[Funland] khi những chàng rể kế nghiệp vương quyền:

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,468
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Nhà Trần có được thiên hạ nhờ hôn nhân nên họ rất sợ kẻ khác sẽ cướp ngôi theo cách tương tự. Vì thế những cuộc hôn nhân của triều Trần đều trong họ với nhau nhưng cuối cùng họ cũng không thể ngăn được người họ khác vào cướp ngôi cũng thông qua con đường hôn nhân. Hồ Quý Ly có hai người cô ruột lấy vua Trần Minh Tông nhờ thế ông được lọt vào hàng ngũ quan lại triều Trần. Và ông cũng là con rể của vua Trần Minh Tông khi lấy công chúa Huy Ninh là con gái của vua Trần Minh Tông. Một điều cực kỳ thú vị là Hồ Quý Ly có mối quan hệ hôn nhân rất phức tạp với triều Trần: ông vừa là con rể của vua Trần Minh tông vừa là cha vợ của vua Trần Thuận Tông khi con gái ông là công chúa Thánh Ngẫu lấy Trần Thuận Tông đồng thời cũng là ông Ngoại của vua Trần Thiếu Đế. Chính vì mối quan hệ hôn nhân phức tạp này mà ông đã chiếm được ngai vàng của triều Trần và sau truyền ngôi cho con trai là Hồ Hán Thương. Hồ Hán Thương là con của ông và công chúa Huy Ninh. Như vậy Hồ Hán Thương cũng mang trong mình hai dòng máu của hai triều đại Hồ và Trần và kế thừa ngôi báu. Nhưng Hồ Quý Ly đã để nước ta bị giặc Minh xâm chiếm. Kết thúc giai đoạn độc lập tự chủ trải qua gần 500 năm từ 931 đến 1400 và cũng kết thúc luôn 7 triều đại đầu tiên của nước ta với sự gắn kết cao độ từ Dương Đình Nghệ là người mở đầu cho đến Hồ Hán Thương là người kết thúc. Chuẩn bị bước sang giai đoạn mới khi Lê Lợi giành được độc lập sau đó 20 năm mở ra những triều đại tiếp theo.
 

Huyqltt

Xe tăng
Biển số
OF-463139
Ngày cấp bằng
21/10/16
Số km
1,615
Động cơ
213,243 Mã lực
Cụ cứ dài dòng làm gì. Nói luôn và ngay cái thằng rể hiện tại ấy. Kiểu giề chả đến con cụ Nghị.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,468
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Cụ cứ dài dòng làm gì. Nói luôn và ngay cái thằng rể hiện tại ấy. Kiểu giề chả đến con cụ Nghị.
thớt này em chỉ bàn về chuyện sử nhé, chuyện khác xin miễn ạ
 

Đèn LED xe hơi SG

Xe container
Biển số
OF-468403
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
5,541
Động cơ
234,960 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
SÀI GÒN
Em tưởng cụ Lê Lợi cũng tự lên ngôi ? Hay cụ Lợi cũng là rể họ Trần ?
Vua Lê Lợi tự khởi nghĩa chống ách đô hộ của giặc Minh mà cụ. Chính nhà Hồ (Lê Quý Ly) soán ngôi nhà Trần và để đất nước bị nhà Minh chiếm, cha con nhà Hồ bị bắt về Thiên Triều sống tủi hổ bên đó.
 

