[Funland] Khai tử xăng A92 để cứu xăng E5.

hongminhphat

Xe điện
Biển số
OF-295360
Ngày cấp bằng
9/10/13
Số km
4,482
Động cơ
347,190 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Móe ơi, thế từ sang năm em phải mang đũa theo xe ah? :(
ko cần mang đũa đâu mợ ạ , mợ cứ ngồi vào xe nhún một lúc là nó trộn đều ,mà lại còn giảm cân nữa ;)) ,tiện đôi đường mợ nhỉ ;)) :))
 

nguyenx

Xe container
Biển số
OF-199439
Ngày cấp bằng
24/6/13
Số km
5,102
Động cơ
321,719 Mã lực
Dân bị lừa quen rồi nên giờ chú phỉnh ra đòn khó phết
 

khanhuyen

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508047
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
347
Động cơ
185,000 Mã lực
Có cụ nào sử dụng xăng E5 chưa và có thể cho biết ưu khuyết điểm so với xăng A92 và A95 k?


Chạy nước rút 'khai tử' xăng A92 để cứu xăng E5
TTO - Bộ Công thương chạy đua nước rút xóa sổ xăng A92 để thay bằng xăng E5 từ đầu năm sau, chuyên gia nói rằng Dung Quất và Nghi Sơn 'được cứu' trong khi doanh nghiệp lo đội thêm chi phí.


Xăng E5 bơm vào xe bồn để đưa đến các đại lý bán lẻ trên địa bàn TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa

Trao đổi với báo chí ngày 11-7, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng thông tin từ đầu năm 2018 trên thị trường sẽ chỉ có hai loại xăng E5 (xăng sinh học, pha 5% ethanol) và A95.

“Sẽ chuyển đổi thành công”

Thứ trưởng Vượng cho biết việc triển khai này là nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tiếp tục triển khai lộ trình thay thế xăng A92 bằng xăng E5.

Hiện xăng sinh học mới được triển khai tại 8 tỉnh, thành phố, trong đó có 4 tỉnh thành bán 100% xăng E5 gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Cần Thơ.


Ông Vượng khẳng định Bộ Công thương đã làm việc với các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp để hoàn thiện khâu chuyển đổi loại xăng.

Trong đó các bể chứa, cây xăng sẽ được chuyển đổi nhanh chóng qua xăng E5 và không có gì khó khăn.

“Với tiến độ còn lại của năm 2017, chúng tôi tin tưởng sẽ chuyển đổi thành công” - ông Vượng nói.

Ông Vượng cho biết nguyên nhân khiến việc thay thế xăng E5 thời gian qua không thành công là do sự chuẩn bị chưa tốt từ nguồn cung, công suất trạm trộn, công tác tuyên truyền chưa đầy đủ, khiến người dân chưa thay đổi thói quen sử dụng.

Do đó, việc triển khai lần này, lãnh đạo Bộ Công thương khẳng định sẽ làm việc với các doanh nghiệp đầu mối, các tỉnh, thành phố lớn để đẩy mạnh tuyên truyền, mở rộng phát triển hạ tầng.

Để “cứu” 2 nhà máy Dung Quất và Nghi Sơn?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phan Thế Ruệ, chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, cho rằng việc xóa xăng A92 là phù hợp với xu thế của thế giới nhằm bảo vệ môi trường.

Và đây là giải pháp để “cứu” hai nhà máy sản xuất xăng dầu là Dung Quất và Nghi Sơn.

Hiện tại hai nhà máy chỉ sản xuất được tiêu chuẩn Euro 2, trong khi theo yêu cầu của Chính phủ là từ năm 2018, chỉ những sản phẩm xăng đạt tiêu chuẩn cao hơn (Euro 4) mới được lưu hành.

Còn nếu muốn hai doanh nghiệp này sản xuất ra những sản phẩm tiêu chuẩn Euro 4, Euro 5 thì phải đầu tư thêm hàng trăm triệu USD.

