[Thảo luận] Khoảng cách an toàn giữa hai xe

Tieudao

Xe đạp
Biển số
OF-18802
Ngày cấp bằng
20/7/08
Số km
14
Động cơ
503,940 Mã lực
Châu Âu có đưa ra công thức tính khoảng cách an toàn giữa hai xe, em muốn chia sẻ cùng các Bác.
Công thức này rất đơn giản em muốn chia sẻ cùng các bác.

Khoảng cách an toàn tối thiểu = Vận tốc*3/10 (Mét);:69:
Ví dụ: vận tốc 50km/h; 60km/h; 80km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu
là: 15m; 18m; 24m

Qua thực tế kiểm tra chạy với tốc độ trên và đạp lút phanh thì xe lết đi đúng khoảng cách như trên.
 

Phú Ông

Xe container
Biển số
OF-42822
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
6,807
Động cơ
610,598 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hơi dài 1 tý, mời các bác cùng xem và để nhớ, nhân có bài của cụ chủ thớt:
QUY ĐỊNH
VỀ TỐC ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH CỦA XE CƠ GIỚI
THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2007/QĐ-BGTVT ngày 02 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định này quy định về tốc độ tối đa của xe cơ giới và khoảng cách tối thiểu giữa hai xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ. Các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ (được quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Giao thông đường bộ) không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy định này.

Điều 2. Người lái xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tốc độ và khoảng cách tối thiểu giữa hai xe được ghi trên báo hiệu đường bộ; tại những đoạn đường không có báo hiệu đường bộ quy định về tốc độ, khoảng cách tối thiểu giữa hai xe, người lái xe cơ giới tham gia giao thông phải tuân thủ Quy định này.

Điều 3. Người lái xe phải điều khiển xe chạy với tốc độ và khoảng cách phù hợp với điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết để bảo đảm an toàn giao thông.

Điều 4. Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đường bộ trong khu vực đông dân cư bao gồm: Đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và những đoạn đường bộ được xác định từ vị trí có hiệu lực của biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” đến vị trí có hiệu lực của biển báo hiệu “Hết khu đông dân cư”.

2. Ôtô buýt là ôtô có từ 17 ghế trở lên, có diện tích sàn xe dành cho khách đứng và tham gia hoạt động theo loại hình kinh doanh vận tải khách bằng xe buýt.

3. Ôtô chuyên dùng là ôtô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt bao gồm: Ôtô chữa cháy; ôtô quét đường; ôtô hút chất thải; ôtô trộn vữa; ôtô trộn bê tông; ôtô bơm bê tông; ôtô cần cẩu; ôtô thang; ôtô khoan; ôtô kéo xe hỏng; ôtô chuyên dùng loại khác như ôtô truyền hình lưu động, ôtô đo sóng truyền hình lưu động, ôtô kiểm tra và bảo dưỡng cầu, ôtô kiểm tra cáp điện ngầm, ôtô chụp X-quang, ôtô phẫu thuật lưu động … (Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7271: 2003 Phương tiện giao thông đường bộ - Ôtô - Phân loại theo mục đích sử dụng).

Chương II

TỐC ĐỘ CỦA XE CƠ GIỚI THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ

Điều 5. Người lái xe phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép đến mức không nguy hiểm (có thể dừng lại một cách an toàn) khi có một trong các trường hợp sau:

1. Có biển cảnh cáo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường

2. Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế.

3. Qua nơi đường bộ giao nhau; nơi đường bộ giao cắt đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường mà mặt đường không êm thuận;

4. Qua cầu, cống hẹp; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc;

5. Qua khu vực có trường học vào giờ học sinh đến trường và tan trường; khu vực có nhiều dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông;

6. Có súc vật đi trên đường hoặc ở gần đường không có rào chắn;

7. Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt;

8. Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe;

9. Gặp đoàn xe ưu tiên; gặp xe quá khổ, quá tải, xe chở hàng nguy hiểm; vượt đoàn người đi bộ;

10. Trời mưa; có sương mù; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, cát bụi rơi vãi.

Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư được quy định như sau:

- Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi; ôtô tải có trọng tải dưới 3.500 kG - Tốc độ tối đa (km/h) : 50

- Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; ôtô tải có trọng tải từ 3.500 kG trở lên; ôtô-sơ mi rơ moóc; ôtô kéo rơ moóc; ôtô kéo xe khác; ôtô chuyên dùng; xe môtô; xe gắn máy - Tốc độ tối đa (km/h) : 40

Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư được quy định như sau:

- Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ôtô buýt); ôtô tải có trọng tải dưới 3.500 kG - Tốc độ tối đa (km/h) : 80

- Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi (trừ ôtô buýt); ôtô tải có trọng tải từ 3.500 kG trở lên - Tốc độ tối đa (km/h) : 70

- Ôtô buýt; ôtô-sơ mi rơ moóc; ôtô chuyên dùng; xe môtô - Tốc độ tối đa (km/h) : 60

- Ôtô kéo rơ moóc; ôtô kéo xe khác; xe gắn máy - Tốc độ tối đa (km/h) : 50

Điều 8. Đối với các loại xe như máy kéo, xe công nông, xe lam, xe lôi máy, xe xích lô máy, xe ba gác máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự hiện đang được phép hoạt động, tốc độ tối đa không quá 30 km/h khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Chương III
KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC XE CƠ GIỚI THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ

Điều 9. Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

Điều 10. Trên đường cao tốc, trừ khi nhập làn và tách làn, người lái xe phải duy trì khoảng cách an toàn với xe đang chạy phía trước. Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:

Tốc độ lưu hành (km/h) :

- Đến 60 ==> Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) : 30

- Trên 60 đến 80 ==> Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) : 50

- Trên 80 đến 100 ==> Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) : 70

- Trên 100 đến 120 ==> Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) : 90

Điều 11. Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn tối thiểu quy định tại Điều 10 Quy định này.
 

Okane

Xe container
Biển số
OF-15066
Ngày cấp bằng
24/4/08
Số km
6,831
Động cơ
572,092 Mã lực
Èo, nhiều khi lẩm nhẩm nhân 3 chia 10 là bao nhiêu thì đã toạch rồi, cứ -30m (trên 50km/h) cho nó nhanh và cũng an toàn hơn cái vụ đạp lút sàn và trượt như bác chủ thớt.
 

nhacsi

Xe tải
Biển số
OF-22032
Ngày cấp bằng
6/10/08
Số km
481
Động cơ
500,780 Mã lực
lúc nào các cụ phải bám sát xe trước thì các cụ đừng nhìn vào đít xe trước mà nhìn xuyên qua kính lái của nó lên trước xe nó ý, như thế thì nếu có tình huống mà xe trước phải phanh thì mình và nó sẽ phanh được cùng lúc, còn nếu gặp xe tải, xe to, ko nhìn phía trước xe nó được thì các bác tài già bảo khoảng cách an toàn tối thiểu là vân tốc * 2 giây nghĩa là bình thường khi xe trước đạp phanh, đỏ đít thì sau 2 giây mình cũng sẽ kịp đạp phanh, như vậy thì đến đúng vị trí xe kia bắt đầu phanh thì xe mình cũng phanh. nói vậy thôi chứ em chạy toàn theo thói quen và cảm giác cả.:)
 

bonbanhloiruong

Xe tăng
Biển số
OF-23490
Ngày cấp bằng
4/11/08
Số km
1,164
Động cơ
504,740 Mã lực
Nơi ở
Πολλά διαφορετικά μέρη
Em bổ sung thêm với bác nhạc sĩ là nhìn cả gầm xe nếu đi buổi tối để biết xe ngược chiều.
 

Tieudao

Xe đạp
Biển số
OF-18802
Ngày cấp bằng
20/7/08
Số km
14
Động cơ
503,940 Mã lực
Công thức này nghe có vẻ mất thời gian, các bác tính rất đơn giản như sau:
60km/h => Khoảng cách tối thiếu = 6*3= 18 Mét
80km/h '' ''' = 8*3= 24 Mét
90km/h " " = 9*3 = 27 Mét

Tóm lại cứ nhân 3 là có khoảng cách tối thiểu.

