em copy lại từ giaoduc.net, việc này em biết là rất thật và ở mọi nơi thì phải, vấn nạn này tởm hơn cả dạy thêm:
Thời gian gần đây, đã xảy ra hàng loạt sự cố về an toàn vệ sinh thực phẩm trong những bữa ăn cho các em học sinh ở trường học.
Cùng đó, những bữa ăn nghèo nàn của các em cũng được phơi bày ra trước công luận khiến nhiều bậc cha mẹ giật mình, lo lắng và bất an cho sức khỏe của con khi đi học bán trú.
Sự việc xảy ra, thanh tra cũng đã vào cuộc nhưng những kết luận đưa ra vẫn chưa làm hài lòng nhiều người.
Bữa ăn của học sinh (Ảnh minh họa: laodong.vn).
Điển hình như vụ việc Trường tiểu học Điện Biên 2 (Thành phố Thanh Hóa) bị tố cắt xén suất ăn của học sinh khi bữa ăn trưa giá 19.000 đồng chỉ có miếng cá thu nhỏ và một ít rau muống.
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thanh Hóa đã tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động nấu ăn của nhà trường. Kết quả kiểm tra cho thấy nhà trường đã thực hiện tương đối tốt công tác ăn bán trú. Tuy nhiên, một vài bữa có sự thiếu sót.
Kết luận kiểm tra cho thấy sự việc này chưa đến mức phải kỷ luật. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã nhắc nhở nhà trường rút kinh nghiệm. [1]
Có hay không chuyện bớt phần ăn của trẻ?
Một hiệu trưởng trường bán trú cho biết: “Hiệu trưởng nhận tiền, suất ăn sẽ hụt”.
Bởi, một suất ăn của trẻ chỉ có hơn hai chục nghìn đồng nhưng phải cõng trên mình biết bao nhiêu chi phí như hoa hồng cho hiệu trưởng, cho nhà trường, suất cơm tặng một số giáo viên ở lại và những người phục vụ. Với nhiều chi phí như thế trên mỗi suất ăn thì chất lượng teo tóp là điều hẳn nhiên”.
Trước đây, trên Báo Lao động có hàng loạt bài viết về hoa hồng cho hiệu trưởng từ những suất ăn: “Mỗi tháng, hiệu trưởng của một trường tiểu học bán trú có hơn 1.000 học sinh có thể được cơ sở sản xuất suất ăn chi đến hơn 20 triệu đồng hoa hồng từ bữa cơm của các em”.
Với mỗi suất ăn từ 14.000 đồng đến 15.000 đồng có chủ cơ sở suất ăn công nghiệp sẵn sàng chi đến 20% cho hiệu trưởng”.
Người ta đang mặc kệ, lơ là bữa ăn cho con trẻ
Trong vai một hiệu trưởng đặt suất ăn cho trường, phóng viên Báo Lao động đã tiếp cận với ông chủ cơ sở nấu ăn và được biết:
“Với một phần ăn 15.000 đồng thì tiền dành cho riêng hiệu trưởng là 4%”. Tôi giả vờ chê ít, đề nghị tăng thêm.
Nghe tôi nói sẽ nâng mỗi suất ăn lên 16.000 đồng thì ông P. gút nhanh, gọn: “Nếu vậy tôi trích cho anh và trường mỗi suất 7%, tùy anh chia chác. Tiền sẽ được đưa đầu tháng”.
Nhẩm tính mỗi suất cơm, tôi và trường “ăn” trên 1.100 đồng thì với 1.200 suất, một ngày tôi và trường bỏ túi hơn 1.300.000 đồng. Sợ tôi đổi ý, ông P. hứa sẽ tặng mỗi ngày 30 suất cơm cho bảo mẫu, lao công, bảo vệ.
Cũng trong vai hiệu trưởng, phóng viên gọi điện thoại gặp bà L., chủ cơ sở suất ăn công nghiệp Q. Cơ sở này cung cấp suất ăn cho khá nhiều trường học trên địa bàn quận 12.
