[Funland] Khẩn: Hỏi kinh nghiệm nuôi chó con

0love

Xe tải
Biển số
OF-88179
Ngày cấp bằng
12/3/11
Số km
265
Động cơ
409,360 Mã lực
nuôi chó con thì cũng bình thường, tránh cho ăn xương nuốt vào không tiêu hóa được là đie
 

lacvung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-398905
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
1,449
Động cơ
242,340 Mã lực
Tuổi
35
Đặc điểm và triệu chứng của bệnh Dại
9/2/2012 3:56:23 PM
Virus dại xâm nhập vào cơ thể người từ động vật bị dại qua vết cắn, vết xước, vết liếm trên lớp da, niêm mạc bị tổn thương. Ở một số súc vật ăn thịt trong nước bọt của chúng có nhiều enzym hyaluronidaze là yếu tố có thể giúp cho virus dại lan toả nhanh hơn tới hệ thần kinh.

1. Đặc điểm của bệnh Dại

Bệnh Dại là bệnh của động vật, có thể là động vật hoang dại (thường là động vật ăn thịt: cáo, chó sói, chó rừng, dơi hút máu, dơi ăn côn trùng) hoặc động vật nuôi như chó, mèo, trâu, bò.

Virus dại xâm nhập vào cơ thể người từ động vật bị dại qua vết cắn, vết xước, vết liếm trên lớp da, niêm mạc bị tổn thương. Ở một số súc vật ăn thịt trong nước bọt của chúng có nhiều enzym hyaluronidaze là yếu tố có thể giúp cho virus dại lan toả nhanh hơn tới hệ thần kinh.
Là một virus ái thần kinh, sau khi xâm nhập nó tồn tại nhân lên tại vết thương từ vài giờ cho tới vài tuần. Sau đó nhanh chóng đi tới các đầu mút thần kinh cảm giác và vận động của hệ thần kinh ngoại biên rồi chuyển tới cơ quan thần kinh trung ương.

Vì thế virus dại chỉ tiếp xúc thoáng qua với hệ miễn dịch mặc dù gần đây có công trình cho rằng sự âm hoá virus dại khỏi hệ thần kinh qua kháng thể trung gian là có thể xảy ra. Khi đã có mặt ở trong nơron của hệ thần kinh ngoại biên, virus được vận chuyển trong acxon bằng dòng phản hồi của tế bào sợi acxon với tốc độ 0.3 mm/giờ tới hệ thần kinh trung ương, nơi nó tiếp tục được nhân lên. Phần cuống não bị nhiễm trước tiên, sau đó tới vùng dưới đồi và cuối cùng đến phần vỏ não bị tổn thương.

Tuy nhiên vào giai đoạn nhiễm cuối thì toàn bộ hệ thần kinh trung ương cũng như một số mô ngoài như tuyến nước bọt cũng bị nhiễm virus, nhưng cơ chế nhân lên cũng bắt đầu vào thời điểm nào thì chưa rõ. Khi xâm nhập và nhân lên trong tế bào thần kinh, virus dại gây tổn thương não tủy ở các mức độ nặng nhẹ mà biểu hiện lâm sàng sẽ khác nhau.

Lúc đầu người bệnh có cảm giác đau đầu, bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ, sợ hãi, sốt, khó chịu và những thay đổi cảm giác dị thường tại vết thương nơi bị súc vật cắn. Bệnh tiến triển đến liệt hoặc bị liệt. Các cơ nuốt của thực quản bị co thắt khi thử nước, nên người bệnh sợ nước, người bệnh mê sảng và co giật. Bệnh thường kéo dài từ 2 - 6 ngày rồi chết do liệt cơ hô hấp.

Chẩn đoán xác định bệnh bằng xét nghiệm kháng thể huỳnh quang đặc hiệu của tổ chức não hoặc phân lập virus trên chuột nhắt trắng, trên hệ thống tổ chức tế bào nuôi cấy.

2. Nguyên nhân của bệnh Dại

Bệnh dại do virus thuộc họ Rhabdo viridae, giống Lyssavirus gây nên.