Nguyễn Hoàng 2000

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-558687
Ngày cấp bằng
15/3/18
Số km
2,284
Động cơ
5,180,839 Mã lực
Tuổi
54
Vua Lê Lợi tự khởi nghĩa chống ách đô hộ của giặc Minh mà cụ. Chính nhà Hồ (Lê Quý Ly) soán ngôi nhà Trần và để đất nước bị nhà Minh chiếm, cha con nhà Hồ bị bắt về Thiên Triều sống tủi hổ bên đó.
Theo đà dẫn chuyện của cụ atlas thì có lẽ Cụ Lợi cũng là con rể đồng chí nào đó họ Trần.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,468
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
sau khi nước ta bị giặc Minh đô hộ chính thức vào năm 1407. Trải qua 20 năm dưới ách đô hộ của giặc Minh chúng ta đã giành lại độc lập hoàn toàn sau khi Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành chiến thắng cuối cùng. Lê Lợi chính thức làm vua Đại việt mở ra một triều đại mới độc lập tự chủ và huy hoàng cho Đại Việt.
Điều thú vị là Lê Lợi cũng là rể vua Trần. Trần Duệ Tông có 1 bà cung phi tên là Hoàng hậu Bạch Ngọc tên thật là Trần Thị Ngọc Hoà, người làng Tri Bản, xã Thổ Hoàng (nay là xã Hòa Hải, huyện Hương Khê - Hà Tĩnh) được Vua Trần Duệ Tông (1373-1377) tuyển làm Cung phi và sinh hạ Công chúa Trần Thị Ngọc Hiên ( Ngọc Dung, Ngọc Hiền), tước vị Huy Chân Công chúa.
khi trốn giặc Minh bà Hoàng hậu Bạch Ngọc cùng gia nhân, tôi tớ gồm 572 người bỏ trốn khỏi Kinh thành tìm về quê hương bản quán ẩn náu, lập nghiệp. Họ chọn vùng Cốc Sơn, Trà Sơn để định cư, chiêu dụ dân chúng đến đây khai hoang lập làng, phát triển sản xuất. Sau nhiều năm kiên trì làm lụng vất vả, một trang trại rộng tới 3.965 mẫu được khai phá với khoảng 3.000 người chia làm 4 điểm gồm Lại Sơn, Ngũ Khê, Hằng Nga và Tùng Chinh là những đơn vị hành chính tương đương một vùng địa dư rộng lớn nay thuộc huyện Vũ Quang, Đức Thọ và Can Lộc. Hoàng hậu còn dựng vợ gả chồng cho các gia nhân và cung nữ rồi lấy tên hai cặp vợ chồng đặt tên cho hai làng Kính - Kỵ và Trung - Phạm đến nay vẫn giữ nguyên những địa danh ấy.

Khi Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa và kéo quân vào lập căn cứ Đỗ Gia ở huyện Hương Sơn, nghĩa quân tình cờ phát hiện trang trại của Hoàng hậu Bạch Ngọc. Biết rõ sự tình, tướng Bùi Bị liền dẫn Hoàng hậu và Công chúa Huy Chân yết kiến chủ tướng. Hoàng hậu xin hiến tất cả lương thực, tiền của, nhân lực và trang trại xây dựng trong nhiều năm cho nghĩa quân Lam Sơn góp phần giúp nghĩa quân liên tục đánh thắng quân Minh trong nhiều trận ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Lê Lợi lấy Huy Chân làm cung phi sinh ra Lê Thị Ngọc Châu, tước vị Trang Từ Công chúa. Như vậy Lê Lợi là con rể vua Trần Duệ Tông

