Hồi con gái, 2 tháng e mới bị 1 lần, mẹ bảo bà ngoại cũng vậy vẫn đẻ con sòn sòn nên e vẫn vô tư, lấy chồng được 1 năm ko có con e đi khám ở phòng khám, chỉ vì tâm lý ngại vào viện, ngại xếp hàng, Bs bảo trứng bé, khó có con, bảo uống thuốc kích em cũng uống. Mấy tháng trời, bn tiền của giờ cô ấy phán "Chắc cháu nhờn thuốc rồi". Em nghe mà rụng rời về lại tìm hiểu thụ tinh nhân tạo, nghe nói cũng mất cả trăm triệu. Hôm nay 2 vợ chồng đi khám ở Vinmec về, BS nói do quá hấp tấp mà ko theo qui trình, uống thuốc bừa bãi. BS cũng khuyên trường hợp của em nên dùng biện pháp hỗ trợ sinh sản. Trên đường đi về vừa khóc vừa nghĩ sao đường con cái mình vất vả thế này, mình có sống bạc ác gì đâu, có bao giờ bỏ con đâu, chưa bao giờ nghĩ đến nỗi mình phải thụ tinh nhân tạo, tiền đâu bây giờ? Vay ai? Nếu may mắn thành công thì không sao, không thành công thì mất toi cả trăm triệu… Vay rồi trả làm sao? Điều kiện vợ chồng cũng không khá giả gì cho cam… Cưới nhau còn đi thuê nhà, chữa viêm rồi kích trứng mấy tháng có tiền dành dụm đâu…
Chào Mợ.
Đồng cảm với hoàn cảnh của Mợ, và đây là những gì nhà em đã trải qua. Thật sự vất vả nhưng thành quả thì tuyệt vời.
Trứng lép để có con tự nhiên khó, tuy nhiên rất có thể một ngày đẹp trời mợ lại dính.
Nên có con tự nhiên là tốt nhất để đảm bảo con đẻ đủ ngày tháng, khỏe, đề kháng tốt và ít bị đg hô hấp. Trường hợp do tuổi tác hoặc biện pháp cuối cùng mới làm IVF. Trước tiên mợ cứ điều trị Nội Tiết cho trứng nó đẹp đã, dùng pp IUI trước.
Tuy hơi dài nhưng mợ cứ copy về đọc dần nhé.
Kinh nghiệm ivf.
0, Chuẩn bị cơ thể bố và mẹ.
Đối với mẹ:
Xét nghiệm công thức máu, nội tiết (HCG), nước tiểu, viêm nhiễm, tắc vòi, hẹp vòi trứng, đa nang, viêm lạc nội mạc…..Niêm mạc…là các yếu tố dẫn đến khó đậu con.
Sau khi có kết quả rồi sẽ theo hướng điều trị của bác sỹ và tự thân vận động bằng ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt điều độ đúng giờ: Mẹ nên uống nhiều nước 2-3 lít/1 ngày, nước đun sôi để nguội, cắt vài lát chanh, dưa chuột, táo…(Nước Detox) uống giải độc. Ăn các loại rau củ quả, nhiều xơ, vitamin, ăn rau sạch an toàn, ăn và uống nhiều cam, chanh, bưởi tang cường vitamin C. Bổ xung Vitamin E, sắt, canxi. Ăn nhiều lòng trắng trứng gà.
Ăn các loại quả: Bơ ăn thường xuyên được hoặc mỗi tuần ăn 3-4 lần sinh tố bơ. Sầu riêng mỗi tuần ăn 1 lần. các loại quả khác như ổi và quả mát ăn thường xuyên, thích quả gì ăn quả nấy.
Liệu pháp:
- Massage ấm khu vực buồng trứng: Là phần dưới rốn và trên âm đạo. Mỗi ngày massage ít nhất 30 phút bằng dầu massage hoặc dầu dừa. Đặt bàn tay lên, xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ tầm 3-5 phút và ngược lại.
- Massage chân cho máu lưu thông (đả thông kinh mạch).
- Hơ huyệt và bấm huyệ đả thông kinh mạch giúp máu lưu thông lên não bộ, chân tay và buồng trứng.
- Đi bộ, tập thể dục, yoga, taichi, các bài tập giãn cơ bụng, xoạc chân, nhảy cao gối sẽ giúp giải phóng cơ thể.