3.Triệu chứng biểu hiện bệnh Dại:

-Thời kỳ ủ bệnh: thời kỳ này tương ứng với sự di chuyển và nhân lên của virus. Thời gian ủ bệnh dài hay ngắn tùy thuộc vào khoảng cách từ vị trí vết cắn đến thần kinh trung ương xa hay gần , vết cắn càng gần thần kinh trung ương thi thời gian ủ bệnh càng ngắn .



Thời gian ủ bệnh trung bình là 30 - 90 ngày (80% trường hợp), có những trường hợp nhanh dưới 20 ngày (5 - 10% trường hợp) hoặc chậm hơn 3 tháng (7 -20% trường hợp). Thậm chí kéo dài hơn cả năm (1,8% trường hợp). Thời gian ủ bệnh ngắn nhất được tìm thấy khi vết cắn ở đầu, mặt, tay và đặc biệt là đối với trẻ em.

-Thời kỳ khởi phát: Từ 2 - 4 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân thấy đau nhức nơi vết cắn, vết cắn bị sưng tấy. Những dấu hiệu này lan rộng dọc theo hệ thống thần kinh và hệ thống bạch huyết. Đồng thời người bệnh còn có các triêu chứng: bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ.

-Thời kỳ toàn phát: Có 3 thể lâm sàng:

Thể co thắt:

Đây là thể thường gặp nhất. Đặc điểm của thể này là co cứng, co thắt, co giật, run các cơ kể cả cơ mặt. Co thắt hô hấp và co thắt thanh quản khiến bệnh nhân khó thở là biểu hiện tổn thương hành tủy và là triệu chứng đặc trưng của bệnh. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là nhân lên cơn dại:

+Sợ nước: bệnh nhân thường rất khát nhưng khi uống nước họ bị co thắt lồng ngực, bị run câm cập. Trạng thái này qua mau nhưng để lại ân tượng kéo dài cho bệnh nhân, vì vậy họ không muốn uống nước mặc dù rất khát. Từ đó dẫn đến chỉ cần nhìn thấy 1 ly nước hoặc nghe tiếng nước chảy cũng sợ.

+Sợ ánh sáng: được mô tả tương tự như biểu hiện sợ nước.

Tính cách bệnh nhân không bình thường. Bệnh nhân bị phấn khích quá độ khi bị kích thích. Không phát hiện thấy dấu hiệu mất tri thức.

Những cơn co thắt đầu tiên còn xa nhau, càng ngày càng dày hơn và người bệnh thường tử vong sau 3 - 4 ngày do ngất hoặc ngạt trong một cơn co thắt sợ nước hoặc sau một cơn hôn mê.

Thể liệt:

Thể này hiếm hơn, kém điển hình hơn, không có dấu hiệu phấn khích quá độ. Bệnh xuất hiện rất nhanh sau giai đoạn co thắt, run. Liệt có thể tiên phát và bắt đầu ở 1 chi hoặc 2 chi dưới rồi lan lên trên (hội chứng Landry) hoặc xuống dưới. Người bệnh thường bị tử vong do ngạt nước hoặc ngất vào ngày thứ 4. Diễn tiến bệnh thường không quá 4 -10 ngày.

Thể cuồng:

Bệnh nhân bị kích thích quá độ, có những phản ứng dữ tợn, trở nên hung bạo.Vì vậy bệnh nhân thường có những hành vi không bình thường như chống lại y, bác sĩ và những người quanh mình. Thể trạng suy sụp nhanh, hôn mê, ngất và chết.

3.Phương thức và thời gian lây truyền bệnh Dại

Nước dãi mang virus của súc vật bị dại được truyền sang súc vật hoặc người cảm nhiễm qua vết cắn, có thể qua vết cào, vết rách, xước trên da hoặc rất hiếm có thể qua niêm mạc còn nguyên vẹn.

Sự lây truyền từ người sang người có thể xảy ra từ nước dãi của người bị bệnh có virus dại. Nhưng cần lưu ý rằng sau khi bị chó dại cắn, nếu người bị cắn chưa lên cơn dại (nghĩa là người đó đang ở thời kỳ ủ bệnh) thì không có khả năng làm lây nhiễm bệnh (tuy nhiên việc lây truyền bệnh từ người sang người mới chỉ có tài liệu công bố và nguyên nhân của trường hợp này là do cấy ghép giác mạc lấy từ người bị chết vì dại mà không được chẩn đoán).

