[Funland] khi những chàng rể kế nghiệp vương quyền:

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Ở Việt Nam từ Dương Đình Nghệ đến nhà Nguyễn là gần 1000 năm trãi qua 11 triều đại tiếp nối nhau. Tuy khác họ nhưng đều có điểm chung là con rể cháu rể thay bố vợ trừ nhà Mạc.
đây là thớt giới thiệu về những trường hợp những chàng rể thay thế vương triều:
 

Gangnam

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-171717
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
55,406
Động cơ
1,114,862 Mã lực
Tuổi
46
Thớt này hay cụ ạ. Cụ viết tiếp đi, lát nữa rảnh em vào chém với cụ sau.
 

xeco.com

Xe ba gác
Biển số
OF-190420
Ngày cấp bằng
18/4/13
Số km
20,255
Động cơ
476,350 Mã lực
Em gặp mấy thằng rể chưa đc thay mà nó đã tìm cách biển thủ của bố vợ nó rồi.
 

ngoctuan86

Xe đạp
Biển số
OF-558686
Ngày cấp bằng
15/3/18
Số km
25
Động cơ
151,360 Mã lực
Tuổi
38
cụ viết tiếp đi để tối e rảnh e đọc
 

thecan

Xe buýt
Biển số
OF-308893
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
805
Động cơ
305,329 Mã lực
Xí 1 chỗ nghe cụ giới thiệu lịch sử
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Lịch sử Việt Nam kể từ khi Dương Đình Nghệ bước đầu xác lập quyền tự chủ năm 931 sau gần 1000 năm Bắc Thuộc cho đến khi vua Bảo Đại chính thức thoái vị năm 1945 trải qua hơn 1000 năm thì chúng ta có đến 11 triều đại phong kiến nối tiếp nhau bao gồm: Dương, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn. Điều thú vị là các triều đại sau đều liên kết với triều trước bằng con đường hôn nhân và đa số trong đó những người con rể đều thay thế bố vợ bước lên ngai vàng.

Lịch sử phong kiến Việt Nam tuy trải qua 11 triều đại nhưng được tập hợp lại thông qua hai nhánh chính: nhánh đầu tiên bao gồm các triều đại: Dương, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần và Hồ. Kết thúc nhánh này là nước ta bị nhà Minh chính thức đô hộ vào năm 1400. Lần đầu tiên nước ta bị phong kiến phương Bắc chính thức đô hộ sau 1000 năm bắc Thuộc. Tuy trải qua 7 triều đại nối tiếp nhau nhưng một điều rất thú vị là các triều đại đều kết nối với nhau qua con đường hôn nhân và triều đại sau có một nửa dòng máu của triều đại trước tạo thành một mối liên kết thống nhất và liên tục qua các triều đại:

Mở đầu là Dương Đình Nghệ: ông là người đầu tiên xác lập quyền tự chủ, đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán, tự phong mình là Tiết Độ Sứ cai quản Ái Châu. Sau ông bị Kiều Công Tiễn dùng mưu đầu độc chết. nhưng ông lại có một người con rể vô cùng tài giỏi là Ngô Quyền giết chết Kiều Công Tiễn, trả thù cho ông đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán. Đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô mở đầu thời kỳ độc lập lâu dài và liên tục cho nước ta. Ngô Quyền là người con rể đầu tiên thay thế bố vợ nắm lấy quyền lực và con của ông là Ngô Xương Văn chính là người mang hai dòng máu của hai họ Ngô và Dương.
Ngô Quyền trước khi lấy Dương thị con út của Dương Đình Nghệ đã có vợ là Đỗ thị và có con trưởng là Ngô Xương Ngập. Ngô Quyền lập Xương Ngập làm thái tử và truyền ngôi cho, điều này khiến họ Dương bất mãn và đứng đầu là Dương tam Kha con thứ 3 của Dương Đình Nghệ.
Tam Kha phế Xương Ngập và tự mình làm vua nhưng ông nhận cháu gọi mình là cậu ruột là Xương Văn làm người nối ngôi. Xương văn sau đó lật Tam Kha nhưng không giết cậu mà chỉ giáng xuống làm Dương lệnh công, đón anh ruột là Xương Ngập về 2 anh em cùng trị vì.
Sau cái chết của Xương Văn và Xương Ngập nước trở nên hỗn loạn tạo ra 12 sứ quân tranh nhau. Đinh Bộ Lĩnh phất cờ nổi dậy đánh bại các sứ quân khác lên làm vua Là Đinh tiên Hoàng.
và một điều thú vị là trong số những người vợ của ông có Dương vân Nga là con gái của Dương Tam Kha và là cháu nội của Dương Đình Nghệ là người xác lập quyền tự chủ đầu tiên của nước ta. Như vậy có thể nói Đinh Bộ Lĩnh cũng được xem là cháu rể của Dương Đình Nghệ. Đinh Bộ Lĩnh cũng dựa vào cái bóng của Dương Đình Nghệ để lên ngôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nguyễn Hoàng 2000

