhận sự chào đón, cảm thông từ chú chó thân quen..

Có những đứa con từ nhỏ đã phải sống trong niềm tự hào, kỳ vọng điểm số của bố mẹ. Lớn hơn, những đứa trẻ ấy tiếp tục phải gồng gánh "nuôi" niềm tự hào của bố mẹ bằng lương bao nhiêu, thu nhập thế nào, nhà cửa ra làm sao, địa vị, danh vọng...

Bố mẹ cho trẻ quyền được điểm thấp, được thất bại, được sai để thấy mình cần cố gắng, cần khắc phục. Hãy đón con trở về chứ không phải đón điểm số, tiền tài, danh vọng. Hãy yêu thương đứa trẻ trước hết vì con chính là con. Để những đứa trẻ không phải diễn, không phải "đeo mặt nạ" với chính bố mẹ... Trong giáo dục, bố mẹ cần tạo động lực cho con học tập chứ không phải gây áp lực cho con để chờ hái điểm ngọt!

Hoài Nam
 

Linh Bê Tha

Xe container
Biển số
OF-573265
Ngày cấp bằng
9/6/18
Số km
5,986
Động cơ
203,421 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
KAIKOM CO.LTD
Website
www.otofun.net
Con gái là món qua tuyệt vời ông trời trao tặng :D
 

Dontask

Xe máy
Biển số
OF-605249
Ngày cấp bằng
26/12/18
Số km
85
Động cơ
123,460 Mã lực
cụ này chắc phải cực kỳ cẩn thận, clone nick để khen vợ mà hẳn 2017
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,668
Động cơ
318,285 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Không phải em nghĩ chỉ nước Mỹ mới giàu, mà do cụ post bài lúc 13h25 mà cụ lại nói là thức giấc nên em nghĩ cụ ở Tây bán cầu nên mới đang là đêm, còn ở Séc thì chênh mình có 6 tiếng, tức bên đó là 7h25 sáng mà :P. Còn Séc thì em nghĩ là tuyệt vời rồi, ông anh con nhà bác em sang Tiệp Khắc từ ngày còn chưa tách làm hai, giờ vợ con ông định cư hẳn bên đó (vợ cũng người mình). Ngoài Việt Nam thì trên TG có mỗi Séc là quốc gia công nhận cộng đồng người Việt mình là một dân tộc thiểu số. Còn nghèo thì em nghĩ Séc cũng không hẳn, ngày còn phe XHCN thì Tiệp Khắc chắc chỉ xếp sau Đông Đức thôi. Giờ ra nhập EU em nghĩ có thể nó vẫn còn hơn mấy nước EU từ trước như Hy Lạp hay Bồ Đào Nha ấy chứ :-?.
Vâng, em đi làm muộn nên thường 7h em mới dậy. Còn trước em viết không rõ khiến cụ khó hiểu. Trời tuyết lạnh nên em ngồi nhâm nhi chén trà với vào OF chém gió. Thấy các cụ mợ chia sẻ về con cái, nên nhớ tới tụi nhỏ thành ra em tâm sự đôi lời.

Mấy nhóc nhà em về nhà là mẹ bắt nói tiếng Việt với nhau. Tên tụi nhỏ nhà em vẫn đặt thuần tên Việt. Sau này lớn lên, nếu các con muốn đổi thì tùy các con. Chúng đã trưởng thành thì sẽ tự quyết định với tương lai và cuộc sống của chúng. Còn vẫn dưới sự bao bọc và chăm sóc của bố mẹ thì vẫn phải theo nết của bố mẹ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top