- Biển số
- OF-49686
- Ngày cấp bằng
- 29/10/09
- Số km
- 1,305
- Động cơ
- 467,187 Mã lực
Gia đình nạn nhân có thể mời thêm pháp y quân đội để đảm bảo tính khách quan
Câu hỏi của em, nằm ở chữ "mời" đó cụ ạ. Nghĩa là, nếu người nhà có nhu cầu muốn trưng cầu giám định từ Pháp y bên Quân đội & chấp nhận mọi chi phí phát sinh, bên Pháp y sẵn sàng hỗ trợ theo đúng thủ tục và kết quả được bên CQDT chấp nhận.Gia đình nạn nhân có thể mời thêm pháp y quân đội để đảm bảo tính khách quan
Các cụ đứng ra làm dịch vụ này được đấy nhỉ!Từ câu chuyện này, không bàn đến hành vi xxx or bên đánh bạc, em chỉ thắc mắc là ở VN, có cơ quan nào có thể cung cấp kết quả khám nghiệm một cách độc lập với bên cơ quan điều tra và xxx, mà vẫn được Pháp Luật công nhận không?
Ví dụ, nếu người nhà không đồng ý với kết luận khám nghiệm bên cơ quan điều tra, có thể chấp nhận trả phí dịch vụ để được bên thứ 3 đứng ra khám nghiệm độc lập để tìm ra nguyên nhân tử vong không?
Em hết.
Cụ Kưu thân mếnCụ MÓC LỐP thân mến!
Vụ NTD bắn anh Phương ở cầu Chương dương. Về cơ bản như thông tin các Cụ đọc được. Dương đầu tiên chỉ dừng xe kiểm tra bt (hồi đó xe máy vẫn hiếm, người đi xe máy có thể bị XXX kiểm tra bất cứ lúc nào), sau Dương phát hiện ra Phương chở bao tiền ( khoảng 40Tr) đặt giữa yếm và yên xe, nên nổi lòng tham cướp, bắn. Tiền này anh Phương đi giao/nhận cho công ty nơi anh làm việc.
Vụ án kết thúc có hậu nhờ các lý do sau:
- Công ty anh Phương làm khá mạnh về tài chính, họ thuê Luật sư chơi tới cùng.
- Họ thuê bên thứ 3 khai quật tử thi trưng cầu giám định.
- May mắn vô cùng nữa là có nhân chứng đi trên cầu, ngay sau khi anh Phương bị bắn. Nhân chứng này rất có trách nhiệm, anh bất chấp nguy hiểm yêu cầu giữ nguyên hiện trường, hợp tác khách quan với các bên tham gia tố tụng sau đó.
Viên đạn thứ 3, cắt cụt ngón tay của nạn nhân thì được giả định ntn: (mặc dù NTD ko thừa nhận)Hồi đó báo Đại Đoàn Kết viết phóng sự vụ Nguyễn Tùng Dương ly kỳ lắm. Những nội dung mà cụ nào copy báo Dân Trí gửi lên thớt đã giản lược đi rất nhiều.
Tôi còn nhớ báo tường thuật khi tòa xử án, bên pháp y quân đội mang 2 con lợn ra trước tòa để dùng súng bắn thử, để chứng minh là nạn nhân bị bắn ở khoảng cách 3m nên vết thương không ám khói súng, từ đó chứng minh Dương cố ý giết người. Rồi chuyện nhân chứng bị đe dọa khi làm chứng ..., nhiều vụ việc ly kỳ lắm. Nhưng rõ ràng là ngày đó báo chí và nói chung mọi người có tâm hơn bày giờ.
Cụ MÓC LỐP: Nick cháu viết tắt của K-U-U.(Cháu ko phải XXX, ko phải lều nhé).Cụ Kưu thân mến
Cảm ơn cụ vì các thông tin này. Nếu cụ biết thêm gì thì chia sẻ với em nhé
Em nghe lại là có thông tin là NTD rắp tâm cướp từ trước, chứ ko phải là kiểm tra xe thông thường, vì:
- Nạn nhân thường xuyên mang tiền qua cầu CD, có thể NTD đã biết đc thông tin này
- NTD, trong 1 ngày ko phải ca trực của mình, mang súng (có kèm ống giảm thanh) và mặc đồng phục CA, đi lên cầu làm gì nhỉ.
- Cty anh Phương tại sao lại thuê đc Pháp y QĐ, vì quyết định sử dụng Pháp Y QĐ hay ko hoàn toàn do cơ quan điều tra/thụ lý vụ án quyết định mà.
