- Biển số
- OF-28472
- Ngày cấp bằng
- 6/2/09
- Số km
- 7,532
- Động cơ
- 363,562 Mã lực
Sau khi có thớt này:
http://www.otofun.net/threads/396655-chuot-bach-nga-tu-hang-bai-trang-tien-buon-vui-lan-lon
Em đã đâm đơn khiếu nại (nội dung em sẽ post lên sau) và gửi lên Đội I và Phòng CSGT Công an TP Hà nội từ chiều 20/8. Sáng nay anh Quỹ (đội trưởng) gọi điện cho em, sau khi hỏi thăm thời tiết, sức khỏe, nhà cửa...đã đề nghị em bố trí thời gian lên Đội I bất cứ lúc nào vào chiều nay 23/8 để thảo luận về vấn đề sai làn. Đơn khiếu nại như vậy là có tác dụng, và giờ sẽ xem cách thức xử lý vấn đề thế nào.
Có cụ nào chiều có thể bố trí được thời gian đi cùng em lên đội I không? Em dự kiến 2h có mặt ở đó để đàm phán.
Kính cáo các cụ: em lại thay đổi rồi, chiều em sẽ báo bận không đi được, và đề nghị họ trả lời bằng văn bản chứ không lên đấy các chú ấy lại thương lượng bằng MỒM, rồi lại bảo trả lại tiền cho em thì cũng khó từ chối. Để các chú ấy phải đến gặp mình chứ em sẽ không đi nữa. Tốn xăng lắm, hai mấy nghìn một lít. Lại còn chi phí đi lại, không sử dụng được xe ô tô, tình trạng không bằng lái... tuần trước vợ đẻ, nhà cách gần 8km mà cứ phải taxi, lúc thì lóc cóc 2B đi, đồ đạc lỉnh kỉnh, nhục kinh người các cụ ạ. Để họ trả lời bằng văn bản chứ không nói miệng được, sau này in ra vài nghìn tờ rơi phát cho các cụ/mợ chiến đấu thoải mái với xxx nơi đây
Hôm nay 11/9: Em vừa gọi lại bên chuyển gửi thư, thì họ thông báo là họ xuất từ kho là ngày 20, ngày mà 02 đơn vị (Đội I và Phòng CSGT) nhận Đơn khiếu nại là 21/8/2012 trong khi em nhận được 02 giấy báo đã gửi của bên EMS là ngày 14/8/2012. Chắc lại có vấn đề chậm từ phía EMS rồi, lại hóng tiếp vậy. Mai cứ đi xem cái vụ chụ Thanh_hoi cái đã.
Đến hôm nay em mới nhận được văn bản trả lời của bên Phòng CSGT CA thành phố HN, thư đến muộn khoảng 3 tuần do vấn đề địa chỉ của em. Em xin post lại toàn bộ Đơn khiếu nại như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà nội ngày 20 tháng 8 năm 2012
ĐƠN KHIẾU NẠI (lần 1)
(Đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 016460/QĐ/XPVPHC ngày 05/08/2012 của Trưởng phòng cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội)
Kính gửi: Ông Trưởng phòng cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội
Tôi làm đơn này khiếu nại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 016460/QĐ/XPVPHC ngày 05/08/2012 của Trưởng phòng cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội như sau:
Ngày 05.8.2012, tôi điều khiển xe ô tô biển kiểm soát 29A-48.055 đi theo hướng Hàng Bài, đến ngã tư giao cắt Hàng Bài – Hai Bà Trưng. Tôi lái xe đi về bên phải dải phân cách cứng để chuẩn bị rẽ phải sang đường Tràng Tiền thì bị đồng chí Đinh Ngọc Đạo lập Biên bản vi phạm hành chính số 9629075 về hành vi : “Đi không đúng làn đường quy định”.
Ngày 12.8.2012, căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số 9629075, Trưởng phòng cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 016460/QĐ/XPVPHC ngày 05/08/2012, do Phó trưởng phòng Lương Văn Cường ký thay đối với tôi về hành vi “Đi không đúng làn đường” quy định tại Khoản 3 điều 43 Nghị định 34/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 với mức phạt tiền là 1.200.000 đồng và hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong vòng 30 ngày kể từ ngày 05/8/2012.
Tôi nhận thấy Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 016460/QĐ/XPVPHC ngày 05/08/2012 căn cứ theo Biên bản vi phạm hành chính số 9629075 đối với tôi về hành vi “Đi không đúng làn đường quy định” là chưa đúng quy định pháp luật, bởi những lý do sau:
Lý do thứ Nhất: Tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13.11.2008 (Luật Giao thông đường bộ) đã quy định về sử dụng làn đường thì:
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Như vậy, tôi điều khiển xe từ Hàng Bài – Hai Bà Trưng để chuẩn bị rẽ phải về Tràng Tiền nên tôi điều khiển xe với tốc độ chậm và có tín hiệu xin chuyển hướng để rẽ phải về đường Tràng Tiền là tuân thủ quy định về sử dụng làn đường của Luật Giao thông đường bộ.
Lý do thứ Hai: Theo quy định tại Điều 21 Điều lệ báo hiệu đường bộ số 22/TCN-237-01 ban hành kèm theo Quyết định số 4393/2001 ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Bộ Giao thông vận tải thì:
a) Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người sử dụng đường dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở sự đi lại của xe cộ và người sử dụng đường.
Người sử dụng đường phải nhìn thấy biển báo hiệu từ cự ly 150m trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường, từ cự ly 100m trên những đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và từ cự ly 50m trên những đường trong phạm vi khu đông dân cư.
b) Biển được đặt về phía tay phải theo chiều đi. Biển phải đặt thẳng đứng, mặt biển vuông góc với chiều đi.
Những biển viết bằng chữ chỉ áp dụng riêng đối với xe thô sơ và người đi bộ, trong một số trường hợp hạn chế được phép đặt mặt biển song song với chiều đi.
c) Mép ngoài cùng của biển phía chiều đi phải cách mép phần xe chạy là 0,50m. Trường hợp có khó khăn mới được phép xê dịch và không cách xa điểm quy định quá 1,70m.
d) Ở trong khu đông dân cư hoặc trên các đoạn đường có hè đường cao hơn phần xe chạy thì cho phép đặt biển trên hè đường nhưng mặt biển không được nhô ra quá hè đường và không choán quá nửa bề rộng hè đường. Nếu không đảm bảo được nguyên tắc đó thì phải đặt biển treo ở phía trên phần xe chạy.
e) Trên những đoạn đường có đường thô sơ đi riêng được phân biệt bằng dải phân cách thì cho phép đặt biển trên dải phân cách.
g) Trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở phía trên phần xe chạy và có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường- biển được treo trên giá long môn.
Việc phân làn đường trên tuyến Hàng Bài – Hai Bà Trưng không tuân thủ đúng quy định tại điểm b - Điều 20 Điều lệ báo hiệu đường bộ số 22/TCN-237-01. Mỗi làn đường tại tuyến phố này không treo riêng biệt một biển và biển phụ số 504 "Làn đường" đặt ngay bên dưới biển chính mà chỉ có vạch kẻ phân làn màu trắng.
Tại điểm b Điều 21 của Điều lệ thì Biển viết bằng chữ chỉ áp dụng cho xe thô sơ và người đi bộ, do đó làn bên phải của tuyến đường Hàng Bài đi Tràng Tiền không phải dành riêng cho xe thô sơ vì biển hiệu lệnh số 304 (Đường dành cho xe thô sơ) không được đặt tại tuyến đường này. Do đó, người điều khiển xe ô tô được phép cho xe chạy tốc độ chậm, đi về phía bên phải của mình để chuyển hướng rẽ về Tràng Tiền.