Tuy nhiên, không phải có tiền mà có thể làm ngay được vì đầu tư máy móc công nghệ phải mất thời gian lắp đặt, vận hành thử... thì mới có sản phẩm.

Chính vì vậy, Chính phủ cho hai nhà máy này sản xuất ra xăng tiêu chuẩn Euro 2 nhưng phải trộn ethanol để ra xăng E5.

Mặc dù khá chủ động trong việc đầu tư trang thiết bị hệ thống, song nguồn cung ethanol nguyên chất để pha chế xăng E5 là vấn đề làm “đau đầu” các doanh nghiệp.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết hiện có 4 nhà máy sản xuất ethanol ở Bình Phước, Đồng Nai, Quảng Nam và Dung Quất, cung ứng 400.000m3 xăng E5/năm, đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Tuy nhiên, hiện chỉ có 2 nhà máy của Công ty Tùng Lâm (tại Đồng Nai, Quảng Nam) đang hoạt động với công suất 200.000m3, đủ phối trộn 3,9 triệu m3 xăng E5/năm.

Hai nhà máy còn lại tại Dung Quất và Bình Phước đang tạm dừng sản xuất do chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm, dự kiến sẽ khởi động trở lại vào cuối năm 2017, cũng sẽ cung ứng cho thị trường khoảng 200.000m3 nữa.

Theo lãnh đạo Tổng công ty Dầu VN (PVOil), việc triển khai thay thế xăng A92 bằng xăng E5 sẽ mở ra cơ hội để hai nhà máy trên hoạt động trở lại.


Tổng lượng xăng tiêu thụ năm 2016 - Nguồn: Bộ Công thương - Đồ họa: T.Đạt
Thiếu hạ tầng, năng lực hạn chế

Có một điều mà gần như tất cả đại lý, cửa hàng kinh doanh xăng dầu lo ngại, theo ông Nguyễn Văn Tiu, Chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần xăng dầu Tự Lực 1 (Hà Nội), là nguồn hàng xăng E5.

Từ nay đến đầu năm 2018 không còn nhiều mà trong số 29 doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối chỉ có 4 đơn vị là có điểm phối trộn xăng sinh học (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex, Pvoil, Saigonpetro, Xăng dầu quân đội).

Hơn nữa, năng lực phối trộn xăng sinh học của các đơn vị này cũng hạn chế, khó có thể cung ứng đủ cho toàn thị trường.

Trong khi đó, Nhà nước chỉ cho nhập khẩu ethanol và xăng khoáng về để phối trộn thành xăng E5. Mặt khác, những nhà máy sản xuất xăng sinh học không biết bao giờ mới hoạt động trở lại. Để đảm bảo nguồn cung, liệu Nhà nước có cho nhập xăng sinh học hay không...

Thông tin về vấn đề này, ông Vượng cho biết mặc dù mới chỉ có 1/5 đầu mối kinh doanh xăng dầu có trạm trộn xăng E5 nhưng đều tập trung tại các doanh nghiệp lớn như Petrolimex, PVOil, Mipec, Sài Gòn Petro và Công ty Nam Sông Hậu... có khả năng phối trộn, cung ứng thị trường trên 3 triệu m3 xăng sinh học.

Dự kiến các doanh nghiệp này sẽ đầu tư thêm hạ tầng và dự tính đến cuối năm các trạm trộn sẽ đạt trên 6 triệu m3/năm, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ từ đầu năm 2018.

10 %: Đó là 
tỉ lệ tiêu thụ xăng E5 tại Petrolimex, chỉ khoảng 300.000m3.
Kinh phí rất lớn

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Cao Hoài Dương - Tổng giám đốc PVOil - cho biết từ cuối năm 2008 khi Chính phủ bắt đầu có chủ trương sản xuất và kinh doanh nhiên liệu sinh học, PVOil đã đầu tư cơ sở hạ tầng để triển khai.

