Khoảng thời gian cơ cực nhất đời em là lúc cãi các cụ bỏ chỗ đi làm do các cụ sắp xếp thu nhập 20 củ khoai sáng cắp ô đi tối xách cặp về để vào Sài Gòn lập thân. Đi lúc đó là dứt ảo bỏ lại người eo luôn, làm em í hận mình cả đời. Lúc đó thu nhập còn một nửa, sáng 7h dậy đi làm tối 10h về nhà, có hôm 1-2h sáng mới ra khỏi cửa cơ quan bị bảo vệ càm ràm quá trời.
Đợt đấy đúng kiểu sang chấn tâm lý, đêm về còn nằm mơ gõ máy tính kia. Đến Tết đc nghỉ mà vẫn mơ như thế. Cụ nhà em sau biết chuyện (do vợ em kể), cứ ôm em mà khóc vì thương con. Lại còn hỏi em có về chỗ cũ cho bớt khổ ko? Nhà em sĩ, bảo là chết cũng ko về.
Dạo thời gian đầu vào SG thì tự nhiên em nyc đời đầu biệt tích mấy năm lại liên lạc lại chat chit tâm sự nọ kia. Nhà em lúc đấy hơi ku đơn nên cũng có trả lời qua lại. Sau mới biết mình gà mà em í đã hóa cáo, tuy ko thiệt hại gì nhưng em í cười sau lưng rêu rao nhà em bất tài các thứ. Đc cái chê cái gì chứ chê bất tài thì nhà em nhận luôn, nhanh đỡ phiền. Nhưng dù gì cũng có chút ân tình với nhau, biết chuyện cũng hơi phiền lòng 1 tí.
Thế rồi 1 năm sau em cưới vợ. Mọi thứ cũng tốt dần lên, dù có giai đoạn sáng súc miệng 50km đi làm, tối 50km lầm lũi đi về. Mưa cũng như nắng, hè cũng như đông. Đều như vắt tranh. Bận đầu đi còn thấy khổ, chứ sau quen rồi coi như ngắm phố phường.
Giờ thì tạm thời xa vợ xa con để xây dựng tương lai cho nóc nhà. Lắm hôm lầm lũi đi đi vào vào như con ma, cả tuần ko ra khỏi nhà.
Ngẫm lại thời gian cơ cực trc kia thì thấy hãi sao mình có thể sống như thế đc. Cơ mà lúc đó thật ra lại chẳng nghĩ gì cả, cứ sáng đi tối về hùng hục như bò hùc mả thôi. Cũng chẳng có cái may mắn như Như Lai ra đường thấy người khác sinh lão bệnh tử mà ngộ đạo. Hỏi thăm mấy anh bán cà phê bánh mì xôi đậu thậm chí vé số còn thấy họ cực nhưng lại giàu hơn mình. Cay.
Mà trc cái khoản thời gian đó, thì nhà em lại đánh giá lúc cơ cực nhất lại là lúc... bị gái phũ hồi đi học. Giờ nghĩ lại thì thấy buồn cười hồi đấy vừa trẻ con vừa ấu trĩ. Nhưng vẫn cứ buồn cứ sầu cho đã đi, rồi tự soi gương mà hỏi chính mình: đủ chưa?!
Có thể do em hưởng phúc đức của các cụ nhà em nên đến giờ thật ra chẳng cơ cực gì cả, cái khổ của nhà em khéo bằng cọng lộng chân các bác. Cũng có thể em trời sinh lạc quan và sợ chết, nên nhìn nhận cái sự cơ cực nó ko đầy đủ như mọi người.
Em nghĩ đừng cố quên. Càng quên lại càng nhớ thôi. Có uất ức buồn bực gì cứ xả hết ra, nhưng phải kiểm soát đc. Đến lúc cảm thấy đủ rồi thì thẳng lưng mà nhìn vào bản thân tự vấn: Xong chưa? Rồi làm tiếp việc cần làm.