Theo điểm e, điều 21 của Điều lệ báo hiệu đường bộ thì đặt biển trên dải phân cách chỉ được đặt trên đoạn đường có đường thô sơ đi riêng. Do đó, việc đặt biển để ngăn cách giữa xe cơ giới, xe thô sơ, người đi bộ; Tại tuyến đường Hàng Bài đã cắm biển cắm trên dải phân cách bằng chữ nhằm chỉ dẫn đường dành cho ô tô, xe máy và xe đạp nên Hiệu lực của biển chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn của đường một chiều xe chạy. Như vậy, ô tô, xe mô tô và xe đạp đều được lưu thông trên tất cả các làn của đường một chiều Hàng Bài đi Tràng Tiền.
Tôi điều khiển ô tô theo hướng rẽ phải về Tràng Tiền nên giảm tốc độ, đi với tốc độ thấp, đi về bên phải theo chiều đi của mình là tuân thủ đúng quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 8 Nghị định 34/2010/NĐ-CP.
Lý do thứ Ba: Việc cắm biển trên dải phân cách tại hai tuyến phố này không thuộc nhóm biển nào tại Điều 18 Điều lệ báo hiệu đường bộ.
Lý do thứ Tư: Điều lệ báo hiệu đường bộ được áp dụng cho tất cả các loại hệ thống đường bộ trong toàn quốc nên khi tham gia giao thông tôi đã tuân thủ đúng quy định của Luật giao thông đường bộ và Điều lệ báo hiệu đường bộ Việt Nam. Tuy nhiên việc cắm biển báo trên hai tuyến phố Hàng Bài – Hai Bà Trưng đi Tràng Tiền là sai quy định của Điều lệ giao thông đường bộ nên Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tôi về hành vi “Đi không đúng làn đường quy định” là không có căn cứ.
Hơn nữa, các cơ quan quản lý đường bộ là Sở giao thông vận tải phải có nhiệm vụ chấp hành điều lệ báo hiệu đường bộ, đảm bảo cho hệ thống báo hiệu trên những đường mình phụ trách được đầy đủ, thống nhất và rõ ràng. Trường hợp báo hiệu bị mất, hư hỏng, phai mờ hoặc chưa đúng với với quy định trong điều lệ phải có biện pháp bổ sung, sửa chữa, thay thế để đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, việc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cắm biển báo sai chưa được xử lý thì không đủ căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính khi người điều khiển phương tiện không vi phạm điều lệ.
Từ các lý do nêu trên, tôi cho rằng Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 016460/QĐ/XPVPHC ngày 05/08/2012 của Trưởng phòng cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội căn cứ vào Biên bản vi phạm hành chính số 9629075 ngày 05 tháng 8 năm 2012 xử phạt tôi về hành vi “Đi không đúng làn đường quy định” là trái quy định pháp luật. Do đó, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 016460/QĐ/XPVPHC phải được huỷ bỏ.
Vì vậy tôi yêu cầu ông Trưởng phòng cảnh sát giao thông công an thành phố Hà Nội:
- Huỷ bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 016460/QĐ/XPVPHC ngày 05/08/2012 của Trưởng phòng cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội căn cứ trên Biên bản vi phạm hành chính số 9629075 ngày 05 tháng 8 năm 2012 đối với tôi về hành vi “Đi không đúng làn đường quy định”;
- Công khai xin lỗi tôi về việc ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật.
Sau khi nhận được đơn, Phòng CSGT công an TP Hà Nội đã có văn trả lời như sau:
[/URL] Uploaded with ImageShack.us[/IMG]
[/URL] Uploaded with ImageShack.us[/IMG]
Em đang hỏi họ bịa ra cái câu: "Ông đã công nhận hành vi vi phạm" trong BB, trong khi đó em ghi rõ là: "Tôi đi vào bên phải của dải phân cách cứng", các cụ có thấy hài không? với lại điều quan trọng không phải là cái biên bản, mà điều quan trọng là xxx có cho việc phân làn là của Sở GTVT HN là đúng hay không đúng? Nếu họ cho rằng không đúng thì đương nhiên là không thể lập BB được, còn họ đã bảo là việc này do Sở GTVT cắm, và có THÔNG BÁO, xin thưa là THÔNG BÁO nhá, không biết có phải văn bản quy phạm pháp luật không nữa và từ đó cho rằng mình có quyền phạt, cái thông báo đó cũng không bao giờ dám nói là CSGT được quyền lập BB với hành vi như của em. Chắc là lại phải tiếp tục chiến đấu rồi.
[/URL] Uploaded with ImageShack.us[/IMG]
Uploaded with ImageShack.us
20/11 em mới nhận được cái đơn bị thất lạc do họ gửi nhầm, nhưng có điều là trong thư trả lời tại Điều 2: Việc ra quyết định xử phạt do ông Lương Văn Cường ký là đúng, rồi người ký Đơn trả lời khiếu nại cũng là ông Lương Văn Cường, các cụ có thấy ai tự vả vào miệng mình như thế không nhỉ? Hay đây là tự kiểm điểm, tự phê nhỉ???
ĐỂ chuẩn bị cho đợt chiến đấu không ngừng nghỉ, ngoài việc gửi Đơn khiếu nại lần II tới cơ quan cấp cao hơn, em cũng sẽ gửi cho một loạt đơn vị, trước hết là Đơn đề nghị Giải đáp thắc mắc trong lĩnh vực giao thông tới VỤ PHÁP CHẾ - BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI nội dung như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Giải đáp thắc mắc trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Kính gửi: Vụ Pháp chế - Bộ Giao thông vận tải
Nhằm hõ trợ các thành viên trong diễn đàn tham gia giao thông một cách văn minh, đúng quy định của pháp luật. Chúng tôi – Những thành viên của diễn đàn OTOFUN.NET có một số thắc mắc liên quan đến giao thông đường bộ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội như sau:
1. Hiện nay, trên phần đường giao thông tại một số tuyến phố như Phố Huế, Hàng Bài, Bà Triệu, Giải Phóng, Trần Khát Chân...xuất hiện những tấm vật liệu bê tông hoặc thép xếp thành hàng, chia mặt đường của một chiều xe chạy thành hai phần theo chiều dọc, trông giống như dải phân cách mềm. Theo khoản 10 điều 03 Luật Giao thông đường bộ 2008 và điều 62 của Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01, thì dải phân cách dùng để chia mặt đường thành hai phần chiều đi và về riêng biệt hoặc để phân cách phần đường dành cho xe cơ giới và phần đường dành cho xe thô sơ. Đối chiếu với các quy định trong các văn bản luật thì những tấm vật liệu xếp thành hàng giữa phần đường dành cho xe cơ giới nói trên không phải dải phân cách, cũng không là bất cứ thành phần nào của đường giao thông.
• Vậy kính đề nghị Quý Vụ giải đáp: Những tấm vật liệu xếp thành hàng nói trên là bộ phận nào của đường và có tác dụng gì?
2. Hiện nay, cũng tại các tuyến phố trên xuất hiện loại biển báo hiệu lạ, đặt ngay tại đầu những tấm vật liệu xếp thành hàng giữa đường mà chúng tôi đã nói đến ở mục 1. Đối chiếu với tất cả các quy định về biển báo hiệu giao thông trong Điều lệ báo hiệu đường bộ, chúng tôi nhận thấy:
- Loại biển này không giống với bất cứ biển nào đã được quy định trong điều lệ báo hiệu đường bộ, nên chúng tôi không thể tìm thấy quy định về ý nghĩa và hiệu lực của biển.