Em đọc trên báo thấy chi tiết này:Không kết tội cướp của được cụ ợ, nhưng Nguyễn Tùng Dương bị tử hình vì "giết người có hành vi côn đồ". Qua vụ ấy thì Pháp y quân đội nổi tiếng nhưng sau đó thì không làm được vụ nào nữa. Nguyễn Tùng Dương bị chết vì chỉ bắn một phát, sau đó kinh nghiệm của xxx là bắn đủ 3 phát thì không xác định được bắn chết trước hay sau cảnh cáo.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho biết anh ấy có tiền sử bệnh tim.Đăng lại trên blog Trelang: CHUYỆN 2 ANH CÔNG AN BỊ ĐÁNH Ở BÌNH ĐỊNH ngày 3.1.17 của VU HOANG SON
Bọn *** loe đang rống lên như bò bị chọc tiết, rằng Công an đánh chết dân, bị dân Tóm Cổ bắt Quỳ trước thi hài người chết. Tổ sư, chắc tụi nó chỉ ăn ***, uống nước tiểu sống qua ngày, nên mới điêu đến. Trên Diễn đàn Nhà báo trẻ của anh Mai Phan Lợi cũng cho phép đăng clip "Tin nóng: Công an đánh chết dân, bị dân Tóm Cổ bắt Quỳ trước thi hài người chết" do Fbker Hoàng Thiên Dũng đăng tải. Xem hình bên được chụp từ màn hình máy tính. Xem clip chỉ thấy cảnh đám côn đồ đánh đập tàn nhẫn 2 anh Cam, và bắt 2 anh này quỳ trước thi hài một người đã chết., kèm theo là tiếng chửi Cam và chính quyền.
Xem clip bên dưới:
Link:
Chưa cần biết đầu cua tai nheo thế nào, nhưng những gì thể hiện trong clip thì các anh chị côn đồ khoác áo "dân" đã sai mẹ nó rồi.
Bắt giữ người trái pháp luật là cái sai thứ nhất.
Đánh đập người đang thi hành công vụ như đánh trộm chó là cái sai thứ hai.
Chửi bới, nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác và lăng mạ Cam cũng như chính quyền là cái sai thứ ba.
Dùng số đông để làm náo loạn xã hội, cản trở người thi hành công vụ là cái sai thứ tư.
Ấy là chưa kể đến anh chị còn tham gia đánh bạc, là nguồn cơn của câu chuyện này đấy. Riêng anh Mai Phan Lợi, với tư cách là người quản trị trang mạng Diễn đàn Nhà báo trẻ sẽ phải chịu trách nhiệm về việc tán phát thông tin sai sự thật, hoặc ít nhất là chưa được kiểm chứng. Về đạo đức nghề báo, anh cũng sai mẹ nốt. Bấy nhiêu thôi, các anh chị sẽ vào kho nằm đếm sao và viết thư gửi mẹ: Xuân này con không về.
Sự thật Anh bị chết là Phạm Đăng Toàn, sinh năm 1988, ngụ xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Thượng tá Lê Đức Minh, Trưởng Công an huyện Tuy Phước, cho biết tối 2/1/17, tổ công tác liên quân của đơn vị được lệnh tuần tra, ra quân trấn áp tội phạm để đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương trong dịp Tết. Khoảng 22 giờ cùng ngày, khi đến chợ Định Thiện, thấy một nhóm khoảng 20-30 người đang tụ tập sốc bầu cua ăn tiền nên tổ tuần tra dừng lại kiểm tra. Thấy Công an đến, nhóm thanh niên đang ở sòng bầu cua bỏ chạy tán loạn. Khi đến nơi, tổ tuần tra thấy anh Toàn ngồi gục bên cạnh hàng rào chứ không ai đánh đập gì.
Một phóng viên Báo Người Lao Động đã được cung cấp thông từ Trung tâm Pháp y tỉnh Bình Định cho biết, kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy anh Toàn có tiền sử bệnh tim. Tôi đoán, anh Phạm Đăng Toàn vì quá hoảng sợ nên bệnh tim lên cơn kịch phát và vì điều này anh giá hạc quy tiên.
Và như thường lệ, lũ *** vẩu răng vàng đam mê cờ bạc, vô pháp vô thiên lại lợi dụng cái chết của anh để trả thù chính quyền mà người chịu nhiều thiệt thòi, đau đớn nhất là những anh Cam. *** mẹ lũ ngu học bầy đàn, tết này *** có pháo hoa cho chúng mày là đúng!