Hiện các trạm pha chế xăng E5 đặt tại các kho xăng dầu có tổng công suất pha chế đạt gần 1 triệu m3/năm.

Tuy nhiên, hiện nay lượng bán xăng E5 của toàn hệ thống chỉ đạt khoảng 180.000m3, chỉ chiếm gần 17% trên tổng sản lượng.

Ông Phạm Đức Thắng, phó tổng giám đốc Petrolimex, cho biết lượng tiêu thụ xăng E5 tại Petrolimex đạt tỉ lệ rất thấp, chỉ khoảng 300.000m3, chiếm khoảng 10%.

Để phục vụ lộ trình trên, tập đoàn đã có 5 trạm phối trộn xăng E5, nhưng tới đây sẽ đầu tư thêm 9 trạm.

Kinh phí đầu tư mỗi trạm mất 20 tỉ đồng với thời gian khoảng 6 - 9 tháng, để kịp hoàn thành được trước thời điểm đầu năm 2018 là khó khăn, song ông Thắng cho biết sẽ cố gắng nhanh nhất có thể để đưa các hệ thống vào vận hành.

Ngoài ra, một vấn đề được đặt ra nữa theo ông Thắng là việc chuyển từ xăng khoáng A92 sang xăng E5 sẽ phải thay đổi đường vận chuyển xăng dầu, kéo theo chi phí sẽ thay đổi.

Ông Dương thì cho biết để đầu tư hạ tầng phục vụ việc đưa xăng E5 ra thị trường, doanh nghiệp phải huy động nguồn kinh phí rất lớn.

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20170712/chay-nuoc-rut-khai-tu-xang-a92-xang-e5-duoc-cuu/1350460.html
Có cụ nào sử dụng xăng E5 chưa và có thể cho biết ưu khuyết điểm so với xăng A92 và A95 k?


Chạy nước rút 'khai tử' xăng A92 để cứu xăng E5
TTO - Bộ Công thương chạy đua nước rút xóa sổ xăng A92 để thay bằng xăng E5 từ đầu năm sau, chuyên gia nói rằng Dung Quất và Nghi Sơn 'được cứu' trong khi doanh nghiệp lo đội thêm chi phí.


Xăng E5 bơm vào xe bồn để đưa đến các đại lý bán lẻ trên địa bàn TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa

Trao đổi với báo chí ngày 11-7, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng thông tin từ đầu năm 2018 trên thị trường sẽ chỉ có hai loại xăng E5 (xăng sinh học, pha 5% ethanol) và A95.

“Sẽ chuyển đổi thành công”

Thứ trưởng Vượng cho biết việc triển khai này là nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tiếp tục triển khai lộ trình thay thế xăng A92 bằng xăng E5.

Hiện xăng sinh học mới được triển khai tại 8 tỉnh, thành phố, trong đó có 4 tỉnh thành bán 100% xăng E5 gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Cần Thơ.


Ông Vượng khẳng định Bộ Công thương đã làm việc với các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp để hoàn thiện khâu chuyển đổi loại xăng.

Trong đó các bể chứa, cây xăng sẽ được chuyển đổi nhanh chóng qua xăng E5 và không có gì khó khăn.

“Với tiến độ còn lại của năm 2017, chúng tôi tin tưởng sẽ chuyển đổi thành công” - ông Vượng nói.

Ông Vượng cho biết nguyên nhân khiến việc thay thế xăng E5 thời gian qua không thành công là do sự chuẩn bị chưa tốt từ nguồn cung, công suất trạm trộn, công tác tuyên truyền chưa đầy đủ, khiến người dân chưa thay đổi thói quen sử dụng.

Do đó, việc triển khai lần này, lãnh đạo Bộ Công thương khẳng định sẽ làm việc với các doanh nghiệp đầu mối, các tỉnh, thành phố lớn để đẩy mạnh tuyên truyền, mở rộng phát triển hạ tầng.

