Em có chút thông tin cóp nhặt được:
Nghịch lý ăn kiêng ở bệnh nhân ung thư
TT - Một nghiên cứu vừa được công bố tại hội thảo chuyên đề về “dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư” do Hội Dinh dưỡng Việt Nam tổ chức tại Hà Nội gần đây, cho thấy đến 20-30% bệnh nhân ung thư chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì chính căn bệnh.
Thực tế nhiều bệnh nhân ung thư thực hiện một chế độ kiêng khem khắc khổ mà nhiều chuyên gia đánh giá không khoa học.
Kiêng đủ thứ
"Chính việc kiêng khem quá mức khiến bệnh nhân ung thư luôn nghĩ mình là người mang bệnh, trong khi đó kết quả cuộc điều trị đến đâu lại phụ thuộc rất lớn vào tâm lý của người bệnh. Lạc quan, tin tưởng mình sẽ khỏi bệnh chính là liều thuốc đặc biệt hữu ích giúp bệnh nhân có thể chiến thắng bệnh tật."
ThS.BS NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
Một người tham dự buổi hội thảo kể từ khi biết vợ ung thư, ông đã loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm nhiều muối như dưa cà, đồ nướng, đồ uống có gas... đặc biệt thịt bò, mỡ động vật, trứng vịt lộn, giá đỗ... ra khỏi thực đơn dành cho vợ. Thực đơn hằng ngày của vợ ông hầu như chỉ xoay quanh rau xanh, ngũ cốc, trái cây, sữa, thịt gà hoặc thịt heo (rất ít)...
Ngoài ra, để động viên tinh thần vợ, ông áp luôn thực đơn đó cho cả gia đình. Theo người đàn ông này, những thực phẩm nhiều đạm hay những thực phẩm ở dạng phôi, mầm như giá đỗ, trứng vịt lộn là những thực phẩm đặc biệt tốt cho tế bào ung thư, kích thích tế bào ung thư phát triển mạnh.
Ông cũng chia sẻ thêm là rất cầu kỳ trong việc chăm sóc vợ như đặt mua hoa quả từ vườn ở tận trong Nam ra Hà Nội, trồng rau sạch quanh nhà hoặc đặt hàng từ cơ sở sản xuất... với mục đích tránh tuyệt đối thực phẩm trôi nổi, nhiều hóa chất, thực phẩm trái mùa không tốt cho người bệnh.
Tương tự, nhiều bệnh nhân ung thư khác do truyền tai nhau đã bỏ luôn những thực phẩm như giá đỗ, trứng, trứng vịt lộn, thậm chí rau muống, rau mầm... khỏi thực đơn hằng ngày. Để chắc ăn, nhiều bệnh nhân còn chọn cho mình phương pháp ăn kiêng khắc nghiệt hơn như ăn thực dưỡng, ăn chay trường.
Không có cơ sở khoa học
ThS.BS Nguyễn Thị Minh Hương, trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, cho rằng chế độ ăn dành cho người ung thư như trên là không khoa học. Theo bác sĩ Hương, hiện chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào cho rằng giá đỗ, rau mầm, rau muống hay thịt bò, trứng vịt lộn... thúc đẩy tế bào ung thư phát triển. Do vậy, bệnh nhân ung thư có thể thoải mái ăn uống mà không cần kiêng khem bất cứ thực phẩm gì.
Trừ những người mang nhiều loại bệnh cùng lúc như vừa bị ung thư vừa huyết áp cao, hay vừa bị ung thư vừa bị tiểu đường... mới cần phải kiêng khem theo những căn bệnh này. Riêng những thực phẩm nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn, phủ tạng động vật, đồ nướng..., theo bác sĩ Hương, tất cả mọi người (không riêng bệnh nhân ung thư) nên hạn chế ăn, tác hại do ăn quá nhiều loại thực phẩm này lên sức khỏe con người (đã được khoa học chứng minh) là không nhỏ.
Tăng cường dinh dưỡng
Phân tích cơ chế hoạt động của tế bào ung thư, GS.BS Phạm Duy Hiển, Bệnh viện K, cho biết nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cơ bản của tế bào ung thư cao hơn tế bào bình thường. Do vậy, ngay cả khi bệnh nhân ung thư không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tế bào ung thư vẫn tự lấy năng lượng để phục vụ nhu cầu hoạt động của chúng.
