Em lại đọc được cái này, hơi bậy tý nhưng em để nguyên bản nhé:
Quê, thằng điếu nào mà chả có quê, nhỉ? Quê với tớ bây giờ chỉ còn thấp thoáng dáng gái cởi truồng tắm sông, chị em có chồng nhổ lông nách bằng hạt lúa tạp giao nơi cuối bến. Thế cũng đủ để nhớ về rồi, cần điếu gì những thứ hay ho.
Đường về quê gần hơn mọi năm vì đảng đã mở rộng đường, chính phủ cho nhập xe cũ nhưng thời gian vẫn như khi nào bởi công an bày ra trò chơi tốc độ.
Làng vẫn thế, bé như con ốc mút. Những hàng rão trà nạm, cúc tần có sợi tơ hồng vương víu đựoc thay mẹ hết bằng gạch xây. Đường đất mát lịm chân em giờ cũng thay bằng bê tông ngói vỡ. Đit mẹ, đúng là phú quý sinh...thụt lùi.
Ông già dắt con chó lai béc ra đầu cổng đón ( mẹ, từ ngày về hưu trưởng giả tợn), bà già ho sù sụ mé hiên: lại về đấy à con. Thật, đèo biết hỏi thăm hay là trách móc nữa.
Mình về chả có việc gì ngoài mỗi việc rước mấy đứa cháu anh em hàng tổng ra thủ đô có lăng bác Hồ đi thi. Chả hiểu ai loan tin, chưa vứt ba lô xuống phản đã thấy tiếng chân người dầm dập ngoài ngõ. Người nhà quê phải công nhận là...thính tai.
Bà già cứ bắt chiều ở nhà ăn cơm để nói câu chuyện về hai cái chân của ông già. Đèo biết khớp hay cơ mà cứ tấy đỏ, sưng mọng, đau nhói. Nghe đâu khám sơ bộ mấy ông lang dưới tỉnh bảo bị gút ( tiếng Phớp đọc là Gao, nhể?). Ấy thế mà cũng không ở đựoc, đám người kia mời mọc kinh quá, mồm năm miệng mười nhao lên, rồi còn chực lao vào phịch nhau vì can tội đến sau nhưng...mời trước.
Cái sự ăn ở nhà quê giờ cũng bớt đi sự nhiêu khê, gà bắt ngoài vườn, cá vớt dưới ao. .. lại có cả bia hơi nữa nhé. Nhưng mình đóe thích bia, cứ về quê là nhớ đến chai sáu lăm nút lá chuối. Phải tội, thời mở cửa nên uống cũng đèo còn như xưa, chỉ có nhà nào cất rượu thửa riêng uống thì còn ra hồn vía một tẹo.
Tối về, hơi say. Bà già cứ lẩm bẩm: nốc cho lắm vào, thở hồng hộc như chó. Chán đi, lại tiếp: chúng nó không có chân hay sao mà phải về rước, bố mày đau chân có đứa nào lấp ló đến thăm đâu. Bố khỉ, mẹ mình xưa nay tính vẫn thế.
Sáng đưa ông già đi ăn lòng lợn tiết canh, đời ông chỉ khoái khẩu mỗi thức này. Ông bảo đôi khi hiếm tiết canh lợn ông phải ăn tiết canh chó. Hỏi cái nào ngon hơn thì bảo: ngon như nhau. Mẹ khỉ, thế còn than cái nỗi gì???
Nói chuyện chó lợn một hồi rồi nói sang chuyện hai cái chân. Xem ra mấy thày lang dưới tỉnh thăm bệnh đúng ra phết, đớp hít thế này đèo ra thế mới là sự lạ.
Ít hôm sau mình trở ra thủ đô với lũ cháu hàng tổng. Một sự lạ là chả thằng mẹ nào thấy đi giầy, tuyền dép bọt. Hỏi sao không đi, chúng nó đồng thanh: chân to quá, không có cớ giày nào vừa. Ừ, to thật, những bàn chân nhổ mạ, dẫm phân.
Vợ mình nhìn mình rồi nhìn lũ cháu một hồi rồi tru lên: đông thế này thì ngủ vào đâu. Kệ mẹ chúng nó, ở nhà chúng nó vẫn ngủ bờ đê, đống rơm đấy thây.