Sau đại thắng Chi Lăng - Xương Giang tiêu diệt toàn bộ quân Minh xâm lược, Lê Lợi lên ngôi vua mở đầu Triều Lê Sơ. Hoàng hậu Bạch Ngọc xin Nhà vua cho lập chùa Am để tu hành với cả Công chúa Huy Chân. Công chúa Trang Từ lấy tướng Bùi Ban là con trai tướng Bùi Bị, ông tử trận khi tiến đánh Chiêm Thành. Công chúa Trang Từ bèn xin về tu hành tại chùa Am cùng mẹ và bà ngoại, theo tập tục lúc bấy giờ những người không có con trai thừa tự khi chồng mất họ đều xuất gia tu hành thờ Phật.
Tiếc là Lê Lợi và Huy Chân công chúa không có con trai nên ông không thể là gạch nối giữa 2 họ Lê và Trần. Lê Lợi tự tay giành độc lập từ nhà Minh, mở ra 1 thời đại mới.
Lê Lợi chính là người mở ra nhánh thứ hai trong lịch sử các vương triều phong kiến Việt nam với các triều đại Hậu Lê, Mạc, Nguyễn. Nhà Lê Trải qua 10 đời vua đúng 100 năm từ 1427 đến 1527 thì bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi. Mạc Đăng Dung đả phế truất vị vua cuối cùng của triều Hậu Lê là Lê Cung Hoàng và giành ngôi báu về mình. Mạc Đăng Dung không tiến hành những bước như các triều đại trước từng làm là thông qua con đường hôn nhân. Ông Không làm rể của vua Lê và con ông cũng không có sự kết hợp giửa hai triều đại Mạc và Lê. Chính vì thế triều đại của ông không tồn tại được lâu. Nhà Mạc chỉ trải qua 5 đời kéo dài được 66 năm là bị đánh bại, nhà Lê với sự giúp sức của chúa Trịnh Tùng đã khôi phục lại vương quyền quay trở lại ngai vàng bị nhà Mạc cướp ngôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,468
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà lê và giết chết Lê Cung Hoàng thì một cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim đã tìm được một người con rơi của vua Lê Chiêu Tông là Lê Trang Tông lên ngôi tìm cách khôi phục lại cơ nghiệp cho nhà Lê. Giữa lúc cuộc chiến đang tiếp diễn thì Nguyễn Kim bị một hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết. Lúc này câu chuyện chàng rể nắm binh quyền lại một lần nửa tái lập tương tự trường hợp Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiển đầu độc trước kia. Người con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm đã thay bố vợ nắm toàn bộ binh quyền. Trịnh Kiểm sau khi có được cơ nghiệp đã giết chết người con cả của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng lo sợ cho tính mạng của mình, sau khi hỏi ý kiến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã xin Trịnh Kiểm cho phép mình vào trấn giử đất Thuận Hóa tạo nên một thế lực mới là Chúa Nguyễn hùng mạnh về sau.
Trịnh Kiểm sau khi có được toàn bộ thực quyền đã cùng vua Lê tập trung tấn công nhà Mạc đến đời con ông ta là Trịnh Tùng đã thành công, giúp Vua Lê giành lại cơ đồ. Điều thú vị là Trịnh Tùng là con của Trịnh Kiểm và Nguyễn thị Ngọc Bảo con gái Nguyễn Kim. Trịnh Tùng có 1 nửa huyết thống của nhà Nguyễn. Lúc này Đại Việt tồn tại một chính quyền dạng mới: Người đứng đầu triều đình dưới danh nghĩa là vua Lê nhưng thực chất chúa Trịnh mới là người có quyền lực nhất. Vua Lê chỉ đóng vai trò nghi thức ngoại giao và chỉ là cái bóng mờ nhạt trong cung đình. Vua Lê và chúa Trịnh đều thông qua mối quân hệ hôn nhân để duy trì quyền lực và tăng thêm tính gắn kết của cả hai. Các chúa Trịnh đã lần lượt gả con gái của mình cho vua Lê như trường hợp Trịnh Tùng gả con gái mình là Trịnh Thị Ngọc Trinh cho vua Lê Kính tông, Chúa Trịnh Tráng gả con gái mình là Trịnh thị Ngọc Trúc cho vua Lê Thần Tông... các Chúa Trịnh cũng là ông ngoại của rất nhiều vua Lê như: Lê Thần Tông, Lê Hy Tông... nửa máu họ Lê về sau đều có huyết thống của họ Trịnh.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,468
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
ở phương nam Nguyễn Hoàng và con cháu tạo nên 9 đời chúa NGuyễn mở cõi đất phương nam. Nguyễn Phúc Nguyên lấy Mạc Thị Giai là chắt nội của Mạc Đăng Dung làm vợ sinh ra Nguyễn Phúc lan người có 2 dòng máu Nguyễn Mạc. các đời chuá Nguyễn tiếp theo đều có huyết thống Nguyễn và Mạc.
Mối quan hệ giửa vua lê và chúa Trịnh và chúa Nguyễn trải qua hơn 200 năm cho đến năm 1786 thì có một biến cố lớn xảy ra. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã đánh bại các chúa Nguyễn ở miền nam và Nguyễn Huệ kéo quân ra bắc tiêu diệt toàn bộ quân của chúa Trịnh chém đầu Trịnh Khả chính thức chấm dứt vai trò của các chúa Trịnh trong lịch sử. Lúc này một câu chuyện thú vị lại xảy ra. Vua lê Hiển Tông là vua của triều Lê vì muốn tranh thủ thế lực của Nguyễn Huệ và để đề phòng sự quay trở lại của chúa Trịnh đã gả con gái của mình là Lê Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Biến Nguyễn Huệ từ một thủ lĩnh nghĩa quân áo vải thành một phò mã của triều Lê. Chính vì điều này khiến cho Nguyễn Huệ đả phát sinh tham vọng quyền lực của mình. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn người đứng đầu là Nguyễn Nhạc anh trai của Nguyễn Huệ. Khi Nguyễn Huệ được làm phò mã vua Lê khiến cho hai anh em bất hòa. Nguyễn Huệ cho quân bao vây thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc, cuối cùng khi không công phá được thành, cả hai quyết định giảng hòa. Nguyễn Huệ đóng đô ở Phú Xuân và chia đôi ranh giới với anh mình là Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn.