Để “cứu” 2 nhà máy Dung Quất và Nghi Sơn?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phan Thế Ruệ, chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, cho rằng việc xóa xăng A92 là phù hợp với xu thế của thế giới nhằm bảo vệ môi trường.

Và đây là giải pháp để “cứu” hai nhà máy sản xuất xăng dầu là Dung Quất và Nghi Sơn.

Hiện tại hai nhà máy chỉ sản xuất được tiêu chuẩn Euro 2, trong khi theo yêu cầu của Chính phủ là từ năm 2018, chỉ những sản phẩm xăng đạt tiêu chuẩn cao hơn (Euro 4) mới được lưu hành.

Còn nếu muốn hai doanh nghiệp này sản xuất ra những sản phẩm tiêu chuẩn Euro 4, Euro 5 thì phải đầu tư thêm hàng trăm triệu USD.

Tuy nhiên, không phải có tiền mà có thể làm ngay được vì đầu tư máy móc công nghệ phải mất thời gian lắp đặt, vận hành thử... thì mới có sản phẩm.

Chính vì vậy, Chính phủ cho hai nhà máy này sản xuất ra xăng tiêu chuẩn Euro 2 nhưng phải trộn ethanol để ra xăng E5.

Mặc dù khá chủ động trong việc đầu tư trang thiết bị hệ thống, song nguồn cung ethanol nguyên chất để pha chế xăng E5 là vấn đề làm “đau đầu” các doanh nghiệp.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết hiện có 4 nhà máy sản xuất ethanol ở Bình Phước, Đồng Nai, Quảng Nam và Dung Quất, cung ứng 400.000m3 xăng E5/năm, đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Tuy nhiên, hiện chỉ có 2 nhà máy của Công ty Tùng Lâm (tại Đồng Nai, Quảng Nam) đang hoạt động với công suất 200.000m3, đủ phối trộn 3,9 triệu m3 xăng E5/năm.

Hai nhà máy còn lại tại Dung Quất và Bình Phước đang tạm dừng sản xuất do chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm, dự kiến sẽ khởi động trở lại vào cuối năm 2017, cũng sẽ cung ứng cho thị trường khoảng 200.000m3 nữa.

Theo lãnh đạo Tổng công ty Dầu VN (PVOil), việc triển khai thay thế xăng A92 bằng xăng E5 sẽ mở ra cơ hội để hai nhà máy trên hoạt động trở lại.


Tổng lượng xăng tiêu thụ năm 2016 - Nguồn: Bộ Công thương - Đồ họa: T.Đạt
Thiếu hạ tầng, năng lực hạn chế

Có một điều mà gần như tất cả đại lý, cửa hàng kinh doanh xăng dầu lo ngại, theo ông Nguyễn Văn Tiu, Chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần xăng dầu Tự Lực 1 (Hà Nội), là nguồn hàng xăng E5.

Từ nay đến đầu năm 2018 không còn nhiều mà trong số 29 doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối chỉ có 4 đơn vị là có điểm phối trộn xăng sinh học (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex, Pvoil, Saigonpetro, Xăng dầu quân đội).

Hơn nữa, năng lực phối trộn xăng sinh học của các đơn vị này cũng hạn chế, khó có thể cung ứng đủ cho toàn thị trường.

Trong khi đó, Nhà nước chỉ cho nhập khẩu ethanol và xăng khoáng về để phối trộn thành xăng E5. Mặt khác, những nhà máy sản xuất xăng sinh học không biết bao giờ mới hoạt động trở lại. Để đảm bảo nguồn cung, liệu Nhà nước có cho nhập xăng sinh học hay không...

Thông tin về vấn đề này, ông Vượng cho biết mặc dù mới chỉ có 1/5 đầu mối kinh doanh xăng dầu có trạm trộn xăng E5 nhưng đều tập trung tại các doanh nghiệp lớn như Petrolimex, PVOil, Mipec, Sài Gòn Petro và Công ty Nam Sông Hậu... có khả năng phối trộn, cung ứng thị trường trên 3 triệu m3 xăng sinh học.