Vợ mình đi chợ lo bữa chiều cho cả nhà, vứt một đống thức ăn ở bếp rồi xị mặt bảo đi gội đầu. Mấy đứa cháu chả biết siêng năng hay ra chiều biết việc mà mỗi đứa một tay, thằng tút ra ngót, đứa cạo khoai tây. Cái sự lao động là hăng say lắm lắm.
Đang nằm khểnh chim đọc báo trên gác thì nghe tiếng con vợ ré lên: miếng thịt của cô đâu rồi. Giọng một thằng lý nhí: cháu rửa nhưng cái chậu nhà cô nuốt mất rồi. Thế mày rửa ở đâu? Thằng kia lịch kịch mở của toa lét chỉ vào cái xí xổm: đây ạ!
Đit mẹ, thế là mày giết ông rồi. Kiểu đóe gì ông chả phải thông cống.
Vợ mình cười như mếu: anh xem, nó đem thịt vào bồn cầu rửa, nó bảo đó là chậu, thấy ít nước nó lại giật van. Năm lạng thịt của tôi đấy!
Ngu, ngu như chúng mày thì chỉ có nước ăn...***. Thi thố cái ***** gì!
Thế đã, nhỉ?
--------
Bữa chiều qua mau trong cơn giông giữa hạ. Hai vợ chồng mình leo lên gác 3 bật máy lạnh ôm nhau xem ti-vi nhường lại gác hai cho lũ cháu. Hôm nay ti-vi chiếu chương trình phụ nữ An-nam thế kỷ hăm mốt, đèo mẹ nói như anh gì Hoàng: một lũ chân cong ngực lép óc nho. Thật, mình thấy phản cảm đóe chịu được, chả ra cái cái con tiều gì cả.
Có tý rượu, người thấy phấn chấn tợn. Vật ngửa vợ ra định làm tý thì lại lũ cháu khốn kiếp, tiếng một thằng nào đó ré lên dưới tầng một: cứu cháu, cháu bị bỏng rồi.
Bận mỗi cái xịp Tàu phi xuống, thằng cháu trần như nhộng, người ngợm đỏ như tôm luộc lắp bắp: cháu tắm phải nước sôi.
Đit mẹ, trần đời An-nam, nước sôi đóe đâu, mày mắc bẫy con vợ chú rồi, nó bật bình nóng lại rồi quay vòi sang mé trái, xục vào là thành tôm luộc ngay thôi.
Phi trở lên, mình gắt vợ mình: sao em bật nóng lạnh mà lại không tắt đi. Vợ mình ráo hoảnh: lúc mưa hơi lạnh em bật lên tắm tý. Anh phải dạy chúng nó chứ. Mẹ kiếp!
Sáng trở dậy, vợ mình đi làm rất sớm mà không nhét tiền ở đế chân thắp nến cho mình ăn sáng. Đit mẹ, con này lại bắt đầu vớ vẩn rồi đây.
Lũ cháu cũng lục tục trở dậy, ngáp thối um cả phòng. Mình thấy mền mệt nhưng hẳn là *** phải vì công việc rồi.
---------
Đánh vật với mấy thằng cháu khốn kiếp cũng mất hơn tuần giời. Thi thố xong lũ chúng nó kéo nhau về quê cả. Vợ mình lại nhét tiền ăn sáng vào đáy chân nến cho mình. Đit mẹ, có thế chứ, ông là ông chịu nhục thay cho lũ cháu không thì ông vả cho vỡ mồm, dờ hồn.
Ấy thế mà nào đã xong, gần hai tháng sau lại tưng đấy thằng cháu dắt díu ra đem bao nhiêu là gà, đỗ, miến, măng báo tin thi đỗ. Vui mừng là đóe tả nổi nhưng cái sự lo âu cứ chập chờn. Nhưng rồi cũng xong, vợ mình quen đựoc đưa bạn có nhà để không, thuê cho cả bọn sang ở.
Một hôm, vợ mình thẻ thọt: người nhà quê các anh giỏi nhỉ, ngu thế mà thi đâu đỗ đấy. Mẹ, chuyện!
Chúng nó đèo biết rửa thịt xí xổm hay tắm nóng lạnh thôi nhưng sọ não thì kinh lắm, đừng khinh.
Lại sực nhớ đến những thành phần hàng hiệu sành điệu viêm tiết niệu nhưng óc như táo tàu ngâm thuốc bắc lại thấy buồn. Hóa ra sung sướng làm cho người ta ngu đi thì phải, chả biết có đúng hay không?
Nguồn:
http://vn.360plus.yahoo.com/thuoc115com/article?mid=55