Khi vua Lê Chiêu Thống là cháu của vua Lê Hiển Tông mời quân Thanh vào nước ta để tiêu diệt Nguyễn Huệ. Lúc này Nguyễn Huệ ở Phú Xuân nhận được tin đã chọn ngày Hoàng Đạo lên núi Bân tế cáo trời đất tự mình lập thành Hoàng Đế lấy hiệu là Quang Trung và kéo quân ra bắc tiêu diệt 20 van quân Thanh đuổi Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi. Như vậy Nguyễn Huệ là con rể của vua Lê Hiển Tông và ông cũng giống như các triều đại trước thay thế bố vợ ngồi lên ngai báu. Câu chuyện chàng rể nắm vương quyền một lần nửa lại lặp lại. Nguyễn Huệ và công chúa Lê Ngọc Hân có con trai là Nguyễn Quang Đức nhưng vì Nguyễn Huệ đã lập Nguyễn Quang Toản là con của vợ chính thức là Phạm Thị Liên làm thái tử nên người nối ngôi là Nguyễn Quang Toản. Nguyễn Quang Toản cũng là rể của vua Lê Hiển Tông khi ông cưới con gái út của vua Lê Hiển Tông là công chúa Lê Ngọc Bình làm vợ. như vậy câu chuyện con rể nối vương quyền vẫn được tiếp tục.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,468
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Lúc này sau cái chết của Nguyễn Huệ thì tình hình Tây Sơn trở nên rối ren. Thừa cơ hội này Nguyễn Ánh là dòng dõi chúa Nguyễn đã từng bị Nguyễn Huệ đánh bại và cướp ngôi đã khôi phục lực lượng tấn công kinh đô Phú Xuân đánh bại toàn bộ quân Tây Sơn, đem xử chém toàn bộ con cháu của 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ... nhưng có một chi tiết rất lý thú là ông đã không giết công chúa Lê Ngọc Bình là vợ của Nguyễn Quang Toản và ông lại còn lấy bà này làm vợ. Như vậy Nguyễn Ánh cũng là con rể của vua Lê Hiển Tông và nay ông đả chính thức thay thế nhà Lê lập ra triều Nguyễn. Lịch sử đã lặp lại một lần nửa: nếu như Dương Đình Nghệ có một con rể và hai cháu rể làm vua thì vua Lê Hiển Tông còn thú vị hơn: bản thân ông có 3 người con rể đều làm vua. Trong đó có hai cha con Quang Trung và Quang Toản, người còn lại là Nguyễn Ánh lại là kẻ thù không đội trời chung của hai cha con này. Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long, lập ra triều Nguyễn. Lần đầu tiên 4 dòng máu Mạc Lê Trịnh Nguyễn cùng thống nhất lại một mối Ông cùng với công chúa Ngọc Bình có hai người con trai là Nguyễn Phúc Quân và Nguyễn Phúc Cự. Mặc dù hai người con này đều có mang trong người dòng máu của 4 họ Nguyễn và Lê, Trịnh và cả Mạc nhưng cũng như Quang Trung vua Gia Long đã không lập một trong hai làm người kế vị vì lúc này ông đã chọn Nguyễn Phúc Đãm làm thái tử và triều Nguyễn đã tạo được vị thế vửng chắc của mình. Không cần thiết phải tạo sự liên hệ với triều Lê. Thái tử Nguyễn Phúc Đãm sau lên ngôi lấy niên hiệu là Minh Mạng kế thừa triều Nguyễn. Triều đại cuối cùng trong lịch sử Phong kiến Việt Nam.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,384
Động cơ
461,670 Mã lực
Lịch sử Việt Nam kể từ khi Dương Đình Nghệ bước đầu xác lập quyền tự chủ năm 931 sau gần 1000 năm Bắc Thuộc cho đến khi vua Bảo Đại chính thức thoái vị năm 1945 trải qua hơn 1000 năm thì chúng ta có đến 11 triều đại phong kiến nối tiếp nhau bao gồm: Dương, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn. Điều thú vị là các triều đại sau đều liên kết với triều trước bằng con đường hôn nhân và đa số trong đó những người con rể đều thay thế bố vợ bước lên ngai vàng.