Dự kiến các doanh nghiệp này sẽ đầu tư thêm hạ tầng và dự tính đến cuối năm các trạm trộn sẽ đạt trên 6 triệu m3/năm, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ từ đầu năm 2018.

10 %: Đó là 
tỉ lệ tiêu thụ xăng E5 tại Petrolimex, chỉ khoảng 300.000m3.
Kinh phí rất lớn

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Cao Hoài Dương - Tổng giám đốc PVOil - cho biết từ cuối năm 2008 khi Chính phủ bắt đầu có chủ trương sản xuất và kinh doanh nhiên liệu sinh học, PVOil đã đầu tư cơ sở hạ tầng để triển khai.

Hiện các trạm pha chế xăng E5 đặt tại các kho xăng dầu có tổng công suất pha chế đạt gần 1 triệu m3/năm.

Tuy nhiên, hiện nay lượng bán xăng E5 của toàn hệ thống chỉ đạt khoảng 180.000m3, chỉ chiếm gần 17% trên tổng sản lượng.

Ông Phạm Đức Thắng, phó tổng giám đốc Petrolimex, cho biết lượng tiêu thụ xăng E5 tại Petrolimex đạt tỉ lệ rất thấp, chỉ khoảng 300.000m3, chiếm khoảng 10%.

Để phục vụ lộ trình trên, tập đoàn đã có 5 trạm phối trộn xăng E5, nhưng tới đây sẽ đầu tư thêm 9 trạm.

Kinh phí đầu tư mỗi trạm mất 20 tỉ đồng với thời gian khoảng 6 - 9 tháng, để kịp hoàn thành được trước thời điểm đầu năm 2018 là khó khăn, song ông Thắng cho biết sẽ cố gắng nhanh nhất có thể để đưa các hệ thống vào vận hành.

Ngoài ra, một vấn đề được đặt ra nữa theo ông Thắng là việc chuyển từ xăng khoáng A92 sang xăng E5 sẽ phải thay đổi đường vận chuyển xăng dầu, kéo theo chi phí sẽ thay đổi.

Ông Dương thì cho biết để đầu tư hạ tầng phục vụ việc đưa xăng E5 ra thị trường, doanh nghiệp phải huy động nguồn kinh phí rất lớn.

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20170712/chay-nuoc-rut-khai-tu-xang-a92-xang-e5-duoc-cuu/1350460.html
Nó mà hay, mà tốt thì ko phải bắt ép dân dùng.
Việc gì phải “cứu” 2 nhà máy Dung Quất và Nghi Sơn hả các bác, tụi làm ở hai nhà máy này lương nó cao ngất trời mà cứu gì nữa, đứa nào cũng vài ba chục triệu một tháng đấy, giảm lương mỗi đứa khoảng vài triệu một tháng thôi là các nhà máy này chẳng cần phải giải cứu gì cả. chẳng biết các bác lãnh đạo bộ công thương có biết điều này không nữa
 

vjtcon

Xe điện
Biển số
OF-87141
Ngày cấp bằng
2/3/11
Số km
2,748
Động cơ
429,732 Mã lực
Xe gẻ e đổ e5, xe hịn e đổ 95 keke
 

Ni no Kuni

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-313878
Ngày cấp bằng
30/3/14
Số km
5,175
Động cơ
336,440 Mã lực
Đúng kiểu kinh tế thị trường định hướng XH chủ nghĩa :D
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,162
Động cơ
689,460 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
ko cần mang đũa đâu mợ ạ , mợ cứ ngồi vào xe nhún một lúc là nó trộn đều ,mà lại còn giảm cân nữa ;)) ,tiện đôi đường mợ nhỉ ;)) :))
E lại đang muốn giữ dáng. Sụt cân ai đền mỡ cho e :((
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,502
Động cơ
727,965 Mã lực
Em giống cụ. Từ khi Thái Thịnh bán E5 dăm năm trước, em cứ tiện cột nào đổ cột đó mà chả buồn chọn E5 hay 92. Chả thấy khác gì nhau. Cả 2b và 4b.