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-558687
Ngày cấp bằng
15/3/18
Số km
2,284
Động cơ
5,180,759 Mã lực
Tuổi
54
Cụ Dương Đình Nghệ để phúc lại cho con rể, cháu rể. Hay quá.
 

minhhainhim

Xe tăng
Biển số
OF-352051
Ngày cấp bằng
23/1/15
Số km
1,451
Động cơ
275,860 Mã lực
Em oánh dấu thớt này để hóng các cụ. Ngoài đường xô bồ quá, hết tự thích quay đầu trên cầu đến việc khởi nghiệp mở quán thịt chó thả rông. Rúc vào thư viện thư giãn tý vậy
 

Octopus

Xe tải
Biển số
OF-126919
Ngày cấp bằng
7/1/12
Số km
347
Động cơ
379,443 Mã lực
Cụ Trần Cảnh (Trần Thái Tông) mở đầu nhà Trần khi được vợ là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cũng được coi là rể kế nghiệp vương quyền nhỉ.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Đinh Bộ Lĩnh trị vì được 11 năm thì bị Đỗ Thích giết cùng với con trai là Đinh Liễn. Lê Hoàn được các quan tín nhiệm đưa lên ngai vàng với sự giúp sức đặc biệt của Dương Vân Nga và Lê Hoàn sau đó đã lấy bà này. Như vậy mở đầu là Dương Đình Nghệ cho đến 3 triều đại tiếp theo là Ngô, Đinh và Lê đều có mối quan hệ hôn nhân với nhau trong đó Ngô Quyền là con rể của Dương Đình Nghệ và Đinh Bộ Lĩnh cũng như Lê Hoàn đều là cháu rể của ông này.
Lê Hoàn và Dương Vân Nga có một người con gái là công chúa Lê Thị Phất Ngân và đả gả công chúa này cho Lý Công Uẩn. Sau khi Lê Hoàn chết Lê Long Việt rồi đến Lê Long Đĩnh thay nhau nối ngôi nhưng vì Lê Long đĩnh bị mắc bệnh chết sớm, các quan đồng lòng tôn Lý Công Uẩn là con rể của Lê Hoàn lên ngôi báu. Như vậy một lần nửa Lý Công uẩn là con rể lại được bước lên ngai vàng. Lý Công Uẩn cùng Lê Thị Phất Ngân có một người con trai là Lý Phật mã sau nối ngôi trở thái Lý Thái Tông. Như vậy Lý Phật Mã chính là người mang hai dòng máu của hai họ Lý và Lê cũng như là chít ngoại của Dương Đình Nghệ. Sự kết nối các triều đại qua con đường hôn nhân tạo nên sự thống nhất cao độ của các vương triều.
Về huyết thống Lý Thái Tông có họ Lý của cha, họ Lê của mẹ và họ Dương của bà ngoại trở thành sự kết hợp thú vị về huyết thống. Đại Việt bắt đầu từ Lý Thái Tông đã trở nên ổn định có nền móng vững chắc và thống nhất. Khác với các triều đại Dương Ngô Đinh Lê chỉ hơn 80 năm thay 5 triều và hầu như đều bị ám sát hay cướp ngôi.
Lý Thái Tông tạo nên 1 nhà Lý hùng mạnh một Đại Việt vững vàng bắt đầu chinh phục Chiêm Thành và truyền nối dần cho đến 8 đời Lý
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Cụ Trần Cảnh (Trần Thái Tông) mở đầu nhà Trần khi được vợ là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cũng được coi là rể kế nghiệp vương quyền nhỉ.
trừ Mạc đăng Dung ra ông nào cũng lên ngôi theo cách này cả
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,899
Động cơ
493,448 Mã lực
Đánh dấu để đọc, đã mời diệu cụ chủ
 

