- Biển số
- OF-149832
- Ngày cấp bằng
- 20/7/12
- Số km
- 11,872
- Động cơ
- 447,377 Mã lực
Ký ức,đến giờ gần 40 sọi ồi mà e vẫn nhớ cách thắt nút
Giờ cụ nói em mới biết đấy! MDLừa đảo hết thôi các kụ ơi, hơn 40 rồi em mới biết Lê Văn Tám không có thật, nhục...!!!
Dạ tại hồi đó e được cử đi tham gia huấn luyện ở lớp Kỹ năng của thành phố (kèn trống cắm trại mật mã mật thư ...) nên tiểu đội em được xét duyệt vào Đội sớm ahSao lớp 2 đã được vào đội nhỉ?
Em nhớ thời em, đứa nào giỏi lắm thì lớp 3 mới đc kết nạp đội. Còn không thì lớp 4, và đến lớp 5 thì vét nốt những đứa còn lại thuộc thành phần cá biệt vào đội. Ngày đấy, đứa nào làm liên đội trưởng có mà oai như cóc, được đi học trường đội Lê Duẩn 1 tháng nữa cơ.
Em nhớ là tận lớp 5, phấn đấu mãi mới được vào đội, sau mấy hôm tháo khăn vụt nhau bị cô treo mất một tuần về khóc mãi.Sao lớp 2 đã được vào đội nhỉ?
Em nhớ thời em, đứa nào giỏi lắm thì lớp 3 mới đc kết nạp đội. Còn không thì lớp 4, và đến lớp 5 thì vét nốt những đứa còn lại thuộc thành phần cá biệt vào đội. Ngày đấy, đứa nào làm liên đội trưởng có mà oai như cóc, được đi học trường đội Lê Duẩn 1 tháng nữa cơ.
Lên cấp 2 thì lớp 7 mới được vào Đoàn, nếu ko thì phải sang lớp 8 mới là đúng kỳ.
Em còn nhớ, ngày đó trường em có thi đua ác lắm, được thi thành phố cái món nghi thức đi đều mốt hai mốt ý, rồi tập rút khăn đỏ, quàng khăn đỏ lại rút lại quàng thật nhanh và thật đều, thật chuẩn... Nghĩ lại ngày đó tự hào ghê gớm.
Cụ chuotkoi nhầm đó mợ Em thì lớp 4 mới được vào Đội, Đoàn thì cấp 3 em mới được vàoSao lớp 2 đã được vào đội nhỉ?
Em nhớ thời em, đứa nào giỏi lắm thì lớp 3 mới đc kết nạp đội. Còn không thì lớp 4, và đến lớp 5 thì vét nốt những đứa còn lại thuộc thành phần cá biệt vào đội. Ngày đấy, đứa nào làm liên đội trưởng có mà oai như cóc, được đi học trường đội Lê Duẩn 1 tháng nữa cơ.
Lên cấp 2 thì lớp 7 mới được vào Đoàn, nếu ko thì phải sang lớp 8 mới là đúng kỳ.
Em còn nhớ, ngày đó trường em có thi đua ác lắm, được thi thành phố cái món nghi thức đi đều mốt hai mốt ý, rồi tập rút khăn đỏ, quàng khăn đỏ lại rút lại quàng thật nhanh và thật đều, thật chuẩn... Nghĩ lại ngày đó tự hào ghê gớm.
cụ nghĩ mà xem, cái thời mà dân ta gạo không có đủ ăn, thực lực kinh tế đất nước ta thế nào cụ chắc biết rõ, nếu không có cái khoản nhội sọ tư tưởng thì giờ này chúng ta chăc gì đã được ngồi mà gõ bàn phím. Dù biết rằng có những hình ảnh thật thì ít, hư cấu thì nhiều nhưng cũng vì nó mà Cha ông ta mới đủ dũng khí trải qua thời kỳ chiến tranh khốc liệt nhất.Nhiều cụ hoài cổ nhỉ. Và cũng nhiều cụ dễ buồn nhỉ.
Với em sau bao năm đi học, cái khăn quàng đỏ chỉ có một tác dụng duy nhất được ưa thích là xoắn vào mà vụt nhau. Ngày xưa hay ngày nay thì cũng thế cả thôi, chả đứa trẻ con nào thích đeo cả, toàn bị người lớn, trường học, xã hội, đoàn thể, các tổ chức chính trị... bắt phải đeo thôi. Đứa trẻ con nào bảo là em tự hào với cả vinh dự khi mang trên vai màu khăn tươi thắm thì 100% là nhồi sọ. Các cụ có thích khi F1 của mình bị nhồi sọ không? Em nghĩ đến lúc nào đó, cái khăn đỏ ấy sẽ không thể tồn tại được. Cụ nào có F1 học mấy trường quốc tế với dân lập chia sẻ tình hình khăn đỏ với ạ.