4b nhà em thì sách của hãng nói không dùng xăng quá 10% cồn - thế nên E5 hay thậm chí E10 cũng ok.
Thực ra, tây nó đồn là: nếu chạy E10, thì máy xe cần có thay đổi, và nó ghi rõ trong HDSD luôn, là xe này chạy được E10, E5 và E0.

Còn xe thường, như ở ta, chỉ chạy được E5 và E0 thôi.
 

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,361
Động cơ
1,000,399 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Nghĩa là nó bắt chúng ta phải giải cứu E5.
Cái gì rồi cũng đổ vào dân hết!
 

nguyenuyvu

Xe tăng
Biển số
OF-370094
Ngày cấp bằng
11/6/15
Số km
1,002
Động cơ
259,038 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
cái méo gì cũng giải cứu, dân mình toàn anh hùng
 

trán980

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-446462
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
757
Động cơ
213,840 Mã lực
Lại có bóng dáng anh bạn vàng khè ở đây các cụ ạ:

Hàng loạt nhà máy ethanol phá sản vì công nghệ Trung Quốc!
Chia sẻ
>> Nhà máy xăng sinh học nghìn tỷ đồng “thoi thóp” chờ cơ chế
>> TPHCM: Tìm cách "chống ế” cho xăng sinh học E5
>> Doanh nghiệp đầu mối kêu "hụt" 300 đồng/lít khi bán xăng sinh học E5[/paste:font]
Từ chủ trương đúng đắn, đến số tiền vài chục nghìn tỷ đồng bỏ ra để đầu tư 7 nhà máy sản xuất nguyên liệu sinh học (ethanol), đến nay khi lần lượt các nhà máy đều đóng cửa thì nguy cơ ngày càng cao: người Việt đang đứng ngoài chứng kiến thế giới đang tăng tốc sản xuất và sử dụng ngày càng nhiều loại xăng sinh học trong đời sống kinh tế.


Nhà máy Ethanol Dung Quất ngừng hoạt động
60% nhà máy dùng “công nghệ phế thải” Trung Quốc?

Theo một báo cáo về thực trạng các cơ sở sản xuất ethanol mới đây của Bộ Công thương, trong số 7 nhà máy sản xuất ethanol - nhiên liệu chính phối trộn tạo nên xăng sinh học E5 thì có đến 4 nhà máy sử dụng hoàn toàn công nghệ từ Trung Quốc, 3 nhà máy còn lại dù sử dụng một số công nghệ của các nước phát triển nhưng các thiết bị vẫn nhập từ Trung Quốc.

Đáng nói, 4 nhà máy sử dụng công nghệ của Trung Quốc khi hoàn thành chỉ sau từ 1 đến 2 năm hoạt động đã phải tạm ngừng. Các nhà máy còn lại, cũng chỉ tồn tại được một thời gian sau đó.

Các nhà máy sử dụng công nghệ của Trung Quốc gồm: Nhà máy sản xuất ethanol Đại Tân tại Quảng Nam, công suất thiết kết 100.000 tấn ethanol/năm, tổng vốn đầu tư 575 tỷ đồng. Sau khi đưa vào hoạt động đến năm 2012 nhà máy ngưng hoạt động.