Thời gian lây truyền bệnh ở chó hay các súc vật khác là 3 - 5 ngày trước khi có triệu chứng biểu hiện bệnh và trong suốt thời gian súc vật bị dại.

4.Xử trí sau khi bị súc vật cắn :

Người bị chó, mèo cắn, kể cả khi con vật đã được tiêm phòng dại, cần xử lý ngay vết cắn bằng xà phòng hoặc chất sát trùng. Sau đó đến phòng tiêm vác xin dại tại viện Pasteur hoặc các trung tâm y tế dự phòng quận/huyện để khám và nhận điều trị dự phòng bằng kháng huyết thanh hoặc vắc xin dại theo thường quy.

Chú ý theo dõi triệu chứng biểu hiện của súc vật cắn người từ 7 - 15 ngày để phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ bệnh dại. Súc vật cắn người này không được giết chết. Nếu súc vật bị nhiễm virus dại trong thời gian cắn người thì những triệu chứng dại ở súc vật đó sẽ xuất hiện khoảng 5 -7 ngày sau khi cắn với những biểu hiện thay đổi tính tình, chó dễ bị kích động hoặc bị liệt và chết, chó bỏ nhà đi mất...
 

lacvung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-398905
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
1,449
Động cơ
242,340 Mã lực
Tuổi
35
Đừng tưởng cứ tiêm vacin cho chó xong rồi là an toàn, tiêm vacin giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh thôi chứ không loại trừ tuyệt đối được nguy cơ. Vẫn có xác suất chó tiêm rồi mà vẫn mắc bệnh dại, và cũng vẫn có xác suất người bị chó dại cắn đi tiêm ngay mà vẫn chết. Năm 2015 ở VN có tổng cộng 98 người chết vì bệnh dại, trong đó có 90 người chết vì không đi tiêm và 8 người chết mặc dù đã đi tiêm sau khi bị cắn. Nhưng thấy kể là 8 người này chết nhẹ nhàng hơn so với 90 người kia, họ đỡ bị vật vã đau đớn, cuồng loạn như những người kia (phát bệnh dại thể liệt chứ không phải phát bệnh thể cuồng). Tốt nhất là đừng để bị chó, mèo cắn vì tiêm vacin chỉ làm giảm nguy cơ chứ không đảm bảo tuyệt đối 100% (mèo cắn nguy hiểm hơn chó cắn vì trong nước bọt của mèo có loại enzyme có tác dụng giúp cho virus lan lên não nhanh hơn). Đó là chưa kể đến việc tiêm vacin cũng có hại cho sức khỏe
 

kieninnova.vn

Xe container
Biển số
OF-45318
Ngày cấp bằng
3/9/09
Số km
5,766
Động cơ
505,270 Mã lực
Nơi ở
Nhận Xử Lý Các Vụ NGOẠI Tình...
Website
www.dichvudanganh.net
F1 nhà em vừa được tặng một em cún rất bụ bẫm khoảng 1 tháng tuổi mà nó ao ước lâu rồi.
Kinh nghiệm nuôi chó của nhà em zero, bắt đầu từ chuồng chó, ăn uống, vệ sinh, tiêm phòng.
Nhà em có sân, vườn nhỏ, hiên nhà. Kính mong các cụ tư vấn bắt đầu nuôi thì nên thế nào ạ. Em chân thành cảm ơn.
Ảnh đâu mợ
Phải bit giống j tư vấn mí chuẩn
 

lyhoa75

Xe điện
Biển số
OF-111623
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
3,386
Động cơ
416,307 Mã lực
Nơi ở
Lò Hoả
Chó nhà em chỉ duy nhất mình em bắt nó vào chuồng được, cho dù mẹ em hàng ngày cho nó ăn nó cũng chả sợ :D

Đây là bạn Tý



Đây là 2 bạn cùng tên Tèo

Bạn Tý này trông tinh ranh nhỉ, nhiều lông quá, giống chủ không? ;))
 

lyhoa75

Xe điện
Biển số
OF-111623
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
3,386
Động cơ
416,307 Mã lực
Nơi ở
Lò Hoả
Bọn trẻ con nhà cháu đang đóng phim "Vượt ngục" đây ạ.
Các bạn trẻ này được 7 tuần tuổi, hàng ngày ăn hai bữa cơm với gan băm nhỏ. Thỉnh thoảng mẹ cháu cho uống thêm một lần sữa ông thọ pha.
Bố cháu cũng tiêm phòng 7 bệnh cho các bạn ấy một lần rồi ạ.