Em đã chứng kiến cả trăm cú đạp lút phanh cháy đường, rồi đo khoảng cách ==> Xe lết đi đúng như khoảng cách trên (Trong các buổi dạy lái xe của bọn Fò)
 

raklei

Xe container
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
5,368
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
Bọn nước ngoài nó tính khoảng cách bằng giây chứ ai tính bằng mét.
Nếu hỏi bọn nó đi từ HN đến Vinh bao xa thì nó sẽ không trả lời là mấy trăm km mà nó trả lời mấy tiếng đồng hồ chạy xe.
Thế nên khoảng cách phù hợp trong điều kiện bình thường thì độ 3-4s; nhưng trời mưa trơn trượt thì nên giãn ra 5-8s.
 

f40fd

Xe điện
Biển số
OF-24154
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,112
Động cơ
512,228 Mã lực
Các bác lái xe mà còn dùng mắt thường tính được khoảng cách mấy mét mấy mét thế thì chả khác nào mắt phi công máy bay chiến đấu :)
 

hoachuoique

Xe điện
Biển số
OF-23851
Ngày cấp bằng
3/12/07
Số km
3,521
Động cơ
561,870 Mã lực
Châu Âu có đưa ra công thức tính khoảng cách an toàn giữa hai xe, em muốn chia sẻ cùng các Bác.
Công thức này rất đơn giản em muốn chia sẻ cùng các bác.

Khoảng cách an toàn tối thiểu = Vận tốc*3/10 (Mét);:69:
Ví dụ: vận tốc 50km/h; 60km/h; 80km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu
là: 15m; 18m; 24m

Qua thực tế kiểm tra chạy với tốc độ trên và đạp lút phanh thì xe lết đi đúng khoảng cách như trên.
Với khoảng cách này mà đi trong thành phố thì trước mặt chỉ toàn là xe máy thôi
 

namcuifTài khoản đã xác minh

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-8687
Ngày cấp bằng
21/8/07
Số km
1,252
Động cơ
551,231 Mã lực
Châu Âu có đưa ra công thức tính khoảng cách an toàn giữa hai xe, em muốn chia sẻ cùng các Bác.
Công thức này rất đơn giản em muốn chia sẻ cùng các bác.

Khoảng cách an toàn tối thiểu = Vận tốc*3/10 (Mét);:69:
Ví dụ: vận tốc 50km/h; 60km/h; 80km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu
là: 15m; 18m; 24m

Qua thực tế kiểm tra chạy với tốc độ trên và đạp lút phanh thì xe lết đi đúng khoảng cách như trên.
Sách Tây dạy là khoảng cách an toàn tối thiểu là 2s, đi đường cao tốc là 4s

50km/h: ~30m
80km/h: ~90m
 

nicolasvu

Xe máy
Biển số
OF-24955
Ngày cấp bằng
28/11/08
Số km
91
Động cơ
491,480 Mã lực
Khoảng cách an toàn giữa hai xe thì Tây, ta cũng khá giống nhau thôi, căn cứ vào khoảng dừng của xe theo tốc độ, có thể chênh nhau một chút, luật của mình theo nga mà, nhưng ở tây sướng hơn vì thường trên từng đường, vệt sơn của nó là căn cứ để bác giữ khoảng cách với xe trước rồi, vd cao tốc 130km-2 vạch dài
Ở ta em không biết cái này có phổ biến không?
 

cas

Xe buýt
Biển số
OF-16576
Ngày cấp bằng
22/5/08
Số km
518
Động cơ
514,690 Mã lực
Nơi ở
Thường ở lầu Xanh trên đường hay tắc dễ ngập
các bác dạy em đo bằng cách nào 1m, 2m...trong khi đang cầm lái với??? Phục các bác thật, em chit thấy Tây nó dạy khoảng cách tính qui ra thời gian theo kiểu 2s hay 4s thôi:69::69:
 