- Về vị trí cắm biển, biển này cắm giữa phần đường xe chạy, không đúng quy định của pháp luật. Điều 21 Điều lệ báo hiệu đường bộ đã quy định: “Biển phải đặt về phía bên phải chiều đi...”; “Mép ngoài cùng của biển phía chiều đi phải cách mép phần xe chạy là 0,5m...”
• Vậy kính đề nghị Quý Vụ giải đáp: Loại biển này có giá trị pháp lý không, và nếu có thì ý nghĩa và hiệu lực của biển là gì?
3. Hiện nay, có một hiện tượng giao thông rất thiếu văn minh đang diễn ra ngày càng phổ biến, đó là xe ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) đi chậm nhưng không chịu đi về phía bên phải chiều đi của mình. Trên tất cả các tuyến phố trong nội thành và cả các con đường ngoài thành phố như Pháp Vân – Cầu Giẽ hay Hà Nội – Bắc Ninh, xe ô tô con đều bám sát làn đường bên trái, bất kể đi nhanh hay đi chậm. Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi nhận được câu trả lời là: “Làn đường bên phải dành cho xe tải, xe khách và xe máy. Xe ô tô con chỉ được đi ở làn đường bên trái”. Theo chúng tôi, đây là cách hiểu không đúng, vì điều 13 của Luật Giao thông đường bộ đã quy định: “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải”, không phân biệt loại phương tiện.
• Vậy Kính đề nghị Quý Vụ giải đáp: Các phương tiện giao thông có phải đi vào làn đường bên phải khi chạy chậm không và xe ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) có bị cấm đi vào làn đường bên phải (trong phần đường dành cho xe cơ giới) không?
Kính đề nghị Quý Vụ gửi văn bản giải đáp tới địa chỉ: Ông ..... hoặc công khai trên website của Quý Vụ.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Những người đứng đơn: Chữ ký
1. Họ và tên
Số CMND:
Số ĐTDĐ:
2. Họ và tên
Số CMND:
Số ĐTDĐ:
3. ...
Các cụ comment tiếp nhá...
Em mới gửi cái đơn phản ánh về việc phân làn theo phương tiện của Sở GTVT HN với các cơ quan báo chí để tranh thủ sự ủng hộ đây ạ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà nội ngày 22 tháng 10 năm 2012
THƯ PHẢN ÁNH
(Đối với việc phân làn theo phương tiện của Sở Giao thông vận tải Hà Nội)
Kính gửi: Quý báo
Tên tôi là: ...........
Địa chỉ: ...............
Xin phản ánh với Quý báo vấn đề sau:
Việc tách ô tô và xe máy đi theo làn riêng là một chủ trương chung, đã được sự thống nhất của Bộ GTVT và UBND Thành phố Hà Nội, nhằm giảm tai nạn và ách tắc giao thông. Tuy nhiên, để thực thi chủ trương này, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã rất tắc trách, sử dụng những biện pháp trái pháp luật, cụ thể là đặt các tấm bê tông/thép giữa đường và cắm biển báo không được quy định trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào. Chính vì vậy, biện pháp trên đã không đạt hiệu quả mong muốn, mà còn gây tác dụng ngược, làm cho người tham gia giao thông nhờn luật, hoang mang vì nhiễu loạn thông tin, và đặc biệt là đã gián tiếp gây ra rất nhiều tai nạn do người tham gia giao thông đâm phải những tấm bê tông đặt giữa đường. Tôi xin phân tích trên khía cạnh luật pháp như sau:
Ảnh chụp phân làn đường... các cụ biết rồi nên em không up lên
Đối với việc cắm biển giữa đường trái pháp luật, được minh chứng như sau:
1. Biển báo hiệu hình chữ nhật, mầu xanh, chia thành hai phần theo chiều dọc, bên trái có hình ô tô và chữ “ô tô”, bên phải có hình xe đạp, xe máy và chữ “xe máy xe đạp” như hình mình họa không được quy định trong Điều lệ báo hiệu đường bộ số 22/TCN-237-01 ban hành kèm theo Quyết định số 4393/2001 ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Bộ Giao thông vận tải hoặc bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào, do vậy biển này không có hiệu lực pháp lý.
2. Theo Điều lệ báo hiệu đường bộ thì biển báo hiệu hình chữ nhật, mầu xanh, về hình thức là “biển chỉ dẫn”. Điều 20 của Điều lệ này quy định rõ “Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy”, do đó biển này không có giá trị với một làn đường cụ thể nào.
3. Vị trí đặt biển sai quy định của pháp luật. Điều 21 của Điều lệ báo hiệu đường bộ đã quy định vị trí cắm biển:
- Biển được đặt về phía tay phải theo chiều đi. Biển phải đặt thẳng đứng, mặt biển vuông góc với chiều đi (trên thực tế biển đặt ở giữa đường)
- Mép ngoài cùng của biển phía chiều đi phải cách mép phần xe chạy là 0,50m. Trường hợp có khó khăn mới được phép xê dịch và không cách xa điểm quy định quá 1,70m.
- Ở trong khu đông dân cư hoặc trên các đoạn đường có hè đường cao hơn phần xe chạy thì cho phép đặt biển trên hè đường nhưng mặt biển không được nhô ra quá hè đường và không choán quá nửa bề rộng hè đường. Nếu không đảm bảo được nguyên tắc đó thì phải đặt biển treo ở phía trên phần xe chạy.
Đối với các tấm vật liệu bê tông/thép đặt giữa đường trái pháp luật, được minh chứng như sau:
Theo khoản 10 điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 và điều 62 của Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01, thì dải phân cách dùng để chia mặt đường thành hai phần chiều đi riêng biệt hoặc để phân cách phần đường dành cho xe cơ giới và phần đường dành cho xe thô sơ. Như vậy, những tấm vật liệu xếp thành hàng giữa đường nói trên không phải dải phân cách, cũng không là bất cứ thành phần nào của đường giao thông. Những tấm vật liệu không phải là bất kỳ thành phần nào của đường mà lại đặt ở giữa đường rõ ràng là trái pháp luật.
Điều lệ báo hiệu đường bộ là một văn bản quy phạm pháp luật nằm trong hệ thống văn bản pháp luật về giao thông đường bộ, được áp dụng thống nhất cho tất cả các loại đường bộ trong Toàn quốc. Không chỉ người tham gia giao thông, mà các cơ quan quản lý đường bộ cũng phải tuyệt đối tuân thủ đúng quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ. Điều 5 của Điều lệ báo hiệu đường bộ này cũng quy định: “Các cơ quan quản lý đường bộ có nhiệm vụ chấp hành điều lệ này, đảm bảo cho hệ thống báo hiệu trên những đường mình phụ trách được đầy đủ, thống nhất và rõ ràng. Trường hợp báo hiệu bị mất, hư hỏng, phai mờ hoặc chưa đúng với với quy định trong điều lệ phải có biện pháp bổ xung, sửa chữa, thay thế để đảm bảo an toàn giao thông”
Việc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội triển khai chủ trương của cấp trên bằng các biện pháp trái pháp luật là không thể chấp nhận được, vi phạm nghiêm trọng điều lệ báo hiệu đường bộ, nêu gương xấu cho người dân về việc coi thường pháp luật, gây ra những hậu quả không thể đánh giá hết được. Hơn thế nữa, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội còn gửi thông báo yêu cầu lực lượng công an xử phạt những người tham gia giao thông không đúng với biển báo do họ tự nghĩ ra (không được quy định hiệu lực trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào). Rất nhiều người đã bị phạt oan, trong khi vẫn tuân thủ đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ và Điều lệ báo hiệu đường bộ, gây hoang mang trong Xã hội.