Bên cạnh đó khi không được nhập thức ăn, bản thân cơ thể cũng lấy protein để tạo năng lượng. Hậu quả là khối nạc cơ thể bị suy giảm nhanh chóng. Điều này tạo nên quá trình “tự thực” - tự lấy đi dưỡng chất của cơ thể, bên cạnh quá trình “xâm thực” cơ thể của các tế bào ung thư. Các cuộc chiến không ngừng trong cơ thể này làm sự chuyển hóa cơ bản của bệnh nhân ung thư tăng rất cao và bệnh nhân sẽ nhanh chóng rơi vào suy mòn nếu không được can thiệp dinh dưỡng hợp lý.
Bác sĩ Minh Hương cũng cho rằng trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư cần có một thể lực thật tốt vừa để chiến đấu với căn bệnh vừa có thể đáp ứng được các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị... Bên cạnh đó, đặc điểm của tế bào ung thư là “ngốn” năng lượng rất lớn, nếu bệnh nhân không tăng cường ăn uống sẽ dẫn đến tình trạng suy kiệt cơ thể và không đủ sức khỏe để đáp ứng điều trị. Điều đáng lo nhất là bệnh nhân có thể chết vì suy kiệt trước khi chết vì khối u phát tác. Theo bà Hương, bệnh nhân ung thư cần một chế độ ăn đảm bảo đủ các yêu cầu: đầy đủ thành phần dinh dưỡng, giàu năng lượng, tăng cường chất đạm, tăng cường axit béo omega-3, dễ chế biến và hợp khẩu vị.
Bệnh nhân ung thư chết do suy dinh dưỡng
Nhiều bệnh nhân ung thư do kém hiểu biết đã nhịn ăn, ăn gạo lứt muối vừng... với hy vọng bỏ đói khối u, khối u sẽ chậm phát triển hoặc chết. Đây là phương pháp phản khoa học, bệnh nhân sẽ chết do suy kiệt trước khi chết vì căn bệnh ung thư.
30% bệnh nhân ung thư tử vong là do suy kiệt
Một thực tế nguy hiểm và phản khoa học rất phổ biến là nhiều bệnh nhân ung thư làm theo tin đồn thổi là bị ung thư thì không được ăn các chất bổ dưỡng, thậm chí, nhiều trường hợp cực đoan nhịn ăn, ăn kham khổ gạo lứt muối mè, uống nước lã... để bỏ đói khối u với hy vọng khối u tiêu đi hoặc không phát triển. Đây là suy nghĩ hết sức không khoa học và đi ngược lại với kiến thức y học tiên tiến. Khi dinh dưỡng kém, sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, càng làm cho tế bào ung thư phát triển mạnh hơn. Vì thế, nếu “đói” thì bệnh nhân sẽ chết vì suy kiệt trước khi chết do bệnh ung thư.
Các phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị... càng tác động mạnh đến cơ thể, sức khỏe người bệnh và đòi hỏi phải có thể trạng tốt để đáp ứng được điều trị. Đặc biệt, đối với hóa chất và xạ trị thông thường khiến bệnh nhân không ăn uống được, nôn, rối loạn tiêu hóa nên dễ dẫn đến sụt cân, suy kiệt... Thực tế cho thấy, 50-90% bệnh nhân ung thư sụt cân, trên 90% bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có suy kiệt. Giảm cân không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà chỉ cần sụt cân trên 5% trọng lượng cơ thể sẽ gây giảm đáp ứng điều trị, làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của hóa chất, xạ trị, không đủ sức khỏe để tiếp tục điều trị.... Đặc biệt, càng sụt cân, người bệnh càng mệt mỏi, chán ăn, giảm hoạt động của các cơ quan chức năng như tim, phổi, tiêu hóa, thiếu máu, nguy cơ nhiễm trùng cao, tăng nguy cơ di căn xương. Đây là nguyên nhân khiến 20-30% bệnh nhân ung thư tử vong do suy kiệt, trước khi tử vong do bệnh.