-
Uống cây đùm đũm(Cây mâm xôi nếp hay cây mâm xôi tím). Lá và thân của cây mâm xôi, băm nhỏ, phơi khô hoặc sao khô, sắc lấy nước uống (đun nước chè, vối uống ntn thì làm như thế).
Đối với bố:
Cắt hết rượ, bia, thuốc lá, làm việc trong môi trường mát hoặc nóng vừa phải, ít hít phải khí độc hại, tránh ngồi lâu không vận động.
Tập thể dục, chống đẩy, vít xà, chạy bộ.
Ăn ít tinh bột, ăn nhiều thịt có đạm, ăn nhiêu rau xanh, uống nhiều nước
Xét nghiệm tinh trùng, kiểm tra có lỗi gen hay không.
1, Trước chuyển phôi 1 tháng - Đi bộ mỗi tối 15-30 phút - Mỗi ngày ăn 1 củ khoai lang nhỏ, cho vào nồi cơm hấp cùng cơm. Bọn châu Phi chỉ ăn khoai lang mà đẻ rõ lắm
. - Uống 2 lít nước 1 ngày, cắt 3-5 lát chanh vào để thải độc - Uống Vitamin tổng hợp, acid folic - Ăn ít tinh bột, ăn nhiều rau, củ, quả và thịt, trứng - Cách ngày ngâm chân nước muối gừng 1 lần giữ ấm bàn chân và tử cung
2, Trước chuyển phôi 3 ngày - Quan hệ vợ chồng trc 1 ngày - Mỗi ngày uống 1 ly dứa ép cả lõi để làm sạch tử cung, ăn quả bơ ko đường sữa gì
3, Ngày chuyển phôi - Ăn sáng no - Nhịn tiểu vừa phải, vừa đủ buồn thôi - Cố gắng nằm sau chuyển phôi 1 tiếng, đắp chăn cho chân để giữ ấm chân - Khi nào buồn tiểu thì dậy đi luôn, ko nhịn - Chuyển phôi về thì mua khoai tây chiên của mấy hàng ăn nhanh KFC, Lotte j đấy ăn (cái này mấy diễn đàn hiếm muộn ở Mỹ hay làm và ko có lời giải thích. Kiểu...truyền thuyết). - Tối ăn cháo cá chép hoặc chim câu hầm hạt sen - Ngày này đi lại bình thường nhưng nhẹ nhàng.
4, Sau ngày chuyển phôi - Không dùng điện thoại, tivi từ 3-5 ngày - Nằm nghỉ 2 ngày, chỉ dậy đi vệ sinh. Vẫn uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. - Trong 2 ngày nằm nghỉ thì vẫn phải đi bộ quanh nhà 10p, trưa 10p, tối 10p. Mệt thì nghỉ luôn, ko dc cố. - Đặt thuốc và uống thuốc theo đơn của bác sĩ tuyệt đối đúng giờ - Sau 2 ngày sinh hoạt bình thường nhưng nhẹ nhàng.
Giữ thai 3 tháng đầu Duphaston uống vào ngày 7 (tính cả ngày cp). Thuốc chia theo tgian ví dụ 2v thì cách 12h, 3v cách 8h –
7h30 sáng thức dậy ăn sáng, uống 1 viên sắt (thuốc tự kê) ==> nếu e uống acid folic thì ko uống sắt nhé –
8h uống 1v duphaston (tự kê), 1v progynova (bs kê) - 12h trưa ăn trưa xong uống 1v bổ tổng hợp (tự kê), 1v progynova (bs kê), đặt thuốc cyclogest (bs kê) ==> nếu e đặt sáng thì ko đặt trưa nha -
8h tối ăn tối xong uống 1v duphaston (tự kê), 1v vitamin E (tự kê), 1v progynova (bs kê) –
10h đêm đi ngủ đặt 1v cyclogets (bs kê) => nếu đặt sáng rồi các em tự để ý cách 11h,12h đặt lại là đc nhé.
Progynova sau khi có tim thai thì bs ko kê nữa, nên c dừng luôn, duphaston thì vẫn duy trì 2v/ ngày cho đến 12w, khi nào có dịch nâu thì c tăng lên 4v, còn ko thì cứ 2v.