Phóng viên hỏi hoa hồng, bà cho biết: “Hiệu trưởng cao lắm cũng chỉ 7% mỗi suất thôi. Còn chi cho ban giám hiệu, thủ quỹ, kế toán… của trường nữa”. [2]
Bà Lê Thị Hồng Liên - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh nói: “Tôi đã có dịp đi thăm một số công ty cung cấp suất ăn công nghiệp và nhận thấy giá trị thực của mỗi suất ăn sau khi đã trừ các khoản chi phí chỉ còn khoảng 60%”.
Một người từng làm việc trong một công ty cung cấp suất ăn cho một số trường tiểu học thừa nhận: “Rất hiếm suất ăn của các cháu có giá trị bằng số tiền phụ huynh nộp vào.
Chúng tôi, các nhà cung cấp suất ăn cũng phải cạnh tranh khốc liệt về mức phần trăm hoa hồng chi cho hiệu trưởng. Nhà cung cấp nào chi nhiều hoa hồng hơn sẽ được hiệu trưởng hoặc phòng giáo dục lựa chọn. Nhiều khi chỉ chênh nhau 500 đồng/suất ăn đã mất mối rồi.
Vì thế chúng tôi phải chi tối đa mức có thể cho hiệu trưởng thì mới bán được hàng”.
Người này nói thêm: “Khi phải trích hoa hồng cho hiệu trưởng, chúng tôi đành cắt bớt khẩu phần mỗi suất vì để tồn tại được chúng tôi vẫn ăn lãi 2.000 đồng/suất.
Có vị hiệu trưởng một trường công lập tiếng tăm không chấp nhận việc chúng tôi chi “hoa hồng” mỗi suất ăn là 2.500 đồng và nói thẳng: Nếu không trích được 5.000 đồng thì chuyển sang nhà cung cấp khác”… [3]
Bữa ăn học sinh teo tóp vì... “cõng” phí!
Bữa ăn của học sinh vốn đã ít ỏi lại bị rút rỉa như thế, thể trạng các em sẽ ra sao? Còn sức đâu mà học tập? Nhưng dường như khá nhiều hiệu trưởng chẳng cần quan tâm, để ý đến điều này. Họ chỉ cố tình “vét cho đầy túi tham”.
Một nhà cung cấp suất ăn cho nhiều trường học đã khẳng định: “Rất hiếm suất ăn của các cháu có giá trị bằng số tiền phụ huynh nộp vào…”.
Có nghĩa là phần lớn các suất ăn của các em đã bị nhà trường rút rỉa. Nói là nhà trường, nếu hiệu trưởng là người có tâm thì tuyệt đối chuyện hoa hồng trên khẩu phần ăn của trò chẳng bao giờ xảy ra.
Có người đùa vui nhưng thật chua chát rằng “Biết tìm hiệu trưởng có tâm ở đâu?”. Bởi thế, không thể kêu gọi lương tâm bằng lời mà trước mắt phải có được những giải pháp hữu hiệu dù chỉ là giải pháp tình thế.
Giải pháp nào để suất ăn của các em về đúng giá trị của nó?
Vai trò của hội phụ huynh nên phát huy ở đây chứ không phải ở chuyện kêu gọi đóng góp và thu tiền.
Nhà trường có hội phụ huynh trường, từng lớp đều có ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. Thế nên, phụ huynh cần phải cử đại diện theo giỏi, giám sát một cách chặt chẽ tất cả các quá trình từ việc chọn nhà cung ứng chất lượng bữa ăn (nếu đặt mua các cơ sở bên ngoài) đến việc kiểm tra số lượng, chất lượng thực phẩm mua về (với trường tổ chức nấu ăn trong trường) để giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí để mỗi suất ăn phải gánh chịu.
Khi đưa ra lựa chọn về nhà cung ứng tuyệt đối không để nhà trường tự quyết vì như thế hoa hồng vẫn được ngầm chi trả cho hiệu trưởng và chuyện giám sát sẽ trở thành vô ích.
Thay đổi nhiều hình thức kiểm tra như kiểm tra định kì, kiểm tra thường xuyên cần kiểm tra đột xuất không báo trước nhiều lần như thế trong tháng. Một khi phát hiện khuất tất sẽ mạnh tay thanh lý hợp đồng.
Hy vọng với cách làm trên sẽ ngày càng ít đi những thông tin buồn về chuyện suất ăn của trẻ bị xà xẻo như hiện nay.