Bản thân tôi cũng là một nạn nhân của sự coi thường pháp luật này. Trong khi tham gia giao thông trên phố Hàng Bài, khi có ý định rẽ phải sang Tràng Tiền, tôi đã giảm tốc độ và cho xe đi về phía phần đường bên phải (Trên phần đường này không có biển hiệu lệnh 504 quy định phần đường dành riêng cho xe thô sơ) theo đúng quy định tại điều 13 của Luật Giao thông đường bộ: “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải” thì bị chiến sỹ cảnh sát giao thông trực tại ngã tư Hàng Bài – Tràng Tiền lập biên bản lỗi không đi đúng phần đường. Tôi đã gửi đơn khiếu nại lên các cơ quan công an, nếu không được giải quyết thỏa đáng, tôi sẽ khởi kiện ở tòa án.
Tôi viết thư này lên Quý báo với mong muốn cung cấp đầy đủ thông tin để Quý báo sẵn sàng đứng về phía lẽ phải, góp phần ngăn chặn sự làm việc vô trách nhiệm, coi thường pháp luật, coi thường xã hội đang ngày càng phổ biến. Đây cũng là sự đóng góp cho sự văn minh và phát triển của Thủ đô.
Nếu tôi phải khởi kiện ra tòa, tôi cũng mong Quý báo tham gia đưa tin, để đông đảo người dân cùng hiểu và nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Chân thành cám ơn quý Báo.
Em vẫn đang chờ văn bản trả lời của GĐ công an TP hà nội về đơn khiếu nại lần II.
Đơn khiếu nại lần II gửi từ hôm 4/10, tận hôm nay (15/11) mới nhận được Giấy mời của phòng CSGT CA TP Hà nội, họ làm giấy hôm 12/11 mời lên giải quyết vào ngày 15/11, bao gồm cả ngày thư đi. May mà hôm nay nhận được chứ không thì cũng chả bố trí thời gian lên được, nó cứ làm như mình thích cái là hôm sau có thể xin nghỉ bố trí thời gian đi được không bằng, chả nhẽ lại không đi nhưng nhớ thấy trong Luật khiếu nại có cái này nên mai cứ lên đối thoại xem sao.
Em update tiếp tình hình:
Sau khi có đơn khiếu nại, phòng CSGT CAHN đã có Quyết định về việc thành lập Đoàn Thanh tra xác minh nội dung khiếu nại vào ngày 26/8/2012 gồm 3 đồng chí: 1 thiếu tá và 2 trung tá.
Tại buổi đối thoại lần I do phòng có thư mời em lên, hai bên vẫn duy trì quan điểm, đồng chí Quỹ còn đưa ra nội dung trong điều 17.2 trong Quy chuẩn báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/5/2012 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2013
Thế mà đồng chí Quỹ lại lôi nó ra để đọc cho em nội dung điều 17.2: Biển được đặt về phía tay phải và mặt biển vuông góc với chiều đi. Biển phải được đặt thẳng đứng, trong trường hợp cân thiết cho phép đặt biển phía bên trái để nhắc lại biển báo đã đặt ở bên phải.
Đọc đến đây em hỏi là thế nếu không có biển bên phải thì việc chỉ cắm biển bên trái đường có đúng không? Đồng chí ấy bảo vưỡn đúng... ối zời ơi là zời... em bảo nếu thế thì đối thoại khó mang lại kết quả như ý lắm. Nói chung là hai bên trao đổi vui vẻ, xxx hẹn lần tiếp theo sẽ mời thêm Sở GTVT lên tham dự. haaaaa quả này lôi thêm đồng minh vào đây. Chiều tối lại thấy đ/c ấy gọi điện mời uống bia... may quá em không biết uống chứ không là chít.
Còn cái file ghi âm gần tiếng đồng hồ, lúc nào rảnh em up sau.
Thứ 3 tuần sau (20/11), Đ/c Quỹ sẽ mời thêm bên Sở GTVT cùng tham gia đối thoại nhưng em biết thừa rằng chả đi đến đâu cả, nhưng thôi lên cho vui, để cho các đồng chí trong Ban Thanh tra có dịp khởi động viết vài trang biên bản cho nó TO TAY. Hôm đó em cũng thấy bên xxx viết thư hỏi Sở GTVT về việc đi của em đúng không? thì bên Sở họ bẩu là em đi như thế là sai, lại còn ghi trong mục: Văn bản pháp lý lại có cả Biên bản làm việc liên ngành, thông báo... em bảo anh có biết văn bản pháp lý là cái gì không thì 3 chú ấy đực mặt ra??? Em nói luôn là nhưng văn bản có tính pháp lý để thực thi một vấn đề gì đó (chính sách... cho dân) thì dân phải đc biết thông qua phương tiện thông tin đại chúng, chứ làm sao dân đen bọn tôi biết đc cái Biên bản của các ông???
Tại buổi Đối thoại lần II ngày 20/11/2012: : có 3 đại diện xxx và thêm đại diện của bên Sở GTVT, đơn vị thực thi chủ trương phân làn theo phương tiện của UBND thành phố Hà Nội. Nội dung vẫn không thay đổi, xxx cho rằng việc lập BB thế là vẫn đúng thẩm quyền, và đại diện sở GTVT cho rằng Việc lắp đặt dải phân cách, biển báo phân làn, làn đường là đúng theo trách nhiệm quản lý nhà nước theo Luật GTĐB năm 2008 (Cái này chả liên quan gì đến việc thực thi sai cả)
Đi cùng em có cụ chinhatm cũng đã đưa ra một số câu hỏi mà bên họ không trả lời hoặc trả lời kiểu cãi lấy được:
1. Biển cắm giữa đường là loại biển gì, số hiệu bao nhiêu trong Điều lệ báo hiệu đường bộ?
2. Hiệu lực của biển là như nào?
Họ nói là biển này là để cưỡng chế các phương tiện đi đúng làn đường, mỗi nửa biển có hiệu lực theo từng bên, biển có hình ô tô có hiệu lực cho bên trái còn biển có hình xe đạp, xe thô sơ có hiệu lực cho bên phải??? Cái này đúng là BÁ ĐẠO rồi nhá.
Nếu là biển chỉ dẫn thì hiệu lực ở trên tất cả các làn đường, không có biển nào cắm ở bên phải đường thì đi bên phải dải phân cách thì làm sao bảo ng ta đi sai được.
Đ/c Quỹ thì luôn miệng nói là theo khoản 2, điều 13 trong Luật GTĐB thì xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải đi về bên trái, trong khi đó ô tô cũng là cơ giới, xe máy cũng là cơ giới mà ô tô lại đi một bên, xe máy lại đi một bên, thế anh giải thích thế nào? Nếu trong trường hợp như đ/c Quỹ nói thì nếu tôi muốn dừng xe ở đoạn nào bên phải dải phân cách ấy (vì không có biển cấm dừng) trên đường Phố Huế, Hàng Bài thì tôi dừng kiểu gì hay không bao giờ được dừng??? vì đương nhiên dừng bên trái là không được. Tại sao nếu theo điều 13 như đ/c Quỹ nói thì bên trái dải phân cách, hết giải mới được rẽ, như thế ai mà chả phải đi sang bên phải rồi mới được rẽ??? Cũng chẳng trả lời được.