Link nguồn: http://www.trelangblog.com/2017/01/chuyen-2-anh-cong-bi-anh-o-binh-inh.html
Cụ có quen ông bloger này thì bảo ngậm mồm vào ko thì người ta đến ị lên ban thờ nhà lão ý đấy. Gớm, xúi người ta sống theo pháp luật thì chỉ có ngậm hờn nơi chín suối mà thôiĐăng lại trên blog Trelang: CHUYỆN 2 ANH CÔNG AN BỊ ĐÁNH Ở BÌNH ĐỊNH ngày 3.1.17 của VU HOANG SON
Bọn *** loe đang rống lên như bò bị chọc tiết, rằng Công an đánh chết dân, bị dân Tóm Cổ bắt Quỳ trước thi hài người chết. Tổ sư, chắc tụi nó chỉ ăn ***, uống nước tiểu sống qua ngày, nên mới điêu đến. Trên Diễn đàn Nhà báo trẻ của anh Mai Phan Lợi cũng cho phép đăng clip "Tin nóng: Công an đánh chết dân, bị dân Tóm Cổ bắt Quỳ trước thi hài người chết" do Fbker Hoàng Thiên Dũng đăng tải. Xem hình bên được chụp từ màn hình máy tính. Xem clip chỉ thấy cảnh đám côn đồ đánh đập tàn nhẫn 2 anh Cam, và bắt 2 anh này quỳ trước thi hài một người đã chết., kèm theo là tiếng chửi Cam và chính quyền.
Xem clip bên dưới:
Link:
Chưa cần biết đầu cua tai nheo thế nào, nhưng những gì thể hiện trong clip thì các anh chị côn đồ khoác áo "dân" đã sai mẹ nó rồi.
Bắt giữ người trái pháp luật là cái sai thứ nhất.
Đánh đập người đang thi hành công vụ như đánh trộm chó là cái sai thứ hai.
Chửi bới, nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác và lăng mạ Cam cũng như chính quyền là cái sai thứ ba.
Dùng số đông để làm náo loạn xã hội, cản trở người thi hành công vụ là cái sai thứ tư.
Ấy là chưa kể đến anh chị còn tham gia đánh bạc, là nguồn cơn của câu chuyện này đấy. Riêng anh Mai Phan Lợi, với tư cách là người quản trị trang mạng Diễn đàn Nhà báo trẻ sẽ phải chịu trách nhiệm về việc tán phát thông tin sai sự thật, hoặc ít nhất là chưa được kiểm chứng. Về đạo đức nghề báo, anh cũng sai mẹ nốt. Bấy nhiêu thôi, các anh chị sẽ vào kho nằm đếm sao và viết thư gửi mẹ: Xuân này con không về.
Sự thật Anh bị chết là Phạm Đăng Toàn, sinh năm 1988, ngụ xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Thượng tá Lê Đức Minh, Trưởng Công an huyện Tuy Phước, cho biết tối 2/1/17, tổ công tác liên quân của đơn vị được lệnh tuần tra, ra quân trấn áp tội phạm để đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương trong dịp Tết. Khoảng 22 giờ cùng ngày, khi đến chợ Định Thiện, thấy một nhóm khoảng 20-30 người đang tụ tập sốc bầu cua ăn tiền nên tổ tuần tra dừng lại kiểm tra. Thấy Công an đến, nhóm thanh niên đang ở sòng bầu cua bỏ chạy tán loạn. Khi đến nơi, tổ tuần tra thấy anh Toàn ngồi gục bên cạnh hàng rào chứ không ai đánh đập gì.
Một phóng viên Báo Người Lao Động đã được cung cấp thông từ Trung tâm Pháp y tỉnh Bình Định cho biết, kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy anh Toàn có tiền sử bệnh tim. Tôi đoán, anh Phạm Đăng Toàn vì quá hoảng sợ nên bệnh tim lên cơn kịch phát và vì điều này anh giá hạc quy tiên.
Và như thường lệ, lũ *** vẩu răng vàng đam mê cờ bạc, vô pháp vô thiên lại lợi dụng cái chết của anh để trả thù chính quyền mà người chịu nhiều thiệt thòi, đau đớn nhất là những anh Cam. *** mẹ lũ ngu học bầy đàn, tết này *** có pháo hoa cho chúng mày là đúng!
Link nguồn: http://www.trelangblog.com/2017/01/chuyen-2-anh-cong-bi-anh-o-binh-inh.html
Vụ này cho thấy bản chất ngoan cố bao che của lãnh đạo xxx. Nếu như ko có rất nhiều người tốt và nhiều sự tình cờ hữu ích như nhìn thấy tấm ảnh chụp thì chắc chắn NTD chỉ bị 2 năm hoặc án treo.Em tò mò, nên tìm đọc, vụ án này li kì, kịch bản có thể dựng thành phim.