Èo, dễ thương quá :x, em thích con ngồi dưới, nhìn muốn ôm quớ >:D<>:D<>:D<>:D<
 
Biển số
OF-3678
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
6,690
Động cơ
412,001 Mã lực
Tuổi
48

BiK

Xe điện
Biển số
OF-12982
Ngày cấp bằng
2/2/08
Số km
3,105
Động cơ
554,497 Mã lực
Nơi ở
Lại sắp đi công tác
Theo em trước tiên phải kiểm tra xem đã tiêm phòng đủ mũi chưa ạ.
Nhà em đang nuôi 1 chú Poodle lai giữa Standard Poodle và Bichon, hiện được 2 tháng rưỡi tuổi, đã tiêm phòng 2 mũi 7 loại bệnh. Cho em hỏi thế đủ chưa vì thấy bác sỹ chỗ Pet Health Âu Cơ bảo phải tiêm 3 mũi, lạ cái là lúc tiêm mũi thứ nhất thì bảo tiêm 2 mũi là đủ, đến lúc tiêm mũi thứ 2 lại bẩu phải tiêm 3 mũi, chó nhà em cũng cho tẩy giun rồi.
 

davidhaii

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-296788
Ngày cấp bằng
28/10/13
Số km
6,305
Động cơ
354,865 Mã lực
Mới 1 tháng tuổi đã tách đàn sớm quá e rằng khó chăm đấy.
 
Biển số
OF-3678
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
6,690
Động cơ
412,001 Mã lực
Tuổi
48

taddiatone

Xe buýt
Biển số
OF-343247
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
664
Động cơ
276,440 Mã lực
Cụ qua e, e tặng cu cái chuồng inox
 

Jackies

Xe điện
Biển số
OF-358381
Ngày cấp bằng
16/3/15
Số km
4,238
Động cơ
293,164 Mã lực
Nơi ở
Thiên đường
Chó nhà e 1 tháng tuổi lúc mới bắt về... h thì nó nghịch như quỷ rồi ạ, chuyên gia nhảy lên xé rách váy e.
Các bác cho e hỏi chó nhà em rất thích bám chân người rồi há miệng cắn. Đồ treo trên móc nó nhảy lên giật xuống. Em cầm chổi hoặc cây lau nhà là nó thích nhảy lên gặm chặt ko nhả... Tóm lại rất thích chộp đồ gì bay bay qua lại trước mặt nó, nản luôn em ko biết làm sao.


Đẹp thật, như này thì mợ kiếm thêm con mèo để tụi nó chơi với nhau khỏi bận tâm
Mà cỡ này thì nó rất thích giày dép đới mợ, nhất là mấy đôi hay đi có hơi ...mợ=))=))=))
 

BMZ_Z4

Xe điện
Biển số
OF-83
Ngày cấp bằng
31/5/06
Số km
2,564
Động cơ
679,286 Mã lực
Em ngày trước cũng nuôi nhiều chó con. Còn toàn nhai cho nó 1 bát cơm ăn xong bụng no kễnh.
Em đọc thấy bảo ko được cho nó ăn đường nữa nhé.
 

BMZ_Z4

Xe điện
Biển số
OF-83
Ngày cấp bằng
31/5/06
Số km
2,564
Động cơ
679,286 Mã lực
Các cụ cứ nói đến việc cho thế này, thế kia.
Còn phải có kỹ thuật nữa ạ.
Ví dụ là cho uống thuốc thì làm thế nào ạ?
 

hungpt1983

Xe đạp
Biển số
OF-193906
Ngày cấp bằng
13/5/13
Số km
23
Động cơ
328,120 Mã lực
Chuẩn luôn đấy ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top