- Biển số
- OF-16576
- Ngày cấp bằng
- 22/5/08
- Số km
- 514
- Động cơ
- 514,690 Mã lực
Cháu đọc báo dùm các cụ:
http://www.tuanvietnam.net/2010-05-07-khi-canh-sat-giao-thong-duoc-khoan-chi-tieu-xu-phat
Tác giả: Khôi Nguyên
Việc cảnh sát giao thông (CSGT) được giao "chỉ tiêu" xử phạt vi phạm mỗi ngày lâu nay những tưởng chỉ là câu chuyện vui khi nói chuyện phiếm của những người có quen biết CSGT. Thật không ngờ và khó có thể tin nổi đây lại là việc có thật.
Lãnh đạo CSGT Hà Nội đã lên báo, nói toẹt ra việc việc giao chỉ tiêu cho cấp dưới. Dịp này, tổng cộng lực lượng CTGT thủ đô phải xử phạt 415 trường hợp vi phạm mỗi ngày. Đương nhiên, chỉ tiêu phải lập bao nhiêu biên bản, tạm giữ bao nhiêu phương tiện cũng được "khoán" cho từng đội, từng tổ CSGT. Trả lời báo chí, Trưởng phòng CSGT Hà Nội Nguyễn Duy Ngọc nói thẳng: "Giao chỉ tiêu là để nâng cao trách nhiệm, khuyến khích cảnh sát làm tốt nhiệm vụ, còn việc xử phạt phải căn cứ vào tình hình thực tiễn vi phạm".
Câu nói trên đúng tuyệt đối ở vế sau, việc xử phạt phải căn cứ vào thực tiễn". Thế nhưng chẳng hiểu căn cứ vào "tiềm năng", "triển vọng" nào mà lãnh đạo CSGT "áp" cho cấp dưới các "mức khoán"?
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Nguồn: vietbao.vnhttp://www.tuanvietnam.net/admin#Root_Translations
Có ba khả năng có thể xảy ra. Nếu "mức khoán" là phù hợp với thực tiễn vi phạm thì chắc chắn nhiều người cũng đỡ băn khoăn. Nhưng "thực tế" vi phạm của người dân đâu có thể đong đếm được một cách chuẩn xác về cơ bản, kể cả việc lấy ngày nọ bù ngày kia, tháng này bù tháng khác? Ngay cả chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng phải dựa trên số lượng học sinh, khả năng đào tạo của hệ thống, nhu cầu và triển vọng kinh tế- xã hội được công bố công khai hàng năm trước mỗi kỳ thi còn không ít lần phải "du di" cho phù hợp.
Băn khoăn lớn nhất là ở hai khả năng còn lại. Thứ nhất, nếu người dân tham gia giao thông không vi phạm, hoặc vi phạm ít hơn "mức khoán" thì CSGT Hà Nội "xoay" đâu ra số biên bản cần phải lập, số phương tiện cần phải tạm giữ cho đủ chỉ tiêu? Bởi lẽ, đã có chỉ tiêu đương nhiên cấp dưới phải phấn đấu hoàn thành hoặc làm vượt. Và nếu giao chỉ tiêu chỉ để cho vui thì chắn chắn lãnh đạo CSGT Hà Nội chẳng "ban hành" làm gì cho mất thời gian, có khi còn gặp những chuyện "rách việc" về cái gọi là chỉ tiêu ấy.
Thứ hai, nếu thực tế vi phạm vượt mức khoán về số biên bản phải lập và số phương tiện phải tạm giữ thì CSGT Hà Nội có thể đạt hoặc vượt chỉ tiêu. Nhưng đã đủ "định mức" rồi thì có thể "lơ là" hơn trong việc xử lý vi phạm?...Hay...Hay...?...
Những câu hỏi này thì chỉ lực lượng CSGT Hà Nội mới có thể trả lời.
http://www.tuanvietnam.net/2010-05-07-khi-canh-sat-giao-thong-duoc-khoan-chi-tieu-xu-phat
Tác giả: Khôi Nguyên
Việc cảnh sát giao thông (CSGT) được giao "chỉ tiêu" xử phạt vi phạm mỗi ngày lâu nay những tưởng chỉ là câu chuyện vui khi nói chuyện phiếm của những người có quen biết CSGT. Thật không ngờ và khó có thể tin nổi đây lại là việc có thật.
Lãnh đạo CSGT Hà Nội đã lên báo, nói toẹt ra việc việc giao chỉ tiêu cho cấp dưới. Dịp này, tổng cộng lực lượng CTGT thủ đô phải xử phạt 415 trường hợp vi phạm mỗi ngày. Đương nhiên, chỉ tiêu phải lập bao nhiêu biên bản, tạm giữ bao nhiêu phương tiện cũng được "khoán" cho từng đội, từng tổ CSGT. Trả lời báo chí, Trưởng phòng CSGT Hà Nội Nguyễn Duy Ngọc nói thẳng: "Giao chỉ tiêu là để nâng cao trách nhiệm, khuyến khích cảnh sát làm tốt nhiệm vụ, còn việc xử phạt phải căn cứ vào tình hình thực tiễn vi phạm".
Câu nói trên đúng tuyệt đối ở vế sau, việc xử phạt phải căn cứ vào thực tiễn". Thế nhưng chẳng hiểu căn cứ vào "tiềm năng", "triển vọng" nào mà lãnh đạo CSGT "áp" cho cấp dưới các "mức khoán"?
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Nguồn: vietbao.vnhttp://www.tuanvietnam.net/admin#Root_Translations
Có ba khả năng có thể xảy ra. Nếu "mức khoán" là phù hợp với thực tiễn vi phạm thì chắc chắn nhiều người cũng đỡ băn khoăn. Nhưng "thực tế" vi phạm của người dân đâu có thể đong đếm được một cách chuẩn xác về cơ bản, kể cả việc lấy ngày nọ bù ngày kia, tháng này bù tháng khác? Ngay cả chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng phải dựa trên số lượng học sinh, khả năng đào tạo của hệ thống, nhu cầu và triển vọng kinh tế- xã hội được công bố công khai hàng năm trước mỗi kỳ thi còn không ít lần phải "du di" cho phù hợp.
Băn khoăn lớn nhất là ở hai khả năng còn lại. Thứ nhất, nếu người dân tham gia giao thông không vi phạm, hoặc vi phạm ít hơn "mức khoán" thì CSGT Hà Nội "xoay" đâu ra số biên bản cần phải lập, số phương tiện cần phải tạm giữ cho đủ chỉ tiêu? Bởi lẽ, đã có chỉ tiêu đương nhiên cấp dưới phải phấn đấu hoàn thành hoặc làm vượt. Và nếu giao chỉ tiêu chỉ để cho vui thì chắn chắn lãnh đạo CSGT Hà Nội chẳng "ban hành" làm gì cho mất thời gian, có khi còn gặp những chuyện "rách việc" về cái gọi là chỉ tiêu ấy.
Thứ hai, nếu thực tế vi phạm vượt mức khoán về số biên bản phải lập và số phương tiện phải tạm giữ thì CSGT Hà Nội có thể đạt hoặc vượt chỉ tiêu. Nhưng đã đủ "định mức" rồi thì có thể "lơ là" hơn trong việc xử lý vi phạm?...Hay...Hay...?...
Những câu hỏi này thì chỉ lực lượng CSGT Hà Nội mới có thể trả lời.