Mr.Nup

Xe hơi
Biển số
OF-2939
Ngày cấp bằng
1/1/07
Số km
100
Động cơ
561,300 Mã lực
Tuổi
50
các bác dạy em đo bằng cách nào 1m, 2m...trong khi đang cầm lái với??? Phục các bác thật, em chit thấy Tây nó dạy khoảng cách tính qui ra thời gian theo kiểu 2s hay 4s thôi:69::69:
Đơn giản thôi. Muốn biết khoảng cách của xe bác so với xe trước là bao nhiêu giây bác cần lấy một vật cố định làm mốc ở bên đường (cột điện, cây cối,...) sau đó căn đuôi xe trước và ước lượng từ lúc đuôi xe trước đi qua vật chuẩn đó đến khi đầu xe của các bác trờ tới là bao nhiêu giây là biết ngay mà (b)

Thực ra trong hồ sơ, giấy tờ thì qui định theo số mét vì ở trong đó nhà nước đã qui định tối đa tốc độ trên đường rồi nên họ có căn cứ để tính khoảng cách. Chứ chạy kiều mấy bác anh hùng xa lộ mà cứ căn theo số mét thì có mà tèo. Em thấy các bác cứ chơi theo số s là chuẩn nhất rồi. Tính mét là gì cho mệt, còn để mắt mà nhìn mấy chân dài hương đồng gió nội hai bên đường xem nó có định phi thân qua đường không chứ
 
Chỉnh sửa cuối:

Tieudao

Xe đạp
Biển số
OF-18802
Ngày cấp bằng
20/7/08
Số km
14
Động cơ
503,940 Mã lực
Đúng vậy, cách tính Vận tốc* 3 = Số mét; 50km/h (5*3=15 mét); 70km/h(7*3=21 Mét)

hệ số 3 ở đây được hiểu là 3 giây (từ lúc đạp hết phanh đến khi xe dừng hẳn)
Vậy khoảng cách trên tương đương với 3 giây
Báo cáo hết:21:
 

Cyber

Xe máy
Biển số
OF-23951
Ngày cấp bằng
11/11/08
Số km
55
Động cơ
492,950 Mã lực
ko có thời gian tính nhẩm đâu các cụ. khoảng cách tốt nhất là 2s tính từ một điểm nào đó. Ví dụ xe trước đi qua cây cột thì 2s sau xe mình đi tới cây cột là ok.
 

leminhkhuong

Xe tải
Biển số
OF-105948
Ngày cấp bằng
16/7/11
Số km
334
Động cơ
397,290 Mã lực
ko có thời gian tính nhẩm đâu các cụ. khoảng cách tốt nhất là 2s tính từ một điểm nào đó. Ví dụ xe trước đi qua cây cột thì 2s sau xe mình đi tới cây cột là ok.
Hãy chọn 1 điểm mốc ở trên đường- 1 đèn báo dừng, 1 cây cầu, 1 đèn đường và luôn chắc chắn rằng phương tiện phía trước bạn vượt qua nó ít nhất 2 giây trước khi bạn vượt. Đừng liếc nhìn đồng hồ mà hãy đếm 2 giây như la “ 1 Mississippi, 2 Mississippi”. Điều này sẽ cho bạn thời gian để phản ứng lại và giữ bạn ở 1 khoảng cách an toàn.

Xem: http://www.castrol.com/castrol/genericarticle.do?categoryId=9033685&contentId=7062136
 

leminhkhuong

Xe tải
Biển số
OF-105948
Ngày cấp bằng
16/7/11
Số km
334
Động cơ
397,290 Mã lực
Tai nạn húc sau xe liên hoàn và khoảng cách an toàn giữa hai xe ô tô khi tham gia gia

Các đường cao tốc nối với Hà Nội thường xảy ra tai nạn ô tô đâm nhau dây chuyền hàng loạt, nhất là vào các đợt nghỉ dài ngày do du khách đi chơi, như dịp Tết Nguyên Đán, Tết dương lịch, 1-5, 2-9, gây thiệt hại, hư hỏng xe cộ, ách tắc giao thông và dễ gây thương vong cho nhiều người. Thường các tai nạn kiểu này xảy ra nhiều nhất trên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và mới đây xảy ra thường xuyên hơn trên đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương (nối với Thành phố Hồ Chí Minh).

Nguyên nhân chính của các tai nạn này là cự ly an toàn giữa các xe không được các lái xe chấp hành.

Khi học lái xe kiến thức đó ai cũng biết, nhưng thực tế khi chạy trên đường, ít lái xe quan tâm đến khoảng cách an toàn này. Ý thức tham gia giao thông của các lái xe nói chung là rất kém. Nếu bạn là người lái xe chấp hành nghiêm chỉnh luật, bạn giữ khoảng cách an toàn đủ xa với xe đi trước thì lập tức sẽ có một xe khác chen ngang vào giữa và tạo ra khoảng cách mới không an toàn. Đây là lí do vì sao tai nạn húc sau xe liên hoàn xảy ra khi có một xe phanh gấp trên đường.

Vậy làm thế nào để hạn chế các tai nạn này. Trước hết, mỗi lái xe phải chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ, cụ thể ở đây là phải giữ an toàn khoảng cách với xe phía trước, cảnh sát giao thông phải có biện pháp, đủ thiết bị, camera giám sát chẳng hạn… và xử phạt không những vi phạm tốc độ mà còn xem liệu có xe nào không tuân theo khoảng cách an toàn theo quy định. Vấn đề đặt ra là có cách nào hoặc có xe nào hiện nay được lắp thiết bị đo khoảng cách với xe chạy trước chưa? Thực ra khoảng cách này chỉ được ước đoán bởi từng lái xe, nên không thể chính xác, khó phân minh trong xử phạt. Không rõ ở nước ngoài họ thực hiện và giám sát việc này thế nào?
 

digger

Xe tăng
Biển số
OF-92395
Ngày cấp bằng
20/4/11
Số km
1,780
Động cơ
419,967 Mã lực
Nơi ở
Tỉnh Bắc Ninh
Em ạ các cụ, ở mấy cái tốc độ từ 70km/h trở lên thì em cứ đi xa xa ra tí cho lành
Nhìn cây cối xung quanh để tính khoảng cách theo đơn vị thời gian (giây) hay ngồi mà lẩm bẩm tính khoảng cách theo đơn vị chiều dài^:)^.
 

Muabui29A09395

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-87417
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
251
Động cơ
410,270 Mã lực
Bọn nước ngoài nó tính khoảng cách bằng giây chứ ai tính bằng mét.
Nếu hỏi bọn nó đi từ HN đến Vinh bao xa thì nó sẽ không trả lời là mấy trăm km mà nó trả lời mấy tiếng đồng hồ chạy xe.
Thế nên khoảng cách phù hợp trong điều kiện bình thường thì độ 3-4s; nhưng trời mưa trơn trượt thì nên giãn ra 5-8s.
Chuẩn luôn cụ nhỉ! Trên OF này thường nói khoảng cách an toàn >3s. Chứ cái vụ nhân chia kia em nói thật là ước lượng thế chóa nào được là 18m, hay 20m.
Công thức này nghe có vẻ mất thời gian, các bác tính rất đơn giản như sau:
60km/h => Khoảng cách tối thiếu = 6*3= 18 Mét
80km/h '' ''' = 8*3= 24 Mét
90km/h " " = 9*3 = 27 Mét

Tóm lại cứ nhân 3 là có khoảng cách tối thiểu.

Em đã chứng kiến cả trăm cú đạp lút phanh cháy đường, rồi đo khoảng cách ==> Xe lết đi đúng như khoảng cách trên (Trong các buổi dạy lái xe của bọn Fò)
Cụ mà đi thế trên Pháp vân cầu giẽ thì lại bị chửi thôi!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top