- Biển số
- OF-362941
- Ngày cấp bằng
- 14/4/15
- Số km
- 950
- Động cơ
- 265,202 Mã lực
E nghĩ chúng nó bán bức gốc, làm bức giả hỏng thôi
Chứ chả nhẽ bọn nó ngu hơn e
Chứ chả nhẽ bọn nó ngu hơn e
Quét thêm nữa là bức tranh này trường tồn nuôn, không lo ẩm mốc các kiểu.Có cần lăn thêm lớp sơn WeatherShiled Plus cho nó chắc không? Có thể treo được ngoài trời
Vài năm nữa. Trên thị trường chợ đen, bức tranh thật được rao bán với giá ....
Triệu đô thì không gì là không thể, nhất là cả hai đều có “nghề” mà lại làm hỏng?!E nghĩ chúng nó bán bức gốc, làm bức giả hỏng thôi
Chứ chả nhẽ bọn nó ngu hơn e
Tranh này là trừu tượng à cụ, em tìm chữ để đánh vần mà chả thấy chỗ mô, hay tranh của TQ.‘Vườn xuân Trung Nam Bắc’ – kiệt tác để đời về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt
Hoàn thành trong suốt 20 năm, “Vườn xuân Trung Nam Bắc” là tác phẩm tinh túy nhất của danh họa Nguyễn Gia Trí. Bởi trong tác phẩm mọi thành tựu trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy về sơn mài đều được ông gửi gắm vào đây.
Được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ Thuật TP HCM, tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí là một trong số những bức tranh tiêu biểu của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Tranh được vẽ bằng chất liệu, khổ 540cm x 200cm. Là hiện vât gốc, độc bản, tác phẩm có thời gian sáng tác kéo dài trong 20 năm, khởi đầu từ năm 1969 và hoàn thành năm 1989.
Thể hiện một đề tài quen thuộc là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, nhưng tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” được làm mới với sự hiện diện của phụ nữ cả 3 miền Bắc, Trung, Nam
Bức tranh mô tả các thiếu nữ trong trang phục truyền thống từng vùng tươi vui, ca hát thể hiện sức sống tươi mới giữa mùa xuân trong một khung cảnh thiên nhiên rộng lớn.
Trung tâm bức tranh là nhóm phụ nữ ba miền Trung – Nam – Bắc trong trang phục cổ xưa.
Cạnh đó là hai đứa bé như trong tranh dân gian cưỡi con kỳ lân huyền thoại chạy chơi.
Phía sau là ngôi miếu cổ nhỏ nhưng trang nghiêm.
Xen với các nét văn hóa truyền thống đó là không khí hiện đại tạo bởi hai nhóm thiếu nữ áo trắng múa quay tròn…
Dọc theo hai đường viền bên trái và bên phải của bức tranh là hai câu thơ chữ Hán của nhà văn hóa Đào Duy Từ, tạm dịch là: Bóng trăng như đèn tỏa sáng trên mặt nước/ Hương hoa thoang thoảng bay theo gió đưa.
Chữ ký của họa sĩ Nguyễn Gia Trí ở góc dưới bên phải bức tranh.
Nhìn tổng thể tác phẩm, chỗ tĩnh, chỗ động khiến cho người xem cảm nhận nhịp sống thật trong tranh.
Sự tài tình khi phối hợp giữa chất liệu vàng son với vỏ trứng cũng được bậc thầy sơn mài Việt Nam thể hiện nhịp nhàng, khéo léo.
Cũng như những tác phẩm sơn mài cùng thời, “Vườn xuân Trung Nam Bắc” không có nhiều màu sắc mà chủ yếu là đỏ, đen, vàng, trắng. Vậy nhưng sức hấp dẫn đến ma mị của tác phẩm đủ mạnh để làm lay động những ai đứng trước nó.
Ngắm nhìn tác phẩm, người xem cảm thấy như mình được trở về miền ký ức với cảnh sắc thiên nhiên đầy sức sống, với vẻ đẹp thiếu nữ dịu dàng…tất cả không thể hoàn mỹ hơn.
Hoàn thành trong suốt 20 năm, do đó cũng không quá khi nói rằng “Vườn xuân Trung Nam Bắc” là tác phẩm tinh túy nhất của danh họa Nguyễn Gia Trí. Bởi trong tác phẩm mọi thành tựu trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy về sơn mài đều được ông gửi gắm vào đây.
Được biết khi Ủy ban nhân dân TP.HCM quyết định trích ngân sách 100.000 USD mua kiệt tác này cách đây 2 thập kỷ, một cuộc tranh luận nảy lửa đã xảy ra.
Nhiều ý kiến cho rằng đó có phải là việc làm lãng phí không cần thiết. Lý do đơn giản là bởi thời điểm năm 1996, 100.000 USD tương đương với sáu trăm triệu đồng, một con số tiền quá lớn thời điểm đất nước còn nhiều khó khăn.
Cảm giác lớn đó càng nhân lên nhiều cấp số khi nó được chi ra để mua tranh. Cuộc tranh cãi kéo dài nhiều năm ngay kể cả khi việc mua bán đã hoàn tất và được Ủy ban nhân dân thành phố giao lại cho Bảo tàng Mỹ thuật Hồ Chí Minh trưng bày, bảo quản.
Việc tranh cãi trong dư luận chỉ thực sự chấm dứt khi có một nhà sưu tập người Bỉ trả giá 1 triệu USD ( gấp mười lần số tiền mua ban đầu) để có thể mua lại kiệt tác này.
Đen thôi, đỏ quên đi. Lại được vài trăm triệu tu sửa.Một ngày đầy nắng và gió năm 2018, GĐ bảo tàng nghĩ rằng cần phải làm vệ sinh cho bức tranh cực quý này nên đã tháo xuống và trao cho ông Lưu Minh Phụng, thợ sửa sơn mài ở TP HCM. Vì không hiểu biết về nghệ thuật hội họa sơn mài, ông Phụng dùng nước rửa chén, bột chu, giấy nhám để rửa tranh.
Bẩn thì vệ sinh cho sạch, có dì đâu mà phải ồn ào cụ nhỉ.Oái chòa.. giờ thì vệ sanh sạch sẽ rồi đới, nhưng có vẻ còn thiếu khoản chà nhám cho phẳng phiu thì mới gọi là chuẩn.
Vâng, thế cái tên bức tranh là gì, tự cảm nhận hay có ai mách cho, em tìm chả thấy ạ, em ngu nên cứ phải đọc hiểu mới xuôi, còn chả nghe ai hót hộ.Không biết cụ ạ. Nhưng thiên hạ xếp hạng "Bộ Tứ Siêu Đẳng" thì vầy:
Nhất Trí, Nhì Vân, Tam Lân, Tứ Cẩn. Bộ Tứ Danh họa Việt Nam.
Rõ sạch!!! Em nà em ưngSau khi rửa xong nhìn bức tranh sáng hẳn ra
Cụ vớ vẩn bỏ mẹ raVâng, thế cái tên bức tranh là gì, tự cảm nhận hay có ai mách cho, em tìm chả thấy ạ, em ngu nên cứ phải đọc hiểu mới xuôi, còn chả nghe ai hót hộ.