Những vụ án bây giờ mới kể:
Vụ án cầu Chương Dương (kỳ 1): Ba phát đạn, một mạng người
Dân trí Một ngày đầu năm 1993, một người đàn ông tìm đến gặp tôi. Anh là Nguyễn Văn Lát, bố của nạn nhân Nguyễn Việt Phương. Giọng mệt mỏi, phẫn uất, anh kể lại: Như thường lệ, Phương chở bọc tiền sang Gia Lâm. Khi đi qua cầu Chương Dương, em bị một cảnh sát giao thông chặn lại. Sau tiếng súng nổ, em Phương bị bắn chết.
Oan hồn báo mộng?
Nguyễn Việt Phương làm việc cho một công ty liên doanh sản xuất tivi Etron. Khi đó, hệ thống ngân hàng của Việt Nam hoạt động chưa tốt, nên các giao dịch chuyển tiền ở Việt Nam chủ yếu là trực tiếp, không qua ngân hàng. Nhiệm vụ của em Phương là hàng tuần, chở bằng xe máy một bọc tiền khoảng 50 triệu đồng qua cầu Chương Dương, sang Gia Lâm, giao cho một phi công để người này hôm sau mang tiền vào thành phố Hồ Chí Minh.
Khoảng 7 giờ tối một ngày cuối năm Âm lịch, đầu năm Dương lịch 1993, (ngày 29 tháng 2 năm 1993), như thường lệ, Phương chở bọc tiền sang Gia Lâm, khi đi qua cầu Chương Dương, thì bị một cảnh sát giao thông gác ở đầu cầu chặn lại. Sau đó có tiếng súng nổ, và em Phương bị bắn chết. Công an Hà Nội đã kết luận đây là vụ chẳng may gây chết người trong khi thi hành công vụ. Nhưng theo anh Lát, đây là một vụ cướp không thành. Con anh bị bắn chết, nhưng bọc tiền 50 triệu chưa kịp bị lấy đi vì khi đó có một số nhân chứng chạy đến cấp cứu cho em Phương. Anh Lát đã đến tất cả các báo ở Hà Nội nhờ can thiệp, nhưng đều bị từ chối.
Đọc đơn thư khiếu nại và bản trả lời của công an Hà Nội, tôi linh tính có chuyện mờ ám trong vụ này.
Một buổi tối, chúng tôi đến nhà anh Lát, nằm ở ven sông Hồng, gần cầu Chương Dương. Ngôi nhà nhỏ 2 tầng, lụp xụp, mùi hương khói nghi ngút. Anh kể vào cái đêm định mệnh đó, anh đã chạy đến tất cả các bệnh viện và khi đến bệnh viện Việt Đức, anh mới nhận ra con trai anh, Nguyễn Việt Phương, nằm trong nhà xác, hai lỗ mũi nhét hai cục bông.
Vợ anh Lát nghẹn ngào bổ sung thêm câu chuyện. Sau khi biết con bị bắn chết, gia đình anh Lát lên Sở công an Hà Nội đề nghị giải thích về nguyên nhân cái chết của Phương. Nhưng họ đã không cung cấp bất cứ thông tin cụ thể nào.
Buổi tối hôm phát hiện xác con ở nhà xác, vợ anh Lát nằm mơ thấy con trai hiện về. Không nhìn rõ mặt con, nhưng chị nghe thấy rất rõ con mình nói: “Mẹ ơi, con bị thằng cảnh sát giao thông nó giết ở cầu Chương Dương. Thằng ấy nó có nốt ruồi ở mặt...”. (Sau này ở phiên tòa xử viên trung úy cảnh sát giao thông Nguyễn Tùng Dương, thủ phạm bắn chết em Phương, chúng tôi để ý thấy Dương có nốt ruồi ở bên mặt).
Gia đình anh Lát làm một mâm cỗ cúng, đặt trên cầu Chương Dương, hi vọng nếu có ai đó biết rõ sự việc sẽ nói cho gia đình anh biết. Nhiều người đi qua lại trên cầu Chương Dương, thấy lạ, dừng lại xem. Chợt có 2 anh xe ôm đến, nói là chỗ xảy ra vụ án mạng không phải là đoạn này, mà là ở đoạn kia cơ. Đó là 2 người xe ôm, nhân chứng duy nhất của vụ án.
Những nhân chứng quan trọng
Buổi tối hôm xảy ra vụ án mạng, 2 anh xe ôm đang trên đường về nhà. Trời rét và đang là ngày giáp tết, nên họ về nhà sớm. Khi đang đi trên cầu Chương Dương về phía Gia Lâm, chợt họ nghe thấy có tiếng kêu yếu ớt “cướp, cướp, cứu với”. Tiếng kêu từ phía bên kia cầu vọng lại, phía đường đi về Hà Nội. Hai anh xe ôm dừng xe lại. Một anh nguyên là giáo viên dạy võ nói để mình sang bên kia cầu xem có chuyện gì.