Cần ăn đúng
Bản chất của bệnh ung thư là các tế bào ung thư lấy dinh dưỡng của cơ thể, của những tế bào lành để phát triển và xâm lấn vào các tổ chức xung quanh. Đồng thời, chúng sẽ phóng thích (1) các yếu tố tăng viêm (như các cytokine) dẫn đến tiêu hao năng lượng lúc nghỉ, ức chế cảm giác ngon miệng, thay đổi quá trình chuyển hóa của các đại dưỡng chất là protein, lipid, glucid; (2) cũng như phóng thích các yếu tố gây thủy phân protein gây ra hiện tượng giảm khối nạc cơ thể.
Vì thế, trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư, cần bổ sung những thực phẩm có chứa chất EPA có tác dụng làm giảm việc sản xuất các yếu tố tăng viêm, làm giảm nồng độ và tác động của yếu tố gây thủy phân protein, dẫn đến giảm sự phát triển của tế bào ung thư. Chất này cơ thể không thể tự tổng hợp, nguồn cung cấp chủ yếu là từ dầu của các loại cá ở vùng biển sâu như cá ngừ. Đồng thời, cung cấp đủ mức nhu cầu protein cao từ 1,5-2g/kg cân nặng, so với người bình thường là 0,8g/kg và đáp ứng đủ năng lượng cần thiết 35-50 Cal/kg cân nặng để tăng cường sức đề kháng, tăng cường khối nạc cơ thể của bệnh nhân.
Tốt nhất là ăn uống theo sở thích, khuyến khích ăn nhiều rau xanh và hoa quả, tránh các chất cay nóng, thức uống có cồn. Các loại thực phẩm tốt như súp lơ, nấm, cà chua, hoa quả... đặc biệt là sữa. Vì đây được coi là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và dễ hấp thu, giúp nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, nhất là phòng chống suy dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư rất tốt
Chế độ dinh dưỡng đặc biệt này không chỉ cần được thực hiện trong quá trình điều trị mà trong suốt thời gian trước, trong và sau khi điều trị.
GS.TS Nguyễn Bá Đức
Nguyên Giám đốc bệnh viện K TƯ
Viện Trưởng viện phòng chống ung thư
Theo GS- BS Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch hội Ung thư Việt Nam, đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà không quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Vì vậy, mỗi năm, nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân chết vì ung thư trong đó có tới 80% là bị sụt cân (chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân ung thư), 30% vì suy kiệt sức khỏe trước khi chết vì khối u.
Nhiều người cho rằng, bệnh nhân ung thư chỉ nên bồi dưỡng trong giai đoạn điều trị xạ trị, truyền hoá chất… Sau giai đoạn điều trị chỉ nên ăn gạo lứt, muối vừng để cơ thể gầy ốm, không nuôi dưỡng khối u, nhằm làm khối u teo dần. Những quan niệm này gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều trị, làm giảm thời gian sống của bệnh nhân, đồng thời cũng làm tăng tỉ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong của người bệnh ung thư. Trên thực tế, một chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng trước, trong và sau quá trình điều trị có thể giúp người bệnh nâng cao thể lực, đủ sức theo được hết liệu trình điều trị và giúp giảm thiểu bất lợi của những tác dụng phụ do quá trình điều trị gây nên.
Theo GS-BS Nguyễn Chấn Hùng, một chế độ ăn đảm bảo các chất đạm, bột đường, chất béo, các vitamin, khoáng chất và nước, cùng với vận động, tập thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe để chống lại ung thư chứ không phải “cung cấp thêm chất đạm” cho khối u như nhiều người vẫn lầm tưởng. Trong thời gian trước trong và sau khi điều trị ung thư, bệnh nhân thường bị tác động nhiều bởi tâm lý mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, buồn nôn dẫn đến việc thay đổi khẩu vị và gây chán ăn. Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân là điều không hề đơn giản.
Đừng bỏ ăn hay bỏ uống vì nghĩ rằng như thế các tế bào ung thư sẽ không phát triển nữa, đó là một suy nghĩ hoàn toàn phản khoa học. Theo như các bác sỹ điều trị thì bệnh nhân ung thư cần bổ sung Protein, Hydratcacbonat và các chất béo, Vitamin và khoáng chất,...thế nhưng, trong thời gian mang bệnh, chắc chắn rằng người bệnh sẽ chán ăn vì các tế bào ung thư đang hoành hành, họ không thể nào ăn uống như một người bình thường được.