Lưu ý các em nếu ra dịch nâu đừng sợ: khi thấy dịch nâu, các em chuyển thuốc đặt về hậu môn 1 hôm để theo dõi có phải do đặt trầy âm đạo ko (nếu vậy thì ko sao), tăng thuốc duphaston lên 4v/ngay, theo dõi nếu còn ra thì đi khám ngay (lên bv sẽ có thể đc kê thuốc duphaston uống đó, hoặc đc tiêm progestone ngày 2ong). Thuốc co bóp tử cung chị thủ sẵn no-spa, nhưng khi nào đau nhẩm nhẩm quặn lên thì c mới uống, ngày tối đa 6v, bth c uống có 2v, nhưng khi chuyển phôi xong mà cứ đau nhẩm nhẩm như đau bụng kinh thì ko cần uống nha em.
Nếu thấy ra máu khi mới có thai:
- Chuyển đặt thuốc hậu môn nếu đang dùng cyclogest - Uống 2v duphaston (nếu chưa uống) hoặc 4v (nếu đang uống liều 2v), chia 2 lần cách đều 12 tiếng. Hoặc tiêm 2 ống progesteron mỗi ngày.
- Uống thuốc giảm co nếu tc co bóp hay đau lâm râm. Theo dõi sau 1 ngày, nếu các cách trên k hiệu quả thì đi khám nhé. Bác sĩ Hồ Sỹ Hùng Viện C chia sẻ bài viết bên Hội IVF Viện PSTW. Trong thời gian vừa qua có rất nhiều bạn bị sảy thai hoặc đẻ non sau khi chuyển phôi thành công. Để hiểu rõ hơn và giúp mọi người có thể phần nào phòng tránh được điều này tôi chia sẻ một số thông tin hữu ích để các bạn có thể dựa vào để đề phòng được. Trước hết về nguyên nhân tại sao lại bị sảy thai hoặc đẻ non sau điều trị vô sinh.
Đối các trường hợp thai bị ngừng phast triển trược 12 tuần thì 80% nguyên nhân là do bất thường thai (chủ yếu là bất thường về di truyền nhiễm sắc thể) nên rất khó có thể điều trị được_vàn đề này tôi đã chia sẻ một lần trong nhóm này rối.
Khoảng 20% nguyên nhân còn lại có thể giải quyết được trong đó có phần nhỏ nguyên nhân do thiếu nội tiết mà chúng ta có thể xửa trí được bang cách hỗ trợ hoàng thể sau chuyển hôi (thuốc đặt, tiêm hay thuốc uống.
Các nghiên cứu cho thấy liều thuốc đến 800mg là đủ, trừ trường hợp đặc biệt cần dung nhiều hơn. Do vậy một số bạn muốn dung nhiều, xin them thuốc cũng không có giá trị nhiều. Đối với các trường hợp bị sảy thai hoặc để non sau 12 tuần thì có một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, các trường hợp đẻ non chủ yếu do tử cung căng giãn quá mức và quá nhanh do đa thai. Thứ hai do cổ tử cung hở và ngắn dẫn đến dễ mở gây sảy thai và đẻ non.
Tuy nhiên nhiều trường hợp cổ tử cung vẫn bình thường nhưng do tử cung căng to quá cũng là cho cổ tử cung dễ bị ngắn lại. Thứ ba là do viêm nhiễm âm đạo dẫn đến vỡ ối và gây đẻ non. Ở những người mang thai bình thường (không phải vô sinh) thì đây là nguyên nhân hang đầu gây đẻ non. Còn rất nhiều nguyên nhân nữa nhưng trên đây là 3 nguyên nhân hay gặp trên những người làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Vậy để phòng tránh thì phải loại trừ từng nguyên nhân một.
Thứ nhất người ta cố gắng làm sao chỉ chuyển một phôi để giảm tỷ lệ đa thai. Tuy nhiên đây là vấn đề rất nan giải, ngay cả ở các nước phát triển với nền ý học tiên tiến nhất. Do vậy cho đến hiện tai chúng ta vẫn phải chấp nhận vấn đề này.
Thứ hai là cổ tử cung bị ngắn. ở đây có thể bản thân cổ tử cung bị ngắn nhưng cũng có thể do tử cung to lên nhanh làm cho cổ tử cung bị ngắn. Giải quyết bang cách khâu vòng cổ tử cung cũng có thể giải quyết được, nhưng cũng có thể không. Thứ ba do viêm nhiễm có thể giải quyết được bang điều trị chống viêm nhiễm. Như vậy chiến lược dự phòng sinh non sẽ tập trung vào các công việc sau đây:
1) Chế độ nghỉ ngơi hoàn toàn là quan trong nhất vì tất các kích thích gây ra cơn co tử cung xuất phát từ các hoạt động gây tăng áp lực trong ổ bụng như đi lại, trèo cầu thang, ho....Nghỉ ngơi có thể giúp điều trị tới 50% giá trị.