Anh là người giỏi võ, nên có bản lĩnh, không sợ nguy hiểm. Khi leo qua hàng lan can chắn giữa cầu, nhảy sang phần đường bên kia, thì anh thấy có một người nhỏ bé lảo đảo lao lại phía anh, ôm lấy người anh, nói nhỏ, yếu ớt “cướp đấy, cứu em với”, rồi gục xuống đường. Anh xe ôm thận trọng đứng đề phòng, thì nhìn thấy một người đứng gần đấy, đội mũ công an. Có 2 chiếc xe máy đậu, quay đầu về phía Hà Nội.
Lúc này anh yên tâm vì thấy có công an, nên cúi xuống nâng người bị nạn dậy. Anh thấy có nhiều máu. Lúc đó, bạn anh cũng chạy sang. Theo một phản xạ tự nhiên, hầu như vô thức, anh xe ôm biết võ hỏi người cảnh sát :“Ông bắn nó à?” - “Không”, người cảnh sát trả lời. “Không thì tại sao người nó ra nhiều máu thế này?”, anh xe ôm lại hỏi. Khi đó người cảnh sát mới trả lời “ừ”.
Anh xe ôm thứ hai lúc đó nhặt được một ống sắt có nhiều lỗ và đôi dép. Anh tiến lại một cái xe máy, thấy có một bọc to. Anh xe ôm thứ hai tò mò lấy tay nhấc nhấc chiếc túi. Viên cảnh sát vô tình nói :“tiền đấy”. Sau này dư luận đã xoáy vào câu hỏi tại sao cái bọc kín đó mà viên cảnh sát biết là “bọc tiền đấy”. Và theo anh xe ôm, thì khi đó bọc tiền nằm ở chiếc xe máy mới hơn, tức chiếc xe máy của viên cảnh sát, chứ không phải nằm ở chiếc xe máy cũ, tức chiếc xe máy của em Phương.
Có một xe ôtô đi lại. Anh xe ôm vẫy xe để đưa nạn nhân đi cấp cứu. Lúc này viên cảnh sát thứ hai xuất hiện, lo bảo quản hiện trường. Anh xe ôm thứ nhất cùng viên cảnh sát thứ nhất lên xe ôtô đưa nạn nhân đến bệnh viện Việt Đức cấp cứu. Công an Hà Nội được thông báo ngay sự việc, viên cảnh sát thứ nhất bị bắt giam. Đó là trung úy cảnh sát giao thông Nguyễn Tùng Dương. Hôm đó, Dương cùng với một cảnh sát khác trong ca trực ở đầu cầu Chương Dương.
Sau đó, Công an Hà Nội nhiều lần mời 2 anh xe ôm lên làm việc. Nhân viên điều tra đưa cho anh xe ôm thứ hai xem một cái ống bơm xe đạp, hỏi anh xem đây có đúng là ống sắt anh đã nhặt được ở hiện trường nơi xảy ra vụ án mạng không. Anh kiên quyết không nhận. “Tôi nhìn thấy một ống sắt có nhiều lỗ, chứ không phải cái ống bơm xe đạp này. Tôi có phải là trẻ con đâu mà nhìn nhầm”. Cả hai anh xe ôm đều nói không hề nghe thấy tiếng súng nổ, mà chỉ nghe thấy tiếng kêu yếu ớt của em Phương “cướp, cướp, cứu em với”. 2 anh xe ôm nói dù đi bất cứ nơi đâu, dù bất cứ điều gì xảy ra, thì 2 anh cũng chỉ khai sự thật, không hề sợ điều gì.
Chúng tôi đi đến cầu Chương Dương, dừng lại ở chỗ xảy ra vụ án mạng. Anh Lát chỉ cho chúng tôi thấy đoạn sông Hồng ngay phía dưới chỗ xảy ra án mạng là sâu nhất. Anh Lát nói nếu có vật gì rơi xuống sông Hồng chỗ đoạn này, thì sẽ bị chìm rất sâu, không dễ gì phát hiện ra. Chúng tôi hiểu ý anh muốn nói gì.
3 phát đạn
Mấy hôm sau, tôi và Quốc Khánh (một đồng nghiệp) đến làm việc với ban giám đốc bệnh viện Việt Đức. Lúc đầu, ban lãnh đạo bệnh viện có vẻ e ngại, nhưng sau đó họ đồng ý. Ở phòng cấp cứu, chúng tôi gặp nữ y tá trực ca hôm em Phương bị chết. Chị rất ngại nói chuyện với chúng tôi. Nhưng cuối cùng, chúng tôi cũng thuyết phục được chị nói hết những gì chị chứng kiến.