Và lúc này, Yến sào sẽ là giải pháp hàng đầu dành cho họ. Chắc hẳn rằng ai cũng đã biết về công dụng cũng như những lợi ích từ Yến sào mang lại cho chúng ta. Và Yến sào không phải là chỉ là "thần dược" theo lời đồn mà nó đã được nghiên cứu minh chứng.
Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản, Viện Công nghệ Sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia thì Yến sào là hợp chất bao gồm 2 yếu tố chính: glyco và protein (45 – 55%) cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, cần thiết cho bệnh nhân ung thư vì có hàm lượng protein cao, ngoài ra, chúng còn có 18 loại acid amin, đặc biệt là acid valine, isoleusine... có tác dụng phục hồi và tăng hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Yến sào còn có một số nguyên tố hiếm tuy hàm lượng thấp, nhưng rất cần trong kích thích tiêu hóa như Cr, chống chất phóng xạ như Se. Từ đó, chúng ta sẽ không ngạc nhiên về giá trị dinh dưỡng cao và tác dụng cực quý của yến sào. Theo đông y, yến sào vị ngọt bình tính vào hai kinh phế và vị, có tác dụng làm sạch phổi, tăng đề kháng với siêu vi nên khác với các loại thực phẩm thông thường, yến sào rất dễ ăn đối với bệnh nhân ung thư.
Bệnh ung thư sẽ làm cho cơ thể bạn mất dần đi sức đề kháng, chính vì vậy mà sử dụng Yến sào giúp cơ thể hấp thu tối đa các dưỡng chất cần thiết để tái lại tạo tế bào, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cùng với chế độ ăn uống và tập luyện hợp lí, bệnh sẽ dần dần ổn định.
Dinh dưỡng đặc biệt cho bệnh nhân ung thư
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần có đủ chất EPA (2 gram một ngày), protein (1,3-1,5 gram cho 1 kg cân nặng), năng lượng cao 30-40 kcal trên 1kg cân nặng.
EPA là Eicosapentaenoic acid, acid béo omega 3 chuỗi dài nhiều nối đôi. Cơ thể không tự tổng hợp được chất này. EPA giúp ngăn chặn tình trạng suy mòn ở bệnh nhân ung thư qua những cơ chế phức tạp: ức chế huy động chất mỡ và thiêu hủy chất mỡ; ức chế phân hủy chất đạm; tăng cường sản sinh chất chống viêm; điều hòa hệ miễn dịch, quá trình chuyển hóa, hoạt động của các tuyến nội tiết. Điều này giúp hạn chế tình trạng giảm cân, suy mòn và nhiễm trùng cho người bệnh ung thư. Nguồn cung cấp EPA chủ yếu từ dầu cá vùng biển sâu như cá ngừ, cá hồi.
Chán ăn là hiện tượng thường gặp ở bệnh nhân ung thư. Bên cạnh đó, khối u là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm, hao mòn cơ thể. Các tác nhân khác trong quá trình điều trị: phẫu thuật, thuốc, xạ trị cũng làm ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh như kém tiêu hóa, nôn ói, tiêu chảy, sụt cân, suy dinh dưỡng...
Suy dinh dưỡng làm sức đề kháng giảm, khiến vết mổ chậm lành, suy giảm thể lực, giảm chức năng tâm thần. Đồng thời, tế bào ung thư cũng lấy dinh dưỡng, năng lượng của cơ thể để phát triển, xâm lấn những cơ quan xung quanh. Chúng phóng thích yếu tố tăng viêm (các cytokine) dẫn đến việc ức chế cảm giác ngon miệng, tiêu hao năng lượng lúc nghỉ, phóng thích yếu tố gây thủy phân protein. Điều này gây ra hiện tượng giảm khối nạc cơ thể, sụt cân. Bệnh nhân ung thư bị suy dinh dưỡng không đáp ứng tốt điều trị.
Nhiều người cho rằng bệnh nhân ung thư nên nhịn ăn hay chỉ dùng gạo lức muối mè để cơ thể gầy ốm, khối u teo dần do không được nuôi dưỡng. Một số quan niệm khác lại cho rằng bệnh nhân ung thư nên ăn uống bình thường hoặc chỉ bồi dưỡng trong giai đọan điều trị. Tuy nhiên, những ý kiến này gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng người bệnh.