2) Khâu vòng cổ tử cung: thường áp dung cho các trường hợp một thai mà cổ tử cung dưới 25m và song thai mà cổ tử cung dưới 35mm. Tuy nhiên khâu vòng cổ tử cung chỉ là dự phòng và nhược điểm là sợi chỉ nằm cổ tử cung sẽ gây kích thích, dễ viêm nhiễm, đôi khi lại là điểm bất lợi. Hơn nữa khi cổ tử cung bị mở ra thì bắt buộc phải cắt chỉ khâu vòng vì nếu không sẽ bị vỡ tử cung. Thự tế nhiều người khâu vòng nhưng vẫn bị đẻ non.
3) Sử dụng thuốc progesterone đặt âm đạo hoặc uống (ít lựa chọn) với mục đích làm giảm nhạy cảm của cơ tử cung với các kích thích bên ngoài. Thuốc này được khuyên dùng liều từ 200 -400mg cho đến khi thai được 36 tuần. Đây là khuyến cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới.
4) Sử dung thuốc đặt âm đạo chống viêm, tránh vỡ ối sớm. Thuốc này không sử dung thường xuyên nhưng có thể xen kẽ với thuốc progesterone và đặc biệt cần dùng khi có triệu chứng viêm nhiễm như ra dịch, khí hư, ngứa....
5) dùng thuốc trưởng thành phổi sớm, đề phòng nếu không may bị đẻ non thì vẫn có cơ hội cho bé tránh được hai bệnh là bệnh màng trong gây suy hô hấp và chảy máu não that. Thuốc được khuyến cáo dùng từ tuần thứ 26 đến 34 tuần, trước và sau thời gian này dùng không có giá trị. Trước đây thuốc được khuyên dùng rộng rãi nhưng gần đây Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo chỉ nên dùng trong trường hợp cần thiết vì thuốc có những tác dung phụ nhất định do vậy bây giờ không được sử dung đại trà nữa mà chỉ trường hợp có nguy cơ mới nên dùng.
6) Dùng thuốc giảm co: thuốc đầu tay được khuyên dùng là thuốc Nifedipin, là loại thuốc hạ huyết áp nhưng lại có tác dung giảm co nên được dùng tuy nhiên không được tự ý dùng mà phải có chỉ định của BS. Tractocile là thuốc giảm co tốt nhất nhưng rất đắt tiền nên không phải lúc nào cũng dùng được nên không phải là lựa chọn hàng đầu. Các bạn lưu ý Spasmaverin, Nos pa không phải là thuốc giảm co mà chỉ là thuốc giãn cơ nhưng vì dễ sử dung, rẻ tiền nên thường được dùng nhiều hơn.
Trong trường hợp không may bị đẻ non thì phương pháp đỡ đẻ làm sao hạn chế gây sang chấn cho trẻ ít nhất, hồi sức và chăm sóc ngay sau khi sinh ra thì mới giúp được trẻ có cơ hội sống cao nhất. Chính vì vậy chăm sóc và hồi sức sơ sinh rất quan trọng. Cho đến nay thì dối trường hợp sinh từ sau 32 tuần thì khả năng nuôi được sơ sinh cũng khá cao, lúc này trẻ được trên 1200g. Đặc biệt sau 34-35 tuần, trẻ trên 1500g thì 80% có thể nuôi được.
Tóm lại để điều trị ivf có được kết quả đã là một quãng đường gian nan vất vả. Giữ được thai cho đến đủ tháng cũng lại càng gian nan vất vả hơn. Y học luôn tìm ra các giải pháp để phòng và chữa trị các bệnh một cách tốt nhất nhưng không thể nào hoàn hảo 100% được. Chính vì vậy càng ngày càng có nhiều những phương pháp để giải quyết vấn đề còn tồn tại và những giải pháp trên cũng chỉ giúp được phần nào. các bạn đọc để hiều để tự giúp cho chính bản thân mình. Chúc các bạn một buổi tối vui vẻ vẻ tiếp tục thành công trên hành trình của mình!