Kể cả khi đã bình phục và đạt phong độ cao thì TA vẫn không thể xếp vào đội hinh này, chỉ vì lối đá và cách vận hành của đội hiện nay không phù hợp với TA.
TA phù hợp với một đội có xu hướng đá tấn công, vị trí của TA sẽ là thu hồi - tổ chức - phát động. Trong khi cả hai vị trí trung tâm của U23 hiện nay nhiệm vụ hàng đầu trong thực tế vẫn là thu hồi - giải tỏa và hỗ trợ tối đa cho phòng ngự, chỉ khi thấy cơ hội đã lóe sáng mới phát động phản công nhanh.
Vậy nên có điểm hơi khác lạ là các tiền vệ trung tâm của U23 sử dụng rất nhiều đường chuyền về trong đoạn ngắn với mục đích giải tỏa sức ép và có thời gian chạy chỗ giữ khoảng cách đội hình. Trái với các trận hồi xưa (cả khi đá hay và dở) là phát động, không thành bàn thì cũng gây sức ép.
Em rất thích cặp TA-XT, nhưng thẳng thắn mà nói thì bóng đá quan trọng là kết quả. Với những con người như hiện nay thì lối đá phòng ngự chủ động đang được áp dụng là tối ưu nhất. Các cầu thủ hiện nay (chỉ) phù hợp với lối đá này nên không thể đưa một vài nhân tố kiểu như TA vào được.
So sánh theo ngôn ngữ xe cộ, thì không thể lấy động cơ F1 lắp vào xe tải Hyundai để mong xe khỏe hơn.
Cũng có thể sau giải, ông Park sẽ hoàn thiện và sáng tạo lối chơi hơn nữa và TA sẽ trở lại.
Lứa U19 xưa còn mấy nhân tố tốt nhưng không được đặt vào môi trường phát triển phù hợp nên giờ nhạt nhòa, ví dụ như Hồ Tấn Tài (Nghệ An), Lâm Ti Phông (Khánh Hòa), Phan Văn Long (Đà Nẵng).
Trong đó Lâm Ti Phông là điển hình cho những hệ quả của Võ Lích đá theo kiểu "phất lên cho Tây ghi bàn", lối đá này không chỉ lấy hết đất sống của các tiền đạo nội mà nguy hiểm hơn là nó giết hết sự sáng tạo và làm mai một kỹ năng của các tiền vệ tổ chức.
Kể cả HAGL, vốn luôn lớn tiếng chỉ trích lối đá này cũng có những trận đấu mà sống được nhờ kiểu đá "phất lên".