Theo chị trình bày, em Nguyễn Việt Phương được nhân viên cảnh sát giao thông Nguyễn Tùng Dương đưa vào phòng cấp cứu khi em đã chết. Sau khi mời bác sĩ khám nghiệm tử thi, chị lấy sổ trực để ghi các thông tin về người chết. Viên cảnh sát giao thông đọc các thông tin về em Phương cho chị ghi. Đến phần nguyên nhân chết, viên cảnh sát giao thông nói em Phương bị tai nạn giao thông chết. Chị hỏi lại “tai nạn giao thông chết thì tại sao lại có vết đạn trên người?”. Khi đó Dương mới nói lại là “bị bắn”.
Làm việc với phòng cấp cứu xong, tôi và Quốc Khánh đến phòng pháp y mổ tử thi. Một bác sĩ tiếp chúng tôi. Bác sĩ này giải thích về đường đạn bắn vào người em Phương, nhưng rất chung chung. Trong khi tôi nói chuyện con cà con kê với bác sĩ pháp y, thì Quốc Khánh mày mò trên đống tài liệu của bác sĩ và phát hiện bộ ảnh chụp tử thi em Phương để ở trên bàn. Trên những tấm ảnh này, chúng tôi thấy có 3 vết đạn, một ở hõm vai, gần cổ, một ở ngực, vùng tim, và một ở ngón tay cái. Ngón tay cái bị bắn thủng, gần đứt, cháy xém đen.
Lúc này vị bác sĩ mới nói là chỉ cần 1 trong 2 phát đạn trên người là đủ làm em Phương chết. Còn phát đạn thứ ba bắn xuyên qua ngón tay cái thì thật khó hiểu. Cả hai đầu đạn bắn vào người đều nằm lại trong người, không chui ra khỏi cơ thể nạn nhân, mặc dù bắn rất gần. Lý do sau đó rất dễ hiểu: viên bắn ở gần cổ xuyên dọc xuống phía thắt lưng, chui dọc theo chiều cơ thể nên hết lực, đến vùng thắt lưng thì nằm lại. Viên bắn vào ngực vì vướng phải xương sống, nên bị mắc lại ở xương sống phía sau lưng.
Chúng tôi rời phòng mổ tử thi với tâm trạng thật nặng nề. Tôi cố hình dung lại vì sao có đường đạn kỳ quặc như vậy. Nhưng không thể lý giải nổi…
Dân trí Tháng 5/1994, cuối cùng thì vụ việc cũng được đưa ra xét xử với một bản án khách quan và công tâm. Nhiều người cho rằng viên cảnh sát Nguyễn Tùng Dương tội không nặng đến thế, mà do báo chí, do dư luận đã thổi phồng lên. Với tôi, cái ác dù muốn hay không cũng cần phải được đưa ra ánh sáng vì đó là sự thật.
Súng cướp cò và tội vô ý khi thi hành công vụ!
Theo lời khai của Nguyễn Tùng Dương, tối hôm đó, anh ta cùng một cảnh sát khác trực ở đầu cầu Chương Dương. Khi Nguyễn Việt Phương phóng xe máy lên cầu để sang Gia Lâm, Dương thấy xe máy của Phương không có đèn, nên đuổi theo yêu cầu quay lại trạm cảnh sát để giải quyết. Sang tới đầu cầu phía Gia Lâm thì đuổi kịp, Dương bắt Phương quay xe lại trạm cảnh sát ở đầu cầu phía Hà Nội. Đến đây thì viên cảnh sát Nguyễn Tùng Dương thay đổi rất nhiều lời khai và nhiều mâu thuẫn phát sinh.
Trong đó có một lời khai như sau: Trong lúc đang kiểm tra Phương thì cảnh sát Nguyễn Tùng Dương vô tình làm rơi khẩu súng ngắn giắt bên người. Em Phương liền chộp lấy khẩu súng. Dương cũng vội chộp lấy tay em Phương để giằng súng lại. Hai bên giằng co nhau và súng bị cướp cò, em Phương trúng đạn, chết.