KL cuối cùng là các bố ấy quả là bá đạo quá... mặt dày quá...
Phải chiến tiếp...
http://www.otofun.net/threads/396655-chuot-bach-nga-tu-hang-bai-trang-tien-buon-vui-lan-lon
Em đã đâm đơn khiếu nại (nội dung em sẽ post lên sau) và gửi lên Đội I và Phòng CSGT Công an TP Hà nội từ chiều 20/8. Sáng nay anh Quỹ (đội trưởng) gọi điện cho em, sau khi hỏi thăm thời tiết, sức khỏe, nhà cửa...đã đề nghị em bố trí thời gian lên Đội I bất cứ lúc nào vào chiều nay 23/8 để thảo luận về vấn đề sai làn. Đơn khiếu nại như vậy là có tác dụng, và giờ sẽ xem cách thức xử lý vấn đề thế nào.
Có cụ nào chiều có thể bố trí được thời gian đi cùng em lên đội I không? Em dự kiến 2h có mặt ở đó để đàm phán.
Kính cáo các cụ: em lại thay đổi rồi, chiều em sẽ báo bận không đi được, và đề nghị họ trả lời bằng văn bản chứ không lên đấy các chú ấy lại thương lượng bằng MỒM, rồi lại bảo trả lại tiền cho em thì cũng khó từ chối. Để các chú ấy phải đến gặp mình chứ em sẽ không đi nữa. Tốn xăng lắm, hai mấy nghìn một lít. Lại còn chi phí đi lại, không sử dụng được xe ô tô, tình trạng không bằng lái... tuần trước vợ đẻ, nhà cách gần 8km mà cứ phải taxi, lúc thì lóc cóc 2B đi, đồ đạc lỉnh kỉnh, nhục kinh người các cụ ạ. Để họ trả lời bằng văn bản chứ không nói miệng được, sau này in ra vài nghìn tờ rơi phát cho các cụ/mợ chiến đấu thoải mái với xxx nơi đây
Hôm nay 11/9: Em vừa gọi lại bên chuyển gửi thư, thì họ thông báo là họ xuất từ kho là ngày 20, ngày mà 02 đơn vị (Đội I và Phòng CSGT) nhận Đơn khiếu nại là 21/8/2012 trong khi em nhận được 02 giấy báo đã gửi của bên EMS là ngày 14/8/2012. Chắc lại có vấn đề chậm từ phía EMS rồi, lại hóng tiếp vậy. Mai cứ đi xem cái vụ chụ Thanh_hoi cái đã.
Đến hôm nay em mới nhận được văn bản trả lời của bên Phòng CSGT CA thành phố HN, thư đến muộn khoảng 3 tuần do vấn đề địa chỉ của em. Em xin post lại toàn bộ Đơn khiếu nại như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà nội ngày 20 tháng 8 năm 2012
ĐƠN KHIẾU NẠI (lần 1)
(Đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 016460/QĐ/XPVPHC ngày 05/08/2012 của Trưởng phòng cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội)
Kính gửi: Ông Trưởng phòng cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội
Tôi làm đơn này khiếu nại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 016460/QĐ/XPVPHC ngày 05/08/2012 của Trưởng phòng cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội như sau:
Ngày 05.8.2012, tôi điều khiển xe ô tô biển kiểm soát 29A-48.055 đi theo hướng Hàng Bài, đến ngã tư giao cắt Hàng Bài – Hai Bà Trưng. Tôi lái xe đi về bên phải dải phân cách cứng để chuẩn bị rẽ phải sang đường Tràng Tiền thì bị đồng chí Đinh Ngọc Đạo lập Biên bản vi phạm hành chính số 9629075 về hành vi : “Đi không đúng làn đường quy định”.
Ngày 12.8.2012, căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số 9629075, Trưởng phòng cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 016460/QĐ/XPVPHC ngày 05/08/2012, do Phó trưởng phòng Lương Văn Cường ký thay đối với tôi về hành vi “Đi không đúng làn đường” quy định tại Khoản 3 điều 43 Nghị định 34/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 với mức phạt tiền là 1.200.000 đồng và hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong vòng 30 ngày kể từ ngày 05/8/2012.
Tôi nhận thấy Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 016460/QĐ/XPVPHC ngày 05/08/2012 căn cứ theo Biên bản vi phạm hành chính số 9629075 đối với tôi về hành vi “Đi không đúng làn đường quy định” là chưa đúng quy định pháp luật, bởi những lý do sau:
Lý do thứ Nhất: Tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13.11.2008 (Luật Giao thông đường bộ) đã quy định về sử dụng làn đường thì:
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Như vậy, tôi điều khiển xe từ Hàng Bài – Hai Bà Trưng để chuẩn bị rẽ phải về Tràng Tiền nên tôi điều khiển xe với tốc độ chậm và có tín hiệu xin chuyển hướng để rẽ phải về đường Tràng Tiền là tuân thủ quy định về sử dụng làn đường của Luật Giao thông đường bộ.
Lý do thứ Hai: Theo quy định tại Điều 21 Điều lệ báo hiệu đường bộ số 22/TCN-237-01 ban hành kèm theo Quyết định số 4393/2001 ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Bộ Giao thông vận tải thì:
a) Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người sử dụng đường dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở sự đi lại của xe cộ và người sử dụng đường.
Người sử dụng đường phải nhìn thấy biển báo hiệu từ cự ly 150m trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường, từ cự ly 100m trên những đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và từ cự ly 50m trên những đường trong phạm vi khu đông dân cư.
b) Biển được đặt về phía tay phải theo chiều đi. Biển phải đặt thẳng đứng, mặt biển vuông góc với chiều đi.
Những biển viết bằng chữ chỉ áp dụng riêng đối với xe thô sơ và người đi bộ, trong một số trường hợp hạn chế được phép đặt mặt biển song song với chiều đi.
c) Mép ngoài cùng của biển phía chiều đi phải cách mép phần xe chạy là 0,50m. Trường hợp có khó khăn mới được phép xê dịch và không cách xa điểm quy định quá 1,70m.
d) Ở trong khu đông dân cư hoặc trên các đoạn đường có hè đường cao hơn phần xe chạy thì cho phép đặt biển trên hè đường nhưng mặt biển không được nhô ra quá hè đường và không choán quá nửa bề rộng hè đường. Nếu không đảm bảo được nguyên tắc đó thì phải đặt biển treo ở phía trên phần xe chạy.
e) Trên những đoạn đường có đường thô sơ đi riêng được phân biệt bằng dải phân cách thì cho phép đặt biển trên dải phân cách.
g) Trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở phía trên phần xe chạy và có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường- biển được treo trên giá long môn.
Việc phân làn đường trên tuyến Hàng Bài – Hai Bà Trưng không tuân thủ đúng quy định tại điểm b - Điều 20 Điều lệ báo hiệu đường bộ số 22/TCN-237-01. Mỗi làn đường tại tuyến phố này không treo riêng biệt một biển và biển phụ số 504 "Làn đường" đặt ngay bên dưới biển chính mà chỉ có vạch kẻ phân làn màu trắng.
Tại điểm b Điều 21 của Điều lệ thì Biển viết bằng chữ chỉ áp dụng cho xe thô sơ và người đi bộ, do đó làn bên phải của tuyến đường Hàng Bài đi Tràng Tiền không phải dành riêng cho xe thô sơ vì biển hiệu lệnh số 304 (Đường dành cho xe thô sơ) không được đặt tại tuyến đường này. Do đó, người điều khiển xe ô tô được phép cho xe chạy tốc độ chậm, đi về phía bên phải của mình để chuyển hướng rẽ về Tràng Tiền.
