[Funland] Khai thác gỗ rừng giúp giảm hiệu ứng nhà kính?

vingraux

Xe tăng
Biển số
OF-118779
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
1,740
Động cơ
400,287 Mã lực
Dead wood ==? ý nó nói là gỗ chết, cây mục các bác, các bạn nhá.

Theo định luật bảo toàn năng lượng học ở cấp 2 thì lúc gỗ chết, gỗ mục, nó thải ra lượng CO2 đúng bằng lượng CO2 cái cây đã hấp thụ từ khí quyển lúc nó còn sinh trưởng từ khi là cái hạt giống.

Những nước đất rộng, dân thưa như Thụy Điển, Na Uy họ trồng rừng lấy gỗ làm củi sưởi ấm trong mùa đông, không làm năng lượng nguyên tử, hạt nhân. Thủy điện cũng thôi dần. Quá trình này hoàn toàn bền vững (sustainable), yên tâm công tác các bác nha!
 

BMW FOREVER

Xe buýt
Biển số
OF-45935
Ngày cấp bằng
9/9/09
Số km
991
Động cơ
469,889 Mã lực
Nơi ở
Từ Liêm - Hà Nội - Việt Nam
Nuôi bò lấy sữa, thịt cũng thải ra cực kỳ nhiều CO2. Người ta đang nghiêm túc nghiên cứu vấn đề này.
Kể cũng khổ, chả biết rồi nhân loại sẽ đi về đâu.
 

vingraux

Xe tăng
Biển số
OF-118779
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
1,740
Động cơ
400,287 Mã lực
Nuôi bò không sao. CO2 nguồn từ cỏ, là thức ăn của bò. Cỏ lấy Co2 từ khí quyển, cân bằng, đâu vào đấy cả.

Bác nào thực sự quan tâm đến môi trường thì cần để ý những thứ khác hơn. Ví dụ để sản xuất một cái T-Shirt cần đến 5m3 nước. Nước là tài nguyên có hạn. Cho nên (nhất là ở phương tây) ngày càng nhiều người theo chủ nghĩa tối giản là vì vậy.
 
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
13,450
Động cơ
639,764 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Em vừa đọc bài này, đại khái các nhà khoa học tính ra rừng xả nhiều CO2 hơn toàn bộ hoạt động đốt nhiên liệu hoá thạch, trong đó chủ yếu từ rừng nhiệt đới. Tất nhiên đây chỉ là một nửa câu chuyện vì rừng còn quang hợp hấp thụ CO2 nữa, em nghĩ về cơ bản rừng sẽ ở trạng thái cân bằng xả ngang với hấp thụ CO2, vì nếu hấp thụ nhiều hơn xả thì Carbon sẽ bị tích tụ dưới dạng gỗ, lâu dài rừng sẽ ngập trong gỗ nhưng điều này không xảy ra.

Như vậy nếu con người tích cực khai thác gỗ về dùng (không đốt làm nhiên liệu) thì sẽ giữ được CO2 xả ra hơn là cứ để thế trong rừng. Tất nhiên phải kèm với thúc đẩy rừng mọc lại chứ không phải để đồi hoang trọc.

Theo em đây là một cách tiếp cận mới, vừa làm giảm CO2 gây hiệu ứng nhà kính vừa giúp con người khai thác được nhiều lợi ích từ rừng hơn. Các cụ vào tranh luận một cách khoa học nhé, không tổ lái sang chuyện khác.

https://scitechdaily.com/deadwood-releasing-10-9-gigatons-of-carbon-every-year-more-than-all-fossil-fuel-emissions-combined/
Bảo sao braxin chịu khó chặt rừng thế. Thế mà cứ lên án người ta.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Vâng đấy là cụ lấy giai đoạn cây trưởng thành, còn khi cây không tăng trưởng nữa thì nó lại thành cân bằng, sau đó cây chết đi gỗ mục phân hủy thì tất cả Carbon lại thành CO2 về không khí.

Nếu rừng mà hút CO2 nhiều hơn xả thì theo thời gian triệu năm Carbon sẽ tích tụ thành lớp dầy cả km như tuyết rơi thành băng ở Nam Cực. Điều này đôi khi từng xảy ra trong một điều kiện đặc biệt nào đó, kết quả là hình thành các mỏ than hay nhiên liệu hóa thạch. Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch chính là đưa CO2 trở lại khí quyển.
Nếu lấy xuất phát điểm ban đầu là một khu đất trống, sau một triệu năm thì có một cánh rừng, bao gồm cả những cây đang sống, đã chết chưa phân hủy hết, đã phân hủy hết thành CO2... thì hiệu quả tích lũy carbon vẫn là dương mà cụ.
 

