Trong An Nam văn tập, ông tây No đờ măng có biên lại tục phong ấn khai ấn của các quan nha phủ huyện An Nam. Thường là ngoài ngày hăm ba tháng chạp, các phủ huyện niêm phong ấn triện nghỉ để quan nha thuộc lại về quê đ.ớp Tết. Sang giêng ngoài mồng bảy hạ nêu thì các phủ huyện mở cửa giở lại. Khi ấy, các đề lại kiếm bức hoa tiên, cơi giầu rồi soạn cái công văn nghi biểu nào đấy, mang ấn triện ra cốp vào cái lấy lệ rồi sức đi các nơi. Ngày ấy gọi là ngày khai ấn khai triện.
Quãng những năm đầu hai lẻ mấy, những kỹ sư buôn thần bán thánh thành Nam nghĩ ra môn này như một thứ quà quê gia lộc tặng cho khách viếng đền ngày xuân thay vì biên tờ công đức tốn mực mất công. Rồi quãng hai lẻ chín thì phao lên mới nhau là có đào được cái ấn cổ liên quan đến khai ấn. Từ bấy sự tích khai ấn đền Trần được quảng bá rộng ra thiên hạ.
Có một ông Nam Định nổi tiếng hay móc máy, cũng họ Trần là ông ông Trần Tế Xương không viết chữ nào về ấn với đút ở đây. Văn nhân tài tử nước am từ xưa xửa cũng không viết dòng nào về môn này. Càng chứng tỏ đây là tác phẩm của thời kỳ dực dỡ mà thôi.
Ối vua Trần ơi là vua Trần ơi!