Cơ quan Công an Hà Nội đã sử dụng lời khai “súng cướp cò” này để kết luận Dương phạm tội “vô ý giết người trong khi thi hành công vụ”. Với tội danh này, thì Dương có thể chỉ bị nhiều nhất là 2 năm tù, thậm chí có thể chỉ bị án treo. Đây là điều khiến cho gia đình ông Lát, bố em Phương, phẫn nộ nhất. Sau này, Viện Kiểm sát còn phát hiện ra viên cảnh sát Dương đã sử dụng biển số giả để lắp vào xe máy của mình hôm xảy ra án mạng. Khẩu súng “bị cướp cò” làm chết em Phương cũng là khẩu súng đã bị cấp trên yêu cầu thu hồi từ trước, nhưng Dương chưa nộp. Cơ quan kỹ thuật hình sự của công an thì kết luận rằng khẩu súng này không lắp được ống giảm thanh.
Dựng lại đường đi của 2 viên đạn
Tập hợp tất cả các thông tin có được, tôi và Quốc Khánh khẳng định là không thể có chuyện “súng cướp cò”. Chúng tôi suy nghĩ rất nhiều về 3 vết đạn trên cơ thể em Phương và đặt ra nhiều giả thiết. Cuối cùng, một diễn biến khiến tôi tin tưởng nhiều nhất, có thể là như sau:
Hôm đó, viên cảnh sát đuổi kịp Phương và yêu cầu em quay xe lại. Em Phương chấp hành, quay xe lại. Đến đoạn cầu tối, nơi có dòng nước sâu nhất, Dương bảo em Phương dừng xe lại. Em Phương dừng xe, dựng chân chống xe. Dương cũng dừng xe, dựng chân chống, rồi tiến lại phía em Phương, hoặc em Phương tiến lại gần Dương. Dương rút súng bắn vào ngực em Phương. Viên đạn xuyên vào ngực và bị mắc ở xương sống. Em Phương gục xuống, 2 tay ôm lấy người theo phản xạ tự nhiên. Một tay che vào chỗ đau, một tay quờ quạng ở cổ. Lúc này Dương bắn phát thứ hai. Vì em Phương đang quỵ người lom khom thấp xuống, nên viên đạn xuyên qua ngón tay cái của bàn tay đang quờ quạng ở cổ, xuyên vào hõm vai gần cổ và chạy dọc theo chiều cơ thể đang cúi, chạy đến vùng thắt lưng thì hết đà, nằm lại gần viên đạn thứ nhất. Như vậy 2 viên đạn gây ra 3 vết thương. Phương chỉ kịp hô lên yếu ớt “cướp, cướp, cứu với”, trước khi chết. Đó là lúc mà 2 anh xe ôm xuất hiện.
Tôi cho rằng viên đạn bắn vào gần cổ phải là viên đạn thứ hai, khi Phương đang gục xuống do bị viên đạn thứ nhất bắn vào ngực. Nếu đó là viên đạn thứ nhất, có nghĩa là được bắn vào người Phương khi em đang khỏe mạnh, tức đang đứng thẳng người, thì chắc chắn viên đạn này sẽ xuyên qua cổ để chui ra ngoài, chứ không chui dọc cơ thể và nằm lại gần thắt lưng được.
Nếu súng cướp cò, thì chỉ cướp cò một phát. Còn nếu cướp cò tới 2 phát, thì không thể có 2 vết thương cách nhau khá xa như vậy. Em Phương dáng người nhỏ bé, chỉ cao hơn 1,5 mét. Còn viên cảnh sát Dương thì khá cao to, lực lưỡng, nguyên là cầu thủ bóng đá. Thật khó mà tin được có chuyện Phương dám cướp súng của Dương.
Tại phiên tòa, Dương cố làm động tác bị em Phương “giằng co”, bẻ tay. Người ta thấy chỉ có người to khỏe hơn Dương, giỏi võ mới có thể bẻ quặt tay Dương được như vậy. Nhưng em Phương thì rất nhỏ bé, yếu ớt, không biết võ. Mà dù em Phương có biết võ, thì em Phương cướp súng của Dương để làm gì? Và tại sao Dương lại rút súng ra để cho em Phương cướp? Những câu hỏi này Dương không trả lời được.
Cuộc họp báo nhã ý...!
Khi chúng tôi sắp hoàn thành công việc điều tra ban đầu về vụ án cầu Chương Dương, thì Sở Công an Hà Nội tổ chức một cuộc họp báo, mời đông đảo các báo ở Hà Nội, trung ương và địa phương đến dự nhằm giải thích về vụ án cầu Chương Dương. Cuộc họp báo được tổ chức ở số 42 Hàng Bài, trụ sở của Tổng cục Cảnh sát.
Đại diện của Công an Hà Nội trình bày một số diễn biến của vụ án và kết luận, viên cảnh sát Nguyễn Tùng Dương đã vô ý gây chết người, rằng đó là một sự việc đáng tiếc. Tại cuộc họp báo, tôi đã đứng lên chất vấn trên mười câu hỏi liên quan đến các diễn biến của vụ án. Có thể nói đại diện của Công an Hà Nội đã không trả lời được thỏa đáng bất kỳ câu hỏi nào của tôi trong cuộc họp báo đó.