Thời gian gần đây, đã xảy ra hàng loạt sự cố về an toàn vệ sinh thực phẩm trong những bữa ăn cho các em học sinh ở trường học.
Cùng đó, những bữa ăn nghèo nàn của các em cũng được phơi bày ra trước công luận khiến nhiều bậc cha mẹ giật mình, lo lắng và bất an cho sức khỏe của con khi đi học bán trú.
Sự việc xảy ra, thanh tra cũng đã vào cuộc nhưng những kết luận đưa ra vẫn chưa làm hài lòng nhiều người.
Bữa ăn của học sinh (Ảnh minh họa: laodong.vn).
Điển hình như vụ việc Trường tiểu học Điện Biên 2 (Thành phố Thanh Hóa) bị tố cắt xén suất ăn của học sinh khi bữa ăn trưa giá 19.000 đồng chỉ có miếng cá thu nhỏ và một ít rau muống.
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thanh Hóa đã tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động nấu ăn của nhà trường. Kết quả kiểm tra cho thấy nhà trường đã thực hiện tương đối tốt công tác ăn bán trú. Tuy nhiên, một vài bữa có sự thiếu sót.
Kết luận kiểm tra cho thấy sự việc này chưa đến mức phải kỷ luật. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã nhắc nhở nhà trường rút kinh nghiệm. [1]
Có hay không chuyện bớt phần ăn của trẻ?
Một hiệu trưởng trường bán trú cho biết: “Hiệu trưởng nhận tiền, suất ăn sẽ hụt”.
Bởi, một suất ăn của trẻ chỉ có hơn hai chục nghìn đồng nhưng phải cõng trên mình biết bao nhiêu chi phí như hoa hồng cho hiệu trưởng, cho nhà trường, suất cơm tặng một số giáo viên ở lại và những người phục vụ. Với nhiều chi phí như thế trên mỗi suất ăn thì chất lượng teo tóp là điều hẳn nhiên”.
Trước đây, trên Báo Lao động có hàng loạt bài viết về hoa hồng cho hiệu trưởng từ những suất ăn: “Mỗi tháng, hiệu trưởng của một trường tiểu học bán trú có hơn 1.000 học sinh có thể được cơ sở sản xuất suất ăn chi đến hơn 20 triệu đồng hoa hồng từ bữa cơm của các em”.
Với mỗi suất ăn từ 14.000 đồng đến 15.000 đồng có chủ cơ sở suất ăn công nghiệp sẵn sàng chi đến 20% cho hiệu trưởng”.
Người ta đang mặc kệ, lơ là bữa ăn cho con trẻ
Trong vai một hiệu trưởng đặt suất ăn cho trường, phóng viên Báo Lao động đã tiếp cận với ông chủ cơ sở nấu ăn và được biết:
“Với một phần ăn 15.000 đồng thì tiền dành cho riêng hiệu trưởng là 4%”. Tôi giả vờ chê ít, đề nghị tăng thêm.
Nghe tôi nói sẽ nâng mỗi suất ăn lên 16.000 đồng thì ông P. gút nhanh, gọn: “Nếu vậy tôi trích cho anh và trường mỗi suất 7%, tùy anh chia chác. Tiền sẽ được đưa đầu tháng”.
Nhẩm tính mỗi suất cơm, tôi và trường “ăn” trên 1.100 đồng thì với 1.200 suất, một ngày tôi và trường bỏ túi hơn 1.300.000 đồng. Sợ tôi đổi ý, ông P. hứa sẽ tặng mỗi ngày 30 suất cơm cho bảo mẫu, lao công, bảo vệ.
Cũng trong vai hiệu trưởng, phóng viên gọi điện thoại gặp bà L., chủ cơ sở suất ăn công nghiệp Q. Cơ sở này cung cấp suất ăn cho khá nhiều trường học trên địa bàn quận 12.