Theo điểm e, điều 21 của Điều lệ báo hiệu đường bộ thì đặt biển trên dải phân cách chỉ được đặt trên đoạn đường có đường thô sơ đi riêng. Do đó, việc đặt biển để ngăn cách giữa xe cơ giới, xe thô sơ, người đi bộ; Tại tuyến đường Hàng Bài đã cắm biển cắm trên dải phân cách bằng chữ nhằm chỉ dẫn đường dành cho ô tô, xe máy và xe đạp nên Hiệu lực của biển chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn của đường một chiều xe chạy. Như vậy, ô tô, xe mô tô và xe đạp đều được lưu thông trên tất cả các làn của đường một chiều Hàng Bài đi Tràng Tiền.
Tôi điều khiển ô tô theo hướng rẽ phải về Tràng Tiền nên giảm tốc độ, đi với tốc độ thấp, đi về bên phải theo chiều đi của mình là tuân thủ đúng quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 8 Nghị định 34/2010/NĐ-CP.
Lý do thứ Ba: Việc cắm biển trên dải phân cách tại hai tuyến phố này không thuộc nhóm biển nào tại Điều 18 Điều lệ báo hiệu đường bộ.
Lý do thứ Tư: Điều lệ báo hiệu đường bộ được áp dụng cho tất cả các loại hệ thống đường bộ trong toàn quốc nên khi tham gia giao thông tôi đã tuân thủ đúng quy định của Luật giao thông đường bộ và Điều lệ báo hiệu đường bộ Việt Nam. Tuy nhiên việc cắm biển báo trên hai tuyến phố Hàng Bài – Hai Bà Trưng đi Tràng Tiền là sai quy định của Điều lệ giao thông đường bộ nên Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tôi về hành vi “Đi không đúng làn đường quy định” là không có căn cứ.
Hơn nữa, các cơ quan quản lý đường bộ là Sở giao thông vận tải phải có nhiệm vụ chấp hành điều lệ báo hiệu đường bộ, đảm bảo cho hệ thống báo hiệu trên những đường mình phụ trách được đầy đủ, thống nhất và rõ ràng. Trường hợp báo hiệu bị mất, hư hỏng, phai mờ hoặc chưa đúng với với quy định trong điều lệ phải có biện pháp bổ sung, sửa chữa, thay thế để đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, việc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cắm biển báo sai chưa được xử lý thì không đủ căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính khi người điều khiển phương tiện không vi phạm điều lệ.
Từ các lý do nêu trên, tôi cho rằng Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 016460/QĐ/XPVPHC ngày 05/08/2012 của Trưởng phòng cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội căn cứ vào Biên bản vi phạm hành chính số 9629075 ngày 05 tháng 8 năm 2012 xử phạt tôi về hành vi “Đi không đúng làn đường quy định” là trái quy định pháp luật. Do đó, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 016460/QĐ/XPVPHC phải được huỷ bỏ.
Vì vậy tôi yêu cầu ông Trưởng phòng cảnh sát giao thông công an thành phố Hà Nội:
- Huỷ bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 016460/QĐ/XPVPHC ngày 05/08/2012 của Trưởng phòng cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội căn cứ trên Biên bản vi phạm hành chính số 9629075 ngày 05 tháng 8 năm 2012 đối với tôi về hành vi “Đi không đúng làn đường quy định”;
- Công khai xin lỗi tôi về việc ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật.
Sau khi nhận được đơn, Phòng CSGT công an TP Hà Nội đã có văn trả lời như sau:
Em đang hỏi họ bịa ra cái câu: "Ông đã công nhận hành vi vi phạm" trong BB, trong khi đó em ghi rõ là: "Tôi đi vào bên phải của dải phân cách cứng", các cụ có thấy hài không? với lại điều quan trọng không phải là cái biên bản, mà điều quan trọng là xxx có cho việc phân làn là của Sở GTVT HN là đúng hay không đúng? Nếu họ cho rằng không đúng thì đương nhiên là không thể lập BB được, còn họ đã bảo là việc này do Sở GTVT cắm, và có THÔNG BÁO, xin thưa là THÔNG BÁO nhá, không biết có phải văn bản quy phạm pháp luật không nữa và từ đó cho rằng mình có quyền phạt, cái thông báo đó cũng không bao giờ dám nói là CSGT được quyền lập BB với hành vi như của em. Chắc là lại phải tiếp tục chiến đấu rồi.
Uploaded with ImageShack.us
20/11 em mới nhận được cái đơn bị thất lạc do họ gửi nhầm, nhưng có điều là trong thư trả lời tại Điều 2: Việc ra quyết định xử phạt do ông Lương Văn Cường ký là đúng, rồi người ký Đơn trả lời khiếu nại cũng là ông Lương Văn Cường, các cụ có thấy ai tự vả vào miệng mình như thế không nhỉ? Hay đây là tự kiểm điểm, tự phê nhỉ???
ĐỂ chuẩn bị cho đợt chiến đấu không ngừng nghỉ, ngoài việc gửi Đơn khiếu nại lần II tới cơ quan cấp cao hơn, em cũng sẽ gửi cho một loạt đơn vị, trước hết là Đơn đề nghị Giải đáp thắc mắc trong lĩnh vực giao thông tới VỤ PHÁP CHẾ - BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI nội dung như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Giải đáp thắc mắc trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Kính gửi: Vụ Pháp chế - Bộ Giao thông vận tải
Nhằm hõ trợ các thành viên trong diễn đàn tham gia giao thông một cách văn minh, đúng quy định của pháp luật. Chúng tôi – Những thành viên của diễn đàn OTOFUN.NET có một số thắc mắc liên quan đến giao thông đường bộ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội như sau:
1. Hiện nay, trên phần đường giao thông tại một số tuyến phố như Phố Huế, Hàng Bài, Bà Triệu, Giải Phóng, Trần Khát Chân...xuất hiện những tấm vật liệu bê tông hoặc thép xếp thành hàng, chia mặt đường của một chiều xe chạy thành hai phần theo chiều dọc, trông giống như dải phân cách mềm. Theo khoản 10 điều 03 Luật Giao thông đường bộ 2008 và điều 62 của Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01, thì dải phân cách dùng để chia mặt đường thành hai phần chiều đi và về riêng biệt hoặc để phân cách phần đường dành cho xe cơ giới và phần đường dành cho xe thô sơ. Đối chiếu với các quy định trong các văn bản luật thì những tấm vật liệu xếp thành hàng giữa phần đường dành cho xe cơ giới nói trên không phải dải phân cách, cũng không là bất cứ thành phần nào của đường giao thông.
• Vậy kính đề nghị Quý Vụ giải đáp: Những tấm vật liệu xếp thành hàng nói trên là bộ phận nào của đường và có tác dụng gì?
2. Hiện nay, cũng tại các tuyến phố trên xuất hiện loại biển báo hiệu lạ, đặt ngay tại đầu những tấm vật liệu xếp thành hàng giữa đường mà chúng tôi đã nói đến ở mục 1. Đối chiếu với tất cả các quy định về biển báo hiệu giao thông trong Điều lệ báo hiệu đường bộ, chúng tôi nhận thấy:
- Loại biển này không giống với bất cứ biển nào đã được quy định trong điều lệ báo hiệu đường bộ, nên chúng tôi không thể tìm thấy quy định về ý nghĩa và hiệu lực của biển.