Bệnh nhân ung thư cần phải tăng cường hàm lượng đạm (protein) để thúc đẩy quá trình đồng hóa, tăng khối nạc cơ thể, giảm nguy cơ sụt cân. Bạn nên ăn nhiều bữa trong ngày (5-6 bữa); tránh những thức ăn nhiều chất béo như món chiên, xào, thức ăn sinh hơi: đậu, bắp cải, dưa hấu, mít hoặc thức uống có gas; uống đủ nước, khoảng 8 cốc trong ngày (cốc loại 250 ml).
Sau giai đoạn điều trị, người bệnh vẫn cần tiếp tục bồi dưỡng để phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng miễn dịch, ổn định cân nặng... Bạn phải tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin, muối khoáng như trái cây, sinh tố. Khi cơ thể đã hồi phục, bệnh nhân tránh bị thừa cân. Trong đó, tập luyện thể thao như đi bộ, đạp xe... đóng vai trò quan trọng. Bạn nên tập thể thao trung bình 45 phút một lần, 3 lần một tuần.
Nước cam có nhiều tác động tích cực trong việc phòng chống ung thư nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao có nguồn gốc từ chất flavonoids như như hesperitin và nariginin. Nhưng nếu sử dụng quá mức lại làm phát sinh nguy cơ mới.
Bằng chứng từ những nghiên cứu in vitro (trong ống nghiệm) trước đó đã chỉ ra rằng nước cam có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em, cũng như hỗ trợ trong các phản ứng hóa sinh ngăn chặn ung thư vú, ung thư gan và ung thư ruột kết.
Tác dụng sinh học của nước cam trong thí nghiệm bị ảnh hưởng chủ yếu bởi thành phần mà phụ thuộc lớn vào điều kiện nuôi trồng như khí hậu, đất, quá trình tạo quả và các phương pháp sau thu hoạch, lưu trữ.
Những nghiên cứu tiếp theo được nhấn mạnh nhằm tìm ra mối liên hệ sinh học giữa nước cam và phản ứng ngăn ngừa ung thư. Các vấn đề như loại cây trồng và số lượng tiêu thụ cũng sẽ được làm rõ. Nhìn chung, các bài báo đều đi đến một điểm chung về một số tác dụng sinh học của nước cam trong việc tăng cường các phản ứng hóa học, bao gồm chống oxy hóa, kháng đột biến, tự vệ, hormone và các hiệu ứng điều chỉnh tín hiệu tế bào. Nước cam có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus cũng như điều chỉnh sự hấp thu xenobiotics.
“Nước cam có thể đóng góp vào phản ứng ở bất cứ giai đoạn nào một khi quá trình ung thư bắt đầu phát triển,” các nhà nghiên cứu giải thích
“Một trong những công dụng sinh học nổi bật nhất của nước cam là khả năng kháng đột biến, vốn biểu hiện rõ trong môi trường tế bào cũng như động vật gặm nhấm và con người.”
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Santa Cruz do Sul, Đại học liên bang Rio Grande do Sul và Đại học de Caxias do Sul phát hiện nước cam có chứa nhiều chất có thể chống ung thư, đặc biệt là hàm lượng cao chất chống ô xy hóa như hesperitin và naringinin, Science Daily đưa tin.
Bằng chứng từ một số nghiên cứu trước đây còn chỉ ra rằng nước cam có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em, cũng như có tác dụng hỗ trợ liệu pháp hóa trị chống ung thư vú, gan và ung thư ruột kết, theo các chuyên gia.
“Nước cam có thể góp phần hỗ trợ hóa trị liệu ung thư ở mọi giai đoạn từ lúc bệnh ở giai đoạn mới bắt đầu cho đến đang tiến triển”, các nhà nghiên cứu lý giải.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thừa nhận độc tính tiềm tàng trong nước cam nếu sử dụng quá mức, nhất là đối với trẻ em, người huyết áp cao, suy thận và bệnh nhân tiểu đường. Các cá nhân thuộc các nhóm này nếu uống quá nhiều nước cam, có thể gây ra phản ứng độc hại như tăng kali máu, cũng như liên quan mật thiết với dị ứng thực phẩm và bùng phát vi khuẩn (trong trường hợp chưađược tiệt trùng.)
“Ăn quá nhiều thức ăn, thậm chí là thức ăn bổ dưỡng, đều có thể dẫn đến trạng thái mất cân bằng ô xy hóa,”