W123Lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550803
Ngày cấp bằng
16/1/18
Số km
5,265
Động cơ
212,479 Mã lực
Chưa bao giờ nghe rằng có cái nghiên cứu nào lại ra như này cả :T
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,346
Động cơ
351,475 Mã lực
Nếu lấy xuất phát điểm ban đầu là một khu đất trống, sau một triệu năm thì có một cánh rừng, bao gồm cả những cây đang sống, đã chết chưa phân hủy hết, đã phân hủy hết thành CO2... thì hiệu quả tích lũy carbon vẫn là dương mà cụ.
Đúng đúng nhưng em đang nói chuyện hiện tại, ví dụ trong năm vừa qua rừng hút bao nhiêu xả bao nhiêu?

Theo em về cơ bản con người không tác động gì thì rừng cân bằng trao đổi CO2, tuy nhiên nếu ta vào rừng khai thác gỗ về dùng và tạo điều kiện cho rừng mọc lại thì cân bằng sẽ lệch về phía hấp thụ CO2 nhiều hơn, giảm hiệu ứng nhà kính. Lúc đó rừng mới đúng là lá phổi như ta vẫn tưởng, và mình lại có gỗ mà dùng, đừng đem đốt đi là được.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,346
Động cơ
351,475 Mã lực
Nhiều cụ đọc không kỹ bảo em cổ vũ phá rừng. Ý em là có khai thác và trồng lại rừng thì tác dụng hấp thu CO2 khí quyển sẽ tốt hơn là để yên đấy không làm gì. Tất nhiên còn nhiều yếu tố khác nữa để xem xét có nên khai thác rừng nguyên sinh không, ví dụ như bảo vệ hệ sinh thái, ...
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,807
Động cơ
377,150 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Đúng đúng nhưng em đang nói chuyện hiện tại, ví dụ trong năm vừa qua rừng hút bao nhiêu xả bao nhiêu?

Theo em về cơ bản con người không tác động gì thì rừng cân bằng trao đổi CO2, tuy nhiên nếu ta vào rừng khai thác gỗ về dùng và tạo điều kiện cho rừng mọc lại thì cân bằng sẽ lệch về phía hấp thụ CO2 nhiều hơn, giảm hiệu ứng nhà kính. Lúc đó rừng mới đúng là lá phổi như ta vẫn tưởng, và mình lại có gỗ mà dùng, đừng đem đốt đi là được.
Cái cụ nói phải tầm thế giới, có hiệp ước và số liệu tỷ lệ khai thác và trồng mới.
Đúng là để gỗ chết mục tự phân hủy thì có thể sẽ tạo thành lượng CO2 đã tạo thành nó, ngoài ra còn các vi lượng từ đất. Nếu bê khúc gỗ về dùng là lấy đi số vi lượng này từ đất rừng, cũng phải bổ sung thì lứa cây mới sống khoẻ được. Ngoài ra, nếu nghiên cứu được cây nào không lớn nữa, tức là CO2 hâp thu không được dùng để tạo gỗ nữa, để tối ưu khai thác.
Khai thác nhiều cây quá, khiến lượng cán cân tiêu thụ Co2 lệch về phía tảo biển chẳng hạn, tảo biển sẽ phát triển nhiều hơn, làm tăng nhiệt độ nước biển. Nhiệt độ nước biển cành tăng thì bão càng lớn.
Bàn ra thì cái môn biến đổi khí hậu ghê gớm thật.
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
3,586
Động cơ
501,567 Mã lực
Chả biết tính toán cụ thể là sinh ra hay mất đi CO2. Nhưng rừng còn nhiều tác dung: bảo tồn động vật, giữ đất chống xói mòn sạt lỡ, hạ nhiệt bầu khí quyển…
Đây đang nói đến việc sản sinh và tiêu thụ CO2 thôi cụ, còn vai trò của rùng cực kỳ quan trọng, mất rừng mất cân bằng sinh thái gây hủy hoại trái đất nhanh hơn nhiều CO2
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top