Phóng viên hỏi hoa hồng, bà cho biết: “Hiệu trưởng cao lắm cũng chỉ 7% mỗi suất thôi. Còn chi cho ban giám hiệu, thủ quỹ, kế toán… của trường nữa”. [2]
Bà Lê Thị Hồng Liên - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh nói: “Tôi đã có dịp đi thăm một số công ty cung cấp suất ăn công nghiệp và nhận thấy giá trị thực của mỗi suất ăn sau khi đã trừ các khoản chi phí chỉ còn khoảng 60%”.
Một người từng làm việc trong một công ty cung cấp suất ăn cho một số trường tiểu học thừa nhận: “Rất hiếm suất ăn của các cháu có giá trị bằng số tiền phụ huynh nộp vào.
Chúng tôi, các nhà cung cấp suất ăn cũng phải cạnh tranh khốc liệt về mức phần trăm hoa hồng chi cho hiệu trưởng. Nhà cung cấp nào chi nhiều hoa hồng hơn sẽ được hiệu trưởng hoặc phòng giáo dục lựa chọn. Nhiều khi chỉ chênh nhau 500 đồng/suất ăn đã mất mối rồi.
Vì thế chúng tôi phải chi tối đa mức có thể cho hiệu trưởng thì mới bán được hàng”.
Người này nói thêm: “Khi phải trích hoa hồng cho hiệu trưởng, chúng tôi đành cắt bớt khẩu phần mỗi suất vì để tồn tại được chúng tôi vẫn ăn lãi 2.000 đồng/suất.
Có vị hiệu trưởng một trường công lập tiếng tăm không chấp nhận việc chúng tôi chi “hoa hồng” mỗi suất ăn là 2.500 đồng và nói thẳng: Nếu không trích được 5.000 đồng thì chuyển sang nhà cung cấp khác”… [3]
Bữa ăn học sinh teo tóp vì... “cõng” phí!
Bữa ăn của học sinh vốn đã ít ỏi lại bị rút rỉa như thế, thể trạng các em sẽ ra sao? Còn sức đâu mà học tập? Nhưng dường như khá nhiều hiệu trưởng chẳng cần quan tâm, để ý đến điều này. Họ chỉ cố tình “vét cho đầy túi tham”.
Một nhà cung cấp suất ăn cho nhiều trường học đã khẳng định: “Rất hiếm suất ăn của các cháu có giá trị bằng số tiền phụ huynh nộp vào…”.
Có nghĩa là phần lớn các suất ăn của các em đã bị nhà trường rút rỉa. Nói là nhà trường, nếu hiệu trưởng là người có tâm thì tuyệt đối chuyện hoa hồng trên khẩu phần ăn của trò chẳng bao giờ xảy ra.
Có người đùa vui nhưng thật chua chát rằng “Biết tìm hiệu trưởng có tâm ở đâu?”. Bởi thế, không thể kêu gọi lương tâm bằng lời mà trước mắt phải có được những giải pháp hữu hiệu dù chỉ là giải pháp tình thế.
Giải pháp nào để suất ăn của các em về đúng giá trị của nó?
Vai trò của hội phụ huynh nên phát huy ở đây chứ không phải ở chuyện kêu gọi đóng góp và thu tiền.
Nhà trường có hội phụ huynh trường, từng lớp đều có ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. Thế nên, phụ huynh cần phải cử đại diện theo giỏi, giám sát một cách chặt chẽ tất cả các quá trình từ việc chọn nhà cung ứng chất lượng bữa ăn (nếu đặt mua các cơ sở bên ngoài) đến việc kiểm tra số lượng, chất lượng thực phẩm mua về (với trường tổ chức nấu ăn trong trường) để giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí để mỗi suất ăn phải gánh chịu.
Khi đưa ra lựa chọn về nhà cung ứng tuyệt đối không để nhà trường tự quyết vì như thế hoa hồng vẫn được ngầm chi trả cho hiệu trưởng và chuyện giám sát sẽ trở thành vô ích.
Thay đổi nhiều hình thức kiểm tra như kiểm tra định kì, kiểm tra thường xuyên cần kiểm tra đột xuất không báo trước nhiều lần như thế trong tháng. Một khi phát hiện khuất tất sẽ mạnh tay thanh lý hợp đồng.
Hy vọng với cách làm trên sẽ ngày càng ít đi những thông tin buồn về chuyện suất ăn của trẻ bị xà xẻo như hiện nay.