ngày giữa đêm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-156817
Ngày cấp bằng
14/9/12
Số km
8,359
Động cơ
414,416 Mã lực
Thớt này hay cụ ạ. Cụ viết tiếp đi, lát nữa rảnh em vào chém với cụ sau.
Em gặp mấy thằng rể chưa đc thay mà nó đã tìm cách biển thủ của bố vợ nó rồi.
Bố vợ có công nặn ra vợ Ta, dưng déo nuôi nổi đành gởi Ta nuôi hộ
vì vại để biết ơn, ổng thường iu ái nâng đỡ bơm đẩy Ta, đặc biệt để tỏ lòng nhớ ơn ổng thường kêu Ta là anh
 

Nguyễn Hoàng 2000

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-558687
Ngày cấp bằng
15/3/18
Số km
2,284
Động cơ
5,180,759 Mã lực
Tuổi
54
Bố vợ có công nặn ra vợ Ta, dưng déo nuôi nổi đành gởi Ta nuôi hộ
vì vại để biết ơn, ổng thường iu ái nâng đỡ bơm đẩy Ta, đặc biệt để tỏ lòng nhớ ơn ổng thường kêu Ta là anh
Tình chỉ đẹp khi quần chưa cởi
Đời chỉ vui khi bố vợ cho tiền
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Triều Lý trải qua tám đời vua đến đời Lý Huệ Tông đã trở nên suy vi cùng cực, lúc này trong triều đình nhà Trần một dòng họ đánh cá có tổ 5 đời từ Chiết Giang Trung Quốc di cư sang đất Nam Định bắt đầu củng cố thế lực và điều đặc biệt là họ cũng bước đi qua con đường hôn nhân. Đầu tiên là Trần Thị Dung lấy Lý Huệ Tông sinh được hai công chúa là Lý Thuận Thiên và Lý Chiêu Hoàng, sau đó hai anh em Trần Liễu và Trần cảnh lấy hai công chúa này và đều làm rể của vua Lý Huệ Tông. Sau đó nhà Trần mà điển hình là Trần thủ Độ ép vua Lý Huệ Tông phải bị điên và cho tu ở chùa Chân Giáo sau giết chết ông này. Lý Huệ Tông truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng làm vua nhưng Trần Thủ Độ đã ép Lý Chiêu Hoàng phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Như vậy Trần Cảnh là trường hợp tiếp theo con rể thay thế cha vợ trở thành Hoàng Đế tạo nên triều đại mới. Nhưng lúc này nảy sinh một vấn đề mới: Lý Chiêu Hoàng có khả năng không sinh được con khi người con trai là Trần Trinh vừa sinh ra đã chết. Để duy trì sự liên tục của hai triều đại Lý và Trần như vậy đòi hỏi người con của Trần Cảnh ( Trần Thái Tông) phải mang cả hai dòng máu của hai họ Lý và Trần mới được kế nhiệm ngai vàng. Vì thế bắt buộc Trần Thủ Độ phải làm một việc được xem là trái đạo lý luân thường thời đó là đem công chúa Lý Thuận Thiên là con cả của vua Lý Huệ Tông lúc này là vợ của Trần Liễu và là chị dâu của Trần Cảnh đang có thai 3 tháng về làm vợ của Trần Cảnh ( Trần Thái Tông). Lúc đầu Trần Thái Tông không đồng ý, ông bỏ lên núi Yên Tử tu hành nhưng sau vì bắt buộc của Trần Thủ Độ cũng như là sự duy trì huyết mạch của hai họ Lý và Trần. Ông miễn cưỡng đồng ý và lấy chị dâu của mình. Lý Thuận Thiên lúc cưới Trần Cảnh bà đang có thai với Trần Liễu 3 tháng sau sinh ra Trần Quốc Khang nên tuy danh nghĩa là con của Trần Thái Tông nhưng thực chất là con Trần Liễu nên không được nối ngôi. Bà cùng với Trần Thái Tông sinh tiếp 2 người con nửa trong đó có Trần Hoảng sau được nối ngôi trở thành vua Trần Thánh Tông. Như vậy Trần Thánh Tông cũng tương tự như vua Lý Thái Tông của triều Lý là người mang dòng máu hai triều đại. Là gạch nối của hai triều đại Lý và Trần tạo nên tính thống nhất và kế thừa các triều đại phong kiến Việt Nam
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top