Theo em biết thì tất cả các hình thức đội viên các nước xhcn đều đeo khăn quàng. Em nhớ cạnh nhà em có bác đi Chdc Đức về được tặng cái kqđ, bên đấy không đeo mà có một cái khoen bằng nhựa, xỏ hai đầu khăn vào rồi kéo lên. Rất tiện.Khăn quàng đỏ vốn từ phong trào Hướng đạo sinh mà ra. Một trong những người có công truyền bá đầu tiên phong trào vốn ra đời ở nước Anh vào VN là ông Hoàng Đaọ Thuý. Ngoài ý nghĩa biểu tượng mó còn là công cụ để sinh tồn khi gặp hoạn nạn. Khăn quàng có thể dùng để băng bó vết thương, là dây buộc đồ...!
Cụ đọc lại còm #28 của em. E ko nhầm đâu ahCụ chuotkoi nhầm đó mợ Em thì lớp 4 mới được vào Đội, Đoàn thì cấp 3 em mới được vào
Gọi là lừa đảo cũng ko đúng so với thời điểm của lịch sử ah.Lừa đảo hết thôi các kụ ơi, hơn 40 rồi em mới biết Lê Văn Tám không có thật, nhục...!!!
Nhồi sọ thì dân nước nào, dưới chế độ nào cũng bị cụ ạ, chỉ là tính chất và mức độ khác nhau thôi.cụ nghĩ mà xem, cái thời mà dân ta gạo không có đủ ăn, thực lực kinh tế đất nước ta thế nào cụ chắc biết rõ, nếu không có cái khoản nhội sọ tư tưởng thì giờ này chúng ta chăc gì đã được ngồi mà gõ bàn phím. Dù biết rằng có những hình ảnh thật thì ít, hư cấu thì nhiều nhưng cũng vì nó mà Cha ông ta mới đủ dũng khí trải qua thời kỳ chiến tranh khốc liệt nhất.
Cụ xem phim về Miền Tây hoang dã, các các cao bồi ai chả đeo cái khăn như thế, gặp bão cát kéo lên bịt mồm đại tiện luôn!Theo em biết thì tất cả các hình thức đội viên các nước xhcn đều đeo khăn quàng. Em nhớ cạnh nhà em có bác đi Chdc Đức về được tặng cái kqđ, bên đấy không đeo mà có một cái khoen bằng nhựa, xỏ hai đầu khăn vào rồi kéo lên. Rất tiện.
đương nhiên là em nói cái thời kỳ 6x, 7,5x trở về trước ấy ạ. sau 75 do ảo tưởng niềm hạnh phúc chiến thắng, phần đông cán bộ thoái hoá biến chất, tư duy cục bộ nên dân ta bị kìm hãm thời gian dài. Nhiều khi nghĩ cũng thấy nản.Nhồi sọ thì dân nước nào, dưới chế độ nào cũng bị cụ ạ, chỉ là tính chất và mức độ khác nhau thôi.
Về cả tính chất và mức độ mà nói thì em cho rằng những gì xảy ra trong chiến tranh thì là ổn. Như có cụ gì nêu trên về trường hợp Lê Văn Tám. Cá nhân em cho rằng hình tượng Lê Văn Tám được xây dựng là ổn và người trực tiếp sinh ra hình tượng đó đáng được tôn trọng. Nhưng việc nhồi sọ thời kỳ sau chiến tranh thì theo em làm cản trở sự phát triển của xã hội.
Lật lại câu hỏi của cụ rằng "cụ nghĩ mà xem, cái thời mà dân ta gạo không có đủ ăn, thực lực kinh tế đất nước ta thế nào cụ chắc biết rõ, nếu không có cái khoản nhội sọ tư tưởng thì giờ này chúng ta chăc gì đã được ngồi mà gõ bàn phím". Em lại nghĩ nếu được tự do tư duy và phát triển thì có khi mình lại đạt được như suy nghĩ của Ông Lý Quang Diệu rồi ấy chứ. Cái này cũng không thể kiểm chứng vì lịch sử không có chữ nếu, nên chỉ là suy nghĩ cá nhân thôi cụ ạ.