Đáng chú ý, hai nhà máy sử dụng công nghệ Trung Quốc cho ra đời những sản phẩm ethanol không đạt tiêu chuẩn pha chế xăng E5, đã bị các DN trong nước ngừng hợp đồng. Đó là Nhà máy Ethanol Đại Việt (Đắc Nông), công suất thiết kế 55.000 tấn ethanol/năm, vốn đầu tư 500 tỷ đồng đi vào hoạt động năm 2011 nhưng tháng 4/2013, nhà máy này đã chính thức dừng hoạt động. Nhà máy thứ 4 Ethanol ĐăkTô (tỉnh Kon Tum) có công suất thiết kế 50.000 tấn ethanol/năm, nhưng đã sớm đắp chiếu vì sản phẩm không đạt tiêu chuẩn pha chế thành xăng E5.

Ngoài các nhà máy tư nhân sử dụng 100% công nghệ và thiết bị của Trung Quốc, 3 nhà máy Ehanol lớn do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) dù sử dụng công nghệ của các nước phát triển song đều có các thiết bị của Trung Quốc. Nhà máy ethanol Tam Nông (Phú Thọ) có tổng vốn gần 2.500 tỷ đồng, công suất 79.000 tấn ethanol/năm nhưng dự án này mới chỉ hoàn thành giai đoạn thi công mà chưa được đưa vào sản xuất. Tương tự là Nhà máy ethanol Bình Phước khi đã xây dựng toàn bộ dự án, chạy thử nghiệm và cho ra sản phẩm. Tuy nhiên, vì không có thị trường tiêu thụ nên dự án này phải tạm ngừng, chờ bán mình.

Một dự án khác xây dựng và hoạt động được mấy năm và được coi là "niềm hy vọng" cuối cùng của xăng sinh học E5 tại Việt Nam là nhà máy Ethanol Dung Quất (công nghệ Mỹ, thiết bị Trung Quốc). Tuy nhiên, do bài toán thị trường nên từ tháng 4/2015, nhà máy này đã tạm ngưng. Đến tháng 3/2016, toàn bộ hoạt động của nhà máy đã chính thức tạm dừng vì: sản phẩm không bán được.

Nhiều nước đã bỏ qua E5, sử dụng xăng E10, E20

Trên thực tế, xăng sinh học là một sản phẩm thân thiện với môi trường và đã được nhiều nước tập trung vào chính sách phát triển, ưu đãi thuế và phổ biến rộng rãi. Nhiều nước phát triển đã đưa các loại xăng sinh học vào sử dụng từ những năm thuộc thập kỷ 70 cùng với chính sách miễn, giảm thuế.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, xăng sinh học trên thế giới đang rất phổ biến, nhiều nước đã thay thế hoàn toàn xăng truyền thống bằng xăng sinh học. Brazil là quốc gia đi đầu trong chương trình sản xuất và sử dụng xăng sinh học, nước này đưa xăng sinh học vào sử dụng từ năm 1975, cồn sản xuất từ mía được pha vào xăng với tỷ lệ lên đến 20%, thậm chí trong ngành vận tải nước này đang có khoảng 85% phương tiện sử dụng xăng sinh học.

Tại Mỹ, chính phủ nước này đưa xăng sinh học vào thử nghiệm sau đợt khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 và hiện nay nhiều bang của Mỹ đã sử dụng xăng E5 (phối trộn tỷ lệ 5% cồn ethanol vào xăng), E10 (phối trộn 10% cồn ethanol vào xăng).

Giáp Việt Nam, Thái Lan và Philipines là hai quốc gia đi đầu đưa xăng E5 vào đời sống. Philipines đã đưa xăng E5 vào quy định bắt buộc sử dụng năm 2009, xăng E10 là năm 2011. Tại Thái Lan, xăng sinh học E10 được sử dụng nhiều nhất tại đây, trong đó nhiều thành phố đã bắt đầu sử dụng nhiều xăng E20 (phối trộn tỷ lệ 20% ethanol vào xăng) và E85 (phối trộn tỷ lệ 85% ethanol vào xăng).

Hai nước đông dân nhất thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc hiện cũng đang chuyển sang dùng xăng sinh học E10 và E20. Ấn Độ sử dụng xăng sinh học E20 đại trà vào năm 2017 bởi công nghệ sinh học nước này rất phát triển. Còn Trung Quốc đã chuyển dần các nhà máy phối trộn xăng sinh học E5 sang xăng sinh học E10.

Theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu sinh học Trung Quốc, chính phủ nước này đã đưa vào sử dụng xăng sinh học E5 và có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp này, trong đó có mức trợ cấp lớn nhất là 1,400 nhân dân tệ (RMB)/tấn. Trong khi sản xuất ethanol từ nguyên liệu thực phẩm chỉ nhận 500 RMB/tấn và ethanol từ nguyên liệu thực phẩm không ăn được chỉ nhận được 70 RMB/tấn.

Việc chuyển công nghệ, thiết bị và dây truyền các nhà máy phối trộn xăng sinh học E5 sáng E10 của Trung Quốc giai đoạn từ 2005 -2010 đã diễn ra nhanh chóng. Theo Cơ quan trên, nhờ sự chuyển biến đó mà dự kiến năm 2020, Trung Quốc sẽ sản xuất đại trà nhiên liệu sinh học tổng hợp (E10), phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Nguyễn Tuyền
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/hang-loat-nha-may-ethanol-pha-san-vi-cong-nghe-trung-quoc-20160402222221932.htm
 

Matizcoi

Xe ba gác
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
22,643
Động cơ
-164,058 Mã lực
Em đổ E5 chạy chán vcl :(
 

lenhhoxung1980

Xe container
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
6,829
Động cơ
296,517 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Trước có 1 thời gian em đi xăng e5, thấy chẳng khác gì. Hồi đó e5 rẻ hơn a92 1 chút.
 

quasin3000

Xe điện
Biển số
OF-1800
Ngày cấp bằng
5/10/06
Số km
2,373
Động cơ
586,788 Mã lực
Các hãng xe ở ta không khuyến khích xe chạy xăng E, chạy xăng E5 hiện chưa gây sự cố cho động cơ nên các hãng chưa lên tiêng thôi. Nếu có sự cố động cơ thì sao nhỉ. Ai thiệt hại đây. Xe máy thì ít tiền, mấy loại xe sang tìm vàng mắt mới có cây xăng A95.
 

H.U.Y

Xe điện
Biển số
OF-202200
Ngày cấp bằng
15/7/13
Số km
3,361
Động cơ
345,454 Mã lực
Cháu cứ 95 thôi
 

ngu ngơ

Xe container
Biển số
OF-390448
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
5,653
Động cơ
280,563 Mã lực
E5 mà tốt hơn A92 mà phải cấm bán A92 để ép dân dùng E5? Quá bằng chuyện lạ xứ lừa. Vàng, đô la rất có lợi cho dân dân có bị ép dùng ko? Các thánh ở trên làm ăn thua lỗ xong ép dân hót hậu quả!
Nghi sơn và Dung quất chỉ sx ra A92, lộ trình là cấm hoàn toàn A92 mà E5 lại sd gốc là A92 nên chúng ta chỉ có E5 :))
Chỉ số ốc tan của cồn có thể lên tới 111 (A111) pha với A92 được E5 tương đương A93 :D Chưa kể nồng độ ô xi trong cồn cao làm quá trình cháy tốt hơn khỏi cần turbo hay intercool vẫn cho ra khí thải có CO, NOx, HC thấp hơn xăng thường.
Cồn tiêu chuẩn pha xăng là 99,5% tức là 0,5% tạp chất nước chiếm một phần nhỏ. Nước chiếm 0,2% thì 1kg xăng E5 có: 0,05*0,002 = 0,0001 kg, bình 60l chứa khoảng 5ml nước phân tán lẫn trong cồn - xăng. Chuyện chìm dưới đáy là khó xảy ra.
Lợi ích lớn nhất là giải cứu sắn cho bà con nông dân, giá cứ phập phù năm thì 4k năm 2k thế này bà con khổ quá :D
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top