- Về vị trí cắm biển, biển này cắm giữa phần đường xe chạy, không đúng quy định của pháp luật. Điều 21 Điều lệ báo hiệu đường bộ đã quy định: “Biển phải đặt về phía bên phải chiều đi...”; “Mép ngoài cùng của biển phía chiều đi phải cách mép phần xe chạy là 0,5m...”
• Vậy kính đề nghị Quý Vụ giải đáp: Loại biển này có giá trị pháp lý không, và nếu có thì ý nghĩa và hiệu lực của biển là gì?
3. Hiện nay, có một hiện tượng giao thông rất thiếu văn minh đang diễn ra ngày càng phổ biến, đó là xe ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) đi chậm nhưng không chịu đi về phía bên phải chiều đi của mình. Trên tất cả các tuyến phố trong nội thành và cả các con đường ngoài thành phố như Pháp Vân – Cầu Giẽ hay Hà Nội – Bắc Ninh, xe ô tô con đều bám sát làn đường bên trái, bất kể đi nhanh hay đi chậm. Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi nhận được câu trả lời là: “Làn đường bên phải dành cho xe tải, xe khách và xe máy. Xe ô tô con chỉ được đi ở làn đường bên trái”. Theo chúng tôi, đây là cách hiểu không đúng, vì điều 13 của Luật Giao thông đường bộ đã quy định: “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải”, không phân biệt loại phương tiện.
• Vậy Kính đề nghị Quý Vụ giải đáp: Các phương tiện giao thông có phải đi vào làn đường bên phải khi chạy chậm không và xe ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) có bị cấm đi vào làn đường bên phải (trong phần đường dành cho xe cơ giới) không?
Kính đề nghị Quý Vụ gửi văn bản giải đáp tới địa chỉ: Ông ..... hoặc công khai trên website của Quý Vụ.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Những người đứng đơn: Chữ ký
1. Họ và tên
Số CMND:
Số ĐTDĐ:
2. Họ và tên
Số CMND:
Số ĐTDĐ:
3. ...
Các cụ comment tiếp nhá...
Em mới gửi cái đơn phản ánh về việc phân làn theo phương tiện của Sở GTVT HN với các cơ quan báo chí để tranh thủ sự ủng hộ đây ạ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà nội ngày 22 tháng 10 năm 2012
THƯ PHẢN ÁNH
(Đối với việc phân làn theo phương tiện của Sở Giao thông vận tải Hà Nội)
Kính gửi: Quý báo
Tên tôi là: ...........
Địa chỉ: ...............
Xin phản ánh với Quý báo vấn đề sau:
Việc tách ô tô và xe máy đi theo làn riêng là một chủ trương chung, đã được sự thống nhất của Bộ GTVT và UBND Thành phố Hà Nội, nhằm giảm tai nạn và ách tắc giao thông. Tuy nhiên, để thực thi chủ trương này, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã rất tắc trách, sử dụng những biện pháp trái pháp luật, cụ thể là đặt các tấm bê tông/thép giữa đường và cắm biển báo không được quy định trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào. Chính vì vậy, biện pháp trên đã không đạt hiệu quả mong muốn, mà còn gây tác dụng ngược, làm cho người tham gia giao thông nhờn luật, hoang mang vì nhiễu loạn thông tin, và đặc biệt là đã gián tiếp gây ra rất nhiều tai nạn do người tham gia giao thông đâm phải những tấm bê tông đặt giữa đường. Tôi xin phân tích trên khía cạnh luật pháp như sau:
Ảnh chụp phân làn đường... các cụ biết rồi nên em không up lên
Đối với việc cắm biển giữa đường trái pháp luật, được minh chứng như sau:
1. Biển báo hiệu hình chữ nhật, mầu xanh, chia thành hai phần theo chiều dọc, bên trái có hình ô tô và chữ “ô tô”, bên phải có hình xe đạp, xe máy và chữ “xe máy xe đạp” như hình mình họa không được quy định trong Điều lệ báo hiệu đường bộ số 22/TCN-237-01 ban hành kèm theo Quyết định số 4393/2001 ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Bộ Giao thông vận tải hoặc bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào, do vậy biển này không có hiệu lực pháp lý.
2. Theo Điều lệ báo hiệu đường bộ thì biển báo hiệu hình chữ nhật, mầu xanh, về hình thức là “biển chỉ dẫn”. Điều 20 của Điều lệ này quy định rõ “Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy”, do đó biển này không có giá trị với một làn đường cụ thể nào.
3. Vị trí đặt biển sai quy định của pháp luật. Điều 21 của Điều lệ báo hiệu đường bộ đã quy định vị trí cắm biển:
- Biển được đặt về phía tay phải theo chiều đi. Biển phải đặt thẳng đứng, mặt biển vuông góc với chiều đi (trên thực tế biển đặt ở giữa đường)
- Mép ngoài cùng của biển phía chiều đi phải cách mép phần xe chạy là 0,50m. Trường hợp có khó khăn mới được phép xê dịch và không cách xa điểm quy định quá 1,70m.
- Ở trong khu đông dân cư hoặc trên các đoạn đường có hè đường cao hơn phần xe chạy thì cho phép đặt biển trên hè đường nhưng mặt biển không được nhô ra quá hè đường và không choán quá nửa bề rộng hè đường. Nếu không đảm bảo được nguyên tắc đó thì phải đặt biển treo ở phía trên phần xe chạy.
Đối với các tấm vật liệu bê tông/thép đặt giữa đường trái pháp luật, được minh chứng như sau:
Theo khoản 10 điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 và điều 62 của Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01, thì dải phân cách dùng để chia mặt đường thành hai phần chiều đi riêng biệt hoặc để phân cách phần đường dành cho xe cơ giới và phần đường dành cho xe thô sơ. Như vậy, những tấm vật liệu xếp thành hàng giữa đường nói trên không phải dải phân cách, cũng không là bất cứ thành phần nào của đường giao thông. Những tấm vật liệu không phải là bất kỳ thành phần nào của đường mà lại đặt ở giữa đường rõ ràng là trái pháp luật.
Điều lệ báo hiệu đường bộ là một văn bản quy phạm pháp luật nằm trong hệ thống văn bản pháp luật về giao thông đường bộ, được áp dụng thống nhất cho tất cả các loại đường bộ trong Toàn quốc. Không chỉ người tham gia giao thông, mà các cơ quan quản lý đường bộ cũng phải tuyệt đối tuân thủ đúng quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ. Điều 5 của Điều lệ báo hiệu đường bộ này cũng quy định: “Các cơ quan quản lý đường bộ có nhiệm vụ chấp hành điều lệ này, đảm bảo cho hệ thống báo hiệu trên những đường mình phụ trách được đầy đủ, thống nhất và rõ ràng. Trường hợp báo hiệu bị mất, hư hỏng, phai mờ hoặc chưa đúng với với quy định trong điều lệ phải có biện pháp bổ xung, sửa chữa, thay thế để đảm bảo an toàn giao thông”
Việc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội triển khai chủ trương của cấp trên bằng các biện pháp trái pháp luật là không thể chấp nhận được, vi phạm nghiêm trọng điều lệ báo hiệu đường bộ, nêu gương xấu cho người dân về việc coi thường pháp luật, gây ra những hậu quả không thể đánh giá hết được. Hơn thế nữa, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội còn gửi thông báo yêu cầu lực lượng công an xử phạt những người tham gia giao thông không đúng với biển báo do họ tự nghĩ ra (không được quy định hiệu lực trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào). Rất nhiều người đã bị phạt oan, trong khi vẫn tuân thủ đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ và Điều lệ báo hiệu đường bộ, gây hoang mang trong Xã hội.