Lịch sử phong kiến Việt Nam tuy trải qua 11 triều đại nhưng được tập hợp lại thông qua hai nhánh chính: nhánh đầu tiên bao gồm các triều đại: Dương, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần và Hồ. Kết thúc nhánh này là nước ta bị nhà Minh chính thức đô hộ vào năm 1400. Lần đầu tiên nước ta bị phong kiến phương Bắc chính thức đô hộ sau 1000 năm bắc Thuộc. Tuy trải qua 7 triều đại nối tiếp nhau nhưng một điều rất thú vị là các triều đại đều kết nối với nhau qua con đường hôn nhân và triều đại sau có một nửa dòng máu của triều đại trước tạo thành một mối liên kết thống nhất và liên tục qua các triều đại:

Mở đầu là Dương Đình Nghệ: ông là người đầu tiên xác lập quyền tự chủ, đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán, tự phong mình là Tiết Độ Sứ cai quản Ái Châu. Sau ông bị Kiều Công Tiễn dùng mưu đầu độc chết. nhưng ông lại có một người con rể vô cùng tài giỏi là Ngô Quyền giết chết Kiều Công Tiễn, trả thù cho ông đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán. Đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô mở đầu thời kỳ độc lập lâu dài và liên tục cho nước ta. Ngô Quyền là người con rể đầu tiên thay thế bố vợ nắm lấy quyền lực và con của ông là Ngô Xương Văn chính là người mang hai dòng máu của hai họ Ngô và Dương.
Ngô Quyền trước khi lấy Dương thị con út của Dương Đình Nghệ đã có vợ là Đỗ thị và có con trưởng là Ngô Xương Ngập. Ngô Quyền lập Xương Ngập làm thái tử và truyền ngôi cho, điều này khiến họ Dương bất mãn và đứng đầu là Dương tam Kha con thứ 3 của Dương Đình Nghệ.
Tam Kha phế Xương Ngập và tự mình làm vua nhưng ông nhận cháu gọi mình là cậu ruột là Xương Văn làm người nối ngôi. Xương văn sau đó lật Tam Kha nhưng không giết cậu mà chỉ giáng xuống làm Dương lệnh công, đón anh ruột là Xương Ngập về 2 anh êm cùng trị vì.
Sau cái chết của Xương Văn và Xương Ngập nước trở nên hỗn loạn tạo ra 12 sứ quân tranh nhau. Đinh Bộ Lĩnh phất cờ nổi dậy đánh bại các sứ quân khác lên làm vua Là Đinh tiên Hoàng.
và một điều thú vị là trong số những người vợ của ông có Dương vân Nga là con gái của Dương Tam Kha và là cháu nội của Dương Đình Nghệ là người xác lập quyền tự chủ đầu tiên của nước ta. Như vậy có thể nói Đinh Bộ Lĩnh cũng được xem là cháu rể của Dương Đình Nghệ. Đinh Bộ Lĩnh cũng dựa vào cái bóng của Dương Đình Nghệ để lên ngôi.
Theo nguồn dưới đây thì trước khi chấm dứt loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh cũng là con rể của Trần Lãm, 1 trong số các sứ quân đó:

http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/dinh-tien-hoang-va-nhung-cuoc-hon-nhan-chinh-tri
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,468
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Theo nguồn dưới đây thì trước khi chấm dứt loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh cũng là con rể của Trần Lãm, 1 trong số các sứ quân đó:

http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/dinh-tien-hoang-va-nhung-cuoc-hon-nhan-chinh-tri
ừ thì là con rể Trần Lãm nhưng Trần Lãm không phải là vua chỉ là sứ quân, ông mượn thế lực nhà vợ thôi
Nguyễn Nhạc cũng là con rể 1 tù trưởng ba na. Ông ta lấy bà Ya Dố là con gái 1 tộc trưởng bana để mượn thế lực nhà vợ mới có khả năng làm khởi nghĩa
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,384
Động cơ
461,670 Mã lực
Không khác gì "Trò chơi Vương quyền" của HBO. Nhà Lannister gả con gái cho vua Robert Baratheon, rồi dạm hỏi con gái nhà Stark cho gã thái tử con của cặp này...

Hay đúng hơn, "Trò chơi Vương quyền" phản ánh những gì đã xảy ra trong lịch sử.

Đến tướng Napoleon Bonaparte bách chiến bách thắng còn lấy con gái vua Áo (ông bố vợ phải đấm này về sau bị con rể tấn công thật).

Hôn nhân là 1 trong những "quyền lực mềm" phổ biến nhất, vì cũng là 1 trong những biện pháp hữu hiệu nhất để tập hợp lực lượng.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,468
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Không khác gì "Trò chơi Vương quyền" của HBO. Nhà Lannister gả con gái cho vua Robert Baratheon, rồi dạm hỏi con gái nhà Stark cho gã thái tử con của cặp này...

Hay đúng hơn, "Trò chơi Vương quyền" phản ánh những gì đã xảy ra trong lịch sử.

Đến tướng Napoleon Bonaparte bách chiến bách thắng còn lấy con gái vua Áo (ông bố vợ phải đấm này về sau bị con rể tấn công thật).

Hôn nhân là 1 trong những "quyền lực mềm" phổ biến nhất, vì cũng là 1 trong những biện pháp hữu hiệu nhất để tập hợp lực lượng.
mặt vênh như bố vợ phải đấm chắc là chỉ vụ bố vợ bị toàn là rể nó cướp ngôi tức như là ăn đấm
 

freeboy10000

Xe hơi
Biển số
OF-414404
Ngày cấp bằng
3/4/16
Số km
197
Động cơ
220,829 Mã lực
Thời hiện đại cũng có chàng rể tên Dươn.g đấy. Phát huy được truyền thống ..." ăn hùm" của nhạc phụ, nhưng đang bị bỏ lò đấy cụ ;)
 

Pvsc

Xe trâu
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
31,365
Động cơ
546,331 Mã lực
Kể ra cụ tua ngược lịch sử thì nóng hơn :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top