Loạt bài báo chấn động dư luận
Sau cuộc họp báo có tính chất che chắn sự thật đó, chúng tôi báo cáo Ban Biên tập, đề nghị cho viết về vụ em Phương. Tôi viết phóng sự điều tra với đầu đề “Vụ án cầu Chương Dương” 2 kỳ.
Hai kỳ phóng sự trên báo Đại Đoàn Kết đã như 2 quả bom dư luận ở Hà Nội và cả nước khi đó. Các bài báo phê phán Công an Hà Nội và viên cảnh sát giao thông Nguyễn Tùng Dương, đã nói hộ cho người dân biết bao điều phẫn uất hàng ngày mà họ đang phải chịu đựng, do không ít nhân viên cảnh sát xấu gây ra. Người dân tìm đọc và bàn tán về vụ việc ở khắp mọi nơi.
Sau đó, một loạt các báo cùng lên tiếng mà mạnh nhất là báo Phụ nữ Thủ đô, tờ báo của Hội liên hiệp Phụ nữ Hà Nội.
Trước sức ép của dư luận, Bộ Công an phải trưng cầu cơ quan giám định pháp y của Bộ Quốc phòng giám định lại các vết đạn trên tử thi của em Phương vì dư luận không tin tưởng giám định pháp y của Công an, cũng như của Bộ Y tế. Đại tá Vũ Ngọc Thụ, Viện trưởng Viện giám định Pháp y quân đội đã tiến hành khai quật tử thi em Phương để giám định lại. Kết quả giám định đường đạn của Giáo sư Thụ là một chứng cớ có sức thuyết phục để kết tội “giết người” cho viên cảnh sát Nguyễn Tùng Dương.
Phiên toà đông nhất từ trước đến nay
Tháng 5/1994, phiên tòa sơ thẩm đã được mở tại Hà Nội để xét xử bị cáo Nguyễn Tùng Dương. Hàng vạn người dân đã tụ tập ở trụ sở Tòa án Hà Nội để theo dõi phiên tòa. Chỉ những người có giấy mời của tòa mới được vào trong phòng xử án. Bên ngoài, tòa án đã bắc loa để nhân dân có điều kiện theo dõi. Tại phiên sơ thẩm, tòa án cho rằng chưa đủ chứng cứ buộc tội Nguyễn Tùng Dương, nên trả hồ sơ cho viện kiểm sát, yêu cầu điều tra bổ sung. Dịp chờ đợi này lại là một cơ hội để báo chí bày tỏ sự phẫn nộ của quần chúng đối việc làm thiếu tích cực của cơ quan pháp luật Hà Nội đối với vụ án.
5 tháng sau, vào tháng 10/1994, phiên tòa sơ thẩm được mở lại để xét xử bị cáo Nguyễn Tùng Dương. Và lần này thì bản án là “tử hình” về tội giết người đã được tuyên. Về tội cướp thì tòa cho rằng không đủ chứng cứ để kết luận. Hàng vạn người dân tụ tập bên ngoài phòng xử án, tràn ra cả ngoài đường phố đã reo hò dậy đất khi nghe thẩm phán tuyên “ tử hình"
Luật sư Hùng bào chữa cho em Phương và ông Nguyễn Văn Lát, bố em Phương khi ra khỏi phòng xử án, đã được nhân dân công kênh trên vai đưa đi một đoạn đường dài. Đó là niềm vui của nhân dân trước chiến thắng của công lý. Tôi đứng lặng lẽ ở ngoài đường, quan sát người dân theo dõi phiên tòa. Một cụ già nói với tôi, bà đã từng chứng kiến nhiều phiên tòa từ thời Pháp, nhưng phiên tòa xử vụ Nguyễn Tùng Dương là phiên tòa đông người dự nhất từ trước đến nay.
Đoạn kết
Ít lâu sau vụ án này, ông Nguyễn Văn Lát, bố nạn nhân Nguyễn Việt Phương, đã đăng ký học tại trường Đại học Luật Hà Nội, hệ tại chức, và đã tốt nghiệp năm 1999. “Sau vụ án con tôi, tôi thấy có rất nhiều người dân bị oan khuất. Nếu họ không hiểu luật thì họ rất khó bào chữa cho mình và bị thua thiệt. Tôi muốn trở thành luật sư để giúp những người có cảnh ngộ oan ức như gia đình tôi đã từng bị”, ông nói.
Em tự kết: có những điều sẽ không bao giờ thay đổi, bản chất vậy rồi.