Bản thân tôi cũng là một nạn nhân của sự coi thường pháp luật này. Trong khi tham gia giao thông trên phố Hàng Bài, khi có ý định rẽ phải sang Tràng Tiền, tôi đã giảm tốc độ và cho xe đi về phía phần đường bên phải (Trên phần đường này không có biển hiệu lệnh 504 quy định phần đường dành riêng cho xe thô sơ) theo đúng quy định tại điều 13 của Luật Giao thông đường bộ: “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải” thì bị chiến sỹ cảnh sát giao thông trực tại ngã tư Hàng Bài – Tràng Tiền lập biên bản lỗi không đi đúng phần đường. Tôi đã gửi đơn khiếu nại lên các cơ quan công an, nếu không được giải quyết thỏa đáng, tôi sẽ khởi kiện ở tòa án.
Tôi viết thư này lên Quý báo với mong muốn cung cấp đầy đủ thông tin để Quý báo sẵn sàng đứng về phía lẽ phải, góp phần ngăn chặn sự làm việc vô trách nhiệm, coi thường pháp luật, coi thường xã hội đang ngày càng phổ biến. Đây cũng là sự đóng góp cho sự văn minh và phát triển của Thủ đô.
Nếu tôi phải khởi kiện ra tòa, tôi cũng mong Quý báo tham gia đưa tin, để đông đảo người dân cùng hiểu và nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Chân thành cám ơn quý Báo.
Em vẫn đang chờ văn bản trả lời của GĐ công an TP hà nội về đơn khiếu nại lần II.
Đơn khiếu nại lần II gửi từ hôm 4/10, tận hôm nay (15/11) mới nhận được Giấy mời của phòng CSGT CA TP Hà nội, họ làm giấy hôm 12/11 mời lên giải quyết vào ngày 15/11, bao gồm cả ngày thư đi. May mà hôm nay nhận được chứ không thì cũng chả bố trí thời gian lên được, nó cứ làm như mình thích cái là hôm sau có thể xin nghỉ bố trí thời gian đi được không bằng, chả nhẽ lại không đi nhưng nhớ thấy trong Luật khiếu nại có cái này nên mai cứ lên đối thoại xem sao.
Em update tiếp tình hình:
Sau khi có đơn khiếu nại, phòng CSGT CAHN đã có Quyết định về việc thành lập Đoàn Thanh tra xác minh nội dung khiếu nại vào ngày 26/8/2012 gồm 3 đồng chí: 1 thiếu tá và 2 trung tá.
Tại buổi đối thoại lần I do phòng có thư mời em lên, hai bên vẫn duy trì quan điểm, đồng chí Quỹ còn đưa ra nội dung trong điều 17.2 trong Quy chuẩn báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/5/2012 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2013
Thế mà đồng chí Quỹ lại lôi nó ra để đọc cho em nội dung điều 17.2: Biển được đặt về phía tay phải và mặt biển vuông góc với chiều đi. Biển phải được đặt thẳng đứng, trong trường hợp cân thiết cho phép đặt biển phía bên trái để nhắc lại biển báo đã đặt ở bên phải.
Đọc đến đây em hỏi là thế nếu không có biển bên phải thì việc chỉ cắm biển bên trái đường có đúng không? Đồng chí ấy bảo vưỡn đúng... ối zời ơi là zời... em bảo nếu thế thì đối thoại khó mang lại kết quả như ý lắm. Nói chung là hai bên trao đổi vui vẻ, xxx hẹn lần tiếp theo sẽ mời thêm Sở GTVT lên tham dự. haaaaa quả này lôi thêm đồng minh vào đây. Chiều tối lại thấy đ/c ấy gọi điện mời uống bia... may quá em không biết uống chứ không là chít.
Còn cái file ghi âm gần tiếng đồng hồ, lúc nào rảnh em up sau.
Thứ 3 tuần sau (20/11), Đ/c Quỹ sẽ mời thêm bên Sở GTVT cùng tham gia đối thoại nhưng em biết thừa rằng chả đi đến đâu cả, nhưng thôi lên cho vui, để cho các đồng chí trong Ban Thanh tra có dịp khởi động viết vài trang biên bản cho nó TO TAY. Hôm đó em cũng thấy bên xxx viết thư hỏi Sở GTVT về việc đi của em đúng không? thì bên Sở họ bẩu là em đi như thế là sai, lại còn ghi trong mục: Văn bản pháp lý lại có cả Biên bản làm việc liên ngành, thông báo... em bảo anh có biết văn bản pháp lý là cái gì không thì 3 chú ấy đực mặt ra??? Em nói luôn là nhưng văn bản có tính pháp lý để thực thi một vấn đề gì đó (chính sách... cho dân) thì dân phải đc biết thông qua phương tiện thông tin đại chúng, chứ làm sao dân đen bọn tôi biết đc cái Biên bản của các ông???
Tại buổi Đối thoại lần II ngày 20/11/2012: : có 3 đại diện xxx và thêm đại diện của bên Sở GTVT, đơn vị thực thi chủ trương phân làn theo phương tiện của UBND thành phố Hà Nội. Nội dung vẫn không thay đổi, xxx cho rằng việc lập BB thế là vẫn đúng thẩm quyền, và đại diện sở GTVT cho rằng Việc lắp đặt dải phân cách, biển báo phân làn, làn đường là đúng theo trách nhiệm quản lý nhà nước theo Luật GTĐB năm 2008 (Cái này chả liên quan gì đến việc thực thi sai cả)
Đi cùng em có cụ chinhatm cũng đã đưa ra một số câu hỏi mà bên họ không trả lời hoặc trả lời kiểu cãi lấy được:
1. Biển cắm giữa đường là loại biển gì, số hiệu bao nhiêu trong Điều lệ báo hiệu đường bộ?
2. Hiệu lực của biển là như nào?
Họ nói là biển này là để cưỡng chế các phương tiện đi đúng làn đường, mỗi nửa biển có hiệu lực theo từng bên, biển có hình ô tô có hiệu lực cho bên trái còn biển có hình xe đạp, xe thô sơ có hiệu lực cho bên phải??? Cái này đúng là BÁ ĐẠO rồi nhá.
Nếu là biển chỉ dẫn thì hiệu lực ở trên tất cả các làn đường, không có biển nào cắm ở bên phải đường thì đi bên phải dải phân cách thì làm sao bảo ng ta đi sai được.
Đ/c Quỹ thì luôn miệng nói là theo khoản 2, điều 13 trong Luật GTĐB thì xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải đi về bên trái, trong khi đó ô tô cũng là cơ giới, xe máy cũng là cơ giới mà ô tô lại đi một bên, xe máy lại đi một bên, thế anh giải thích thế nào? Nếu trong trường hợp như đ/c Quỹ nói thì nếu tôi muốn dừng xe ở đoạn nào bên phải dải phân cách ấy (vì không có biển cấm dừng) trên đường Phố Huế, Hàng Bài thì tôi dừng kiểu gì hay không bao giờ được dừng??? vì đương nhiên dừng bên trái là không được. Tại sao nếu theo điều 13 như đ/c Quỹ nói thì bên trái dải phân cách, hết giải mới được rẽ, như thế ai mà chả phải đi sang bên phải rồi mới được rẽ??? Cũng chẳng trả lời được.
KL cuối cùng là các bố ấy quả là bá đạo quá... mặt dày quá...
Phải chiến tiếp...
Chỉnh sửa cuối: